Tổng quan hoạt động nghiên cứu khoa học giai đoạn 2015-2020 của Viện Sinh thái học miền Nam

Viện Sinh thái học Miền Nam, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, được thành lập từ năm 2012 là đơn vị có chức năng nghiên cứu và bảo tồn các hệ sinh thái và các loài động, thực vật quý hiếm, quan trọng ở phía Nam Việt Nam. Hiện tại, tổng số lao động của Viện là 30 người, trong đó có 11 biên chế. Chức năng, nhiệm vụ chính của Viện bao gồm: - Điều tra, nghiên cứu về cấu trúc và chức năng các hệ sinh thái, sinh thái học cá thể, sinh thái học quần thể và sinh thái nhân văn; - Nghiên cứu khu hệ động vật, thực vật và nấm ở các tỉnh phía nam; phát hiện, đánh giá, kiến nghị các biện pháp phục hồi, phát triển các loài thực vật, động vật, nấm có nguy cơ bị đe dọa, bảo vệ nguồn gen; - Nghiên cứu những tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học, đề xuất phương hướng giảm thiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu; - Nghiên cứu, đánh giá nguồn tài nguyên sinh vật của các hệ sinh thái trên cạn, thủy vực, đưa ra các biện pháp quản lý, sử dụng bền vững các hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật; - Nghiên cứu, phát hiện các hệ sinh thái nhạy cảm, dự báo diễn thế sinh thái, đề xuất phương hướng sử dụng hợp lý, cải tạo, phục hồi các hệ sinh thái; - Giáo dục và nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học và phát triển bền vững; - Dịch vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật; - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu chuyên ngành sinh thái và tài nguyên sinh vật.

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan hoạt động nghiên cứu khoa học giai đoạn 2015-2020 của Viện Sinh thái học miền Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIAI ĐOẠN 2015-2020 CỦA VIỆN SINH THÁI HỌC MIỀN NAM Lưu Hồng Trường Viện Sinh thái học miền Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Email: hongtruongluu@gmail.com Viện Sinh thái học Miền Nam, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, được thành lập từ năm 2012 là đơn vị có chức năng nghiên cứu và bảo tồn các hệ sinh thái và các loài động, thực vật quý hiếm, quan trọng ở phía Nam Việt Nam. Hiện tại, tổng số lao động của Viện là 30 người, trong đó có 11 biên chế. Chức năng, nhiệm vụ chính của Viện bao gồm: - Điều tra, nghiên cứu về cấu trúc và chức năng các hệ sinh thái, sinh thái học cá thể, sinh thái học quần thể và sinh thái nhân văn; - Nghiên cứu khu hệ động vật, thực vật và nấm ở các tỉnh phía nam; phát hiện, đánh giá, kiến nghị các biện pháp phục hồi, phát triển các loài thực vật, động vật, nấm có nguy cơ bị đe dọa, bảo vệ nguồn gen; - Nghiên cứu những tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học, đề xuất phương hướng giảm thiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu; - Nghiên cứu, đánh giá nguồn tài nguyên sinh vật của các hệ sinh thái trên cạn, thủy vực, đưa ra các biện pháp quản lý, sử dụng bền vững các hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật; - Nghiên cứu, phát hiện các hệ sinh thái nhạy cảm, dự báo diễn thế sinh thái, đề xuất phương hướng sử dụng hợp lý, cải tạo, phục hồi các hệ sinh thái; - Giáo dục và nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học và phát triển bền vững; - Dịch vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật; - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu chuyên ngành sinh thái và tài nguyên sinh vật. 1. Kết quả thực hiện đề tài, nhiệm vụ KHCN các cấp Trong giai đoạn 2015-2020, Viện đã và đang thực hiện nhiều đề tài KHCN các cấp như: - Đã triển khai thực hiện 10 đề tài KHCN cấp Nhà nước gồm 03 đề tài độc lập cấp nhà nước; 03 đề tài nghiên cứu cơ bản thuộc Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia (NAFOSTED); 01 đề tài thuộc Chương trình KHCN Vũ trụ, 01 đề tài thuộc Dự án Bộ sưu tập mẫu vật Quốc gia về thiên nhiên Việt Nam (2015-2021) và 01 đề tài thuộc Chương trình Tây Nguyên 3. - Trong số các đề tài độc lập cấp nhà nước có 02 đề tài được thực hiện tại các khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) thế giới, bao gồm KDTSQ Langbiang (Mã số ĐTĐL.XH.11/15 - DOI: 10.15625/vap.2020.00138 177 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN đã nghiệm