Tiểu luận Cây hoa

Hoa lan là một loài hoa được trồng rất phổ biến ở Việt Nam nói riêng và ở các nước trên thế giới nói chung. Hoa lan không chỉ có giá trị về mặt kinh tế, mà còn có giá trị về mặt tinh thần. Hoa Lan Việt Nam rất phong phú về hình dạng va màu sắc, nhiều họ thuộc loài quí hiếm cần bảo vệ. Các nhà khoa học chia hoa Lan thành 2 nhóm: Phong Lan và Địa Lan. Nơi tập trung nhiều loại hoa lan nhất nước ta hiện nay là Đà Lạt. Hoa lan ở Đà Lạt có trên 200 loài, trong đó có 5 loài được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới được mang tên Đà Lạt hay Langbian. Lan còn đặt tên theo hình dáng và màu sắc của hoa, lá hay thân, rễ của nó như hạc đính, bạch hạc, nhất điểm hồng, thủy tiên, tiên hài, hàm lân, kim điệp, long tu, hoàng lan, bò cạp. Đa số những lan vừa kể hay nở trong mùa đông hoặc mùa xuân. Thường thường thì những nhà chơi lan có các loại hoa này để thưởng thức trong dịp Tết. Lan là loài hoa quý được nuông chiều khi nó hội đủ điều kiện về hình dáng và màu sắc. Vì vậy mà các nhà chơi lan ở Đà Lạt, từ trước tới nay đã chi phí không biết bao nhiêu công sức, thời giờ và tiền bạc để tô điểm cho lan. Những loài lan quí và sang trọng hơn tất cả vẫn là Lan hài đỏ, Lan ngọc điệp, Đái châu. kế đến là Trần Mộng. Từ những cây sống cộng sinh trên các thân cây khác trong rừng, lan được con người nhân giống bằng củ và đem bán ngoài thị trường. Ngoài ra, nhiều giống nhập từ nước ngoài về như chateau, sayonara, balkis, oriental legend. đã làm phong phú thêm bộ sưu tập lan của Đà Lạt. Ngày nay bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào tân tiến, người ta có thể cho ra đời hàng nghìn, hàng vạn bông hoa lan nhưng thực sự không có loài lan công nghiệp này không thay thế được lan tự nhiên. Bởi khi chăm lan những người chơi không chỉ tự tay chăm chút cho cái đẹp mà còn đang dưỡng một cái tâm trong sáng, thuần khiết như tự nhiên, hoa cỏ

doc12 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2916 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cây hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận môn cây hoa Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ Hoa lan là một loài hoa được trồng rất phổ biến ở Việt Nam nói riêng và ở các nước trên thế giới nói chung. Hoa lan không chỉ có giá trị về mặt kinh tế, mà còn có giá trị về mặt tinh thần. Hoa Lan Việt Nam rất phong phú về hình dạng va màu sắc, nhiều họ thuộc loài quí hiếm cần bảo vệ. Các nhà khoa học chia hoa Lan thành 2 nhóm: Phong Lan và Địa Lan. Nơi tập trung nhiều loại hoa lan nhất nước ta hiện nay là Đà Lạt. Hoa lan ở Đà Lạt có trên 200 loài, trong đó có 5 loài được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới được mang tên Đà Lạt hay Langbian. Lan còn đặt tên theo hình dáng và màu sắc của hoa, lá hay thân, rễ của nó như hạc đính, bạch hạc, nhất điểm hồng, thủy tiên, tiên hài, hàm lân, kim điệp, long tu, hoàng lan, bò cạp... Đa số những lan vừa kể hay nở trong mùa đông hoặc mùa xuân. Thường thường thì những nhà chơi lan có các loại hoa này để thưởng thức trong dịp Tết. Lan là loài hoa quý được nuông chiều khi nó hội đủ điều kiện về hình dáng và màu sắc. Vì vậy mà các nhà chơi lan ở Đà Lạt, từ trước tới nay đã chi phí không