Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư tại Sở tài chính Thành phố Đà Nẵng

1. Lý do chọn đề tài Chi ngân sách Nhànớccủa Việt Nam cómột loạivốncũng mang tính chất đầutư xâydựngcơbản nhưnglại đợc quản lý như một loạivốn riêng. Đó làvốnsự nghiệp có tính chất đầutư xây dựng. Thựctế triển khai công tác quản lývốnsự nghiệp có tính chất đầutư xâydựng theo chính sách chế độcủa Nhànớc hiện nayvẫn tồn tại những khó khăn, hạn chế Xuất pháttừ thực tiển đó, việc nghiêncứu công tác quản lý vốnsự nghiêp có tính chất đầutư nhằm hoàn thiện công tác quản lý hếtsứccần thiết. Dovậy, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lývốnsự nghiệp có tính chất đầutưtạiSở Tài chính thành phố Đà Nẵng”cho luận văntốt nghiệp caohọc. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa các lý luậnvề quản lývốnsự nghiệp có tính chất đầutưtừ ngân sách nhànớc; Phân tích thực trạng công tác quản lývốnsự nghiệp có tính chất đầutư xâydựngtừ đó đánh giá nhữngkết quả vàhạn chế và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lývốnsự nghiệp có tính chất đầutư trên địa bàn thành phố Đà Nẵngdới góc độcủaSở tài chính.

pdf26 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 939 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư tại Sở tài chính Thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TÁN THỊ MIÊN THẢO HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN SỰ NGHIỆP CÓ TÍNH CHẤT ĐẦU TƯ TẠI SỞ TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng Mã số : 60.34.20 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng – Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Công Phương Phản biện 2: TS. Tống Thiện Phước Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại Học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 1 năm 2015. Có thể tìm hiểu Luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chi ngân sách Nhà nước của Việt Nam có một loại vốn cũng mang tính chất đầu tư xây dựng cơ bản nhưng lại được quản lý như một loại vốn riêng. Đó là vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. Thực tế triển khai công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng theo chính sách chế độ của Nhà nước hiện nay vẫn tồn tại những khó khăn, hạn chế Xuất phát từ thực tiển đó, việc nghiên cứu công tác quản lý vốn sự nghiêp có tính chất đầu tư nhằm hoàn thiện công tác quản lý hết sức cần thiết. Do vậy, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư tại Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng”cho luận văn tốt nghiệp cao học. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa các lý luận về quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư từ ngân sách nhà nước; Phân tích thực trạng công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng từ đó đánh giá những kết quả và hạn chế và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng dưới góc độ của Sở tài chính. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lí luận về công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và thực trạng công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư tại Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu từ khâu lập dự toán đến quyết toán nguồn vốn này dưới góc độ chủ thể quản lý là Sở Tài chính giai đoạn 2009-2013 4. Phương pháp nghiên cứu Trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tác giả đề tài sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, 2 so sánh, đánh giá hoạt động quản lý vốn đầu tư trên địa bàn. 5. Về ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Qua nghiên cứu đã khái quát những ưu điểm, những hạn chế của công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư tại Sở Tài chính. Từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát ngân sách trong những năm đến. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc ngân sách thành phố Đà Nẵng . Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc ngân sách thành phố Đà Nẵng. 