thu) - tỉnh Lâm Đồng và KDTSQ Cần Giờ - TP. Hồ Chí Minh (Mã số ĐTĐL.CN -27/17 - đang thực hiện). Các đề tài này tập trung nghiên cứu các mô hình và cơ chế kết hợp giữa bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế, đặc biệt kinh tế du lịch nhằm hỗ trợ các KDTSQ xây dựng mô hình phát triển bền vững. 01 đề tài thực hiện tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng (Mã số ĐTĐL.CN-26/15 - đã nghiệm thu) nghiên cứu bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm. Chà vá chân nâu tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà Đẳng sâm được nhân giống và trồng trong nhà kính - Kết quả Đề tài ĐTĐL.XH.11/15 Sản phẩm của Đề tài ĐTĐL.CN -27/17 phục vụ phát triển du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn các loài chim quý hiếm tại Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ 178 ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC - 04 Đề tài KHCN cấp Viện Hàn lâm KHCNVN gồm 02 đề tài theo các hướng ưu tiên gồm “Xây dựng bộ dữ liệu đa dạng sinh học làm cơ sở quy hoạch thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Tây Giang, tỉnh Quảng Nam” (Mã số: VAST04.08/16-17, nghiệm thu năm 2017) và đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh thái các loài thực vật xâm hại tại VQG Tràm Chim, U Minh Thượng, Mũi Cà Mau và đề xuất các giải pháp kiểm soát và ngăn chặn” (Mã số: VAST04.05/14-15, nghiệm thu 2016) là những đề tài có tính ứng dụng cao, phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế - xã hội, du lịch sinh thái, - Ngoài ra Viện cũng thực hiện 01 đề tài độc lập trẻ, 01 đề tài ứng dụng công nghệ đặt hàng và 13 Đề tài KHCN cấp cơ sở gồm cả 02 đề tài cấp cơ sở trẻ. 2. Kết quả ứng dụng, chuyển giao công nghệ Từ các kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án, một số kết quả ứng dụng đã được Viện đã được chuyển giao cho các địa phương như: - Chuyển giao quy trình nhân giống và trồng cây dược liệu Đẳng Sâm cho cộng đồng đồng bào bản địa thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng (kết quả của Đề tài ĐTĐL.XH.11/15); chuyển giao quy trình phục hồi rạn san hô/thảm cỏ biển (kết quả Đề tài ĐTĐL.CN-26/15). Ngoài ra, Viện cũng chuyển giao quy trình đánh giá nhanh các loài cây ngoại lai xâm hại phục vụ việc kiểm soát và ngăn chặn sớm (kết quả của đề tài VAST04.05/14-15). - Viện cũng xây dựng được hệ thống ô mẫu định vị 20 ha tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà phục vụ nghiên cứu hệ sinh thái rừng tự nhiên và đa dạng sinh học. Từ ô mẫu này, Viện đã xin được nguồn tài trợ trị giá 124.000 USD của Viện Nghiên cứu rừng nhiệt đới Smithsonian, Hoa Kỳ (thực hiện năm 2019-2020) và tiếp tục xin được 01 đề tài Nghị định thư hợp tác với Hoa Kỳ, thực hiện 2020-2022, nhằm duy trì dự án nghiên cứu dài hạn biến động của hệ sinh thái rừng tự nhiên và đa dạng sinh học thông qua hệ thống ô mẫu định vị ở miền Nam, Việt Nam. - Xây dựng và chuyển giao cơ sở dữ liệu số về đa dạng sinh học theo tiêu chuẩn quốc tế (Global Biodiversity Information Facility) cho các cơ quan địa phương áp dụng trong quản lý, bảo tồn và phát triển tài nguyên sinh học như chyển giao cơ sở dữ liệu cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên (2015), Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai & Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (2017), Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang và JICA (Nhật Bản), Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng (2020). - Xây dựng và chuyển giao hệ thống quan trắc đa dạng sinh học cho các địa phương như Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà (vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang) (bắt đầu thực hiện từ năm 2018), vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà (từ năm 2018) và miền Nam Việt Nam (từ năm 2008). 