Tỷ lệ các biến chứng sinh thiết thận dưới hướng dẫn siêu âm ở bệnh nhân viêm cầu thận

Đặt vấn đề: Kỹ thuật sinh thiết thận qua da dưới hướng dẫn siêu âm cho thấy có nhiều ưu điểm và ngày càng được ứng dụng rộng rãi, tuy nhiên biến chứng trong và sau sinh thiết thận vẫn được theo dõi và báo cáo. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm. Mục tiêu: xác định tỷ lệ biến chứng sinh thiết thận ở bệnh nhân viêm cầu thận được thực hiện sinh thiết tại khoa Thận‐Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai từ 12/2011 đến 06/2012. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu được thực hiện trên 148 bệnh nhân được chẩn đoán xác định viêm cầu thận và thực hiện sinh thiết thận tại khoa Thận‐Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai từ 12/2011 đến 6/2012. Kết quả: Trong tổng số 148 bệnh nhân nghiên cứu, tỷ lệ nữ/nam xấp xỉ 1,8/1. Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 30,3 ± 10,6. Tỷ lệ bệnh nhân làm nông cao nhất chiếm 45,9% (n=68), điều này cũng phù hợp với địa dư bệnh nhân sinh sống chủ yếu là vùng nông thôn. Tỷ lệ bệnh nhân viêm cầu thận lupus và viêm cầu thận có hội chứng thận hư chiếm chủ yếu trong các bệnh nhân được chỉ định sinh thiết thận. Một số bệnh nhân đợt cấp suy thận mạn có tỷ lệ 7,4%. Tỷ lệ bệnh nhân được thực hiện sinh thiết không có biến chứng nặng là 95,3%, chỉ có 4,7 % bệnh nhân có biến chứng nặng bao gồm đái máu đại thể và tụ máu quanh thận. Các biến chứng nặng như đái máu nặng cần truyền máu, dò động tĩnh mạch, can thiệp ngoại khoa không gặp trong nghiên cứu của chúng tôi. Kết luận: Sinh thiết thận nên được xem là một phương pháp an toàn và có tỷ lệ biến chứng thấp khi được thực hiện đúng chỉ định và trong điều kiện vô khuẩn tốt.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ các biến chứng sinh thiết thận dưới hướng dẫn siêu âm ở bệnh nhân viêm cầu thận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  82 TỶ LỆ CÁC BIẾN CHỨNG SINH THIẾT THẬN   DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM Ở BỆNH NHÂN VIÊM CẦU THẬN   Vương Tuyết Mai*, Phạm Nữ Nguyệt Quế**  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Kỹ thuật sinh thiết thận qua da dưới hướng dẫn siêu âm cho thấy có nhiều ưu điểm và ngày  càng được ứng dụng rộng rãi, tuy nhiên biến chứng trong và sau sinh thiết thận vẫn được theo dõi và báo cáo.  Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm.  Mục tiêu: xác định tỷ lệ biến chứng sinh thiết thận ở bệnh nhân viêm cầu thận được thực hiện sinh thiết tại  khoa Thận‐Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai từ 12/2011 đến 06/2012.   Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu được thực hiện trên 148 bệnh nhân được chẩn đoán  xác định viêm cầu thận và thực hiện sinh thiết thận tại khoa Thận‐Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai từ 12/2011 đến  6/2012.   