Tổng quan về hoạt động nghiên cứu khoa học của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam giai đoạn 2016-2020

Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (TNVN) là đơn vị sự nghiệp văn hóa - khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, được thành lập tại Nghị định số 27/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 (nay là Nghị định 60/2017/NĐ-CP ngày 15/5/2017) của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Căn cứ vào Quyết định 86/2006/QĐ-TTg ngày 20/04/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên ở Việt Nam đến năm 2020 và Công văn số 86/TTg-KGVX ngày 19/01/2015 về việc chủ trương đầu tư Dự án Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, trong đó Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương xây dựng Bảo tàng TNVN thành bảo tàng thiên nhiên quốc gia đầu hệ có chức năng, năng lực nghiên cứu khoa học, sưu tầm, chế tác và trưng bày bảo quản mẫu vật thiên nhiên; nhằm lưu giữ các giá trị, trưng bày, bảo tồn lịch sử tự nhiên, giá trị thiên nhiên của Việt Nam và thế giới; góp phần nâng cao dân trí, ý thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên và môi trường, nâng cao lòng tự hào về thiên nhiên đất nước và quảng bá các giá trị thiên nhiên Việt Nam. Tiến tới kỷ niệm 45 năm thành lập Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, bài viết này tổng quan về các hoạt động nghiên cứu khoa học của Bảo tàng TNVN trong 5 năm gần đây.

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan về hoạt động nghiên cứu khoa học của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam giai đoạn 2016-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA BẢO TÀNG THIÊN NHIÊN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020 Nguyễn Trung Minh Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Email: ntminh66@gmail.com I. GIỚI THIỆU Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (TNVN) là đơn vị sự nghiệp văn hóa - khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, được thành lập tại Nghị định số 27/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 (nay là Nghị định 60/2017/NĐ-CP ngày 15/5/2017) của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Căn cứ vào Quyết định 86/2006/QĐ-TTg ngày 20/04/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên ở Việt Nam đến năm 2020 và Công văn số 86/TTg-KGVX ngày 19/01/2015 về việc chủ trương đầu tư Dự án Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, trong đó Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương xây dựng Bảo tàng TNVN thành bảo tàng thiên nhiên quốc gia đầu hệ có chức năng, năng lực nghiên cứu khoa học, sưu tầm, chế tác và trưng bày bảo quản mẫu vật thiên nhiên; nhằm lưu giữ các giá trị, trưng bày, bảo tồn lịch sử tự nhiên, giá trị thiên nhiên của Việt Nam và thế giới; góp phần nâng cao dân trí, ý thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên và môi trường, nâng cao lòng tự hào về thiên nhiên đất nước và quảng bá các giá trị thiên nhiên Việt Nam. Tiến tới kỷ niệm 45 năm thành lập Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, bài viết này tổng quan về các hoạt động nghiên cứu khoa học của Bảo tàng TNVN trong 5 năm gần đây. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIAI ĐOẠN 2016-2020 2.1. Nhân lực Bảo tàng TNVN hiện có đội ngũ cán bộ nghiên cứu được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn tốt. Bảo tàng có tổng số 60 cán bộ biên chế và hợp đồng lao động chuyên môn, trong đó có 05 nghiên cứu viên cao cấp, 11 nghiên cứu viên chính và tương đương; 44 nghiên cứu viên và tương đương; 06 phó giáo sư, 16 tiến sĩ, 22 thạc sĩ, 22 cử nhân. Bảo tàng TNVN ưu tiên cho cán bộ trẻ là chủ nhiệm các đề tài cấp cơ sở để tích lũy kinh nghiệm. Nhằm tạo động lực phấn đấu trong công tác nghiên cứu, Bảo tàng TNVN đã xây dựng quy chế khen thưởng đặc biệt đối với các bài báo công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín có chỉ số IF cao, cán bộ trẻ đạt được bằng ngoại ngữ quốc tế và cán bộ bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và cao học. 2.2. Kết quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ Trong 5 năm (2016-2020), Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã thực hiện 147 nhiệm vụ, đề tài, dự án; từ các kết quả của đề tài, dự án đã có 397 công trình được công bố trên DOI: 10.15625/vap.2020.00127 81 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN các tạp chí trong và ngoài nước có uy tín và sách chuyên khảo, trong đó có 254 bài báo quốc tế và Bảo tàng TNVN luôn đứng trong top 5 của Viện Hàn lâm KHCNVN về số lượng bài báo quốc tế trên một cán bộ biên chế của đơn vị. Trong giai đoạn này, các cán bộ của Bảo tàng TNVN đã công bố 01 phân giống mới, 01 giống mới, 122 loài mới và ghi nhận bổ sung 04 loài cho