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài quản lý vốn sự nghiệp này, tác giả tham khảo nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan như: - Một số luận văn có cùng đề tài nghiên cứu - Một số cuốn sách về giáo trình Quản lý tài chính công của PGS.TS Dương Đăng Chinh; Một số vấn đề về kinh tế tài chính Việt Nam của Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính; - Tác giả cũng tham khảo thêm một số tài liệu có tính thực tiển hơn, bao gồm: Luật Ngân sách Nhà nước; Nghị định về quản lý đầu tư xây dựng; Các thông tư hướng dẫn; Báo cáo tình hình chi ngân sách hàng năm của ngân sách Thành phố Đà Nẵng. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN SỰ NGHIỆP CÓ TÍNH CHẤT ĐẦU TƯ CỦA NSNN 1.1. VỐN SỰ NGHIỆP CÓ TÍNH CHẤT ĐẦU TƯ TRONG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1.1 . Khái niệm và nội dung của chi ngân sách nhà nước Chi NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước. Thực chất của nó là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho các nhiệm vụ của Nhà nước. Hệ thống ngân sách nhà nước: Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp ngân sách, giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau đã được xác định bởi sự thống nhất về cơ sở kinh tế - chính trị, bởi pháp chế và các nguyên tắc tổ chức của Nhà nước. Ở nước ta, theo quy định của Luật NSNN, hệ thống ngân sách ở nước ta bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Các khoản chi trên được sử dụng từ hai nguồn chính là ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu phí, lệ phí, hoạt động kinh doanh được trích để lại. 1.1.2. Vai trò và đặc điểm vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng a. Khái niệm Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng là vốn từ ngân sách cấp cho các đơn vị hành chính sự nghiệp để chi sửa chữa, cải tạo, mở rộng nâng cấp cơ sở vật chất, duy tu bảo dưỡng công trình cầu, đường hiện có nhằm phục hồi và tăng giá trị của tài sản cố định. b. Vai trò của vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng dùng để sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có của các 4 cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, duy tu bảo dưỡng các công trình cầu, đường nhằm phục hồi và tăng giá trị của tài sản cố định. Để tổ chức quản lý giám sát các khoản chi chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả cao, muốn vậy cần phải quan tâm các mặt sau: - Quản lý chi phải gắn chặt với việc bố trí các khoản chi làm cơ sở cho việc quản lý xây dựng quy chế kiểm tra, kiểm soát - Đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí và quản lý các khoản chi tiêu ngân sách nhà nước. - Quản lý chi phải thực hiện các biện pháp đồng bộ, kiểm tra giám sát trước, trong và sau khi chi. - Phân cấp quản lý các khoản chi cho các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức trên cơ sở phải phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển KT-XH của các cấp theo Luật NSNN để bố trí các khoản chi cho thích hợp. - Quản lý chi ngân sách nhà nước phải kết hợp quản lý các khoản chi ngân sách thuộc vốn nhà nước với các khoản chi thuộc nguồn của các thành phần kinh tế để tạo sức mạnh tổng hợp, nâng cao hiệu quả chi. 1.2.2. Nội dung quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư Quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư là một trong rất nhiều nội dung của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài chính công mà cụ thể là quản lý một loại vốn thuộc Ngân sách Nhà nước. Sản phẩm của vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư là các công trình xây dựng gắn liền với đất xây dựng công trình. Vì vậy, chúng ta cần xem xét trên hai góc độ: - Xét trên góc độ quản lý hành chính Nhà nước - Xét trên góc độ quản lý tài chính Nhà nước Đồng thời, quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng là nội dung quản lý các dự án, công trình xây dựng sử dụng loại vốn này. Vì vậy, nó được thực hiện đồng bộ với các nội dung khác như quản lý thiết kế xây dựng, kỹ thuật, chất lượng công trình của 5 quản lý đầu tư và xây dựng nói chung và được tiến hành theo đúng trình tự đầu tư và xây dựng bao gồm 3 giai đoạn: + Chuẩn bị đầu tư + Thực hiện đầu tư + Kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng 1.2.3. Chu trình quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư Tháng 7 năm trước năm kế hoạch, các Chủ đầu tư lập kế hoạch nhu cầu vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư gửi Sở Tài chính thẩm định. Sở Tài chính phối hợp Sở kế hoạch và Đầu tư dự kiến kinh phí. Sau khi đã thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính sẽ trình UBND thành phố nguồn kinh cần bố trí cho Chủ đầu tư. UBND thành phố xem xét và lập phương án phân bổ vốn trình HĐND thành phố quyết nghị. Sau đó UBND thành phố phân bổ và quyết định giao kế hoạch vốn chi tiết để triển khai thực hiện. Trên cơ sở kế hoạch vốn (tổng hợp) đã được UBND thành phố giao, Chủ đầu tư sẽ tiến hành phân bổ chi tiết trình Sở Tài chính và UBND thành phố phê duyệt danh mục chi tiết các công trình. 