Tương quan giữa nồng độ anti-mullerian hormone (AMH) và đáp ứng buồng trứng trong thụ tinh ống nghiệm

Mục tiêu: khảo sát mối tương quan giữa nồng độ AMH và đáp ứng buồng trứng trong thụ tinh ống nghiệm, đồng thời tìm các giá trị ngưỡng của AMH trong tiên đoán đáp ứng buồng trứng kém và nhiều. Phương pháp: nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu trên 820 bệnh nhân kích thích buồng trứng thụ tinh ống nghiệm sử dụng phác đồ GnRH đối vận. Bệnh nhân được định lượng AMH trong máu (AMH Gen 2 assay) vào thời điểm bất kỳ từ 1 – 30 ngày trước tiêm FSH. Chọc hút noãn thực hiện 36 giờ sau tiêm hCG. Nồng độ AMH được phân tích tìm tương quan với số lượng noãn thu được, tình trạng đáp ứng kém và nhiều với kích thích buồng trứng và tìm các giá trị ngưỡng của AMH có độ nhạy và đặc hiệu tốt nhất. Kết quả: AMH có tương quan chặt chẽ với số lượng noãn thu được (r=0,74, p=0,000). Đường cong ROC của AMH trong tiên đoán đáp ứng buồng trứng kém và nhiều có AUC lần lượt là 0,96 và 0,88 (p=0,000). Giá trị AMH 1,51ng/ml tiên đoán đáp ứng buồng trứng kém với độ nhạy 91%, độ đặc hiệu 92%. Giá trị AMH 3,97ng/ml tiên đoán đáp ứng buồng trứng nhiều với độ nhạy 82%, độ đặc hiệu 81%. Kết luận: AMH có tương quan chặt chẽ và có giá trị trong tiên đoán đáp ứng buồng trứng thụ tinh ống nghiệm.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tương quan giữa nồng độ anti-mullerian hormone (AMH) và đáp ứng buồng trứng trong thụ tinh ống nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 198 TƯƠNG QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ ANTI-MULLERIAN HORMONE (AMH) VÀ ĐÁP ỨNG BUỒNG TRỨNG TRONG THỤ TINH ỐNG NGHIỆM Vương Thị Ngọc Lan*, Giang Huỳnh Như**, Hồ Mạnh Tường*** TÓM TẮT Mục tiêu: khảo sát mối tương quan giữa nồng độ AMH và đáp ứng buồng trứng trong thụ tinh ống nghiệm, đồng thời tìm các giá trị ngưỡng của AMH trong tiên đoán đáp ứng buồng trứng kém và nhiều. Phương pháp: nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu trên 820 bệnh nhân kích thích buồng trứng thụ tinh ống nghiệm sử dụng phác đồ GnRH đối vận. Bệnh nhân được định lượng AMH trong máu (AMH Gen 2 assay) vào thời điểm bất kỳ từ 1 – 30 ngày trước tiêm FSH. Chọc hút noãn thực hiện 36 giờ sau tiêm hCG. Nồng độ AMH được phân tích tìm tương quan với số lượng noãn thu được, tình trạng đáp ứng kém và nhiều với kích thích buồng trứng và tìm các giá trị ngưỡng của AMH có độ nhạy và đặc hiệu tốt nhất. Kết quả: AMH có tương quan chặt chẽ với số lượng noãn thu được (r=0,74, p=0,000). Đường cong ROC của AMH trong tiên đoán đáp ứng buồng trứng kém và nhiều có AUC lần lượt là 0,96 và 0,88 (p=0,000). Giá trị AMH 1,51ng/ml tiên đoán đáp ứng buồng trứng kém với độ nhạy 91%, độ đặc hiệu 92%. Giá trị AMH 3,97ng/ml tiên đoán đáp ứng buồng trứng nhiều với độ nhạy 82%, độ đặc hiệu 81%. Kết luận: AMH có tương quan chặt chẽ và có giá trị trong tiên đoán đáp ứng buồng trứng thụ tinh ống nghiệm. Từ khóa: anti-Mullerian hormone, đáp