Tình trạng vitamin D của các bệnh nhân nội trú tại khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Chợ Rẫy

Cơ sở: Các nghiên cứu về vitamin D trong thập niên qua cho thấy vitamin D đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe con người. Tình trạng thiếu vitamin D không những liên quan đến bệnh loãng xương, sự té ngã và gãy xương mà còn liên quan đến nhiều bệnh lý khác như đái tháo đường, các bệnh tim mạch, bệnh ung thư Các nghiên cứu gần đây trên thế giới cho thấy tình trạng thiếu vitamin D ở người lớn là khá phổ biến, tuy nhiên tình trạng thiếu vitamin D ở nước ta, đặc biệt ở các bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính còn chưa được nghiên cứu và đánh giá đầy đủ. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tình trạng thiếu vitamin D ở các bệnh nhân nhập viện tại Khoa Nội Cơ Xương Khớp Bệnh Viện Chợ Rẫy và khảo sát đặc điểm phân bố tình trạng thiếu vitamin D. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hang lọat ca, thực hiện trên 324 bệnh nhân (216 bệnh nhân nữ và 108 bệnh nhân nam) tuổi từ 14 đến 96 nhập viện tại Khoa Nội Cơ Xương Khớp Bệnh Viện Chợ Rẫy từ tháng 2/2010 – 6/2010. Nồng độ 25(OH)D và PTH được đo bằng phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang (Chemiluminescent Immunoassay – CLIA) bằng máy miễn dịch tự động Liaison của Italy tại khoa Sinh hóa BVCR, kỹ thuật này có thể xác định nồng độ 25(OH)D trong giới hạn 10 – 375 nmol/L. Đối tượng nghiên cứu được thu thập đầy đủ các dữ kiện về nhân trắc, địa lý, tiền sử bệnh lý, lối sống và các chỉ số sinh hóa khác theo mẫu bệnh án thống nhất. Đánh giá tình trạng thiếu vitamin D khi nồng độ 25(OH)D < 50 nmol/L, từ 50 – 75 nmol/l được xem là giảm và > 75 nmol/L là đủ vitamin D. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nữ là 55 ± 20 và của nhóm bệnh nhân nam là 54 ± 18. BMI trung bình của cả hai nhóm là 21 ± 3 kg/m2. 63% bệnh nhân cư trú ở nông thôn. Nồng độ 25(OH)D trung bình ở nhóm bệnh nhân nữ (26.2 ± 12.4 nmol/L) thấp hơn đáng kể so với bệnh nhân nam (36.8 ± 15; p < 0.0001). Không có bệnh nhân nữ nào và chỉ 2.8% bệnh nhân nam có đủ vitamin D trong máu. Ở nữ, tỷ lệ giảm vitamin D chiếm 4% và thiếu vitamin D là 96% trong khi ở nam giới tỷ lệ này là 13% và 84%. Tỷ lệ thiếu vitamin D hầu như gặp ở mọi lứa tuổi. Có mối tương quan nghịch giữa nồng độ 25(OH)D và PTH ở cả hai giới nhưng không phát hiện ngưỡng 25(OH)D mà trên ngưỡng đó PTH ổn định. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tình trạng thiếu vitamin D ở bệnh nhân bệnh cơ xương khớp rất phổ biến ở cả hai giới. Kết quả nghiên cứu cũng ủng hộ quan điểm không thể dùng việc tăng PTH máu như một chỉ điểm cho tình trạng thiếu vitamin D.