Kết quả: Trong tổng số 148 bệnh nhân nghiên cứu, tỷ lệ nữ/nam xấp xỉ 1,8/1. Tuổi trung bình của các đối  tượng nghiên cứu là 30,3 ± 10,6. Tỷ lệ bệnh nhân làm nông cao nhất chiếm 45,9% (n=68), điều này cũng phù  hợp với địa dư bệnh nhân sinh sống chủ yếu là vùng nông thôn. Tỷ lệ bệnh nhân viêm cầu thận lupus và viêm  cầu thận có hội chứng thận hư chiếm chủ yếu trong các bệnh nhân được chỉ định sinh thiết thận. Một số bệnh  nhân đợt cấp suy thận mạn có tỷ lệ 7,4%. Tỷ lệ bệnh nhân được thực hiện sinh thiết không có biến chứng nặng  là 95,3%, chỉ có 4,7 % bệnh nhân có biến chứng nặng bao gồm đái máu đại thể và tụ máu quanh thận. Các biến  chứng nặng như đái máu nặng cần  truyền máu, dò  động  tĩnh mạch,  can  thiệp ngoại khoa không gặp  trong  nghiên cứu của chúng tôi.   Kết luận: Sinh thiết thận nên được xem là một phương pháp an toàn và có tỷ lệ biến chứng thấp khi được  thực hiện đúng chỉ định và trong điều kiện vô khuẩn tốt.   Từ khoá: sinh thiết thận, viêm cầu thận   ABSTRACT   THE RATE OF COMPLICATIONS REGARDING PERCUTANEOUS RENAL BIOPSY UNDER  ULTRASOUND GUIDANCE PERFORMED IN GLOMERULONEPHRITIS PATIENTS  Vuong Tuyet Mai, Pham Nu Nguyet Que  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 82 ‐ 87   Background: Percutaneous  renal  biopsy under ultrasound  guidance  showed many  advantages  and was  increasingly widely used, however complications regarding renal biopsy and still was tracked and reported. We  conducted  the  study with  the aim:  to determine  the  rate of  complications  in glomerulonephritis patients with  renal biopsy biopsies that were done at the Department of Nephro‐Urology, Bach Mai Hospital from 12/2011 to  06/2012.  Patients  and  methods:  The  prospective  study was  performed  on  148  patients  who  were  diagnosed  glomerulonephritis  and  have  done  renal  biopsies  at  the Neph‐Urology Department, Bach Mai Hospital  from  9/2011 to 8/2012.  Results: 148 patients were involved in this study. The rate of female/male approximately 1.8/1. The mean  * Bộ môn Nội tổng hợp ĐH Y Hà Nội.    ** Khoa Thận‐Tiết Niệu, Bệnh viện Hữu Nghị  Tác giả liên lạc: TS. Vương Tuyết Mai.  ĐT: 0915518775.    Email: vuongtuyetmai@gmail.com  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  83 age of patients were 30.3 ± 10.6 years old. The highest percentage of farming patients was 45.9% (n=68), which  was consistent with  the geography of patients  living mainly  in rural areas. Percentage of patients with  lupus  glomerulonephritis and nephrotic syndrome dominated in patients with a renal biopsy was indicated. There are  some patients with chronic renal failure, the rate was 7.4%. Patients without performing renal biopsy without  serious complications was 95.3%, only 4.7% of patients had severe complications that included hematuria and  hematoma around the kidney. Severe complications such as severe hematuria requiring transfusion, intravenous  autotuning, and surgical intervention were not found in our study.  Conclusions:  Renal  biopsy  should  be  considered  a  safe  technique with  the  low  rate  of  complication  if  performing with appropriate indication and good aseptic conditions.  Keywords: renal biopsy, glomerulonephritis.