Tiềm năng phát triển du lịch homestay tại Khánh Hòa

Du lịch hiện nay đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và mang lại nhiều lợi ích cho nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Song, qua mỗi giai đoạn thì xu hướng đi du lịch lại khác nhau, kéo theo đó là phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và một xu thế hiện nay là sự phát triển của loại hình du lịch homestay. Nắm bắt được xu hướng phát triển đó, bài viết sẽ giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về loại hình du lịch homestay và nhận định được những tiềm năng đang có của tỉnh Khánh Hòa để có những chiến lược, mục tiêu và đầu tư để loại hình du lịch này phát triển trong những năm tới đây

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiềm năng phát triển du lịch homestay tại Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI KHÁNH HÒA Đoàn Nguyễn Khánh Trân Du lịch hiện nay đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và mang lại nhiều lợi ích cho nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Song, qua mỗi giai đoạn thì xu hướng đi du lịch lại khác nhau, kéo theo đó là phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch sinh tháivà một xu thế hiện nay là sự phát triển của loại hình du lịch homestay. Nắm bắt được xu hướng phát triển đó, bài viết sẽ giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về loại hình du lịch homestay và nhận định được những tiềm năng đang có của tỉnh Khánh Hòa để có những chiến lược, mục tiêu và đầu tư để loại hình du lịch này phát triển trong những năm tới đây. 1. Tổng quan về homestay Trong tiếng anh “ home” có nghĩa là nhà, “stay” có nghĩa là ở. Du lịch “ homestay” được bắt nguồn từ nhu cầu của du khách muốn tiếp cận, gần gũi, được tìm hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử, đời sống hàng ngày và con người hay ẩm thựctại nơi đến tham quan du lịch. Điều này đồng nghĩa với việc khách du lịch sẽ cùng sinh hoạt với gia chủ mọi hoạt động trong gia đình, từ giờ giấc nghỉ ngơi, ăn uống đến hoạt động vui chơi giải trí Đối tượng khách du lịch của loại hình du lịch này là những du khách có mong muốn tiếp cận triệt để văn hóa, con người, ẩm thực của điểm đến đã chọn. Homestay là dịch vụ lưu trú cho phép khách du lịch được ở chung với dân địa phương tại nhà của họ với điều kiện nơi lưu trú có các tiện nghi căn bản cần thiết cho khách du lịch. Ngoài ra, theo tổng cục Du lịch thì Homestay là nơi sinh sống của người sở hữu nhà hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà. 2. Tiềm năng phát triển loại hình du lịch homestay tại Khánh Hòa 2.1 Điều kiện về tài nguyên tự nhiên 2.1.1. Địa hình Đối với du lịch homestay địa hình đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển du lịch homestay. Trong đó địa hình đồng bằng, vùng đồi và miền núi là cần thiết (Vùng đồng bằng tạo điều kiện để tìm hiểu văn hóa, văn minh của một đất nước; vùng đồi tạo nên các cảnh quang đẹp, không gian thoáng đãng và các di tích khảo cổ; vùng miền núi tạo điều kiện phát triển các hình thức leo núi, nghĩ dưỡng). Có thể thấy được, Khánh Hòa được thiên 17 nhiên ưu đãi với đầy đủ các loại địa hình (Vùng đồng bằng: Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Hòa; vùng đồi: Diên Khánh; vùng miền núi: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh). Đây là điều thuận lợi để phát triển loại hình này. 2.1.2. Khí hậu Để phát triển loại hình homestay thì khí hậu phải có những nét đặc trưng: khí hậu mát mẻ, cảnh quan đẹp, không gian trong lànhCó thể thấy, Khánh Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới xavan. Song khí hậu Khánh Hòa có những nét biến dạng độc đáo với các đặc điểm riêng biệt. So với các tỉnh, thành phía Bắc từ đèo Cả trở ra và phía Nam từ Ghềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn do mang tính chất của khí hậu đại dương. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26,7 °C. Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào Khánh Hòa thấp chỉ có khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển Việt Nam. 2.1.3. Nguồn nước Cả tỉnh có khoảng 40 con sông dài từ 10 km trở lên, tạo thành một mạng lưới sông phân bố khá dày. Hầu hết các con sông đều bắt nguồn tại vùng núi phía Tây trong tỉnh và chảy xuống biển phía Đông. Dọc bờ biển, cứ khoảng 5 - 7 km có một cửa sông. Các con sông lớn ở Khánh Hòa phải kể đến: sông Cái Nha Trang, sông Dinh (hay còn gọi là sông Cái Ninh Hòa), sông Tô Hạp (huyện Khánh Sơn). Bên cạnh đó với địa hình gồm có đồng bằng và miền núi tạo ra những rất nhiều suối, thác đẹp để phát triển du lịch homestay. Đặc biệt, với hệ thống nước khoáng và bùn khoáng tạo một điểm nhấn cho du lịch Khánh Hòa. 2.1.4. Sinh vật Với lợi thế về biển, Khánh Hòa có khu bảo tồn sinh vật biển khá lớn với đa dạng nhiều loại sinh vật biển. Bên cạnh đó, khu bảo tồn thiên nhiên Hòa Bà với nhiều loại động thực vật quý hiếm rất tốt cho hoạt động nghiên cứu và tìm hiểu. Cùng với đó, với khoảng hơn 78ha rừng ngập mặn góp phần vào sự đa dạng sinh vật tại Khánh Hòa. 2.2 Điều kiện về văn hóa xã hội 2.2.1. Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử - văn hóa 18 Các di tích lịch sử văn hóa đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của du lịch homestay. Hiện nay, Khánh Hòa có 10 di tích lịch sử văn hóa: Khu tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin (Nha Trang – Suối Dầu – Diên Khánh) 19 Lăng Bà Vú (Ninh Hòa) Văn miếu Diên Khánh (Diên Khánh) Đền thờ Trần Quý Cáp (Diên Khánh) Đình Phú Cang (Vạn Ninh) Am Chúa (Diên Khánh) Chùa Long Sơn (Nha Trang) Thành cổ Diên Khánh (Diên Khánh) Tháp Bà Ponaga (Nha Trang) Đàn đá Khánh Sơn (Khánh Sơn) Ngoài ra, Khánh Hòa có rất nhiều danh lam thắng cảnh góp phần vào đa dạng có điểm đến tham quan, tìm hiểu văn hóa, lịch sử cho khách du lịch 2.2.2. Lễ hội Lễ hội là loại hình văn hóa hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc và là một dịp để con người hướng về các sự kiện trọng đại. Khánh Hòa là vùng đất có nền văn hóa - lịch sử lâu đời. Các thế hệ cư dân Khánh Hòa từ miền xuôi đến miền ngược, từ nông thôn đến hải đảo, từ tộc người Chăm, Rag-lai đến Kinh, Hoa, Ê- đê, K‟ho, trong suốt quá trình hình thành và phát triển đã tạo dựng nên một diện mạo văn hóa Khánh Hòa vừa có nét chung của văn hóa miền Trung nước ta, vừa có bản sắc riêng. Điều đó được phản ánh qua các lễ hội truyền thống. Theo thống kê của Sở văn hóa – Thể thao và Du lịch, tính đến năm 2010, Khánh Hòa có 494 di sản lễ hội lớn, nhỏ của người Kinh. Trong đó, lễ hội đình làng: 237; lễ hội miếu, lăng: 121; lễ hội chùa: 136.Có thể kể đến một số lễ hội tiêu biểu của Khánh Hòa Lễ hội Tháp Bà Lễ hội đình làng nông nghiệp Lễ hội Cầu ngư – Hát Bá Trạo Lễ hội Ăn mừng lúa mới của người Raglai ở Khánh Hòa 2.2.3. Nghệ thuật ẩm thực Ẩm thực ở Khánh Hòa là một nét văn hóa ẩm thực của Khánh Hòa chịu ảnh hưởng sâu sắc từ biển, với nguyên liệu chủ yếu được chế biến từ hải sản. Một số đặc sản của Khánh Hòa: Nem Ninh Hòa, Bún cá Ninh Hòa, Bún sứa, Bánh ướt Diên Khánh, Bánh tráng xoài, Bún lá cá dầm, Yến sào 2.3 Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ du lịch 2.3.1. Cơ sở hạ tầng 20 Nhìn chung hệ thống đường bộ của Khánh Hòa khá đảm bảo, hoàn thiện để phục vụ du lịch. Để đến được Khánh Hòa có thể sử dụng 3 hệ thống giao thông như: đường thủy, đường bộ, đường hàng không. Đây là điều kiện thuận lợi để khách dễ dàng tiếp cận. Ngoài ra, hệ thống điện nước, thông tin liên lạc và y tế tại Khánh Hòa khá tốt và có thể đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của du khách 2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật Hiện nay, tại Khánh Hòa số lượng phòng lưu trú lớn. Song số lượng phòng tại các hộ gia đình và nhà dân còn khá thấp. Đa số chỉ chủ yếu phát triển ở Diên Khánh, Cam Ranh và Nha Trang. Điều này là do yếu tố khách quan do chưa đẩy mạnh hoạt động du lịch homestay tại địa phương. Hy vọng trong tương lai tới sẽ có nhiều phòng nghỉ được xây dựng tại nhà dân để phát triển loại hình du lịch tiềm năng này. 2.3.3. Dịch vụ du lịch Khánh Hòa là một trung tâm du lịch lớn của cả nước. Do đó, các dịch vụ du lịch kèm theo khá phát triển như: hệ thống ngân hàng, spa,Điều này góp phần thu hút khách và đáp ứng các nhu cầu khác của khách trong quá trình nghỉ dưỡng tại Khánh Hòa 3. Kết luận Có thể thấy rằng, Khánh Hòa là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh đẹp, khí hậu ôn hòa. Cùng với đó là văn hóa, phong tục tập quán đa dạng phong phú cũng đã tạo được điểm nhấn. Đồng thời, các làng nghề truyền thống vẫn còn lưu giữ được cho đến hôm nay và đặc biệt hơn là sự thân thiện, mến khách của người dân địa phương. Với những yếu tố đó sẽ giúp cho Khánh Hòa có lợi thế phát triển loại hình du lịch homestay hơn so với các địa phương khác. Thiết nghĩ, với tiềm năng đó nếu được các cấp chính quyền, các doanh nghiệp quan tâm và cộng đồng địa phương cùng nhau hợp tác và có những chiến lược, mục tiêu và đầu tư thích đáng thì chắc chắn rằng trong tương lai Khánh Hòa không chỉ nổi tiếng về du lịch biển mà còn là du lịch homestay. 4. Tài liệu tham khảo Bùi Thị Lê, “Tìm hiểu điều kiện phát triển loại hình du lịch homestay tại huyện đảo Lý Sơn – tỉnh Quảng Ngãi”, Luận văn thạc sĩ “Du lịch homestay và tiềm năng phát triển du lịch ở Bến Tre”, tuc/Du-lich-Homestay-va-tiem-nang-phat-trien-o-Ben-Tre.3417.detail.aspx
Tài liệu liên quan