Việt Nam. Hơn nữa, Bảo tàng TNVN đã xuất bản các bộ sách đặc trưng cho hoạt động của Bảo tàng TNVN như “Cẩm nang về giám định mẫu địa chất” gồm 12 quyển, “Bộ quy chuẩn và quy trình thu thập mẫu sinh vật, địa chất và thổ nhưỡng”. Đặc biệt, năm 2018, Bảo tàng TNVN đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu giá trị di sản hang động, đề xuất xây dựng bảo tàng bảo tồn tại chỗ ở Tây Nguyên; lấy thí dụ hang động núi lửa ở Krông Nô, tỉnh Đắk Nông”, mã số TN17/T06, thuộc Chương trình Tây Nguyên giai đoạn 2016-2020 là một trong những đề tài có tính chất liên ngành giữa khoa học tự nhiên - khoa học xã hội và khoa học Trái đất - khoa học sự sống. Kết quả của đề tài đã gây “chấn động” giới khoa học trong nước và quốc tế. Trong quá trình khảo sát, khai quật và nghiên cứu các nhà khoa học khẳng định đã phát hiện di chỉ khảo cổ, đặc biệt là khai quật được di cốt người tiền sử, có niên đại khoảng 7.000 năm, trong hang động núi lửa Krông Nô. Việc phát hiện di cốt người cổ trong hang động núi lửa ở Tây Nguyên là một bước ngoặt của ngành cổ nhân học trong nước, có ý nghĩa và giá trị to lớn không chỉ ở Tây Nguyên, Việt Nam và Đông Nam Á, phát hiện còn có giá trị và thuộc loại hiếm gặp trong hang động núi lửa thế giới. Kết quả bước đầu sơ bộ của đề tài đã được giới truyền thông trong và ngoài nước đưa tin, cụ thể: có 5 báo giấy đăng tin bằng tiếng Việt và tiếng Anh (Báo: Thanh Niên, Viet Nam News, Thể thao Văn hóa, Tuổi trẻ và Tiền Phong), 46 báo điện tử, 12 bài tin Tiếng Anh (trong đó có 4 bài đăng trên các tạp chí quốc tế nổi tiếng như Archaeology - Archaeological Institute of America - Tạp chí của Viện Nghiên cứu Nhân chủng học Hoa Kỳ; Southeast Asian Archaeology - Tạp chí Nhân chủng học Đông Nam Á; Agencia Informativa Latinoamericana - Tạp chí của Mỹ La tinh; UIS Commission Volcanic Caves Newsletter No73) và có gần 10 hãng đưa tin (nhiều lần) với gần 20 buổi phát trên các kênh truyền hình VTV1, VTV2, VTV4, TTXVN, VTC,... Kết quả phát hiện mới này được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện khoa học công nghệ nổi bật năm 2018. Đây cũng là chứng cứ khoa học đầy thuyết phục, rất có giá trị để bổ sung một cách đầy đủ, chi tiết hơn vào hồ sơ trình UNESCO xem xét công nhận danh hiệu toàn cầu đối với công viên địa chất Đắk Nông và đối với du khách, đây sẽ là một trong những điểm tham quan thú vị mới. Về ứng dụng KHCN, Bảo tàng TNVN đã nhận chuyển giao phương pháp chế tác mẫu vật hiện đại “Nhựa hóa mẫu vật” do các chuyên gia của Bảo tàng Berlin và Bảo tàng Erfurt, CHLB Đức chuyển giao và đã ứng dụng thành công trong chế tác mẫu vật tại Bảo tàng. Phương pháp mới đã được áp dụng để hoàn thiện chế tác mẫu Rùa Hồ Gươm với hình thái sống động có hồn, các chi tiết giống với rùa Hồ Gươm khi còn sống và hiện đang được bảo quản và trưng bày tại Đền Ngọc Sơn, Hoàn Kiếm, Hà Nội. 82 ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC Amomum miriflorum Škorničk. & Q. B. Nguyen, 2019 Lycodon pictus Janssen, Pham, Ngo, Le, Nguyen & Ziegler, 2019 Sinotympana caobangensis Pham, Sanbourn, Nguyen, Constant, 2019 0BZhangixalus franki Ninh, Nguyen, Orlov, Nguyen & Ziegler, 2020 Hình 1. Hình ảnh một số loài mới do cán bộ của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam mô tả 2.4. Kết quả hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và đào tạo Thông qua việc ký kết các biên bản ghi nhớ (MoU) và thỏa thuận hợp tác (MoA) với các đối tác nước ngoài, các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và đào tạo, chế tác vật mẫu và thiết kế trưng bày, sưu tầm, xây dựng và quản lý, khai thác bộ sưu tập mẫu vật của Bảo tàng ngày càng sôi nổi và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tính đến tháng 5/2020, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã ký 60 bản ghi nhớ và thoả thuận hợp tác với các bảo tàng lịch sử tự nhiên, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức quốc tế thuộc 22 quốc gia trên thế giới về hợp tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, chế tác vật mẫu và thiết kế trưng bày, công tác truyền thông và giáo dục cộng đồng. Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hợp tác với Bảo tàng Thiên nhiên Berlin thực hiện dự án “Tiếp cận mới khám phá đa dạng sinh học ở Việt Nam - VIETBIO”, đây là dự án đào tạo ngắn hạn cho các cán bộ thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, các Bảo tàng thuộc hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên ở Việt Nam, các Viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Dự án này kéo dài 03 năm (2018-2020). Mỗi năm Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cử 03 cán bộ của mình và 06 cán bộ thuộc các viện nghiên cứu thuộc 83 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN Viện Hàn lâm KHCNVN sang Bảo tàng Thiên nhiên Berlin đào tạo 03 tháng. Mọi kinh phí đi lại, ăn, ở, phí đào tạo cán bộ đều do phía Đức đài thọ. Sau khi dự án kết thúc, ngoài việc đào tạo các cán bộ nghiên cứu sử dụng thành thạo các trang thiết bị nghiên cứu, Bảo tàng Thiên nhiên CHLB Đức còn tài trợ các trang thiết bị hiện đại và rất cần thiết trong chuyên môn cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và các viện tham gia dự án để phục vụ công tác nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học. Ngoài ra trong các năm 2016-2019, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cử một số cán bộ trẻ sang Trường Đại học Kumamoto, Nhật Bản để đào tạo ngắn hạn trong thời gian 03 tháng, mọi chi phí đều do phía Nhật Bản đài thọ. III. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN 2021-2025 Trong giai đoạn 2021-2025, Bảo tàng TNVN tiếp tục chú trọng vào các hướng nghiên cứu thế mạnh của đơn vị, hướng tới các nghiên cứu hợp tác đa ngành, đa lĩnh vực phù hợp với tình hình thực tiễn và định hướng phát triển chung của đất nước: 1) Khám phá và bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan; 2) Nghiên cứu đánh giá tiềm năng sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên; 3) Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường sinh – địa – hóa đến đa dạng sinh học và khả năng thích ứng; 4) Tăng cường hợp tác với các cơ quan trong và ngoài nước để phát triển các chế phẩm sinh học phục vụ ngành y dược và bảo vệ thực vật. RESEARCH ACTIVITIES IN VIETNAM NATIONAL MUSEUM OF NATURE: AN OVERVIEW Nguyen Trung Minh Vietnam National Museum of Nature, VAST Summary The Vietnam National Museum of Nature (VNMN) is a cultural - scientific unit under the Vietnam Academy of Science and Technology, established by Decree No. 27/2004/NĐ-CP dated January 16, 2004 (presently: Decree No. 60/2017/NĐ-CP dated May 15, 2017) of the Government. The Prime Minister agreed to build the VNMN as national museum of nature with functions of scientific research, specimens collection, manipulate, display and preserve natural specimens. The VNMN currently has 60 staff members who are well-trained, experienced and qualified researchers. In the period 2016-2020, the VNMN has implemented 147 projects, as results, 397 articles were published including 254 articles in international journals. The VNMN is always in the top 5 of VAST in terms of number of international articles per staff. During this period, the staff of the Museum described 01 new sub-genus, 01 new genus, 122 new species and discovered 04 new records for Vietnam. In 2018, VNMN implemented project “Research on the value of the cave heritage, proposal to build a conservation museum in the Central Highlands, for example volcanic cave in Krong No, Dak Nong province” in Tay Nguyen Program of 2016-2020 preriod. The project 84 ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC obtained shocked result with discovering archaeological sites, especially, the ruins of prehistoric people in the volcanic caves about 7,000 years ago. The result is a turning point of anthropology in Vietnam as the rare case of a volcanic cave not only is meaningful on Tay Nguyen, Vietnam, and Asia but also in the world. The results have been reported by the domestic and foreign mass media and has been voted as one of 10 outstanding science and technology events in 2018. Besides, this is also a convincing scientific evidence, very valuable to be submitted to UNESCO for recognition of the global title for Dak Nong Geopark which will be one of the exciting new attractions. The VNMN has received the modern specimen proccesing method transfer called “Plasticization of specimens” from the Berlin’s Museum of Natural History and the Natural History Museum of Erfurt, Germany. The Museum has successfully applied new method in processing specimen of Ho Guom Turtle with vivid and soulful form, the specimen is similar to the Ho Guom Turtle when alive. Currently the specimen of Ho Guom Turtle is preserved and displayed at Ngoc Son Temple, Hoan Kiem, Ha Noi. The VNMN has signed 60 Memorandums of Understanding and Agreement on cooperation with the natural history museums, research institutes, universities, and international organizations including 22 countries in the world to cooperate in scientific research, training, specimen processing and display design, communication and community education. International cooperation helps the Museum to train effectively many young staff in research, crafting, communication and community education. In the period of 2021-2025, the VNMN continues to focus on research directions to be the strong unit, towards multi-disciplinary, multi-field collaborative research in accordance with the practical situation and development orientation. 85