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Sinh thiết thận là kỹ thuật lấy mảnh tổ chức  thận và đánh giá  tổn  thương mô bệnh học của  bệnh  lý  thận dưới kính hiển  vi. Kỹ  thuật  sinh  thiết thận qua da đã được giới thiệu lần đầu tiên  vào năm 1951 bởi Iversen và Brun(3) và trải qua  nhiều  thời kỳ và ngày càng  trở nên an  toàn và  hiệu quả hơn. Bên cạnh kỹ thuật sinh thiết thận  mở do các nhà ngoại khoa tiến hành, sinh thiết  thận qua da  tỏ ra có nhiều ưu điểm và dễ  tiến  hành hơn.Trong đó, kỹ thuật sinh thiết thận qua  da dưới hướng dẫn siêu âm cho  thấy có nhiều  ưu điểm và ngày càng được ứng dụng rộng rãi.  Nhờ có siêu âm, việc xác định vị trí sinh thiết trở  nên chính xác, đơn giản và dễ thực hiện, không  tốn kém, an toàn và hiệu quả cao.Tuy nhiên biến  chứng  trong  và  sau  sinh  thiết  thận  vẫn  được  theo dõi và báo  cáo.Thông  thường, bệnh nhân  sau sinh thiết được theo dõi trong vòng 24h đầu  tiên do biến chứng chủ yếu xuất hiện trong thời  gian này. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm   Mục tiêu  Xác định  tỷ  lệ biến chứng sinh  thiết  thận ở  bệnh nhân viêm  cầu  thận  được  thực hiện  sinh  thiết  tại  khoa  Thận‐Tiết  niệu,  Bệnh  viện  Bạch  Mai từ 12/2011 đến 06/2012.   ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP   Nghiên cứu tiến cứu được thực hiện trên 148  bệnh  nhân  trên  16  tuổi,  tự  nguyện  tham  gia  nghiên cứu, được chẩn đoán xác định bệnh cầu  thận, có chỉ định và thực hiện sinh thiết thận tại  khoa  Thận‐Tiết  niệu,  bệnh  viện  Bạch  Mai  từ  tháng 12/ 2011 đến tháng 6/2012.   Sinh thiết thận qua da dưới hướng dẫn siêu  âm  được  thực  hiện  bằng  súng  tự  động  súng  Bard®  Magnum®  ( m.php) tại Khoa Thận‐Tiết niệu, Bệnh viện Bạch  Mai.   Đánh giá biến chứng của sinh thiết thận  Biến  chứng  nặng  được  định  nghĩa  là  đái  máu  đại  thể, hoặc bệnh nhân  có máu  tụ, hoặc  chảy máu đến mức ảnh hưởng đến huyết động  cần  truyền máu  và/hoặc  nút  thông  động  tĩnh  mạch, can thiệp ngoại khoa(8).  Các  thông  tin  thu  thập  theo mẫu  bệnh  án  nghiên cứu với các thông số thống nhất. Các số  liệu  được mã hóa và  xử  lý bằng  chương  trình  SPSS 17.0.  KẾT QUẢ  Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu  Trong tổng số 148 bệnh nhân nghiên cứu, tỷ  lệ nữ/nam xấp xỉ 1,8/1. Tuổi trung bình của các  đối tượng nghiên cứu là 30,3 ± 10,6.  Đối  tượng nghiên cứu của chúng  tôi không  có  trẻ  em  và  cũng  không  có  nhiều  bệnh  nhân  già.  Số  bệnh nhân  trên  50  tuổi  chỉ  chiếm  tỷ  lệ  7,4% trong tổng số những bệnh nhân sinh thiết  thận.  Thêm  nữa  tuổi  cao  nhất  tiến  hành  sinh  thiết cũng chỉ là 61 tuổi nên thủ thuật thực hiện  tương  đối  thuận  lợi  và  không  có  những  biến  chứng liên quan đến tuổi quá nhỏ hoặc quá lớn  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  84 tuổi.   Bảng 1. Phân loại bệnh nhân theo nghề nghiệp  Nghề nghiệp Số bệnh nhân Tỷ lệ % Học sinh, sinh viên 29 19,6 Làm ruộng 68 45,9 Công nhân 8 5,4 Công chức văn phòng 23 15,5 Nội trợ 2 1,4 Buôn bán tự do 18 12,2 Tổng số 148 100 Tỷ  lệ bệnh nhân  làm ruộng cao nhất chiếm  45,9% (n=68), điều này cũng phù hợp với địa dư  bệnh nhân sinh sống chủ yếu là vùng nông thôn.  