biết bao nhiêu công sức, thời giờ và tiền bạc để tô điểm cho lan. Những loài lan quí và sang trọng hơn tất cả vẫn là Lan hài đỏ, Lan ngọc điệp, Đái châu... kế đến là Trần Mộng. Từ những cây sống cộng sinh trên các thân cây khác trong rừng, lan được con người nhân giống bằng củ và đem bán ngoài thị trường. Ngoài ra, nhiều giống nhập từ nước ngoài về như chateau, sayonara, balkis, oriental legend... đã làm phong phú thêm bộ sưu tập lan của Đà Lạt. Ngày nay bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào tân tiến, người ta có thể cho ra đời hàng nghìn, hàng vạn bông hoa lan nhưng thực sự không có loài lan công nghiệp này không thay thế được lan tự nhiên. Bởi khi chăm lan những người chơi không chỉ tự tay chăm chút cho cái đẹp mà còn đang dưỡng một cái tâm trong sáng, thuần khiết như tự nhiên, hoa cỏ Phần II NỘI DUNG I. Đặc điểm của hoa lan Phong Lan là loài sống gửi nhờ vào thân cây cao ẩm mục ở trong rừng hoặc trên núi cao. Địa lan sống nhờ đất ở nơi bờ suối, sườn núi hay mặt đất dưới tán rừng ẩm ướt. Hoa Địa Lan cũng có nhiều loài với hình dáng, màu sắc phong phú đẹp mắt. Một số có nguồn gien quý, được nhân giống và bảo vệ. Lan Huệ: có củ to ngầm dưới đất, lá mọc từng cặp hình dải, màu lục đậm. Cụm hoa mọc trên một cán tròn cao 30- 40 cm. Mỗi củ có từ 1- 2 cụm hoa. Ở đỉnh có một tổng bao là hai lá bắc, trong chứa 4 hoa đỏ. Lan Huệ Mạng: địa thực vật có củ gần như tròn. Lá hình muỗng dày, gân chính to màu lục tươi bóng. Cụm hoa là tán trên một cọng đứng cao đến 40 cm, tổng bao gồm các lá bắc nhỏ, mỏng, 4 hoa rất to trên cọng dài. Hoa có phến to dính ở đáy thành ống, màu đỏ, có sọc màu hồng dọc. Tiểu nhị không thò ra ngoại. Hoa có tâm màu hồng, toả ra nhiều cánh nhìn xa giống như hình sao. Thường trồng ở bồn hoa, dọc lối đi ở các nơi danh tháng của Đà Lạt. Lan ở Đà Lạt được xếp thành 3 loại chính là thổ lan, thạch lan và phong lan. Thổ lan tức lan đất, mọc ở trên bờ suối hay ở những nơi ẩm ướt trong rừng thẳm. Thạch lan tức lan đá, mọc trong khe hay trên núi đá có rêu xanh. Phong lan thì sống cộng sinh trên thân cây khác. Nhiều hơn bất cứ họ hoa nào khác, phong lan vô cùng kỳ thú với vô số chủng loại và kiểu dáng, từ những loài tí hon chỉ thấy được qua kính hiển vi đến những loài có dáng vẻ kiêu sa như đồ trang sức... Giống lan nhỏ nhất (Platystele stenostachya): mọc ở Mexico, Bolivia và Brazil. Hoa có kích thước chưa đến 1 mm. Lan giày ống em bé (Lepanthes): có đến gần 800 giống lan chú lùn này mọc ở các rừng nhiệt đới từ Mexico đến Brazil. Cần có kính hiển vi phóng đại mới có thể quan sát được các chi tiết của chúng. Lan gót hài tiểu thư (Cyprypedium) có khoảng 50 giống, hiện diện ở Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á, Nhật Bản và Mexico. Do khá độc đáo nên giống lan này bị săn lùng nhiều và có nguy cơ tuyệt chủng. Lan gót hài tiểu thư đang được nhiều quốc gia bảo vệ nghiêm ngặt, cấm sưu tầm. Giống lan kinh dị nhất (Polyrrhiza lindenil) được gọi là lan yêu quái, với 4 dạng hình thái, chúng là một trong những giống lan được săn lùng nhiều nhất vùng đầm lầy bang Florida của Mỹ. Giống lan này không hề có lá. Để tìm được nó, người ta phải sục sạo những bụi rễ xám bám dính vào thân cây trong đầm lầy. Lá lan