Tóm tắt luận án Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Việt Nam đã chính thức trởthành thành viên thứ150 của Tổchức thương mại thế giới (WTO). Việc gia nhập WTO sẽmang lại rất nhiều thuận lợi và cơhội cho các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam nhưng đồng thời cũng mang đến không ít khó khăn và thách thức đòi hỏi các NHTM Việt Nam có những cải tổlớn lao nhằm duy trì và phát triển trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt. Cạnh tranh trong ngành ngân hàng ởViệt Nam diễn ra cũng không kém phần khốc liệt. Trên cảnước hiện nay, các ngân hàng cũng vào cuộc với không khí vô cùng sôi nổi. Các ngân hàng đang tranh đua với nhau từng giờ, từng phút bằng việc tung ra những loại sản phẩm dịch vụmới, hạthấp lãi suất cho vay, cải tiến quy trình, ứng dụng công nghệngân hàng hiện đại Năm 2012, các ngân hàng nước ngoài được phát triển tựdo hơn trên mảng tài chính ngân hàng khi Việt Nam tháo bỏcác rào cản. Từtrước đến nay, thu nhập từhoạt động tín dụng là nguồn thu chủyếu của các NHTM đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn, tín dụng bất động sản. Nhưng hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kiên quyết chốt mức tăng trưởng tối đa thì các NHTM buộc phải tăng thu từcác hoạt động phi tín dụng. Song đây không phải là kênh làm tăng nguồn thu dễ dàng cho các NHTM trong giai đoạn hiện nay. Một trong các nội dung cơcấu lại hoạt động tài chính các tổchức tín dụng trong đề án “Cơcấu lại hệthống các tổchức tín dụng giai đoạn 2011-2015” được Thủtướng Chính phủphệduyệt theo Quyết định số254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 là: Từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh của các NHTM theo hướng giảm bớt sựphụthuộc vào hoạt động tín dụng và tăng thu nhập từhoạt động dịch vụphi tín dụng. Phát triển dịch vụphi tín dụng có nhiều ý nghĩa vềmặt kinh tếxã hội nhưgiúp cho việc thanh toán, thu chi tiền tệtrởnên an toàn, chính xác và nhanh chóng; hạn chế được các hành vi tham nhũng, buôn bán bất hợp pháp. Bên cạnh đó, các sản phẩm phi tín dụng mang lại nguồn thu ổn định, an toàn hơn cho các NHTM mặc dù các NHTM phải cạnh tranh gay gắt trong môi trường khốc liệt. Do đó, các NHTM Việt Nam phải chuẩn bịnhững bước đi phù hợp trong thời gian sắp tới đểcó thểtiếp tục tồn tại và phát triển vững chắc khi vòng bảo bộcho các NHTM trong nước ngày càng phải nới lỏng đến không còn. Bên cạnh đó, việc phát triển dịch vụphi tín dụng còn mang nhiều ý nghĩa kinh tếxã hội nhưquá trình tích tụvốn hiệu quảhơn; các giao dịch tiền tệdiễn ra an toàn, chính xác và tiện dụng hơn; các thu nhập bất hợp pháp được kiểm soát chặt chẽhơn

pdf27 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH  PHẠM ANH THỦY PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 62.34.02.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS, TS TRẦN HOÀNG NGÂN TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH  PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 62.34.02.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS, TS TRẦN HOÀNG NGÂN TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việc gia nhập WTO sẽ mang lại rất nhiều thuận lợi và cơ hội cho các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam nhưng đồng thời cũng mang đến không ít khó khăn và thách thức đòi hỏi các NHTM Việt Nam có những cải tổ lớn lao nhằm duy trì và phát triển trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt. Cạnh tranh trong ngành ngân hàng ở Việt Nam diễn ra cũng không kém phần khốc liệt. Trên cả nước hiện nay, các ngân hàng cũng vào cuộc với không khí vô cùng sôi nổi. Các ngân hàng đang tranh đua với nhau từng giờ, từng phút bằng