ứng buồng trứng, thụ tinh trong ống nghiệm ABSTRACT THE CORRELATION BETWEEN SERUM AMH LEVEL AND OVARIAN RESPONSE IN IN-VITRO FERTILIZATION Vuong Thi Ngoc Lan, Giang Huynh Nhu, Ho Manh Tuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 198 - 206 Objectives: to investigate the correlation between AMH level and ovarian response as well as to identify the cut-off values of AMH in predicting poor response and high response Methods: this was a prospective cohort study conducted on 820 women undergoing ovarian stimulation using GnRH antagonist protocol for IVF. Patients had AMH measurements taken (AMH Gen 2 Elisa assay) any day between 1 – 30 days before starting FSH. Oocyte pick-up was performed 36 hours after hCG administration. AMH level was analyzed to investigate its correlation with the number of oocytes retrieved, and the relation to the poor response and the high response. Then, the cut-off value of AMH in predicting poor response and high response was identified with the optimal sensitivity and specificity. Results: AMH had a good correlation with the number of oocytes retrieved (r=0.74, p=0.000). ROC curve of AMH in predicting poor response and high response had an AUC of 0.96 and 0.88 (p=0.000), respectively. The cut-off value of 1.51ng/ml predicted poor response with a sensitivity of 91% and specificity of 92%. The cut-off value of 3.97ng/ml predicted high response with a sensitivity of 82% and specificity of 81%. Conclusion: Serum AMH level correlates well with ovarian response and is also a predictor of poor response *Bộ Môn Sản – Đại học Y Dược TP. HCM **Đơn vị Hỗ trợ sinh sản, IVFAS, Bệnh viện An Sinh ***Trung tâm Nghiên cứu Di truyền Sức khỏe sinh sản – Đại học Quốc gia TPHCM Tác giả liên lạc: ThS. Vương Thị Ngọc Lan ĐT: 0903008889 Email: drlan@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 199 and high response to ovarian stimulation for IVF. Keywords: anti-Mullerian hormone, ovarian response, in-vitro fertilization ĐẶT VẤN ĐỀ Kích thích buồng trứng là công đoạn quan trọng trong qui trình thụ tinh trong ống nghiệm, cho phép tăng số lượng noãn thu được, là tiền đề cho các bước tiếp theo như tạo phôi, chọn lựa phôi và gia tăng cơ hội có thai cho một chu kỳ điều trị. Mục tiêu của kích thích buồng trứng là thu được một số lượng noãn vừa phải với chất lượng tốt để đạt tỉ lệ có thai cao mà tránh được các biến chứng như quá kích buồng trứng hay hủy chu kỳ điều trị do buồng trứng đáp ứng kém. Để đạt được mục tiêu của kích thích buồng trứng, từ trước đến nay, các bác sĩ thường sử dụng một số chỉ điểm về lâm sàng, nội tiết hay siêu âm để đánh giá dự trữ buồng trứng, từ đó, tiên đoán đáp ứng của buồng trứng. Các chỉ điểm thường được sử dụng như tuổi vợ, nồng độ FSH, inhibin vào ngày 3 của chu kỳ kinh và siêu âm đếm số nang noãn thứ cấp ở đầu chu kỳ kinh. Tuổi vợ càng lớn thì khả năng có thai tự nhiên càng giảm do số lượng và chất lượng noãn dự trữ trong buồng trứng