không thực hiện chức năng quang hợp ánh sáng, mà nhiệm vụ này được giao cho bộ rễ. Loài lan này còn có tên khác là "lan ếch", vì mọc thành chùm từ 1 đến 10 hoa trắng, trông giống con ếch. Lan kiến (Mymecophila) cái tên gọi đã phản ánh sự cộng sinh tích cực giữa lan và kiến. Kiến làm tổ sống trong bông hoa rỗng và có nhiệm vụ bảo vệ hoa trước những loài côn trùng có hại. Lan nhện (Brassia) mọc phổ biến ở khắp vùng châu Mỹ có khí hậu nhiệt đới và tại những cánh rừng ẩm ướt ở độ cao hơn 1.500 mét so với mực nước biển. Ngoài ra còn khoảng 150 loài lan nhện Caladenia khác mọc khắp thế giới với đặc điểm là chỉ có một lá dài duy nhất phủ đầy lông và hoa có hình dáng kềnh càng như một con nhện. Lan thiên nga (Cycnoches pentadactylon): sống tại những vùng đất thấp hoặc trong những cánh rừng của châu Mỹ. Hoa mọc thành từng cụm đực và cái riêng biệt, có mùi thơm dễ chịu. Lan nữ trang (Ludisia discolor) mọc ở vùng đông bắc Ấn Độ cho đến Đông Nam Á, nhiều nhất là ở Indonesia. Những chiếc lá đỏ đậm mềm mại như nhung, cùng những cánh hoa trắng muốt, nhỏ xíu với những đường gân vàng khiến cho nó thật xứng với tên gọi. Lan tam giác (Trias) thường mọc ở Myanmar, Ấn Độ và Thái Lan. Các cụm hoa rất ngắn và cánh hoa toả ra hình tam giác. Lan chocolate, cacao (Dichaea) giống lan bò này có hình ngôi sao, môi hình mỏ neo, mọc nhiều ở châu Mỹ. Hoa dù nhỏ nhưng có mùi hương rất mạnh của chocolate và cacao. Lan mũ bảo hiểm (Corianthes) còn được gọi là lan thùng, hoa của nó có thiết kế cực kỳ phù hợp cho việc thụ phấn. Mỗi giống lan này đều ra sức tiết ra mùi hương nồng nàn của một loại ong cái nào đó và thế là quyến rũ được ong đực. II. Yêu cầu ngoại cảnh của hoa lan Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm cao nên thích hợp cho việc trồng các giống Dendrobium và Mokara. Đặc biệt là việc trồng Mokara tại TP. HCM cho thấy Mokara tăng trưởng và ra hoa tốt hơn trồng tại Thái Lan. Ngoài ra, lực lượng lao động cho việc trồng lan không cần nhiều, có thể sử dụng lực lượng nông nhàn để theo dõi, chăm sóc cho cây hoa cũng là một lợi thế cho ngành hoa lan Việt Nam. Những vùng đất phèn nặng hoặc bạc màu là địa điểm thích hợp để người dân chuyển đổi từ sản xuất trồng lúa hoặc rau cải cho thu nhập thấp sang trồng hoa lan cho thu nhập cao. Diện tích những vùng đất phèn nặng và bạc màu chiếm số lượng lớn ở TP. HCM đang được TP. HCM đưa vào qui hoạch những vùng cần chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng sẽ giúp cho hàng ngàn nông dân thay đổi tập quán canh tác từ cây lúa, cây rau sang cây hoa có giá trị kinh tế cao Về độ thoáng, ánh nắng thì rất lý tưởng, nhưng cần để ý đến vấn đề gió, đối với các sân thượng cao, nhà có nhiều tầng thì cách thiết kế vườn lan như thế nào để khung trụ giàn che, mái che được vững chắc, che cản bớt gió. Ngoài ra đối với sân thượng là nền xi măng, hoặc gạch, do vậy nếu thực hiện vườn lan, chúng ta cần che hết cả sân, nếu không hơi nóng của xi măng sẽ ảnh hưởng đến cây lan. Chúng ta cũng có thể trồng một số dây leo trên giàn vừa làm đẹp, vừa giảm bớt độ nóng bữa trưa. III. Vai trò, ý nghĩa của hoa lan 1. Sản xuất hoa lan tại Việt Nam Trước những năm 1986, nghề trồng hoa của Việt Nam chỉ tập trung ở một vài làng nghề ở Hà Nội, Hải Phòng, TP. HCM, Đà Lạt và một vài tỉnh miền Tây Nam bộ. Diện tích trồng hoa của Việt Nam theo số liệu thống kê năm 1993 chỉ chiếm 0,02% tổng diện tích đất nông nghiệp (# 1.585 ha). Trong thập niên 80, ngành trồng hoa ở Việt Nam chỉ là ngành kinh doanh nhỏ của các nhà vườn nhỏ cung cấp cho thị trường nội địa là chính. Diện tích trồng hoa của Việt Nam theo thống kê năm 1993 như sau: Hà Nội: 500ha, Hải Phòng: 320 ha, TP. HCM: 200 ha, Đà Lạt: 75 ha, Các tỉnh khác: 490 ha. Tổng cộng diện tích trồng hoa của Việt Nam là 1.585 ha Hà Nội có các vùng trồng hoa là: Ngọc Hà, Quang Ân, Nhật Tân, Tây Tựu và làng Vĩnh Tuy. Hải Phòng có Đặng Hải, An Hải. TP. HCM có quận Gò Vấp, Quận 12, Củ Chi, Bình Chánh tập trung ở quận 11 và 12 và Đà Lạt nổi tiếng như là 1 thành phố hoa. Trồng hoa cho thu nhập gấp 10 – 12 lần hơn gạo nên mức sống của người dân ở những nơi trồng hoa thường cao hơn mức sống của vùng nông nghiệp khác. Tuy nhiên trong số các loại hoa được trồng nhiều ở Việt Nam như hoa hồng, cúc, lay-ơn... hoa lan chỉ chiếm xấp xỉ 10%. Hầu hết hoa được trồng trên những mảnh vườn mở không có lưới và các phương tiện phòng chống mưa, bão, lụt rất thô sơ... nên chất lượng và thời vụ thu hoạch bị ảnh hưởng rất nhiều. Hoa lan tuy cũng được trồng trong vườn có lưới che mát nhưng cũng không có các phương tiện bảo vệ tránh gió mưa, bão gây hại cho hoa. Đà Lạt hiện nay đang trở thành điểm thu hút các nhà đầu tư kinh doanh hoa do sự thành công của các công ty nước ngoài đầu tư vào cách đây hơn 10 năm như Dalat Hasfarm chuyên trồng hoa ôn đới; công ty Lâm Thăng Đài Loan chuyên về Phalaenopsis (lan Hồ Điệp). Vùng Sapa, Tam Đảo rất thích hợp cho việc trồng hoa ôn đới như hồng, Lyly, lay ơn... Riêng hoa lan nhiệt đới, qua các năm từ 2003- 2005 đã tăng từ 20 ha lên 50 ha (tăng 150%). Xu hướng tiêu dùng hoa lan đã tăng lên đáng kể và dự đoán sẽ tăng mạnh trong thập niên tới do Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO sẽ là yếu tố tăng mạnh đầu tư nước ngoài làm tăng các dịch vụ du lịch, tổ chức hội nghị quốc tế.. 2. Tiềm năng ngành sản xuất hoa lan ở Việt Nam 2.1. Sự tăng trưởng của nền kinh tế Nền kinh tế Việt Nam những năm qua phát triển vượt bậc đã nâng cao mức sống của người dân nhất là dân cư các thành phố lớn trong cả nước. Do đó nhu cầu tiêu dùng hoa cắt cành trong đó có hoa lan ngày càng tăng. Hầu hết hoa lan được trồng và tiêu thụ trong nước nhất là vào các dịp lễ hội như Tết, Giáng Sinh, ngày Phụ Nữ, Quốc khánh, ngày nhà giáo, sinh nhật, hội nghị khách hàng v.v... Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của WTO tạo điều kiện cho ngành sản xuất hoa lan của Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế trong các lĩnh vực: kỹ thuật trồng, lai tạo giống, nhân giống (cấy mô), bảo quản sau thu hoạch ... để thúc đẩy công nghiệp hoa lan phát triển Tuy công nghiệp hoa lan ở Việt Nam chưa được qui hoạch trong chiến lược phát triển kế hoạch 5 năm của quốc gia nhưng xu hướng phát triển của hoa lan lại rất nhiều triển vọng vì hầu như cung không đủ cầu: làn sóng đầu tư đổ vào Việt Nam trong đó có Mỹ, Nhật, Trung Quốc và các quốc gia khác, các resort đang tạo một cảnh quan du lịch sinh thái, các hội nghị quốc gia cũng