Tổng quan về hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật giai đoạn 2016-2020

Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật được thành lập theo Quyết định số 65/CT ngày 05/03/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Viện có chức năng “Điều tra nghiên cứu và sử dụng các tài nguyên động vật, thực vật nhiệt đới, các hệ sinh thái đặc trưng nhằm góp phần giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các vùng lãnh thổ và cả nước, bảo vệ môi trường sống, đào tạo cán bộ trong lĩnh vực sinh thái học và tài nguyên sinh vật”. Trải qua 35 năm xây dựng và phát triển, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (STTNSV) đã trở thành một viện nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực đa dạng sinh học và bảo tồn tài nguyên sinh vật ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong Viện đã cung cấp cơ sở khoa học quan trọng cho việc xây dựng các chính sách bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Tiến tới kỷ niệm 45 năm thành lập Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, bài viết này tổng quan về các hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện STTNSV trong 5 năm gần đây.

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan về hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật giai đoạn 2016-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT GIAI ĐOẠN 2016-2020 Nguyễn Văn Sinh Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Email: nvsinh@gmail.com I. GIỚI THIỆU Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật được thành lập theo Quyết định số 65/CT ngày 05/03/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Viện có chức năng “Điều tra nghiên cứu và sử dụng các tài nguyên động vật, thực vật nhiệt đới, các hệ sinh thái đặc trưng nhằm góp phần giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các vùng lãnh thổ và cả nước, bảo vệ môi trường sống, đào tạo cán bộ trong lĩnh vực sinh thái học và tài nguyên sinh vật”. Trải qua 35 năm xây dựng và phát triển, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (STTNSV) đã trở thành một viện nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực đa dạng sinh học và bảo tồn tài nguyên sinh vật ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong Viện đã cung cấp cơ sở khoa học quan trọng cho việc xây dựng các chính sách bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Tiến tới kỷ niệm 45 năm thành lập Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, bài viết này tổng quan về các hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện STTNSV trong 5 năm gần đây. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIAI ĐOẠN 2016-2020 2.1. Nhân lực Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật hiện có đội ngũ cán bộ nghiên cứu được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn tốt. Trong giai đoạn 2016-2020, số lượng nghiên cứu viên cao cấp tăng từ 5 lên 12, nghiên cứu viên chính tăng từ 18 lên 34, số lượng cán bộ có trình độ tiến sĩ tăng từ 49 lên 55. Số cán bộ biên chế được giao đến tháng 12 năm 2019: 107, số cán bộ hợp đồng theo Nghị định 68: 6; theo học hàm/học vị: giáo sư: 3, phó giáo sư: 9, tiến sĩ: 55, thạc sĩ: 36, cử nhân/kỹ sư: 10. Số lượng cán bộ được gửi đi đào tạo ở nước ngoài trong giai đoạn 2016-2020 là 19 người, trong đó có 13 người đã trở về công tác tại Viện. Viện STTNSV cũng ưu tiên cho cán bộ trẻ là chủ nhiệm các đề tài cấp cơ sở để tích lũy kinh nghiệm. Nhằm tạo động lực phấn đấu trong công tác nghiên cứu, Viện STTNSV đã xây dựng và cập nhật các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ và công bố công trình để xét thi đua khen thưởng và xếp loại cán bộ, viên chức hàng năm. 2.