Tiếp theo đó là tỷ lệ học sinh và sinh viên chiếm  19,6% (n=29).   Điều này cũng phù hợp với phân bố về địa  dư, bệnh nhân sinh sống chủ yếu ở nông  thôn  chiếm  tỷ  lệ  79,1%  (n=117)  như  vậy  tỷ  lệ  nông  thôn/thành thị xấp xỉ 4/1.  Bảng 2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo chẩn  đoán lâm sàng trước khi chỉ định sinh thiết thận  Chẩn đoán lâm sàng Số bệnh nhân Tỷ lệ % VCT Lupus 15 10,1 VCT Lupus có HCTH 26 17,6 VCT Lupus có NKH 2 1,4 VCT Lupus có BC Suy thận 26 17,6 VCT Lupus có BC tắc mạch 2 1,4 VCT có HCTH 63 42,6 Bệnh thận IgA 3 2,0 Đợt cấp suy thận mạn 11 7,4 Tổng số 148 100 Tỷ  lệ  bệnh  nhân  viêm  cầu  thận  lupus  và  viêm cầu thận có hội chứng thận hư chiếm chủ  yếu  trong  các  bệnh  nhân  được  chỉ  định  sinh  thiết  thận. Một số bệnh nhân đợt cấp suy  thận  mạn có tỷ lệ 7,4%.   Biến chứng sau sinh thiết thận   Tỷ lệ biến chứng nặng sau sinh thiết thận  Tỷ  lệ bệnh nhân  được  thực hiện  sinh  thiết  không có biến chứng nặng là 95,3%. Chỉ có 4,7 %  bệnh nhân có biến  chứng nặng  là  đái máu  đại  thể.  Biểu đồ 1. Tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng nặng sau  sinh thiết  Tỷ lệ tất cả các loại biến chứng sau sinh thiết thận  Bảng 3. Tỷ lệ xuất hiện một số biến chứng sau sinh  thiết thận trong 24 giờ đầu và sau sinh thiết 1 tuần  Biến chứng Sau sinh thiết 24h đầu Sau sinh thiết 1 tuần Số BN (n=148) Tỷ lệ % Số BN (n=148) Tỷ lệ % Chảy máu vị trí sinh thiết 0 0 0 0 Đái máu đại thể 7 4,7 0 0 Tụ máu dưới bao thận 1 0,7 1 0,7 Dò động tĩnh mạch 0 0 0 0 Can thiệp ngoại khoa 0 0 0 0 Truyền máu 0 0 0 0 Sốt 7 4,7 0 0 Bí đái 9 6,1 0 0 Vô niệu 0 0 0 0 Tỷ lệ biến chứng thường gặp ngay sau sinh  thiết  là bí đái chiếm  tỷ  lệ 6,1%, sốt  là 4,7%, đái  máu đại thể là 4,7%. Tụ máu dưới bao thận chỉ  gặp ở 01 bệnh nhân chiếm  tỷ  lệ 0,7%. Các biến  chứng nặng như đái máu nặng cần truyền máu,  dò động tĩnh mạch, can thiệp ngoại khoa không  gặp trong nghiên cứu của chúng tôi.   Đánh giá lại các biến chứng sau một tuần thì  các  biến  chứng  như  bí  đái,  sốt  thì  không  còn  thấy các  triệu chứng. Tuy nhiên biến chứng  tụ  máu dưới bao thận ở 01 bệnh nhân thì vẫn còn.   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  85 BÀN LUẬN  Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu  Nghiên  cứu  của  chúng  tôi báo  cáo về biến  chứng  trong  sinh  thiết  thận  là nghiên  cứu  tiến  cứu có số lượng bệnh nhân người lớn là 148 đối  tượng nghiên  cứu  ≥16  tuổi  tại Việt Nam  trong  thời  gian  2011  đến  2012. Nghiên  cứu  về  biến  chứng là để đánh giá tính an toàn thủ thuật thực  hiện  trong  lâm  sàng. Việc  đánh giá  sự an  toàn  của thận sinh thiết được đặc trưng bởi các nguy  cơ  tổng  thể và  chủ yếu  là  tần  số xuất hiện  các  biến chứng nặng. Trong nghiên cứu của chúng  tôi biến chứng nặng được định nghĩa là đái máu  đại thể, truyền máu và/hoặc nút thông động tĩnh  mạch, can thiệp ngoại khoa(8).   Do độ tuổi nghiên cứu của chúng tôi không  có  trẻ  em  và  cũng  không  có  nhiều  bệnh  nhân  già.  