Thực trạng về việc bảo vệ và giữ gìn vệ sinh của mỗi cá nhân trong bệnh viện

Bảo vệ và giữ gìn vệ sinh trong bệnh viện hiện đang là một vấn đề rất cần thiết trong xã hội của chúng ta ngày nay. Về vấn đề về môi trường vệ sinh ở bệnh viện thì sự "ô nhiễm" luôn được đánh giá rất nghiêm trọng nhưng dường như lại bị bỏ quên, trong đó có không ít bệnh nhân và người thân thăm bệnh lại thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh chung. Dĩ nhiên bệnh nhân cũng như người thân bệnh nhân luôn được tuyên truyền rất kỹ lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường, sống xanh - sạch đẹp ở bệnh viện nhằm giữ gìn sự sạch sẽ, nhưng dường như họ luôn thờ ơ với điều đó. Những hành động xả rác và hành động mất vệ sinh không đúng nơi, đúng chỗ, sử dụng nhiều túi ni lông phục vụ nhu cầu cá nhân cho thấy nhận thức của không ít người đang trở thành vấn đề thực sự phải giải quyết nhanh chóng. Chính vì thế, cần phải có những biện pháp tích cực để ngăn chặn tình trạng môi trường bệnh đang bị ô nhiễm một cách trầm trọng ngày nay, gây rất nhiều đến ảnh hưởng xã hội. Trong bài báo này, được khảo sát, đánh giá trong phạm vi khuôn viên của các bệnh viện khu vực TP. Hồ Chí Minh.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng về việc bảo vệ và giữ gìn vệ sinh của mỗi cá nhân trong bệnh viện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1927 THỰC TRẠNG VỀ VIỆC BẢO VỆ VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH CỦA MỖI CÁ NHÂN TRONG BỆNH VIỆN Nguyễn Thị Yến Nhi1, Trần Đăng Khoa2 1Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 2Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Ti n Thành TÓM TẮT Bảo vệ và giữ gìn vệ sinh trong bệnh viện hiện đang là một vấn đề rất cần thiết trong xã hội của chúng ta ngày nay. Về vấn đề về môi trường vệ sinh ở bệnh viện thì sự "ô nhiễm" luôn được đánh giá rất nghiêm trọng nhưng dường như lại bị bỏ quên, trong đó có không ít bệnh nhân và người thân thăm bệnh lại thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh chung. Dĩ nhiên bệnh nhân cũng như người thân bệnh nhân luôn được tuyên truyền rất kỹ lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường, sống xanh - sạch đẹp ở bệnh viện nhằm giữ gìn sự sạch sẽ, nhưng dường như họ luôn thờ ơ với điều đó. Những hành động xả rác và hành động mất vệ sinh không đúng nơi, đúng chỗ, sử dụng nhiều túi ni lông phục vụ nhu cầu cá nhân cho thấy nhận thức của không ít người đang trở thành vấn đề thực sự phải giải quyết nhanh chóng. Chính vì thế, cần phải có những biện pháp tích cực để ngăn chặn tình trạng môi trường bệnh đang bị ô nhiễm một cách trầm trọng ngày nay, gây rất nhiều đến ảnh hưởng xã hội. Trong bài báo này, được khảo sát, đánh giá trong phạm vi khuôn viên của các bệnh viện khu vực TP. Hồ Chí Minh. Từ khoá: Ô nhiễm, ni lông, sống xanh. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đứng trước nguy cơ lây lan của các mầm bệnh, việc ý thức vệ sinh bệnh viện là việc làm rất quan trọng. Với lượng người ra vào đông đảo, nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, vi rút từ các mầm bệnh và dịch tiết sinh học tăng cao, An toàn vệ sinh bệnh viện là cụm từ nói chung cho các hoạt động với mục đích làm sạch, loại bỏ vi khuẩn, vi rút, các tác nhân truyền nhiễm để đảm bảo an toàn cho môi trường bệnh viện. Hiện nay hầu hết các bệnh viện đã có đội ngũ nhân công vệ sinh riêng. Nhưng về góc nhìn chung, nguyên nhân chất lượng an toàn vệ sinh trong công tác vệ sinh bệnh viện hiện nay không thể đề cập đến ý thức của mỗi cá nhân. 2 NỘI DUNG 2.1 Thực trạng về vấn đề bảo vệ và giữ gìn vệ sinh của mỗi cá nhân trong bệnh viện Bệnh viện là nơi tập trung rất nhiều người, là