như các diễn đàn quốc tế tổ chức tại Việt Nam với tần suất ngày càng tăng khiến cho nhu cầu hoa lan tăng thêm và hầu như Việt Nam hàng năm phải đổ ra hàng tỷ đồng để nhập khẩu hoa lan từ các nước láng giềng cũng chỉ để đáp ứng cho thị trường nội địa. 2.2. Thu nhập từ trồng hoa lan Hiệu quả kinh tế nói chung của vườn lan cao hơn các loại cây trồng nông nghiệp khác; nhất là tại những vùng đất sản xuất nông nghiệp không hiệu quả như đất bạc màu, chua phèn hay nhiễm mặn vì cây lan không cần đến đất. Đặc biệt Việt Nam có các tỉnh duyên hải và Bến Tre là nơi tập trung trồng dừa và vỏ dừa khô chính là giá thể tốt nhất để cây lan phát triển. Xơ dừa là vật liệu rẻ tiền giúp cho việc đầu tư vào sản xuất giảm đi rất nhiều so với các quốc gia khác. Các vật liệu khác như lưới che mát, than, tre nứa cũng đã sản xuất được ở Việt Nam góp phần làm giảm chi phí đầu tư cho người sản xuất. Hiện nay người trồng lan có thu nhập cao gấp nhiều lần so với người trồng lúa, gấp 4 -5 lần so với người trồng rau cải, cỏ cho chăn nuôi...Theo số liệu thống kê của vụ kế hoạch thuộc Bộ NN &PTNT nếu trồng lan cắt cành Dendrobium và Mokara 1 ha có thể cho doanh thu 500 triệu - 1 tỉ đồng/ha-năm. 2.3. Thu nhập cao từ kinh doanh hoa lan Các cơ sở kinh doanh hoa lan, cây kiểng tăng nhanh kể từ năm 2003 từ 264 điểm đến nay đã trên 1.000 cơ sở lớn nhỏ trên địa bàn TP.HCM. Riêng trên toàn quốc, số lượng các cửa hàng hoa tăng gấp nhiều lần so với năm 2000 cho thấy nhu cầu tiêu dùng hoa của người dân tăng nhanh. Theo thống kê của Sở NN & PTNT TP. HCM trong năm 2003 doanh số kinh doanh hoa lan cây kiểng chỉ đạt 200-300 tỉ đồng nhưng đến năm 2005 đã tăng đến 600-700 tỉ đồng và ngay từ đầu năm 2006 doanh số đạt được là 400 tỉ đồng 3. Các nhân tố ảnh hưởng chính đến sự phát triển công nghiệp hoa lan Việt Nam 3.1. Giống Để nhân nhanh các giống lan, phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô đang được các quốc gia trên thế giới áp dụng. Việt Nam cũng có các phòng nuôi cấy mô nhưng ở qui mô nhỏ, nên nguồn giống chủ yếu là nhập từ Thái Lan, Đài Loan và một vài quốc gia Tây Âu như Bỉ, Hà Lan...Vì vậy giống lan tại Việt Nam tùy thuộc rất nhiều vào nguồn giống ngoại nhập. Đây là một thực tế đáng lo ngại cho ngành sản xuất hoa lan của Việt Nam nếu tương lai Việt Nam tham gia vào thị trường xuất khẩu hoa lan trên thế giới Việc nhập khẩu giống từ các nguồn khác nhau gây ra nhiều vấn đề khó khăn cho sự phát triển của ngành công nghiệp hoa lan như chất lượng hoa, sâu bệnh lan truyền qua nhập khẩu và bản quyền tác giả... sẽ làm cho giá thành của hoa lan Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực và rủi ro trong nuôi trồng cũng nhiều hơn. 3.2. Công nghệ sinh học Khi trồng các loại hoa cắt cành như hồng, cúc, cẩm chướng... sau khi thu hoạch nông dân Việt Nam có xu hướng giữ lại hạt làm giống cho vụ sau. Trái lại việc nhân giống hoa lan phải nhờ đến công nghệ sinh học. Hiện nay cũng có vài công ty tư nhân đang đầu tư trong lĩnh vực cấy mô, lai tạo giống phong lan Dendrobium, Mokara hay Oncidium để tạo ra nguồn giống riêng của Việt Nam mặc dù hướng nghiên cứu gene phong lan ở Việt Nam chưa được chú ý đến. Tuy nhiên, nếu việc lai tạo các giống phong lan thành công thì đây là bước khởi đầu cho công nghiệp hoa lan Việt Nam và cần được sự hỗ trợ của nhiều ngành khoa học đặc biệt là công nghệ gene trong nông nghiệp. 