3. Công bố khoa học Trong giai đoạn 2015-2020, Viện công bố được tổng cộng 75 bài báo quốc tế thuộc danh sách SCI/SCI-E, 20 bài báo quốc tế có mã ISSN và 18 bài báo trên các tạp chí trong 179 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN nước (11 bài trên tạp chí của VAST). Những năm gần đây, Viện đã tham gia công bố trên nhiều tạp chí quốc tế danh tiếng Nature Ecology & Evolution (Impact factor 2018: 10.965), Tạp chí Molecular Ecology (hệ số impact factor: 5,855) và Ecology and Evolution (hệ số Impact factor: 2,32). Năm 2019, Viện cũng là đơn vị đứng đầu trong Viện Hàn lâm KHCNVN về xuất bản và công bố khoa học. Viện cũng biên soạn và xuất bản các tài liệu (sách chuyên khảo) phục vụ nghiên cứu và tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học cho các địa phương, bao gồm các cuốn: Đa dạng sinh học Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang (2019); Đa dạng sinh học rừng tỉnh Khánh Hòa - Phần 1: Thực vật (2019); Đa dạng sinh học rừng tỉnh Khánh Hòa - Phần 2: Động vật (2019); Giới thiệu cây thuốc tỉnh Đắk Nông (2020); Hệ thực vật Vườn Quốc gia Tràm Chim (2020). 4. Kết quả hoạt động hợp tác quốc tế Viện đã ký kết các biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác khoa học với các đối tác nước ngoài, bao gồm: như Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á (ATP), Tổ chức Indo-Myanmar Conservation (IMC); Viện Nghiên cứu Vườn thú và Động vật hoang dã Lebniz (Leibniz- IZW), CHLB Đức; Bảo tàng Tự nhiên Berlin-Đức để thực hiện Dự án Tiếp cận mới trong nghiên cứu, khám phá và đánh giá đa dạng sinh học (Vietbio); Vườn Thực vật Dr. Cecilia Koo (Đài Loan) để nghiên cứu dương xỉ vùng cao nguyên Langbiang; Tổ chức Global Wildlife Conservation (Hoa Kỳ) trong nghiên cứu tìm kiếm loài Cheo cheo lưng bạc; Tổ chức Botanic Gardens Conservation International (Anh) trong bảo tồn các loài Trà my đặc hữu của Việt Nam. Hợp tác quốc tế là một đặc điểm và thành tích nổi bật của Viện. Viện triển khai và thực hiện thành công nhiều đề tài/dự án hợp tác quốc tế và các dự án viện trợ, một số đề tài/dự án nổi bật gồm có: + Bảo tồn đa dạng sinh học và cải thiện sinh kế của người dân bản địa sống tại các vùng đệm của các khu bảo tồn phía Nam Việt Nam bằng giải pháp nâng cao chuỗi giá trị các loại lâm sản ngoài gỗ do KZE - CHLB Đức tài trợ (thực hiện 2020-2021); + Điều tra lặp lại và bảo dưỡng ô mẫu định vị 20 ha tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, Lâm Đồng do Viện Nghiên cứu rừng nhiệt đới Smithsonian tài trợ (thực hiện 2019- 2020); + Dự án quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững (Hợp phần 3) do JICA tài trợ giai đoạn 2016-2017 nhằm “Thiết lập một hệ thống tích hợp và hợp tác quản lý hệ sinh thái cho việc quản lý và bảo tồn bền vững của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang”; + Nâng cao hoạt động bảo tồn loài vượn trung bộ Nomascus annamensis và thành lập nhóm giám sát dựa vào cộng đồng ở sườn đông Trung Trường Sơn, Việt Nam do Đại học Colorado (Hoa Kỳ) tài trợ (thực hiện năm 2015-2016); + Nghiên cứu thực địa và bảo tồn các loài Trà mi (Camellia) ở miền Nam Việt Nam, do Botanic Gardens Conservation International tài trợ (thực hiện năm 2019-2021); 180 ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC + Khảo sát Cheo cheo, do Global Wildlife Conservation (Hoa Kỳ) tài trợ (thực hiện năm 2019); Dự án này đã sử dụng bẫy ảnh minh chứng cho sự tồn tại của loài Cheo cheo lưng bạc Tragulus versicolor trong thiên nhiên hoang dã ở Việt Nam. Phát hiện mới này có vai trò quan trọng trong công tác nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học vì Cheo cheo lưng bạc là loài thú móng guốc đặc hữu duy nhất của Việt Nam và là một trong 25 loài động vật mà tổ chức Global Wildlife Conservation xem là đã biến mất và cần được tìm lại cho thế giới. Phát hiện này cũng đem lại những hy vọng rằng các bên liên quan sẽ có kế hoạch bảo tồn loài này khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Trong giai đoạn tới, định hướng phát triển của Viện Sinh thái học miền Nam là thực hiện tốt chức năng nghiên cứu cơ bản, phát triển và ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực sinh thái học, khoa học môi trường, tài nguyên sinh vật và các lĩnh vực khoa học về sự sống liên quan khác theo quy định của pháp luật. Viện Sinh thái học miền Nam sẽ phát triển thành một đơn vị nghiên cứu khoa học mạnh, dẫn đầu về nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng về sinh thái, đa dạng sinh học và môi trường tại khu vực phía Nam, hỗ trợ đắc lực cho sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững. Cheo cheo lưng bạc chụp bằng bẫy ảnh 181
Tài liệu liên quan