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng vitamin D của các bệnh nhân nội trú tại khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 545 TÌNH TRẠNG VITAMIN D CỦA CÁC BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI KHOA NỘI CƠ XƯƠNG KHỚP BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Cao Thanh Ngọc*, Lê Anh Thư** TÓM TẮT Cơ sở: Các nghiên cứu về vitamin D trong thập niên qua cho thấy vitamin D đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe con người. Tình trạng thiếu vitamin D không những liên quan đến bệnh loãng xương, sự té ngã và gãy xương mà còn liên quan đến nhiều bệnh lý khác như đái tháo đường, các bệnh tim mạch, bệnh ung thư Các nghiên cứu gần đây trên thế giới cho thấy tình trạng thiếu vitamin D ở người lớn là khá phổ biến, tuy nhiên tình trạng thiếu vitamin D ở nước ta, đặc biệt ở các bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính còn chưa được nghiên cứu và đánh giá đầy đủ. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tình trạng thiếu vitamin D ở các bệnh nhân nhập viện tại Khoa Nội Cơ Xương Khớp Bệnh Viện Chợ Rẫy và khảo sát đặc điểm phân bố tình trạng thiếu vitamin D. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hang lọat ca, thực hiện trên 324 bệnh nhân (216 bệnh nhân nữ và 108 bệnh nhân nam) tuổi từ 14 đến 96 nhập viện tại Khoa Nội Cơ Xương Khớp Bệnh Viện Chợ Rẫy từ tháng 2/2010 – 6/2010. Nồng độ 25(OH)D và PTH được đo bằng phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang (Chemiluminescent Immunoassay – CLIA) bằng máy miễn dịch tự động Liaison của Italy tại khoa Sinh hóa BVCR, kỹ thuật này có thể xác định nồng độ 25(OH)D trong giới hạn 10 – 375 nmol/L. Đối tượng nghiên cứu được thu thập đầy đủ các dữ kiện về nhân trắc, địa lý, tiền sử bệnh lý, lối sống và các chỉ số sinh hóa khác theo mẫu bệnh án thống nhất. Đánh giá tình trạng thiếu vitamin D khi nồng độ 25(OH)D < 50 nmol/L, từ 50 – 75 nmol/l được xem là giảm và > 75 nmol/L là đủ vitamin D. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nữ là 55 ± 20 và của nhóm bệnh nhân nam là 54 ± 18. BMI trung bình của cả hai nhóm là 21 ± 3 kg/m2. 63% bệnh nhân cư trú ở nông thôn. Nồng độ 25(OH)D trung bình ở nhóm bệnh nhân nữ (26.2 ± 12.4 nmol/L) thấp hơn đáng kể so với bệnh nhân nam (36.8 ± 15; p < 0.0001). Không có bệnh nhân nữ nào và chỉ 2.8% bệnh nhân nam có đủ vitamin D trong máu. Ở nữ, tỷ lệ giảm vitamin D chiếm 4% và thiếu vitamin D là 96% trong khi ở nam giới tỷ lệ này là 13% và 84%. Tỷ lệ thiếu vitamin D hầu như gặp ở mọi lứa tuổi. Có mối tương quan nghịch giữa nồng độ 25(OH)D và PTH ở cả hai giới nhưng không phát hiện ngưỡng 25(OH)D mà trên ngưỡng đó PTH ổn định. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tình trạng thiếu vitamin D ở bệnh nhân bệnh cơ xương khớp rất phổ biến ở cả hai giới. Kết quả nghiên cứu cũng ủng hộ quan điểm không thể dùng việc tăng PTH máu như một chỉ điểm cho tình trạng thiếu vitamin D. Từ khóa: vitamin D. ABSTRACT VITAMIN D STATUS IN THE INPATIENTS IN RHEUMATOLOGY DEPARTMENT Cao Thanh Ngoc, Le Anh Thu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 545 - 549 Background: Vitamin D insufficience is common in several diseases, including osteoporosis, diabetes, cardiovascular disease, tuberculosis, malignancy However, it is not well documented in our country, especially in the inpatients with chronic diseases. Aims: This study sought to investigate the vitamin D status in the inpatients in Rheumatology Department * Bộ môn Lão Khoa, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh** Khoa Nội Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: BS Cao Thanh Ngọc ĐT: 0908484246 Email: caothanhngoc@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 546 of Cho Ray Hospital