giảm(8,6). Trong hỗ trợ sinh sản, tuổi vợ lớn là yếu tố tiên lượng rất kém về kết quả của điều trị(20). Tuy nhiên, nghiên cứu ghi nhận có sự dao động lớn giữa các cá thể trong cùng một độ tuổi về dự trữ buồng trứng và đáp ứng buồng trứng, điển hình là giảm dự trữ buồng trứng vẫn có thể xảy ra ở người trẻ tuổi(40,42). Tuổi vợ đơn thuần không thể giúp tiên đoán đáp ứng buồng trứng trong các trường hợp phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang hay có các yếu tố làm giảm dự trữ buồng trứng như u lạc nội mạc tử cung buồng trứng, tiền căn phẫu thuật trên buồng trứng(25,26). Nồng độ FSH và inhibin vào ngày 3 của chu kỳ kinh được ghi nhận tăng cao trong các trường hợp giảm dự trữ buồng trứng, suy buồng trứng, đáp ứng kém với kích thích buồng trứng nhưng không có giá trị tiên đoán trong trường hợp đáp ứng buồng trứng nhiều và nguy cơ quá kích buồng trứng. Hơn nữa, kết quả của các nghiên cứu về vai trò của nồng độ FSH và inhibin ngày 3 chu kỳ kinh trong tiên đoán đáp ứng buồng trứng vẫn còn tranh cãi do độ chính xác của test không cao và việc định lượng hormone phải được thực hiện ở đầu chu kỳ kinh(2,18). Đếm số nang noãn thứ cấp của buồng trứng ở đầu chu kỳ kinh qua siêu âm (antral follicle count – AFC) được xem là một phương tiện khảo sát đơn giản, không xâm nhập và được nghiên cứu cho thấy có mối tương quan với tuổi phụ nữ và số lượng noãn thu được(10). Tuy nhiên, kỹ thuật thực hiện AFC có thể bị ảnh hưởng bởi người thực hiện siêu âm và khuynh hướng sai số nhiều hơn khi AFC cao(11), do đó, cần được chuẩn hóa rộng rãi(3). Hiện tại, chưa có một chỉ điểm độc lập nào có độ chính xác cao trong đánh giá dự trữ buồng trứng và tiên đoán đáp ứng buồng trứng trong thụ tinh ống nghiệm. Do đó, các chuyên gia thụ tinh trong ống nghiệm đã đưa ra một số mô hình kết hợp các yếu tố tiên đoán đáp ứng buồng trứng như thang điểm của Popodovic và cs. (2003) (28) gồm 5 yếu tố AFC, thể tích buồng trứng, Doppler mạch máu buồng trứng, tuổi và hút thuốc hay CONSORT của Olivennes và cs.(2009) gồm 4 yếu tố tuổi, BMI, FSH và AFC (27). Các mô hình này không có tính ứng dụng cao do khá phức tạp và đặc điểm của dân số nghiên cứu (bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm ở một số nước Châu Âu) và dân số mục tiêu (bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm ở các khu vực khác như Châu Á,) rất khác nhau, mà đáp ứng buồng trứng đã được chứng minh có thay đổi lớn theo đặc điểm của bệnh nhân, giữa các chủng tộc và các vùng miền trên thế giới. Gần đây, anti-Mullerian hormone (AMH) được chuyên gia thụ tinh trong ống nghiệm tập trung nghiên cứu như là một chỉ điểm của chức năng buồng trứng. AMH là một glycoprotein của buồng trứng được sản xuất từ các tế bào hạt của nang noãn sơ cấp, tiền hốc và có hốc ở giai Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 200 đoạn sớm(44) nhưng không có ở các nang noãn thoái hóa hay đang phát triển(44,1) AMH có vai trò ức chế sự phát triển của các