Số  bệnh nhân  trên  50  tuổi  chỉ  chiếm  tỷ  lệ  7,4% trong tổng số những bệnh nhân sinh thiết  thận.  Thêm  nữa  tuổi  cao  nhất  tiến  hành  sinh  thiết cũng chỉ là 61 tuổi. Do vậy cũng tạo thuận  lợi cho quá  trình sinh  thiết không có xuất hiện  những biến chứng do  ảnh hưởng của  tuổi quá  nhỏ hoặc tuổi quá già.  Trong chỉ định tiến hành sinh thiết thận tỷ lệ  chiếm cao nhất trong nghiên cứu của chúng tôi  là chẩn đoán trước sinh thiết với VCT có HCTH  chiếm  tỷ  lệ 42,6% sau đó  là đến viêm cầu  thận  lupus, tuy nhiên nhóm chẩn đoán viêm câu thận  lupus  được phân  ra nhiều nhóm nhỏ với  chẩn  đoán cụ  thể hơn  theo các xuất hiện biến chứng  trên thận. Trong đó tỷ lệ viêm cầu thận lupus có  hội  chứng  thận  hư  cũng  chiếm  tỷ  lệ  khá  cao  17,6% (n=26) trong tổng số bệnh nhân sinh thiết  thận. Kết quả nghiên  cứu này  cũng  tương  đối  phù hợp với nghiên cứu hồi cứu 17 năm ở Tây  Ban Nha với tổng số 797 sinh thiết thận qua da  thì  chẩn  đoán  trước  sinh  thiết  là  23,4%  là  hội  chứng thận hư (n=186)(7).   Kết quả về tỷ lệ biến chứng thấp và an toàn  trong thủ thuật sinh thiết thận dưới hướng dẫn  siêu  âm  của  chúng  tôi  phù  hợp  với  kết  quả  nghiên cứu của Camilla Tondel và CS. với tỷ lệ  bệnh  nhân  được  sinh  thiết  an  toàn,  không  có  biến  chứng nặng như  đái máu  đại  thể,  truyền  máu,  nút  thông  động  tĩnh mạch  và  can  thiệp  ngoại khoa là 97,9% ở cả người lớn và trẻ em với  cỡ mẫu là 9288 đối tượng nghiên cứu, trong đó  715 trẻ em và 8573 người  lớn ≥ 18 tuổi(9). Trong  nghiên cứu của  chúng  tôi,  tỷ  lệ  sinh  thiết  thận  được  thực  hiện  an  toàn,  không  có  biến  chứng  nặng  là 95,3%. Nghiên cứu của Farida Hussain  và CS. năm 2009 tại London, Anh cũng cho thấy  kết quả báo cáo về  tỷ  lệ biến chứng  trong sinh  thiết  thận  thậm chí ở ở  trẻ em cũng được  thực  hiện an toàn và hiệu quả(2).   Thậm  chí  việc  thực  hiện  sinh  thiết  thận  bằng  súng  sinh  thiết dưới hướng dẫn  siêu âm  đã trở thành một quy trình chuẩn trong điều trị  trẻ em ở nhiều nơi trên thế giới. Kersnik Levart  T  thực  hiện  nghiên  cứu  hồi  cứu  từ  tháng  01  năm 1994 đến  tháng 10 năm 1999, 88 sinh thiết  thận được thực hiện trên 81 đối tượng (35 nam  và 46 nữ, độ  tuổi  từ 3‐20  tuổi). Không có biến  chứng nghiêm  trọng  được ghi nhận. Tỷ  lệ  các  trường hợp sinh thiết lấy được mảnh sinh thiết  an  toàn  theo chuẩn về số  lượng cầu  thận dao  động  từ  93,1%  đến  96,6%,  tùy  thuộc vào  định  nghĩa về về số lượng đủ của các cầu thận trong  các mẫu mô thận được sử dụng. Kết quả nghiên  cứu  xác  nhận  rằng  sinh  thiết  thận  bằng  súng  sinh  thiết dưới hướng dẫn sinh âm  là một  thủ  thuật an toàn và cung cấp thông tin rất có lợi ích  cho bệnh nhân(4).   Tuy  nhiên  trong  một  số  nghiên  cứu  sinh  thiết thận ở các trẻ em nhỏ thì tỷ  lệ biến chứng  có tăng hơn. Al Rasheed S.A. và CS. nghiên cứu  thực hiện ở 120 sinh thiết thận qua da được thực  hiện  trong 104 bệnh nhân  tuổi  từ 01  tháng đến  15  năm  cho  thấy  trong  các  biến  chứng  thì  thường gặp nhất  là  đái  ra máu  đại  thể, xảy  ra  trong  32  bệnh  nhân  sau  thực  hiện  sinh  thiết  (30%),  nhưng  chỉ  có  5  trẻ  em  cần  truyền máu  (4,8%). Có 09 bệnh nhân có biến chứng  tụ máu  quanh  thận  (8,6%).  