nơi khám chữa bệnh nên việc giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng được đặt lên hàng đầu, đề phòng vi khuẩn, vi trùng, vi rút lây lang, phát sinh mầm bệnh nơi chữa bệnh. Do đó, việc an toàn vệ sinh bệnh viện là điều bắt buộc, và không thể thiếu một ngày, một giờ nào. 1928 Trong bệnh viện có rất nhiều khu khác nhau, mỗi khu cần có cách vệ sinh khác nhau. Ví dụ: Khu vực bên trong, khu vực bên ngoài, khu vực công cộng, sân và lối đi bao quanh, khu vực giữ xe, khu nhà vệ sinh, khu ăn uống, khu nhà thuốc, khu vực chứa rác thải nơi nào cũng quan trọng, nên bảo vệ và giữ vệ sinh. Hiện nay, bệnh nhân đến thăm khám ở các trung tâm bệnh viện ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, một người khám bệnh nhưng lại có người thân đi cùng, kéo theo việc khó kiểm soát chặt chẽ tình hình vệ sinh ở bệnh viện. Nếu chúng ta không đảm bảo vệ sinh an toàn trong môi trường bệnh viện thì rất có thể sẽ gây ra tình trạng lây nhiễm chéo giữ người bệnh với nhau, hoặc cả người không bệnh cũng bệnh sau khi đi từ bệnh viện về nhà. Vấn đề tự bảo vệ và giữ gìn vệ sinh của mỗi cá nhân trong bệnh viện hiện nay chưa thật sự tốt. Đơn cử một số địa điểm đáng lưu ý như: 2.1.1 Ý thức giữ gìn nhà vệ sinh Theo kết quả khảo sát được công bố dựa trên việc đánh giá chỉ số hài lòng của người bệnh, nhà vệ sinh chính là tiêu chí ít được người bệnh hài lòng nhất, đặc biệt là các bệnh nhân nội trú. [1] kết quả khảo sát gần 3.000 bệnh nhân nội trú ở 29 bệnh viện chỉ số hài lòng người bệnh năm 2018, Chỉ số này năm 2018 đạt 4,04/5. Yếu tố khiến người bệnh kém hài lòng nhất không phải là chất lượng khám chữa bệnh hay thái độ phục vụ của y bác sĩ mà chính là nhà vệ sinh bệnh viện. Nguyên nhân chính là điều này làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo tại bệnh viện, tăng chi phí, thời gian điều trị cho bệnh nhân và đặc biệt là ảnh hưởng đến hình ảnh, chất lượng dịch vụ của bệnh viện. Các bệnh viện lớn vì quá tải người chữa bệnh nên vấn đề vệ sinh nhà vệ sinh khó được kiểm soát chặt chẽ và kịp thời. [2] Đối với một số bệnh viện nhỏ hơn, điều kiện về đội ngũ nhân viên vệ sinh và trang thiết bị còn thiếu nên việc vệ sinh chưa được chú trọng nhiều. Vì vậy, cho tới nay nhà vệ sinh vẫn được xem vấn đề vệ sinh lớn nhất ở bệnh viện. Ngoài việc thiếu nhân viên dọn dẹp thì cũng không thể không nói đến ý thức của người sử dụng nhà vệ sinh. Một số người thiếu ý thức sau khi đi vệ sinh xong thì không xả nước thải, hoặc vức giấy vệ sinh ra sàn... Đa phần vì họ sợ bị bệnh hoặc lây nhiễm bệnh cho mình nên không chạm tay vào bất cứ vật gì trong nhà vệ sinh, cứ thế nhiều người ra vào - điều đó vô tình làm cho nhà vệ sinh là một nơi chứa biết bao mầm bệnh. 2.1.2 Ý thức về hành lang, khu vực khám chữa bệnh và đường đi Với các bệnh viện có quy mô, diện tích lớn, rất khó để kiểm soát. Vì thế, nhiều khu vực bên ngoài như hành lang, cầu thang, sân... chưa thực sự được vệ sinh, lau chùi sạch sẽ. Thậm chí không ít bệnh viện còn bỏ qua việc vệ sinh các khu vực này hoặc chỉ vệ sinh với tần suất thấp. Nhiều cá nhân đến những trung tâm khám chữa bệnh chưa thật sự ý thức, họ còn chủ quan, xem nhẹ vấn đề, mà không biết nếu mắc bệnh thì chính mình rất có thể là nguồn lây lan nguồn bệnh ra xã hội. 1929 Bệnh nhân cũng vậy, họ không có găng tay hoặc khẩu trang bảo hộ - vô tình chạm hoặc khạc nhổ nước bọt, để chúng tiếp xúc với những vật dụng ở những nơi công cộng, như: ghế đá, thang máy, tay vịnh cầu thang, tay nắm cửa, vô tình tạo ra nguồn lây nhiễm. Ngoài ra, ý thức của người bệnh, người thân bệnh nhân còn kém cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng mất vệ sinh tại các khu vực công cộng như