3.3. Công nghệ canh tác, sản xuất hoa lan Tuy hoa lan không cần đất để phát triển nhưng việc ứng dụng công nghệ canh tác tiên tiến rất quan trọng với mục đích tạo ra những hoa lan có màu sắc, kích thước, số lượng hoa trên cành, tính bền, khả năng ra hoa và tính kháng bệnh của cây với chất lượng cao và giá thành thấp. Vai trò của hoa lan và hoa cắt cành ở Việt Nam mới chỉ trở nên quan trọng trong những năm gần đây, nhưng các qui trình công nghệ tiên tiến áp dụng trong lĩnh vực hoa lan chưa được chọn lọc và nghiên cứu đầy đủ trong điều kiện sinh thái của Việt Nam. Hầu hết là học tập và mô phỏng theo cách trồng của Thái Lan ở qui mô cá thể với diện tích chưa đủ lớn để tạo ra sự thay đổi sâu sắc trong tập quán trồng hoa của nông dân Việt Nam, trong đó vấn đề sâu bệnh hại là yếu tố quyết định cho sản xuất lan công nghiệp. Đa số nông dân Việt Nam trồng hoa lan ở qui mô hộ gia đình từ vài m2 đến vài ngàn m2. Cá biệt có vài hộ sản xuất kinh doanh trồng trên 1 – 2 ha. Chính do qui mô nhỏ lẻ và nguồn giống phân tán nhập từ nhiều nguồn khác nhau nên đã dẫn đến chất lượng hoa lan không đồng đều, số lượng trên mỗi giống hoa không đủ cho thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu trong tương lai. 3.4. Công nghệ sau thu hoạch Hoa lan là sản phẩm của ngành nông nghiệp (khác với lan rừng thu hái từ tự nhiên) nên nó cần một công nghệ bảo quản sau thu hoạch để giữ cho hoa bền, lâu tàn. Trong điều kiện khí hậu Việt Nam thích hợp cho việc canh tác hoa lan nhiệt đới thì cũng chính khí hậu nóng ẩm của ta cũng dễ ảnh hưởng đến chất lượng hoa lan. Đa số nông dân cắt hoa và giao hoa ngay trên những phương tiện vận chuyển thô sơ, không có kho mát hay phòng mát và cũng chưa có dụng cụ chứa dinh dưỡng để cắm mỗi cành hoa vào để giữ cho hoa lâu tàn. 4. Thị trường và các biện pháp xúc tiến thương mại 4.1 Thị trường trong nước Hoa lan và các loại hoa cắt cành khác đang được phân phối trên thị trường trong nước qua các kênh bán sỉ tại các chợ đầu mối hoa như chơ Hồ Thị Kỷ, Q.10. Các cửa hàng kinh doanh hoa mua trực tiếp từ các vườn hoặc thông qua các cơ sở tư nhân thu gom từ các vườn lan. Hiện nay tuy chưa có một tổ chức hay doanh nghiệp nào đứng ra tổ chức hệ thống thu mua và phân phối hoa lan cho thị trường trong nước, nhưng các hộ kinh doanh hoa, các cửa hàng bán hoa đã rất nhạy bén nắm bắt tâm lý của người trồng hoa là cần có đầu ra ổn định nên đã có những thỏa thuận ở mức sơ khai của hình thức hợp đồng kinh tế, lấy uy tín là chính và việc đặt cọc tiền giữa 2 bên chỉ có giá trị tượng trưng cho sự thỏa thuận giữa hai bên. Cho đến hiện nay chưa có hợp đồng nào có giá trị ở mức cao và cũng chưa có thỏa thuận nào bị “bể” giữa bên bán và mua do cầu lúc nào cũng cao hơn cung đối với hoa lan. 4.2 Thị trường xuất khẩu So với các quốc gia trong khu vực, hoa cắt cành của Việt nam cũng đã có thị trường xuất khẩu và mức tăng trưởng hàng năm đều tăng cao hơn so với năm trước. Tuy nhiên đối với hoa lan, nhất là hoa lan nhiệt đới thị trường xuất khẩu vẫn còn là thị trường tiềm năng. Để có thể tiến vào thị trường hoa