1.2.4. Công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư tại Sở Tài chính a. Chức năng quản lý nhà nước của Sở Tài chính đối với vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư Để việc quản lý chi ngân sách nhà nước có hiệu quả cao cần phải quan tâm các mặt sau: - Quản lý chi phải gắn chặt với việc bố trí các khoản chi làm cõ sở kiểm tra, kiểm soát - Ðảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả - Quản lý chi phải thực hiện các biện pháp kiểm tra giám sát - Phân cấp quản lý các khoản chi cho các cấp chính quyền địa phương - Thực hiện kết hợp quản lý các khoản chi ngân sách thuộc vốn 6 nhà nước với các khoản chi thuộc nguồn của các thành phần kinh tế. b. Nội dung công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư tại Sở Tài chính Quy trình quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị từ khâu lập dự toán (Chủ đầu tư, Ban quản lý, Sở Tài chính), thanh toán vốn (Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng), quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành (Sở Tài chính). Tuy nhiên, dưới góc độ quản lý nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư tại Sở Tài chính chỉ nghiên cứu các nội dung sau: b1. Lập và thông báo kế hoạch vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư - Công tác lập kế hoạch được thực hiện trên scác nội dung sau: + Căn cứ lập kế hoạch + Nguyên tắc phân bổ vốn cho các dự án trong kế + Thời hạn hoàn thành việc phân bổ và giao dự toán ngân sách - Thẩm tra phân bổ vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư: b2. Công tác quyết toán vốn đầu tư - Quyết toán vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư theo niên độ ngân sách - Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành * Thẩm quyền phê duyệt quyết toán * Kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành * Thẩm tra quyết toán đối với dự án đã kiểm toán báo cáo quyết toán * Thẩm tra quyết toán đối với dự án không kiểm toán quyết toán * Phê duyệt quyết toán: Trình tự thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành: theo 4 bước như sau: Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ báo cáo quyết toán. 7 Bước 2: Xác định hình thức tổ chức thẩm tra quyết toán. Bước 3: Tổ chức thẩm tra quyết toán. Bước 4: Tổng hợp báo cáo thẩm tra và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án. b3. Kiểm soát trong công tác quản lý vốn đầu tư thuộc NSNN - Kiểm soát trong quản lý - Các loại hình kiểm soát * Kiểm soát phát hiện * Kiểm soát hành chính * Kiểm soát kế toán * Kiểm soát trước * Kiểm soát hiện hành hay kiểm soát tác nghiệp * Kiểm soát sau khi tác nghiệp * Kiểm soát nội bộ c. Tiêu chí đánh giá kết quả công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư tại Sở Tài chính c1. Đối với công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn c2. Đối với công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành d. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư tại Sở Tài chính - Chế độ, chính sách của Nhà nước - Cơ chế tổ chức, phối hợp - Môi trường quản lý - Hệ thống kế toán, tiêu chuẩn, chế độ, định mức - Năng lực, trình độ cán bộ, ứng dụng công nghệ 8 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Như vậy qua nội dung của Chương 1 chúng ta đã tìm hiểu về các vấn đề lý luận cơ bản về vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư, các khái niệm, nội dung công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và nội dung của Chương này cũng chỉ ra được cụ thể những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư. Luận văn đã nêu cụ thể về chủ thể, đối tượng cũng như phương pháp kiểm soát các khâu của quá trình lập, kế toán, thanh, quyết toán vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư. Đây là