sảnh, hành lang, đường đi... của bệnh viện. Trung bình mỗi bệnh nhân nội trú sẽ có thêm một người nhà đi kèm, họ không hợp tác, không chịu đeo khẩu trang hay sử dụng nước rửa tay để phòng hoặc ngăn bệnh, điều này tạo thêm áp lực cho việc kiểm soát chất lượng vệ sinh tại bệnh viện. Bên cạnh đó, người thân tới chăm sóc bệnh nhân còn bỏ qua các quy định về vệ sinh môi trường, vứt rác bừa bãi hoặc xử lý vật dụng ” chất thải của người bệnh không đúng quy trình, gây mất vệ sinh trong bệnh viện. 2.1.3 Ý thức vệ sinh tay và rửa tay Theo thống kê mới nhất của Quỹ Nhi Đồng Liên hợp quốc (UNICEF), số lượng người rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn chỉ chiếm 12% và con số này chỉ nhỉnh hơn một chút, với 16% rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh. Thói quen không tích cực này tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây nên hàng loạt các dịch bệnh nguy hiểm. Tầm quan trọng của việc rửa tay chưa được nhìn nhận đúng đắn là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều dịch bệnh đe dọa bùng phát. Rửa tay là ‚liều vắc xin tự chế‛ hữu hiệu, đơn giản và tiết kiệm nhất để phòng chống dịch bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo thực hiện. Người dân ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ cần xây dựng kỹ năng và thói quen rửa tay bằng xà phòng đúng cách. 2.2 Hậu quả Nếu việc giữ vệ sinh môi trường nơi bệnh viện không được thực hiện tốt thì sẽ xảy ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Sẽ xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân với nhau. Người bệnh đến thăm thân nhân nằm viện cũng sẽ bị nhiễm bệnh. Thân nhân nuôi bệnh cũng có thể bị lây nhiễm. Rác thải phân loại hoặc bỏ không đúng cánh làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho nhân viên y tế. Lấy ví dụ gần đây nhất như trường hợp lây nhiễm virus Covid-19 gần đây nhất là [3] bệnh viện Bạch Mai, ngày 20-3 Bộ Y tế công bố ca bệnh thứ 86 và ca bệnh 87 là nữ nhân viên điều dưỡng tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới thuộc Bệnh viện Bạch Mai. Theo công bố của Bộ Y tế, có 40 ca được phát hiện liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai, trong đó 34 người liên quan trực tiếp (22 người là nhân viên Công ty TNHH Trường Sinh), 6 người liên quan gián tiếp. Điều đó cho chúng ta thấy rằng việc bảo vệ môi trường trong bệnh viện là hết sức cần thiết. 1930 3 GIẢI PHÁP 3.1 Cải thiện ý thức giữ gìn nhà vệ sinh Để đảm bảo giữ gìn nhà vệ sinh bệnh viện được sạch sẽ thì rất cần sự giúp sức của mỗi cá nhân. Khu vực nhà vệ sinh là nơi tập trung tương đối nhiều rác thải, do đó bệnh viện cần trang bị nhiều loại thùng rác hơn. Mỗi phòng vệ sinh nên chuẩn bị một thùng rác nhỏ màu xanh để đựng giấy vệ sinh, các loại rác thải sinh hoạt thường ngày khác. Bên ngoài bồn rửa tay, bệnh viện nên đặt thùng rác màu vàng, đặc biệt đối với khu vệ sinh chung của các khoa, phòng có bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm. Đồng thời, bệnh viện cũng nên bổ sung thùng rác màu trắng ở khu vực này, nhằm giúp thu gom lượng rác thải là vỏ thuốc của người bệnh. 3.2 Nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh khuôn viên bệnh viện Phát tờ rơi vận động, tuyên truyền cho người bệnh cũng như thân nhân hiểu rõ hơn về vấn đề vệ sinh môi trường nơi bệnh viện. Thường xuyên đẩy mạnh các phong trào, cuộc thi hưởng ứng vệ sinh môi trường ở các bệnh viện. Chẳng hạng như ngày ‚Chủ nhật xanh‛, cuộc thi ‚T m hiểu kiến thức, thực hành về vệ sinh môi trường nơi bệnh viện‛, Thực hiện cam kết về an toàn vệ sinh trong bệnh viện đối với thân nhân nuôi bệnh cũng như người bệnh, để kịp thời răng đe các trường hợp cố tình vi