nang noãn nhỏ ở giai đoạn sớm(41,43). Nồng độ AMH trong máu được ghi nhận tùy thuộc vào số lượng và hoạt động của các nang noãn nhỏ(42,13,35,30,17), giảm trong suốt cuộc đời người phụ nữ và không còn ở tuổi mãn kinh(16,34). Gần đây, trên thế giới, nhiều nghiên cứu tiền cứu với cỡ mẫu lớn đã đánh giá AMH như là một chỉ điểm đầy tiềm năng về dự trữ buồng trứng(34,23) và đáp ứng buồng trứng về số lượng và chất lượng trong hỗ trợ sinh sản(32,42,16,4,12). Ngoài ra, định lượng AMH có khả năng ứng dụng lâm sàng cao do nồng độ AMH được ghi nhận không thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt(15,37), khi người phụ nữ đang mang thai(14), đang điều trị với GnRH đồng vận(21) hay dùng thuốc ngừa thai ngắn hạn(36), vì vậy, bệnh nhân có thể thực hiện xét nghiệm ở bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, kết quả từ các nghiên cứu tìm mối tương quan giữa AMH và đáp ứng buồng trứng cho thấy giá trị ngưỡng của AMH để tiên đoán đáp ứng buồng trứng kém hay nguy cơ quá kích buồng trứng vẫn còn rất khác biệt. Hơn nữa, nồng độ AMH cũng được ghi nhận thay đổi tùy theo chủng tộc(33), tình trạng hút thuốc(7), uống rượu(22), béo phì của bệnh nhân(38). Bệnh nhân thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm ở mỗi nước có các đặc điểm về thể hình, hành vi và thói quen khác nhau, do đó, việc thực hiện các nghiên cứu liên quan đến AMH là cần thiết nhằm thiết lập cơ sở dữ liệu cho việc ứng dụng lâm sàng. Nghiên cứu này được thực hiện đầu tiên tại Việt Nam nhằm tìm hiểu mối tương quan giữa nồng độ AMH và đáp ứng buồng trứng trong thụ tinh trong ống nghiệm, từ đó, đánh giá khả năng tiên đoán đáp ứng buồng trứng của AMH và tìm các giá trị ngưỡng của AMH trong tiên đoán đáp ứng buồng trứng kém và nhiều. Dựa trên các dữ liệu có được, các bác sĩ lâm sàng có cơ sở để tư vấn bệnh nhân về các quyết định trong điều trị thụ tinh ống nghiệm, điều chỉnh liều thuốc kích thích buồng trứng để đạt được số lượng noãn phù hợp và giảm thiểu các biến chứng. Mục tiêu nghiên cứu 1.Khảo sát mối tương quan giữa nồng độ AMH và số lượng noãn thu được trong các trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm 2.Tìm giá trị ngưỡng của AMH trong tiên đoán các trường hợp đáp ứng buồng trứng kém và nhiều. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiền cứu Dân số nghiên cứu Các bệnh nhân người Việt Nam thực hiện kích thích buồng trứng thụ tinh ống nghiệm Tiêu chuẩn chọn Tuổi 18 – 45 BMI ≤ 23kg/m2 Số chu kỳ điều trị thụ tinh trong ống nghiệm ≤ 2 Được kích thích buồng trứng bằng phác đồ GnRH đối vận Có chọc hút noãn làm thụ tinh trong ống nghiệm Đồng ý tham gia vào nghiên cứu Tiêu chuẩn loại Xin trứng Bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang. Bệnh nhân có các rối loạn nội tiết tuyến giáp, tăng prolactin máu. Bệnh nhân thực hiện kỹ thuật trưởng thành noãn trong ống nghiệm (IVM). Cỡ mẫu Để khảo sát mối tương quan của nồng độ AMH và số lượng noãn thu được, cỡ mẫu được tính