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ Trong giai đoạn 2016-2020, trung bình mỗi năm Viện STTNSV thực hiện khoảng 90 nhiệm vụ khoa học công nghệ với tổng kinh phí trung bình khoảng 26 tỉ đồng/năm: Năm 2016: 82 nhiệm vụ, kinh phí: 21.758 triệu đồng; Năm 2017: 68 nhiệm vụ, kinh phí: 21.985 DOI: 10.15625/vap.2020.00133 129 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN triệu đồng; Năm 2018: 82 nhiệm vụ, kinh phí: 25.930 triệu đồng; Năm 2019: 104 nhiệm vụ, kinh phí: 33.773 triệu đồng; Đến tháng 6/2020: 106 nhiệm vụ, kinh phí: 27.369 triệu đồng. Viện STTNSV đã và đang chủ trì thực hiện một số đề tài cấp quốc gia như: 1 đề tài thuộc Chương trình 562, 1 đề tài thuộc Chương trình Tây nguyên 2016-2020, 1 dự án thành phần thuộc Dự án Sưu tập bộ mẫu vật Quốc gia về thiên nhiên Việt Nam, 2 nhiệm vụ thuộc chương trình sự nghiệp bảo vệ môi trường, 6 đề tài thuộc chương trình điều tra cơ bản và mỗi năm trung bình chủ trì khoảng 25 đề tài do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) tài trợ. Hàng năm, Viện STTNSV cũng chủ trì thực hiện hơn 20 đề tài, nhiệm vụ cấp Viện Hàn lâm, 2 đề tài cấp tỉnh và khoảng 32 nhiệm vụ cấp cơ sở và hỗ trợ cán bộ trẻ. Hầu hết các nhiệm vụ khoa học công nghệ đều đảm bảo tiến độ và được nghiệm thu đạt trở lên. Trong giai đoạn 2016-2019, đã có hơn 200 nhiệm vụ đã được nghiệm thu ở mức đạt trở lên. 2.3. Kết quả hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học Trong giai đoạn 2016-2020, Viện STTNSV đã và đang hợp tác với hơn 40 đối tác là các cơ quan, tổ chức nước ngoài trong lĩnh vực nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học, giám định động vật hoang dã. Các chương trình hợp tác song phương, trao đổi hàn lâm và các dự án viện trợ phi chính phủ đã góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu của cán bộ Việt Nam, tăng cường hội nhập quốc tế và huy động nguồn vốn hỗ trợ bổ sung cho công tác nghiên cứu, trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu và giám định động vật hoang dã của Viện STTNSV. Hình 1. Hai loài thực vật có hoạt tính sinh học, Cajanus cajan và Flemingia strobilifera, được đăng ký bằng sáng chế WIPO (2017) (Ảnh: Trần Thế Bách) 130 ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC Trong 5 năm qua, Viện STTNSV chủ trì 28 nhiệm vụ hợp tác quốc tế, trong đó có 20 nhiệm vụ hợp tác song phương cấp Viện Hàn lâm và 8 nhiệm vụ có nguồn hỗ trợ Phi Chính phủ. Một số dự án điển hình như: Dự án hợp tác với Viện Nghiên cứu sinh học và công nghệ sinh học Hàn Quốc đã đăng ký 3 bằng sáng chế quốc tế (hình 1) và xuất bản hàng chục bài báo ISI; Dự án hợp tác với Đại học Liege (Bỉ) nhằm góp phần kiểm soát bệnh sán lá lây truyền trên người và động vật ở Việt Nam; Dự án hợp tác với Tổ chức TRACE (Anh) nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực giám định động vật hoang dã của Việt Nam; Dự án hợp tác với Vườn thú Cologne (Đức) trong nghiên cứu và bảo tồn động vật hoang dã ở Việt Nam và Lào đã công bố hơn 30 bài báo ISI, khám phá hơn 50 loài mới cho khoa học. 2.4. Kết quả công bố Cán bộ của Viện STTNSV công bố trung bình khoảng 100 bài báo thuộc danh mục ISI mỗi năm. Kết quả nghiên cứu trên không chỉ khẳng định uy tín khoa học của đơn vị ở trong nước và trên thế giới mà còn góp phần quảng bá về giá trị đặc biệt của nguồn tài nguyên sinh vật của Việt Nam. Các phát hiện mới cho khoa học cũng thu hút sự quan tâm trong hợp tác và đầu tư cho các chương trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên ở nước ta. Trong 5 năm qua, cán bộ nghiên cứu của Viện đã công bố 5 giống mới và 357 loài mới cho khoa học (hình 2). Hình 2. Một số loài mới cho khoa học: Boeica konchurangensis (Ảnh: Đỗ Văn Hài, Bùi Hồng Quang), Ếch bám đá ot-to Amolops ottorum (Ảnh: Phạm Văn Anh), Tuyến trùng sần rễ gây hại cà phê Meloidogyne daklakensis (Ảnh: Trịnh Quang Pháp) Để khuyến khích phát triển năng lực công bố quốc tế, Viện STTNSV đã áp dụng hình thức phân bổ kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên hàng năm theo chức danh nghiên cứu khoa học và thành tích công bố của năm trước đó của các đơn vị trực thuộc. Từ năm 2016 đến tháng 6/2020, cán bộ của Viện STTNSV đã công bố hơn 470 bài báo ISI, đăng ký 3 bằng sáng chế quốc tế, 160 bài báo quốc tế khác, hơn 120 bài báo trên tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, khoảng 200 bài báo trên tạp chí quốc gia khác và kỷ yếu hội nghị quốc tế/quốc gia, 30 sách giáo trình/chuyên khảo/tham khảo (hình 3). Ước tính trung bình mỗi cán bộ trong biên chế công bố khoảng 0,95 bài báo/năm. Đáng chú ý, trong số công bố quốc tế có nhiều bài báo thuộc danh mục tạp chí khoa học uy tín cao như Nature, Scientific Reports, Biological Conservation, Molecular KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN Phylogenetics and Evolution. Bộ sách Động vật chí - Thực vật chí Việt Nam là sản phẩm của đề tài độc lập cấp Viện Hàn lâm giai đoạn 2016-2018 đã đạt Giải A Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ 2 năm 2019. Hình 3. Số lượng công trình công bố của Viện STTNSV trong giai đoạn 2016-2020 2.5. Công tác phát triển công nghệ, ứng dụng triển khai, phát triển sản phẩm thương mại Viện STTNSV đã triển khai một số mô hình thử nghiệm nhân nuôi động vật, nuôi trồng thực vật nhằm mục đích bảo tồn hoặc làm cơ sở khoa học để phát triển kinh tế tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh và một số địa phương có đề tài hợp tác. Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh cũng là nơi tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường, tuyên truyền bảo vệ các loài động vật, thực vật hoang dã (hình 4). Hình 4. Nghiên cứu nhân nuôi bảo tồn các loài động vật quý hiếm (Khỉ mặt đỏ, Rùa trung bộ) và hoạt động giáo dục môi trường tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Ảnh: Đặng Huy Phương, Phạm Thị Kim Dung) Các kết quả nghiên cứu về động vật, tài nguyên thực vật, ký sinh trùng, tuyến trùng là tiền đề cho việc phát triển các chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp và y dược, phòng trừ dịch bệnh cho con người, vật nuôi và cây trồng. Trong những năm gần đây, Viện STTNSV đã phối hợp với Viện Hóa hợp chất thiên nhiên, Viện Hóa sinh biển trong nghiên cứu hoạt tính sinh học về tài nguyên thực vật có tinh dầu và có tiềm năng làm dược liệu. 0 20 40 60 80 100 120 140 Sách TC ISI TCQT khác TC VAST Công bố khác 2016 2017 2018 2019 2020 (6 tháng) 132 ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC III. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN 2021-2025 Trong giai đoạn 2021-2025, Viện STTNSV sẽ tiếp tục chú trọng vào các hướng nghiên cứu thế mạnh của đơn vị, đồng thời, phát triển các hướng nghiên cứu mới, phù hợp với tình hình thực tiễn và định hướng phát triển chung của đất nước: 1) Khám phá và bảo tồn đa dạng sinh học; 2) Phát triển hướng nghiên cứu đánh giá tiềm năng sử dụng và khai thác bền vững nguồn tài nguyên sinh vật phục vụ phát triển kinh tế; 3) Nghiên cứu các giải pháp kiểm soát/phòng trừ dịch bệnh ký sinh trên người, động vật và cây trồng; 4) Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học và khả năng thích ứng; 5) Đánh giá tác động và quan trắc môi trường; 6) Tăng cường hợp tác với các cơ quan trong và ngoài nước phát triển các chế phẩm sinh học phục vụ ngành y dược và bảo vệ thực vật. Lời cảm ơn: Tác giả xin cảm ơn các đồng nghiệp: PGS.TS. Nguyễn Quảng Trường đã hỗ trợ tổng hợp số liệu, PGS.TS. Phạm Văn Anh, GS.TS. Trần Thế Bách, TS. Đỗ Văn Hài, TS. Trịnh Quang Pháp, TS. Bùi Hồng Quang, ThS. Đặng Huy Phương, ThS. Phạm Thị Kim Dung đã cung cấp ảnh minh họa. RESEARCH ACTIVITIES OF THE INSTITUTE OF ECOLOGY AND BIOLOGICAL RESOURCES: AN OVERVIEW Nguyen Van Sinh Institute of Ecology and Biological Resources,VAST Summary Since its establishment in 1990, the Institute of Ecology and Biological Resources (IEBR) has become the premier institution in biodiversity research and conservation in Vietnam. The institute is comprised of 107 staff members, with many of them particular experts in the botany and zoology fields. From 2016 to 2020, the institute has averaged 90 research projects per year with an annual budget of 26 billion VND. During that time, scientists at IEBR have described five new genera and 357 new species from Vietnam, Laos and China. Additionally, in the last five years, IEBR staff have published a remarkable number of publications comprised of 30 books, 470 papers in the ISI journals, 160 papers in other international academic journals, 120 papers in the journals of the Vietnam Academy of Science and Technology, and more than 200 articles in other national journals and/or conference proceedings. Furthermore, IEBR scientists, alongside Korean colleagues, have registered three WIPO patents for the invention of bioactive elements in certain plant species. For the next five years, the institute will focus on the following orients: 1) Biodiversity exploration and conservation; 2) Biological resources for sustainable use; 3) Bio-and disease control; 4) Impacts of climate change and adaptation; 5) Environmental impact assessment and protection; and 6) Biological products for medicine and plant protection. 133
Tài liệu liên quan