việc tung ra những loại sản phẩm dịch vụ mới, hạ thấp lãi suất cho vay, cải tiến quy trình, ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại Năm 2012, các ngân hàng nước ngoài được phát triển tự do hơn trên mảng tài chính ngân hàng khi Việt Nam tháo bỏ các rào cản. Từ trước đến nay, thu nhập từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của các NHTM đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn, tín dụng bất động sản... Nhưng hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kiên quyết chốt mức tăng trưởng tối đa thì các NHTM buộc phải tăng thu từ các hoạt động phi tín dụng. Song đây không phải là kênh làm tăng nguồn thu dễ dàng cho các NHTM trong giai đoạn hiện nay. Một trong các nội dung cơ cấu lại hoạt động tài chính các tổ chức tín dụng trong đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” được Thủ tướng Chính phủ phệ duyệt theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 là: Từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh của các NHTM theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng. Phát triển dịch vụ phi tín dụng có nhiều ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội như giúp cho việc thanh toán, thu chi tiền tệ trở nên an toàn, chính xác và nhanh chóng; hạn chế được các hành vi tham nhũng, buôn bán bất hợp pháp... Bên cạnh đó, các sản phẩm phi tín dụng mang lại nguồn thu ổn định, an toàn hơn cho các NHTM mặc dù các NHTM phải cạnh tranh gay gắt trong môi trường khốc liệt. Do đó, các NHTM Việt Nam phải chuẩn bị những bước đi phù hợp trong thời gian sắp tới để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển vững chắc khi vòng bảo bộ cho các NHTM trong nước ngày càng phải nới lỏng đến không còn. Bên cạnh đó, việc phát triển dịch vụ phi tín dụng còn mang nhiều ý nghĩa kinh tế xã hội như quá trình tích tụ vốn hiệu quả hơn; các giao dịch tiền tệ diễn ra an toàn, chính xác và tiện dụng hơn; các thu nhập bất hợp pháp được kiểm soát chặt chẽ hơn Xuất phát từ cách tiếp cận trên, với mong muốn góp phần tham gia vào việc phát triển dịch vụ phi tín dụng của NHTM Việt Nam, tác giả chọn nội dung: “Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài luận án nghiên cứu sinh kinh tế tài chính, ngân hàng. Hy vọng đề tài sẽ có những đóng góp vào sự phát triển dịch vụ ngân hàng của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới. 2. Tổng quan về công trình nghiên cứu: Tại Việt Nam, theo thống kê của tác giả, hiện chưa có luận án nào nghiên cứu về phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Trong thời gian qua, cũng có nhiều công trình khoa học, nhiều bài báo nghiên cứu về dịch vụ phi tín dụng. Tuy nhiên các đề tài này đứng ở nhiều khía cạnh, góc độ và thời gian khác nhau. Do đó, đề tài không trùng lắp hoàn toàn với các đề tài nghiên cứu trước đó. Đặc biệt, điểm mới của đề tài là tác giả sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp định tính (nghiên cứu phát triển dịch vụ phi tín dụng về quy mô) và phương pháp định lượng (nghiên cứu phát triển dịch vụ phi tín dụng về chất lượng). 4 Trong phần nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành khảo sát và phân tích số liệu tại 38/40 NHTM Việt Nam. Điểm mới trong phần nghiên cứu phát triển dịch vụ phi tín dụng của các NHTM Việt Nam về quy mô là tác giả tiến hành phân bổ chi phí hoạt động chung vào từng loại hình hoạt động (loại hình tín dụng, loại hình phi tín dụng và loại hình dịch vụ khác) và chuyển chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng vào chi phí hoạt động tín dụng. Từ đó, tác giả tính toán mức độ đóng góp của từng loại hình dịch vụ vào lợi nhuận trước thuế để thấy hiệu quả thực sự của việc phát