phạm. Lắp đặt nhiều thùng phân loại rác ở bệnh viện: – Thùng rác, túi rác màu xanh: đựng rác thải thông thường, chủ yếu phát sinh trong hoạt động hàng ngày của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân như đồ ăn thừa, cốc giấy, dược phẩm hoá chất(không chứa thành phần độc hại) hết hạn sử dụng. – Nên lắp chủ yếu thùng rác màu xanh để đựng rác thải thông thường (chiếm 80% lượng rác thải của bệnh viện). Khoảng cách giữa các thùng phải thuận tiện để cho bệnh nhân và người nhà dễ dàng tiếp cận để vứt rác. 3.3 Giữ gìn vệ sinh tay Mỗi năm vào ngày 15-10, Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng, hàng triệu người trên toàn thế giới cùng cam kết thực hiện ‚hành động nhỏ‛ để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và cộng đồng: rửa tay sạch với xà phòng. Đây cũng là dịp để nâng cao nhận thức của mọi người về tầm quan trọng trong việc rửa tay sạch mỗi ngày, đóng góp một phần không nhỏ tới việc giảm thiểu số người chết do các dịch bệnh. Để cải thiện ý thức thói quen rửa tay biện pháp trang bị những chay nước rửa tay dọc hành lang bệnh viện. 1931 Hình 1: Tuyên truyền giữ vệ sinh tại bệnh viện để nâng cao ý thức của mọi người Tuyên truyền những thông điệp liên quan đến vệ sinh tay, hướng dẫn rửa tay đúng cách đến mọi người. Xây dựng thông điệp phòng chống nhiễm khuẩn: ‚Bảo vệ sự sống - Hãy vệ sinh tay‛; ‚Hãy trao nhau yêu thương, đừng trao nhau vi khuẩn‛; ‚Chăm sóc sạch là chăm sóc an toàn‛; ‚Vệ sinh tay là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện‛.Đưa nội dung thực hiện vệ sinh tay, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và một trong các tiêu chí quan trọng trong công tác thi đua, khen thưởng của bệnh viện. 4 KẾT LUẬN Bệnh viện là môi trường tập trung nhiều vi khuẩn nguy hại, lây lan nhanh và tạo nên các nguồn bệnh dịch nguy hiểm cho người và môi trường. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần vệ sinh bệnh viện sạch sẽ nhằm: Tránh lây nhiễm chéo: Vệ sinh môi trường bệnh viện sạch sẽ giúp hạn chế lây lan bệnh dịch, lây nhiễm chéo từ người bệnh sang người nhà bệnh nhân hay đội ngũ y bác sĩ... Nhờ vậy, giảm thiểu tình trạng phát bệnh, nhiễm bệnh mới tại bệnh viện. Giúp bệnh nhân chóng khỏi bệnh: Một môi trường trong lành, thoáng mát cũng là không gian lý tưởng giúp bệnh nhân nhanh hồi phục sức khỏe. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân mới làm phẫu thuật, không khí trong lành giúp thúc đẩy quá trình hồi sức, giúp bệnh nhân khỏe hơn. Tránh lây lan ra khu dân cư: Mọi vấn đề về xử lý chất thải bẩn hay nguồn nước theo quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn cũng giúp cho môi trường dân cư sống xung quanh không bị ảnh hưởng. Tránh nhiễm khuẩn bệnh viện: Đặc biệt, vệ sinh môi trường bệnh viện còn giúp bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, đội ngũ y bác sĩ, nhân viên của bệnh viện tránh nhiễm khuẩn. 1932 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Thuý Hà ” Bộ y tế công công bố chỉ số hài lòng người bệnh của 60 bệnh viện (2019) cua-60-benh-vien/367217.vgp [2] Pan Services ” Vấn đề vệ sinh ở bệnh viện và giải pháp hiện nay(2019), https://panservices- hanoi.vn/vn/tu-van/van-de-ve-sinh-o-benh-vien.html [3] Danh Trọng - Bệnh viện Bạch Mai hết cách ly từ 0h ngày 12-4, hoạt động lại vào đầu tháng 5 (2020), https://tuoitre.vn/benh-vien-bach-mai-het-cach-ly-tu-0h-ngay-12-4-se-hoat-dong- lai-vao-dau-thang-5-20200412001819298.htm [4] Bích Nga- Vệ sinh tay, biện pháp đơn giản, hiệu quả để phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện (2018), /2018/52713/ve-sinh-tay---bien-phap-don-gian%2C-hieu-qua-de-phong-ngua-nhiem- khuan-benh-vien.aspx.
Tài liệu liên quan