Thông  động  tĩnh  mạch  (Arteriovenous  fistula)  đã  được  chẩn  đoán  ở  2  bệnh nhân (1,9%). Biến chứng nghiêm trọng đã  được  ghi  nhận  ở  những  bệnh  nhân  suy  thận  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  86 mạn  tính khi  thực hiện sinh  thiết(5). Như vậy ở  trẻ em quá nhỏ khi thực hiện sinh thiết thận, tần  số của các biến chứng nghiêm trọng về sinh thiết  thận trong nghiên cứu này là hơi cao hơn so với  ở các nước phát triển như tiến hành ở Na Uy và  Anh trong các nghiên cứu bàn luận phía trên khi  sinh thiết ở trẻ lớn hơn từ 3 tuổi trở lên hoặc sinh  thiết thận ở người lớn(9,2).  Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với  một  số  nghiên  cứu  khác  ở  trong  nước  như  nghiên cứu của Đinh Thị Kim Dung và CS năm  1998  cho  thấy  tỉ  lệ  biến  chứng  thấp  có  7/103  trường hợp  chiếm  6,95%  trong  đó  có  6  trường  hợp đái máu đại thể chiếm 5,9% và 1 trường hợp  tụ máu dưới bao thận chiếm 1%(1). Theo Nguyễn  Thị Thuần và CS năm 2011 đái máu đại thể có 1  trường  hợp  chiếm  3,12%  và  có  1  trường  hợp  chọc  vào  cơ  (3,12%)(1).  Theo  Trần  Thị  Bích  Hương và CS nghiên cứu năm 2012 cho thấy có  3/68 trường hợp biến chứng sau sinh thiết chiếm  4,41% trong đó có 1 trường hợp đái máu đại thể  chiếm tỷ lệ 1,47% và 2 trường hợp máu tụ thận  sinh thiết là 2 trường hợp chiếm tỷ lệ 2,94%(10).   Theo Tạ Phương Dung  (2010)  thì  tỷ  lệ biến  chứng cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi  với  52  trường  hợp  tụ máu  quanh  thận  chiếm  27%, 5 đái máu đại thể chiếm 2,5% và 1 trường  hợp nhiễm trùng. Tỷ lệ biến chứng cao hơn theo  như chính tác giả nhận xét thì có thể do chưa có  kinh  nghiệm,  việc  phối  hợp  giữa  siêu  âm  và  chọc  sinh  thiết  những  động  tác  kỹ  thuật  chưa  chuẩn,  tư  thế bệnh nhân,  thể  trạng bệnh nhân  (phù,  béo...),  xác  định  vị  trí  thận,  hướng  kim  sinh thiết đã ảnh hưởng đến kết quả(6).  Tuy phân tích của chúng tôi xếp đái máu đại  thể  vào  biến  chứng  nặng  nhưng  theo một  số  nghiên cứu lớn hiện nay,theo nhiều tác giả thậm  chí đái máu đại thể không nên được coi là biến  chứng nghiêm  trọng  trừ khi chảy máu với một  cường  độ  đáng  kể  gây  giảm  nồng  độ  hemoglobin hoặc  làm  tăng  thời gian phải nằm  bệnh viện điều trị nội trú của bệnh nhân.   Phân  tích  kỹ hơn  tỷ  lệ  biến  chứng  thường  gặp  ngay  sau  sinh  thiết  trong  nghiên  cứu  của  chúng tôi cho thấy là bí đái chiếm tỷ lệ 6,1%, sốt  là 4,7%, đái máu đại  thể  là 4,7%. Tụ máu dưới  bao thận chỉ gặp ở 01 BN chiếm tỷ lệ 0,7%. Tuy  nhiên các biến chứng khi được đánh giá lại sau  một tuần thì các biến chứng như bí đái, sốt và kể  cả đái máu không còn thấy các biến chứng này  tồn  tại. Duy nhất biến chứng  tụ máu dưới bao  thận  ở  01 bệnh nhân  thì  vẫn  còn  trên  kết  quả  đánh giá siêu âm sau 01  tuần. Như vậy chúng  tôi nhận  thấy  rằng  trong  các biến  chứng  được  xếp vào là biến chứng nặng như đái máu đại thể  nếu không thực sự ảnh hưởng đến huyết động  và bệnh nhân phải  truyền máu  thì biến  chứng  đái máu đại  thể  thực sự ảnh hưởng nhiều đến  toàn trạng của bệnh nhân.  