triển dịch vụ phi tín dụng. Trong phần nghiên cứu định lượng, tác giả tiến hành khảo sát các khách hàng sử dụng dịch vụ phi tín dụng tại một số NHTM Việt Nam và ứng dụng phần mềm SPSS để xác định các thành phần chất lượng tác động đến sự hài lòng của khách hàng. 3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu sự phát triển dịch vụ phi tín dụng trên hai khía cạnh quy mô và chất lượng để thấy được ưu điểm và hạn chế trong việc phát triển dịch vụ phi tín dụng của các NHTM Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận án đề ra các giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng của các NHTM Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng: Dịch vụ phi tín dụng của các NHTM Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Các dịch vụ phi tín dụng của các NHTM Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án dựa trên phương pháp điều tra thống kê, phương pháp phân tích, so sánh, quy nạp, tổng hợp, logic, duy vật biện chứng, so sánh giữa lý thuyết và thực tế, kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng cùng tham khảo các tài liệu để thực hiện nghiên cứu. Nghiên cứu điều tra thực tế được thực hiện thông qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính thông qua lấy ý kiến chuyên gia dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo chất lượng dịch vụ phi tín dụng và tác động của nó đến sự hài lòng của khách hàng. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn thông qua mạng Internet. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo nội dung của luận án gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 1.1.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng Dịch vụ ngân hàng là các nghiệp vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng những tiện ích theo nhu cầu của khách hàng như nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán, các dịch vụ về ngoại hối, bảo lănh, tư vấn 1.1.2. Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ ngân hàng 5 1.1.3. Phân loại dịch vụ ngân hàng theo tính chất nguồn thu 1.1.3.1. Dịch vụ tín dụng 1.1.3.1. Dịch vụ phi tín dụng + Dịch vụ tiền gửi, tài khoản thanh toán và ngân quỹ + Dịch vụ thẻ + Dịch vụ ngân hàng điện tử + Dịch vụ kinh doanh ngoại hối + Dịch vụ bảo lãnh (thu phí) + Dịch vụ ủy thác + Dịch vụ tư vấn + Dịch vụ ngân hàng giám sát + Dịch vụ môi giới tiền tệ + Các dịch vụ phi tín dụng khác 1.2. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG 1.2.1. Khái niệm dịch vụ phi tín dụng Dịch vụ phi tín dụng là các dịch vụ ngân hàng mang lại nguồn thu cho các ngân hàng ngoài nguồn thu từ lãi tín dụng thể hiện qua các khoản thu từ dịch vụ tài khoản thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ lảo lãnh thu phí, dịch vụ tư vấn, dịch vụ ủy thác, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ 1.2.2. Phát triển dịch vụ phi tín dụng 1.2.2.1. Khái niệm sự phát triển dịch vụ phi tín dụng Quan điểm của tác giả về phát triển dịch vụ phi tín dụng như sau: + Phát triển cả chiều rộng và chiều sâu: Mỗi ngân hàng ngay từ đầu phải xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống dịch vụ phi tín dụng. Đối với các dịch vụ phi tín dụng hiện có, cần hoàn thiện theo hướng áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, khai thác tối đa hiệu quả từ các dịch vụ này để củng cố lòng tin đối với khách hàng và tối đa hóa hiệu quả đầu tư. Mặt khác, để phát triển nền khách hàng, mở rộng thị trường cũng cần phải tiếp cận với công nghệ mới. Tuy nhiên, không nên đầu tư dàn trải sẽ lãng phí và hiệu quả không cao. Vì vậy cần phải kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu, đảm bảo đa dạng hóa dịch vụ gắn với chất lượng dịch vụ. + Phát triển phù hợp với khả năng kiểm soát và nhu cầu thị trường: Bản thân ngân hàng kiểm soát được rủi ro phát sinh và đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Nếu phát triển ồ ạt, quá nóng, ngoài tầm kiểm soát có thể dẫn đến tình trạng mất an toàn ở một khâu, một bộ phận hay ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của ngân hàng. 1.2.2.2. Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại + Đối với ngân hàng - Dịch vụ phi tín dụng có khả năng đem lại lợi nhuận cao cho các ngân hàng do chi phí thấp. - Dịch vụ phi tín dụng không đòi hỏi các ngân hàng sử dụng nhiều nguồn vốn - Dịch vụ phi tín dụng giúp các ngân hàng hạn chế rủi ro vì tương đối an toàn và rủi ro thấp - Dịch vụ phi tín dụng giúp các ngân hàng quan tâm việc tuyển chọn và đào tạo lại cán bộ - Dịch vụ phi tín dụng giúp các ngân hàng quan tâm quảng bá thương hiệu và khảo sát nhu cầu thị trường - Phát triển dịch vụ phi tín dụng là phù hợp với xu thế phát triển của ngành ngân hàng 6 - Dịch vụ phi tín dụng giúp các ngân hàng hợp tác cùng phát triển + Đối với nền kinh tế: - Đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng đang ngày một tăng cao của nền kinh tế - Yêu cầu hiện đại hóa hoạt động ngân hàng đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển nền kinh tế hiện đại 1.2.2.3. Nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ phi tín dụng Những nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ phi tín dụng của NHTM chia thành 2 nhóm: + Nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng Một là, năng lực tài chính Hai là, hạ tầng công nghệ thông tin Ba là, năng lực quản trị điều hành và chiến lược nguồn nhân lực hiệu quả Bốn là, kênh phân phối Năm là, chính sách khách hàng + Nhân tố xuất phát từ môi trường bên ngoài Một là, cơ sở pháp lý Hai là, mức độ hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh trong nội bộ ngành Ba là, tăng trưởng phát triển kinh tế và môi trường xã hội Bốn là, tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội Năm là, nhu cầu của khách hàng Sáu là, chính sách của chính phủ Bảy là, đối thủ cạnh tranh 1.2.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển dịch vụ phi tín dụng Mức độ phát triển dịch vụ phi tín dụng được đo lường bằng các tiêu chí sau: Thứ nhất, nhóm các chỉ tiêu phản ánh phát triển dịch vụ phi tín dụng về quy mô + Mức độ gia tăng doanh số và thu nhập cho ngân hàng + Sự gia tăng số lượng khách hàng và thị phần + Số lượng dịch vụ Thứ hai, nhóm các chỉ tiêu phản ánh phát triển dịch vụ phi tín dụng về chất lượng dịch vụ + Tăng tiện ích và an toàn cho sản phẩm + Mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng + Danh tiếng và thương hiệu của ngân hàng cung cấp Việc đánh giá và đo lường nhóm các chỉ tiêu phản ánh phát triển dịch vụ ngân hàng về chất lượng có thể thể hiện qua các mô hình và đo lường cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng. Theo các nghiên cứu trước đây, chất lượng dịch vụ ngân hàng thường được đo lường theo mô hình SERVQUAL (gồm năm thành phần), mô hình SERVPERF và mô hình FSQ & TSQ. - Mô hình SERVQUAL (gồm năm thành phần) Thành phần Tin cậy Thành phần Đáp ứng Thành phần Phương tiện hữu hình Thành phần Năng lực phục vụ Thành phần Đồng cảm 7 1.2.3. Các rủi ro trong phát triển dịch vụ phi tín dụng 1.2.3.1. Rủi ro thanh khoản 1.2.3.2. Rủi ro lãi suất 1.2.3.3. Rủi ro tỷ giá 1.2.3.4. Rủi ro tác nghiệp 1.2.3.5. Rủi ro công nghệ và hoạt động 1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌC CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 1.3.1. Kinh nghiệm trong việc phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng trên thế giới 1.3.1.1. Hang