theo công thức ước tính hệ số tương quan của 2 biến liên tục, với hệ số tương quan từ các nghiên cứu trước dao động từ 0,38 – 0,88(18), hệ số tương quan thật được giả định là 0,4; a=0,01; Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 201 power=0.80, hằng số C=13,33, cỡ mẫu cần thiết là 66 bệnh nhân. Để tìm giá trị ngưỡng AMH cho đáp ứng kém với kích thích buồng trứng, cỡ mẫu được tính theo công thức ước tính cỡ mẫu cho nghiên cứu chẩn đoán, với hy vọng test AMH có độ nhạy 80% và độ đặc hiệu là 95%, a=0,05; tần suất đáp ứng kém của kích thích buồng trứng là 30%(9), cỡ mẫu cần thiết theo độ đặc hiệu là 105 bệnh nhân. Để tìm giá trị ngưỡng AMH cho đáp ứng nhiều với kích thích buồng trứng, cỡ mẫu được tính theo công thức ước tính cỡ mẫu cho nghiên cứu chẩn đoán, với hy vọng test AMH có độ nhạy 80% và độ đặc hiệu là 95%, a=0,05; tần suất đáp ứng nhiều với kích thích buồng trứng là 30%(29), cỡ mẫu cần thiết theo độ nhạy là 820 bệnh nhân. Như vậy, tổng hợp các mục tiêu, cỡ mẫu cần thiết là 820 bệnh nhân Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại đơn vị hỗ trợ sinh sản IVFAS, bệnh viện An Sinh từ tháng 2/2011 đến tháng 8/2011 Phương pháp tiến hành Bệnh nhân có chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu được nhận vào nghiên cứu. Bệnh nhân được giải thích và xác nhận đồng ý tham gia vào nghiên cứu. AFC được thực hiện vào ngày 3–5 của chu kỳ kinh nguyệt bởi một chuyên gia siêu âm có kinh nghiệm với máy siêu âm Toshiba (Nhật bản), đầu dò âm đạo 7,5MHz. AFC là tổng các nang noãn thứ cấp có kích thước 5 – 10mm trên 2 buồng trứng Định lượng AMH trong máu được thực hiện sử dụng AMH Gen 2 Elisa (Beckman Coulter, Mỹ) vào ngày bất kỳ trước thời điểm kích thích buồng trứng 1 – 30 ngày. Kích thích buồng trứng được tiến hành sử dụng phác đồ GnRH đối vận. FSH tái tổ hợp được bắt đầu từ ngày 2 của chu kỳ kinh với liều đầu được xác định dựa trên AFC. AFC <6: liều đầu 300IU/ngày, AFC 6 – 9: liều đầu 225IU/ngày, AFC 10 – 15: liều đầu 150IU/ngày và AFC > 15: liều đầu 100IU/ngày. GnRH đối vận được bắt đầu vào ngày 5 của tiêm FSH. Theo dõi nang noãn được thực hiện bằng kết hợp siêu âm đầu dò âm đạo, xét nghiệm nội tiết LH, estradiol và progesterone. hCG được tiêm khi có ít nhất 2 nang đạt kích thước 17mm. Chọc hút noãn được tiến hành vào 36 giờ sau tiêm hCG. Phương pháp thụ tinh là tiêm tinh trùng vào bào tương noãn. Chuyển phôi thực hiện 2 ngày sau chọc hút noãn. Hỗ trợ hoàng thể được sử dụng bằng cách phối hợp progesterone đường âm đạo với estradiol hay hCG 1000IU (nếu không có nguy cơ quá kích buồng trứng). Thử thai thực hiện vào 14 ngày sau chuyển phôi. Nếu bệnh nhân có thai, siêu âm xác nhận thai lâm sàng khi có túi thai có phôi và hoạt động tim thai trong buồng tử cung vào 3 tuần sau ngày thử thai. Xử lý số liệu Được thực hiện bằng phần mềm thống kê SPSS 19.0. Phân tích hồi qui được thực hiện nhằm khảo sát mối tương quan giữa nồng độ AMH và số lượng noãn thu được. Mức độ tương quan được đo lường bằng hệ số tương quan Pearson. Thực hiện đường cong ROC nhằm tìm ra giá trị ngưỡng của AMH cho đáp ứng kém (< 5 noãn chọc hút được) và đáp ứng nhiều (> 15 noãn chọc hút được) với kích thích buồng trứng ứng. p <0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ Từ tháng 2/2011 đến tháng 8/2011, 820 bệnh nhân đã được nhận vào nghiên cứu. Đặc điểm của bệnh nhân được mô tả trong bảng 1 và đặc điểm chu kỳ điều trị và kết quả thụ tinh ống nghiệm được trình bày trong bảng 2. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 202 Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân (n = 820) Đặc điểm Giá trị Tuổi trung bình 32,1 ± 4,8 (19 – 45) BMI trung bình (kg/m2) 20,1 ± 1,4 (18 – 23) Nguyên nhân vô sinh Tai vòi 315 (38,4%) Do nam 361 (44%) Lạc nội mạc tử cung 7 (0,9%) Lớn tuổi 41 (5%) Rối loạn phóng noãn 41 (5%) Chưa rõ nguyên nhân 55 (6,7%) Thời gian vô sinh (năm) 5,3 ± 3,5 (1 – 20) Bảng 2: Đặc điểm chu kỳ điều trị và kết quả thụ tinh trong ống nghiệm (n = 820) Đặc điểm Giá trị AFC trung bình 8,7 ± 4,4 (1 – 24) AMH trung bình (ng/ml) 3,5 ± 3,4 (0 – 19,9) Thời gian kích thích buồng trứng (ngày) 10,7 ± 1,7 (6 – 19) Liều FSH sử dụng (IU) 2243 ± 837 (900 – 5325) Số noãn chọc hút được 13,9 ± 7,2 (1 – 41) Số phôi 7,7 ± 5,1 (0 – 31) Số phôi chuyển vào buồng tử cung 2,4 ± 1,4 (1 – 5) Độ dày NMTC ngày chuyển phôi (mm) 11,1 ± 2,5 (5 – 21) Tỉ lệ thai lâm sàng / có chuyển phôi 39,1% (257/657) Tỉ lệ sẩy thai/có chuyển phôi 1,4% (9/657) Tỉ lệ thai ngoài tử cung / có chuyển phôi 0,6% (4/657) Biểu đồ 1. Tương quan giữa nồng độ AMH và số lượng noãn thu được Biểu đồ 1 cho thấy có mối tương quan cao giữa nồng độ AMH và số lượng noãn thu được r = 0,74, r square =0,55, p =0,000. Như vậy AMH là yếu tố tiên đoán số lượng noãn thu được trong thụ tinh trong ống nghiệm. Khi AMH càng tăng thì số lượng noãn thu được càng tăng. Trong 820 trường hợp, có 244 trường hợp đáp ứng kém với kích thích buồng trứng chiếm tỉ lệ 29,8% và 200 đáp ứng nhiều với kích thích buồng trứng, tỉ lệ 24,4%. Biểu đồ 2 mô tả đường cong ROC của AMH trong đáp ứng kém với kích thích buồng trứng. AUC (AMH) = 0,96, p =0,000. Như vậy, AMH có độ chính xác cao trong tiên đoán đáp ứng buồng trứng kém. Biểu đồ 2. Đường cong ROC của AMH và AFC trong đáp ứng kém với kích thích buồng trứng Biểu đồ 3. Đường cong ROC của AMH và AFC trong đáp ứng nhiều với kích thích buồng trứng Với đáp ứng kém với kích thích buồng trứng được xác định là <5 noãn chọc hút được, giá trị AMH bằng 1,51ng/ml cho độ nhạy là 91%, độ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 203 đặc hiệu 92%, giá trị tiên đoán dương (positive predictive value – PPV) 82,1%, giá trị tiên đoán âm (negative predictive value – NPV) 95,7%, tỉ số khả dĩ dương (likehood ratio positive – LR+) là 11 và tỉ số khả dĩ âm (likelihood ration negative – LR-) là 0,09. Với các trường hợp đáp ứng nhiều với kích thích buồng trứng được xác định khi có > 15 noãn chọc hút