Kết quả so sánh  tỷ  lệ xuất hiện biến chứng  của chúng tôi cho thấy sự xuất hiện biến chứng  chủ yếu xuất hiện ở thời điểm 24h đầu sau sinh  thiết. Kết quả cũng như hầu hết các nghiên cứu  đã được báo cáo tỷ lệ biến chứng tổng thể quan  sát chủ yếu xuất hiện trong 24h đầu. So sánh với  nghiên cứu của William L.W. và Stephen M.K.  tại Chicago xem xét 9595  trường hợp sinh  thiết  trong vòng 50 năm cho thấy biến chứng đã xảy  ra  trong 13% sinh  thiết  thận  trong  đó 6,4% các  biến chứng  được coi  là biến  chứng nặng  trong  đó  chủ yếu  cần phải  truyền máu  sau  khi  sinh  thiết.  Trong  đó  tỷ  lệ  67%  bệnh  nhân  có  biến  chứng xảy  ra  trong 8 giờ đầu và 90%  trong  số  này  là  xảy  ra  24h  đầu. Trong  nghiên  cứu  này  cũng  cho  thấy  hầu  hết  các  biến  chứng  nếu  không trầm trọng thì sẽ được tự hồi phục không  cần can  thiệp  tuy nhiên với những  trường hợp  biến  chứng  nặng  thì  nên  được  theo  dõi  và  có  hướng xử trí kịp thời(11).   KẾT LUẬN  Kết  luận có ý nghĩa nhất  trong nghiên  cứu  của chúng tôi là sinh thiết thận nên được xem là  một phương pháp an  toàn khi  được  thực hiện  đúng chỉ định và trong điều kiện vô khuẩn tốt.  Kết  luận của chúng tôi xác nhận thủ thuật sinh  thiết thận dưới hướng dẫn siêu âm thực hiện tại  khoa Thận‐Tiết niệu, bệnh viện Bạch Mai là thủ  thuật  an  toàn  và  có  biến  chứng  thấp. Những  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  87 biến chứng nặng như  là dò động  tĩnh mạch và  can  thiệp  ngoại  khoa  để  cắt  thận  không  xuất  hiện trong nghiên cứu của chúng tôi.   LỜI CẢM ƠN   Tôi xin gửi  lời  cảm  ơn ban  chủ nhiệm,  các  bác sỹ, kỹ  thuật viên và điều dưỡng khoa Giải  phẫu  bệnh  và  Thận‐Tiết  niệu,  Bệnh  viện  Bạch  Mai  đã  tạo  điều  kiện  cho  chúng  tôi  trong  quá  trình nghiên cứu.  TÀI LIỆU THAM KHẢO   1. Đinh Thị Kim Dung, Đỗ Thị Liệu, Phan Thị Xuân Hương, Đỗ  Gia Tuyển và Ngô Thị Sửu. (1998). Giới Thiệu kỹ Thuật Sinh  Thiết Thận dưới hướng dẫn của siêu âm. Kỷ yếu khoa học  Bệnh viện Bạch Mai Tập 2. Tr 35‐42.  2. Hussain F, Mallik M, Marks SD, Watson AR. Renal biopsies  in children: current practice and audit of outcomes. Nephrol  Dial Transplant 25: 485‐9.  3. Iversen P, Brun C.  (1951). Aspiration biopsy  of  the  kidney.  Am J Med 11: 324‐30.  4. Kersnik LT, Kenig A, Buturovic PJ, Ferluga D, Avgustin CM,  Kenda RB. (2001). Real‐time ultrasound‐guided renal biopsy  with  a  biopsy  gun  in  children:  safety  and  efficacy.  Acta  Paediatr 90: 1394‐7.  5. Rasheed SA, al Mugeiren MM, Abdurrahman MB, Elidrissy  AT.  (1990).  The  outcome  of  percutaneous  renal  biopsy  in  children:  an  analysis  of  120  consecutive  cases.  Pediatr  Nephrol 4: 600‐3.  6. Tạ Phương Dung và Nguyễn Hồng Sơn. (2010). Kết quả sinh  thiết bằng kim cắt tụ động dưới hướng dẫn của siêu âm.Tạp  chí y dược lâm sàng 108.Tr 38‐42.  7. Toledo K, Perez MJ, Espino
Tài liệu liên quan