lan cắt cành hay lan chậu của thế giới, ngành công nghiệp hoa lan Việt còn rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Thị trường xuất khẩu hoa lan trên thế giới ngày càng mở rộng. Kim ngạch thương mại hoa lan cắt cành thế giới năm 2000 đạt 150 triệu USD trong đó Nhật Bản là nước nhập khẩu hoa lan cắt cành số 1 thế giới, thứ hai là Ý, kế đến là Pháp, Đức đứng thứ tư và thứ năm là Mỹ. Thị trường xuất khẩu thế giới có thể liệt kê như sau: 1. Nhật; 2. Ý; 3. Pháp; 4. Đức; 5. Mỹ; 6. Anh; 7. Hà Lan; 8. Áo; 9. Bỉ; 10. Hy lạp; 11. Ba lan; 12. Tây Ban Nha; 13. Thụy Điển; 14. Canada; 15. Phần Lan; 16. Đan Mạch; 17 Thụy Sĩ .... Thị trường xuất khẩu hoa lan hiện nay rất lớn và đầy triển vọng. Ngày nay người tiêu dùng có xu hướng mua hoa lan có giá thành hạ mà không cần biết xuất xứ vì vậy thị trường hoa lan thế giới luôn có chỗ cho những quốc gia mới tham gia miễn là giá hạ, hoa bền lâu và màu sắc đúng thị hiếu của đa số người tiêu dùng. 5. Xu hướng phát triển mới của ngành thương mại hoa lan thế giới Điều đầu tiên phải kể đến là sự gia tăng diện tích của các trại lan, nhất là ở Thái Lan đã có những trang trại chuyên trồng loài Dendrobium rộng đến 39 ha. Thứ hai là qui mô các dự án đầu tư cho ngành thương mại hoa lan đang gia tăng như tại Panama đang có dự án với vốn đầu tư lên đến 200.000 USD. Thứ ba là sự phát triển của việc lai tạo giống hoa lan, nhất là Dendrobium tạo ra các phát hoa dài, hoa lớn và đa dạng màu sắc. Thứ tư là sự phát triển các loại hoa lan ôn đới như Cymbidium. Dendrobium ôn đới và Oncidium cho những phát hoa có thể cắm trong bình đến 1 tháng. Cuối cùng là sự thay đổi mạng lưới phân phối: ngày nay người ta ưa chuộng loại hình vận chuyển FedEx hơn để giao hàng đến tận tay khách hàng. Các thách thức trong quá trình phát triển Mặc dù các cơ hội phát triển hoa lan Việt Nam đã được đề cập ở trên nhưng các nhân tố đó cũng chính là những thách thức cần được quan tâm cho sự phát triển của ngành công nghiệp hoa lan còn non trẻ của Việt Nam như: a. Sản xuất lai tạo giống lan trong nước bằng phương pháp nuôi cấy mô chưa có đột phá mới. Phần lớn các phòng cấy mô chỉ cấy chuyền các giống nhập từ nước ngoài ở dạng chồi/phôi, do đó ngành kinh doanh lan Việt Nam luôn bị động và có xu hướng nhập khẩu là chính b. Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng còn cao nên việc mở rộng diện tích trồng lan cần phải có sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức tín dụng. c. Chưa có công nghệ sản xuất tiên tiến, sản xuất canh tác hoa ổn định không theo mùa vụ sẽ giúp bình ổn giá hoa trên thị trường ... d. Công nghệ sau thu hoạch và kỹ thuật đóng gói phù hợp chưa sẵn sàng. e. Chi phí lao động có kỹ thuật tăng cao. f. Dịch vụ hậu cần tại các cảng xuất hàng còn yếu kém như chưa có kho mát tại sân bay. g. Các yêu cầu kiểm dịch nghiêm ngặt của các nước nhập khẩu hoa trong khi Việt Nam chưa có hệ thống và biện pháp kiểm tra hoa nhập khẩu từ các nước khác. h. Hệ thống thông tin, tiếp thị hầu như chưa có nên rất khó khăn trong việc hoạch định sản xuất theo nhu cầu thị trường. i. Công nghiệp hoa lan chưa được quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền nên chưa có những biện pháp hỗ trợ,
Tài liệu liên quan