những vấn đề lý luận cơ bản có tính nguyên tắc, là cơ sở để chúng ta xem xét, đối chiếu với thực tiễn kiểm soát công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc ngân sách thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua, qua đó có thể đánh giá những ưu, nhược điểm và kiến nghị, đề xuất các biện pháp thực hiện tốt hơn công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong thời gian đến. 9 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN SỰ NGHIỆP CÓ TÍNH CHẤT ĐẦU TƯ THUỘC NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1.1. Vài nét về thành phố Đà Nẵng 2.1.2. Khái quát tình hình đầu tư từ nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư của thành phố Đà Nẵng Trong chi thường xuyên giai đoạn 2009-2013, tổng chi từ nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư ngân sách thành phố là 551,547 tỷ đồng với khoảng 865 công trình, chiếm tỷ trọng không lớn, chỉ chiếm một con số khiêm tốn trong khoảng 4% trong tổng chi thường xuyên. Số lượng công trình và kinh phí đầu tư tăng dần qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ % chi phí đầu tư/tổng chi thường xuyên có xu hướng giảm dần qua các năm. Trong đó các công trình có tổng mức đầu tư từ 500 triệu trở lên chỉ chiếm khoảng 40% tổng số công trình (346 công trình). Kết quả: Tạo ra sự chuyên môn hóa công tác quản lý điều hành dự án, quy trình thực hiện dự án được thực hiện một cách bài bản, nề nếp Hạn chế: Việc phối hợp giữa Chủ đầu tư và Ban QLDA chuyên ngành chưa chặt chẽ nên ảnh hưởng đến công tác triển khai từ khâu lập, điều chỉnh kế hoạch, thực hiện dự án, tổng hợp quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, báo cáo .... 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN SỰ NGHIỆP CÓ TÍNH CHẤT ĐẦU TƯ THUỘC NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2009 ĐẾN 2013 2.2.1. Quy định về công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư của UBND thành phố Ngoài các quy định của trung ương, chính quyền thành phố đã 10 ban hành các quy định cụ thể về công tác mua sắm, quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố, gồm: - Quyết định số 10609/QĐ-UBND sngày 20/12/2008 của UBND thành phố v/v Quy định tạm thời về thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành bàn thành phố năm 2009. - Quyết định số 1643/QĐ-UBND ngày 10/3/2010 của UBND thành phố về việc Quy định thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố. - Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 12/02/2010 về ban hành Quy định một số vấn đề về mua sắm, quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố. Về nội dung các quy định, thành phố ban hành Quyết định quy định một số vấn đề về mua sắm quản lý đầu tư và xây dựng, cụ thể như sau: Phạm vi áp dụng: Quy định được áp dụng cho tất cả các dự án do UBND thành phố quản lý và quyết định đầu tư và được đầu tư từ các nguồn vốn: - Ngân sách Nhà nước, vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và vốn sẽ được hoàn trả bằng ngân sách nhà nước. Theo nội dung nghiên cứu của luận văn là quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư, trên cơ sở các hình thức quản lý được áp dụng, các đơn vị tiến hành thực hiện nhiệm vụ của mình theo từng nội dung cụ thể như sau: a. Đối với công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn b. Đối với công tác quản lý cấp phát, thanh toán vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư: Công tác này do Kho bạc Nhà nước triển khai thực hiện c. Đối với công tác quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách 11 d. Đối với công tác lập quyết toán và thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành đ. Đánh giá chung về ưu, nhược điểm của các quy định - Ưu điểm: Các quy định đã góp phần cụ thể hoá những nội dung quy định của Chính phủ và các Bộ ngành của Trung ương. Phân công, phân cấp nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho từng cá nhân, đơn vị. Có tác dụng tích cực trong việc giúp UBND thành phố kiểm soát nguồn vốn trong từng thời điểm. - Hạn chế: Chưa phù hợp với quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính trong kiểm soát và thanh toán vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư. Việc quy định Chủ đầu tư cấp Sở thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án do mình làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư dưới 0,5 tỷ đồng là chưa phù hợp 2.2.2. Thực trạng công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc ngân sách thành phố Đà Nẵng a. Công tác lập kế hoạch vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Kết quả Việc bố trí kế hoạch vốn cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu về vốn đầu tư cho các dự án, công trình Đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn và đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn: Việc thực hiện điều chuyển vốn nhằm sử dụng vốn có hiệu quả và đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn giữa các dự án trong cùng một chủ đầu tư, một Ban quản lý dự án. Hạn chế Sở Tài chính chưa có kế hoạch hướng dẫn các Ban quản lý, Chủ đầu tư lập kế hoạch sát với nhu cầu thực tế của đơn vị, gây khó khăn cho các cơ quan tổng hợp trong việc rà soát, xác định nhu cầu để tổng hợp trình HĐND thành phố và UBND thành phố phân bổ kế 12 hoạch vốn.Về trách nhiệm của Sở Tài chính trong công tác giám sát việc triển khai thực hiện chưa cao. Đồng thời chưa chủ động xây dựng cơ chế phối hợp và đảm bảo thực hiện với KBNN và Chủ đầu tư nên thường dẫn đến tình trạng khi cần số liệu để báo cáo cơ quan cấp trên thường phải đề nghị các chủ đầu tư, Kho bạc báo cáo số liệu. b. Công tác kiểm soát quyết toán vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư theo niên độ ngân sách, có hai trường hợp xảy ra - Các Chủ đầu tư trực tiếp chủ nhiệm điều hành dự án: Theo quy định của Bộ Tài chính thì hàng năm Chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư cùng với báo cáo tình hình quản lý sử dụng kinh phí theo quy định của chế độ kế toán của đơn vị hành chính sự nghiệp theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC - Các công trình do Ban quản lý chuyên ngành thực hiện: Theo quy định của Bộ Tài chính thì hàng năm đầu tư, Ban QLDA có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư hàng năm theo quy định của chế độ kế toán đơn vị Chủ đầu tư ban hành kèm theo Quyết định số 214/2000/QĐ-BTC ngày 28/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính - Công tác kiểm soát trong tổng hợp, thẩm định quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách tại Sở Tài chính: Thực hiện theo hướng dẫn chung của Bộ Tài chính tại Quyết định 19/2006/QĐ-BTC về quy định chế độ kế toán của đơn vị hành chính sự nghiệp và các Thông tư 59/2003/TT-BTC và số 210/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 về Hướng dẫn lập, thẩm định báo cáo quyết toán VĐT xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN theo niên độ ngân sách hàng năm. Để thực hiện nhiệm vụ này, Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng đã giao trách nhiệm cho Phòng Tài chính Hành chính sự nghiệp thuộc Sở là bộ phận trực tiếp thực hiện công tác thẩm tra quyết toán theo niên độ ngân sách. 13 Về nội dung thẩm tra quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách tại Sở Tài chính thực hiện theo hướng dẫn chung của Bộ Tài chính tại Quyết định 19/2006/QĐ-BTC về quy định chế độ kế toán của đơn vị hành chính sự nghiệp và các Thông tư 59/2003/TT- BTC và Thông tư 210/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 về Hướng dẫn lập, thẩm định báo cáo quyết toán vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN theo niên độ ngân sách hàng năm. Kết quả: Cơ bản thực hiện công tác quyết toán vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư đảm bảo theo quy định của Bộ Tài chính.Việc quyết toán vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư theo niên độ ngân sách của các đơn vị được tiến hành cùng với quyết toán ngân sách của các đơn vị hành chính sự nghiệp tạo tính linh hoạt, đơn giản, tinh gọn cho các đơn vị khi tổng hợp số liệu cũng như nộp hồ sơ để quyết toán tại Sở Tài chính (tiến hành một lần). Hạn chế: Chưa có biện pháp đôn đốc, xử lý nghiêm đối với các Chủ đầu tư, Ban quản lý lập không đầy đủ các biểu mẫu như quy định hoặc không nộp báo cáo đúng thời gian yêu cầu. Ngoài ra, các biểu mẫu báo cáo quyết toán theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC và Thông tư số 210/2010/TT-BTC có nhiều biểu mẫu còn trùng lắp nội d
Tài liệu liên quan