and to examine the characteristic of vitamin D deficiency distribution. Methods: The study was designed as cases study which involved 324 patients (216 women and 109 men) aged between 14 and 96 years who had been hospitalized in the Rheumatology Department, Cho Ray hospital, Ho Chi Minh City between Feb 2010 and Jun 2010. The serum 25OH Vit.D measurement was carried out in the ChoRay Hospital’s Department of Biochemistry by the Chemiluminescent Immunoassay method on an automated Liaison System (Italy), which can reliably measure 25OH vit D levels ranged between 10 and 375 nmol/L. In addition, data on anthropometric, demographic, clinical history, and lifestyle factors were collected from all participants by using a structured questionnaire. Vitamin D status was classified as insufficiency and deficiency when serum 25(OH)D levels below 70 nmol/L and below 50 nmol/L, respectively. Results: The average age for women and men was 55 ± 20 years (mean ± SD) and 54 ± 18 years, respectively. The mean 25(OH)D concentration in women (26.2 ± 12.4 ng/mL) was significantly lower than in men (36.8 ± 15; P<0.0001). None of the women and 3% men had normal vitamin D. In women, the prevalence of vitamin D insufficiency and deficiency was 9% and 96% respectively. The corresponding figures in men were 13.2% and 84%. In both sexes, there was a linear inverse relationship between serum 25(OH)D and PTH concentrations, but there was no existing threshold of 25(OH)D at which PTH levels were plateau. Conclusions: These data show that vitamin D deficiency is common in joint disorder patients, in both women and men. These data also support previous data that an elevation in PTH can not be used as a marker for vitamin D deficiency. Key words: Vitamin D ĐẶT VẤN ĐỀ Các nghiên cứu về vitamin D trong thập niên qua cho thấy vitamin D đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe con người. Tình trạng thiếu vitamin D không những liên quan đến bệnh loãng xương, sự té ngã và gãy xương mà còn liên quan đến nhiều bệnh lý khác như đái tháo đường, các bệnh tim mạch, bệnh ung thư, các bệnh tự miễn, các bệnh nhiễm trùng, tình trạng đau mạn tính, tình trạng trầm cảm(11,14,9). Các nghiên cứu gần đây trên thế giới cho thấy tình trạng thiếu vitamin D ở người lớn là khá phổ biến, ở Châu Âu khoảng 30 – 70%, ở Mỹ khoảng 30 – 60%, ở Châu Á khoang 40 – 96%(10). Ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan 47%, Malaysia 49%, Nhật Bản 90%, Hàn Quốc 92%(3). Ở Việt Nam, nghiên cứu vitamin D ở cộng đồng tại TPHCM cho thấy có khoảng 20% nam giới và 46% nữ giới có tình trạng thiếu vitamin D(2). Ở phía Bắc, tỷ lệ thiếu vitamin D còn cao hơn, 77.4% ở nữ và 58.3% ở nam(1). Các nghiên cứu cũng cho thấy bệnh nhân lớn tuổi và các bệnh nhân nhập viện là những đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin D cao. Hơn nữa, hiện nay cũng chưa có nghiên cứu có hệ thống nào về tình trạng vitamin D của các bệnh nhân nhập viện nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính Đánh giá tình trạng thiếu vitamin D ở các bệnh nhân nhập viện tại Khoa Nội Cơ Xương Khớp bệnh Viện Chợ Rẫy. Mục tiêu phụ Bước đầu khảo sát đặc điểm phân bố tình trạng thiếu vitamin D trên các dạng bệnh lý. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh Tất cả bệnh nhân nhập viện tại Khoa Nội Cơ Xương Khớp Bệnh Viện Chợ Rẫy từ tháng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 547 2 đến tháng 6 năm 2010 và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân không thuộc tiêu chuẩn nhận vào nghiên cứu. Dữ liệu thu thập Đối tượng nghiên cứu được thu thập đầy đủ các dữ kiện có liên quan (tuổi, giới, chiều cao, cân nặng, nghề nghiệp, nơi cư trú, vận động thể lực, và các chỉ số sinh hóa) theo mẫu bệnh án thống nhất. 25(OH)D được đo bằng phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang (Chemiluminescent Immunoassay – CLIA) bằng máy miễn dịch tự động Liaison của Italy tại khoa Sinh hóa, bệnh viện Chợ Rẫy, kỹ thuật này có thể xác định nồng độ 25(OH)D trong giới hạn 10 – 375 nmol/L. Đánh giá tình trạng thiếu vitamin D khi nồng độ 25(OH)D < 50 nmol/L, từ 50 – 75 nmol/l được xem là giảm và > 75 nmol/L là đủ vitamin D(8). KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Đặc điểm nhân trắc Bệnh nhân nữ trong nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới (66,7% so với 33,3%). Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nữ là 55 ± 20 (trong đó cao nhất 96 và thấp nhất là 14). Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nam là 54 ± 18 (cao nhất là 84 và thấp nhất là 15). Tuy nam giới có chiều cao và cân nặng cao hơn nữ giới nhưng chỉ số khối cơ thể của 2 nhóm bằng nhau (21 ± 3). BMI trung bình của mẫu nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn một số nghiên cứu khác(12,5). Điều này cũng phù hợp vì đối tượng nghiên cứu của chúng tôi đa phần là nông dân, cư trú ở nông thôn và có điều kiện sống không cao. Nữ Nam Số bệnh nhân 216 (66,7%) 108 (33,3%) Tuổi (năm) 55 ± 20 54 ± 18 Nữ Nam Chiều cao (cm) 153 ± 6 163 ± 6 Cân nặng (kg) 49 ± 8 57 ± 10 BMI (kg/m2) 21 ± 3 21 ± 3 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi Nhóm bệnh nhân lớn tuổi chiếm tỷ lệ cao (46,8% ở nữ và 35,2% ở nam) Phân bố bệnh nhân theo nơi cư trú Nơi cư trú Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Nông thôn 204 63 Thành thị 102 31,5 Không xác định 18 5,5 Đa số bệnh nhân sống ở nông thôn (63%). Điều này cũng phù hợp vì bệnh viện Chợ Rẫy là tuyến sau cùng của các tỉnh phía Nam tiếp nhận điều trị bệnh nhân từ những tỉnh khác chuyển đến. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp Số bệnh nhân là nông dân chiếm tỷ lệ cao (40,7%). Điều này hoàn toàn phù hợp vì đa số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu sống ở nông thôn nên chủ yếu làm nông nghiệp. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 548 Đặc điểm về hoạt động thể lực Đa số bệnh nhân có hoạt động thể lực trung bình (56,2%). Đặc điểm về các chỉ số sinh hóa Nồng độ 25 (OH) D và creatinin ở nữ thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nam giới (p < 0,0001 và p = 0,007), còn các chỉ số khác khác nhau không có ý nghĩa thống kê giữa hai giới. Về điểm này, nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tương tự với nghiên cứu trong cộng đồng, tuy nhiên nồng độ vitamin D trung bình của hai nhóm trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu trong cộng đồng(2). Điều này cho thấy bệnh nhân nhập viện có nồng độ vitamin D thấp hơn người khỏe mạnh trong công đồng. Chỉ số Chung Nữ Nam P Creatinin (mg/dl) 1 ± 0,03 0,9 ± 0,3 1,1 ± 0,4 p = 0,007 Calcium (mmol/L) 2,1 ± 0,2 2,1 ± 0,3 2,2 ± 0,3 p = 0,093 Phosphorus (mg/dl) 43,2 ± 0,8 44,1 ± 15,6 41,2 ± 11,5 p = 0,095 PTH (pg/ml) 37,5 ± 1,3 38,8 ± 23,4 34,9 ± 22,9 p = 0,151 25(OH)D (nmol/L) 29,7 ± 0,8 26,2 ± 12,4 36,8 ± 15 p < 0,0001 Tình trạng vitamin D ở nữ và nam Kết quả nghiên cứu cho thấy 96% bệnh nhân nữ thiếu vitamin D trong máu và đặc biệt không có bệnh nhân nữ nào có đủ nồng độ vitamin D. Trong khi đó 84% bệnh nhân nam bị thiếu vitamin D, tỷ lệ bệnh nhân nam có đủ vitamin D rất thấp (3%). Mặc dù đối tương nghiên cứu của chúng tôi đa phần là nông dân, cư trú ở nông thôn, là những đối tượng không có thái độ tiêu cực đối với ánh nắng mặt trời; tuy nhiên kết quả nghiên cứu lại cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin D trong nhóm bệnh nhân nhập viện là khá cao. Nghiên cứu của chúng tôi tương tự với nghiên cứu tại Singapore của Hawkins RC cho thấy 100% phụ nữ gốc Mã Lai và Ấn Độ bị thiếu vitamin D và 90% nam giới gốc Mã Lai thiếu vitamin D(7). Điều này cho thấy quan niệm trước đây cho rằng tình trạng thiếu hụt vitamin D không phổ biến ở các nước nhiệt đới là không đúng. Mức độ thiếu vitamin D Nghiên cứu cho thấy nữ giới bị thiếu vitamin D mức độ nhẹ đến trung bình chiếm đa số (42,1% và 42,6%) trong khi nam giới thiếu vitamin mức độ nhẹ chiếm đa số (62%). Tỷ lệ thiếu vitamin D nặng ở nữ giới là 11,1% và ở nam giới là 2,8%. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 549 Tỷ lệ thiếu vitamin D theo nhóm tuổi Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin D ở các nhóm tuổi tương tự nhau. Nghiên cứu của chúng tôi khác với một số nghiên cứu khác(2,7). Điều này có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có một hoặc nhiều bệnh kèm theo. Tương quan giữa vitamin D và PTH Kết quả cho thấy có sự tương quan nghịch không có ý nghĩa thống kê giữa vitamin D và PTH ở nam (p = 0,634) nhưng lại có mối tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê (p = 0,004) giữa vitamin D và PTH ở nữ giới, tuy nhiên mối tương quan này không có ý nghĩa về mặt lâm sàng (r = 0,19). Nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự một số nghiên cứu khác(13,15,4). Điều này có thể do PTH chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác ngoài vitamin D. KẾT LUẬN Tình trạng thiếu vitamin D ở bệnh nhân bệnh cơ xương khớp rất phổ biến ở cả hai giới. Nữ giới là 96% và nam là 83%. Chưa ghi nhận mối tương quan giữa vitamin D và PTH trong nhóm nghiên cứu vì vậy không dùng PTH máu để chỉ điểm cho tình trạng thiếu vitamin D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Thanh Hương và cộng sự (2010), “Tần số và yếu tố thiếu vitamin D ở miền Bắc”, Báo cáo khoa học hội nghị thường niên Hội Loãng Xương TPHCM, tr.5-7 2. Hồ Phạm Thục Lan và cộng sự (2010), “Thiếu vitamin D trong cộng đồng: thực trạng và yếu tố nguy cơ”, Thời sự Y học, (46), tr. 3 – 10. 3. Caryl A Nowson, “Vitamin D in Australia”, Reprinted from Australian Family Physician Vol. 33, No. 3, March 2004. 4. Diana Rucker et al (2002), “Vitamin D insufficiency in a population of healthy western Canadians”, Canadian Medical Association, 166 (12) 5. Harinarayan C.V. (2005), “Prevalence of vitamin D insufficiency in postmenopausal south Indian women”, Osteoporos Int;16, 4: 397-402. 6. Hashemipour et al (2004), “Vitamin D deficiency and causative factors in the population of Tehran”, BMC Public Health, 10: 4 - 38 7. Hawkins RC (2009), “25-OH vitamin D3 concentrations in Chinese, Malays and Indian”, Clin Chem 55: 1749 – 1751 8. Holick MF. (2007), “Vitamin D deficiency”. N Engl J Med, 266 – 357 9. Joel M. Kauffman, Ph.D (2009), “Benefits of Vitamin D Supplementation”, Journal of American Physicians and Surgeons, Volume 14, 2: 38 - 45 10. 10/ Nidhi Malhotra and Ambrish Mithal (2009), “Vitamin D status in Asia”, Global vitamin D status and determinants of hypovitaminosis D - Osteoporosis International 11. Rizzolia R. (2008), “The role of calcium and vitamin D in the management of osteoporosis”, Bone 42: 246–249. 12. Seeman E.(1998), “Osteoporosis in men”, Int. 9 (2), 97-110. 13. Von Mũhlen DG et al (2005), “Vitamin D, parathyroid hormone levels and bone minereal density in community- dwelling older women: the Rancho Bernardo Study”, Osteoporos Int.; 16(12):1721-6 14. William B. Grant (2005), “Benefits and Requirements of Vitamin D for Optimal Health: A Review”, Alternative Medicine Review, Volume 10 (2), 94 – 111 15. Yan L, Prentice A, Zhang H et al (2000), “Vitamin D status and parathyroid hormone concentrations in Chinese women and men from north – east of the People’s Republic of China”, European Journal of Clinical Nutrition (2000) 54: 68-72.
Tài liệu liên quan