Seng Bank (Hồng Kông) 1.3.1.2. Standard Chartered 1.3.1.3. Citibank (Nhật Bản) 1.3.2. Bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam Một là, xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý đối với dịch vụ ngân hàng, nhất là dịch vụ ngân hàng điện tử. Hai là, tạo lập cơ sở vật chất cần thiết cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng, nhất là các công cụ, phương tiện gắn liền và dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. Ba là, phát triển và nâng cao năng lực quản trị điều hành và tính chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên ngân hàng. Bốn là, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, kết nối giữa hiện đại hóa dịch vụ truyền thống với dịch vụ hiện đại. Năm là, chú trọng đúng mức và phát triển hợp lý mạng lưới. Sáu là, có chính sách khách hàng đúng đắn. Bảy là, chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá những tiện ích của dịch vụ ngân hàng trong công chúng. Tám là, xây dựng phương thức giá cả hợp lý. Kết luận chương 1: Trong chương 1, luận án đã trình bày tổng hợp có hệ thống những lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng, dịch vụ phi tín dụng của các NHTM, kinh nghiệm phát triển dịch vụ phi tín dụng của một số NHTM trên thế giới và bài học cho các NHTM Việt Nam. Trong phần tổng quan về dịch vụ ngân hàng, luận án đã đề cập đến khái niệm về dịch vụ ngân hàng, đặc điểm của sản phẩm dịch vụ ngân hàng và phân loại dịch vụ ngân hàng theo tính chất nguồn thu. Phần tổng quan về dịch vụ phi tín dụng của luận án trình bày khái niệm dịch vụ phi tín dụng, phát triển dịch vụ phi tín dụng (phát triển về mặt quy mô và chất lượng dịch vụ) và các rủi ro trong kinh doanh dịch vụ phi tín dụng của các NHTM Việt Nam. Đặc biệt, trong phần phát triển dịch vụ phi tín dụng tác giả đề cập các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng và sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng mang tính ứng dụng cao nhằm xây dựng khung lý thuyết phục vụ cho việc nghiên cứu định lượng trong chương 2. Bên cạnh đó, luận án còn nêu lên một số bài học kinh nghiệm trong việc phát triển dịch vụ phi tín dụng ngân hàng trên thế giới qua đó rút ra 8 bài học chủ yếu có giá trị tham khảo đối với các NHTM Việt Nam. Những lý luận nêu trên hình thành cơ sở lý luận nhằm định hướng cho việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 8 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Tính đến thời điểm ngày 31/12/2011, hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm 1 Ngân hàng Phát triển, 1 Ngân hàng Chính sách Xã hội, 5 Ngân hàng thương mại Nhà nước kể cả 3 ngân hàng thương mại Nhà nước đã được cổ phần hóa có cổ phần chi phối của Nhà nước, 35 ngân hàng thương mại cổ phần, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh. Như vậy, tổng số các NHTM Việt Nam hiện nay là 40 ngân hàng. Hệ thống ngân hàng Việt Nam không ngừng mở rộng về quy mô, đa dạng về tính chất và đa dạng về loại hình sở hữu. Tuy nhiên, sự yếu kém của hệ thống ngân hàng Việt Nam thể hiện qua các điểm: Thứ nhất, mức dư nợ quá cao so với cung bậc hiện tại của nền kinh tế đi kèm với vấn đề nợ xấu; Thứ hai, khó khăn về thanh khoản thể hiện qua cuộc chạy đua lãi suất trong thời gian qua; Thứ ba, các vấn đề yếu kém về quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro, hoạt động kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả. 2.1.1. Năng lực tài chính 2.1.1.1. Vốn và hệ số an toàn toàn vốn của ngân hàng thương mại + Vốn của ngân hàng thương mại Năm 2011, vốn điều lệ bình quân của các NHTM Việt Nam là 6.043 tỷ đồng (tương đương 290 triệu USD - theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố ngày 31/12/2011). Hiện có 14/40 ngân hàng có vốn điều lệ trên 5.000 tỷ đồng, trong đó có 7 ngân hàng vốn điều lệ trên 10.000 tỷ đồng là Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam (21.511 tỷ đồng), NHTM cổ phần Công thương Việt Nam (20.230 tỷ đồng), NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (19.698 tỷ đồng), NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (12.947 tỷ đồng), NHTM cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (12.355 tỷ đồng), NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín (10.740 tỷ đồng), NHTM cổ phần Sài Gòn (10.584 tỷ ðồng). Đến ngày 31/12/2011, còn 3 ngân hàng nhỏ có vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng là NHTM cổ phần xăng dầu Petrollimex (1.000 tỷ đồng), NHTM cổ phần Bảo Việt (1.500 tỷ đồng) và NHTM cổ phần Sài Gòn Công thương 2.460 tỷ đồng). + Hệ số CAR Bảng 2.4: Hệ số CAR của các ngân hàng thương mại Việt Nam ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 Hệ số CAR 8,94 9,53 11,02 11,92 Nguồn: Báo báo phân tích công ty chứng khoán [12] 2.1.1.2. Chất lượng tài sản có Trong thời gian qua, các NHTM tăng trưởng tín dụng nóng đặc biệt là hoạt động cho vay trung và dài hạn đặc biệt là cho vay các dự án, cho vay bất động sản đã làm nợ xấu của các NHTM đang là nỗi lo của nền kinh tế Việt Nam. Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ĐVT: % Tên ngân hàng Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Tỷ lệ nợ xấu 1,6 2,1 2,6 3,0 3,3 Nguồn: Báo cáo ngành qua các năm của NHNN [42] 9 2.1.1.3. Kết quả kinh doanh + Thứ nhất, về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.9: Kết quả hoạt động kinh doanh các ngân hàng thương mại Việt Nam ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 2010 2011 1. Thu nhập hoạt động tín dụng 46.291 52.466 54.932 84.969 132.067 2. Lãi thuần từ dịch vụ phi tín dụng 8.377 10.722 11.743 14.202 12.707 3. Lãi thuần từ các hoạt động khác 5.674 7.658 12.698 12.364 6.470 4. Tổng thu nhập hoạt động (1+2+3) 60.342 70.846 79.373 111.535 151.244 5. Tổng chi phí hoạt động 17.016 21.041 29.844 43.945 57.926 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (5-6) 43.326 49.805 49.529 67.590 93.318 7. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 28.016 26.488 14.650 23.237 37.296 8. Lợi nhuận trước thuế (6-7) 15.310 23.317 34.879 44.353 56.022 Nguồn: Báo cáo thường niên tại 38 NHTM Việt Nam và xử lý của tác giả [8, 10, 11] Năm 2011 là một năm kinh doanh khó khăn cho các NHTM trên thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của một số NHTM cho thấy các ngân hàng đã các NHTM đều tăng trưởng lợi nhuận qua các năm. Thứ hai, về cơ cấu thu nhập hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thu nhập hoạt động các ngân hàng thương mại Việt Nam 76,7 13,9 9,4 74,1 15,1 10,8 69,2 14,8 16,0 76,2 12,7 11,1 87,3 8,4 4,3 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% % 2007 2008 2009 2010 2011Năm Lãi thuần từ các hoạt động khác Lãi thuần từ hoạt động phi tín dụng Thu nhập từ hoạt động tín dụng Nguồn: Báo cáo thường niên tại 38 NHTM Việt Nam và xử lý của tác giả [8, 10, 11] 10 Bảng 2.11: Lãi thuần từ dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 2010 2011 1. Lãi thuần từ dịch vụ thanh toán 1.236 2.331 3.739 5.687 6.208 2. Lãi thuần từ dịch vụ ngân quỹ 145 238 355 765 882 3. Lãi thuần từ dịch vụ bảo lãnh 547 1.098 1.599 2.018 2.752 4. Lãi thuần từ dịch vụ ủy thác 26 53 101 397 303 5. Lãi thuần từ dịch vụ tư vấn 15 6 150 112 24 6. Lãi thuần từ dịch vụ khác 1.822 2.199 2.560 3.338 2.332 I. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ (1->6) 3.791 5.925 8.504 12.318 12.500 II. Lãi thuần t
Tài liệu liên quan