được, đường cong ROC của AMH có AUC=0,88, p=0,000 (biểu đồ 3). Giá trị AMH cho tiên đoán đáp ứng nhiều với kích thích buồng trứng là 3,97 ng/ml có độ nhạy 82% và độ đặc hiệu 81%, PPV=65%, NPV = 90%, LR+ = 4,3, LR- = 0,22. BÀN LUẬN AMH và số lượng noãn thu được trong thụ tinh ống nghiệm Thụ tinh trong ống nghiệm gần như gắn liền với kích thích buồng trứng. Bên cạnh yếu tố tích cực là giúp tăng số lượng noãn thu được, kích thích buồng trứng cũng liên quan với các biến chứng mà đôi khi rất trầm trọng như quá kích buồng trứng hay hủy chu kỳ do đáp ứng kém. Hơn nữa, đáp ứng buồng trứng của mỗi cá thể rất khác nhau và khó tiên lượng. Do đó, việc tìm ra một yếu tố hay mô hình giúp tiên đoán đáp ứng buồng trứng là yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa lâm sàng rất lớn. Mặc dù mới được nghiên cứu gần đây nhưng AMH chứng tỏ có vai trò trong tiên đoán đáp ứng buồng trứng qua các nghiên cứu tiền cứu với cỡ mẫu lớn. Nghiên cứu đầu tiên báo cáo có mối liên hệ giữa nồng độ AMH và đáp ứng buồng trứng với gonadotrophins do Seifer và cs. thực hiện vào năm 2002 (32). Tác giả ghi nhận các bệnh nhân có nồng độ AMH ngày 3 cao hơn sẽ thu được nhiều noãn hơn. Ngoài ra, nồng độ AMH cao hơn 2,5 lần ở các trường hợp có trên 11 noãn so với dưới 6 noãn. Sau đó, mối liên quan giữa AMH và đáp ứng buồng trứng đã được xác nhận bởi rất nhiều nghiên cứu hồi cứu và tiền cứu khác(32,42,16,4,12). Theo hiểu biết của chúng tôi, nghiên cứu này được thực hiện đầu tiên ở Việt Nam với thiết kế tiền cứu trên một cỡ mẫu lớn nhằm khảo sát tương quan giữa nồng độ AMH với số lượng noãn thu được trong thụ tinh ống nghiệm. Nghiên cứu này đã ghi nhận có mối liên hệ chặt chẽ giữa nồng độ AMH và số lượng noãn thu được. Có thể nói, AMH có giá trị tốt trong tiên đoán đáp ứng buồng trứng thụ tinh trong ống nghiệm. AMH và đáp ứng buồng trứng kém Đáp ứng kém với kích thích buồng trứng được ước tính xảy ra trong 2 – 30% trường hợp(9) với tiêu chuẩn chẩn đoán còn chưa được thống nhất. Số lượng nang noãn và số lượng noãn thu được là 2 yếu tố quan trọng trong xác định đáp ứng kém với kích thích buồng trứng. Đa số các nghiên cứu sử dụng tiêu chuẩn số lượng nang phát triển < 3 – 5 nang vào ngày tiêm hCG hay có <3 - 5 noãn thu được sau chọc hút trứng(39) để chẩn đoán đáp ứng kém với kích thích buồng trứng. Vì vậy, nghiên cứu của chúng tôi chọn số lượng noãn thu được < 5 là tiêu chuẩn xác định đáp ứng kém. Tuy nhiên, cho dù tiêu chuẩn chẩn đoán là gì, các bệnh nhân đáp ứng kém luôn có tỉ lệ có thai thấp hơn các bệnh nhân đáp ứng bình thường ở cùng lứa tuổi(31). Trong lâm sàng, việc tiên lượng được một cách chính xác bệnh nhân nào sẽ xảy ra đáp ứng kém hay không đáp ứng với kích thích buồng trứng là rất hữu ích. Điều này có thể giúp tư vấn các bệnh nhân trước điều trị, hướng họ đến các quyết định phù hợp như xin noãn hay ngưng điều trị nhằm giảm tỉ lệ hủy chu kỳ, giảm chi phí điều trị và các sang chấn tâm lý
Tài liệu liên quan