Vai trò của kháng sinh dự phòng ở bệnh nhân xơ gan bị xuất huyết tiêu hoá do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản

Đặt vấn đề: Nhiễm trùng là một vấn đề thường gặp ở bệnh nhân(BN) xơ gan bị xuất huyết tiêu hóa (XHTH) do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản (VGTMTQ). Việc sử dụng kháng sinh dự phòng (KSDP)có thể giúp làm giảm tỉ lệ nhiễm trùng, xuất huyết tái phát (XHTP) sớm và tử vong cho bệnh nhân. Mục tiêu: đánh giá vai trò của KSDP ở BN xơ gan bị XHTH do VGTMTQ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu và tiến cứu, được thực hiện trên 190 BN xơ gan bị XHTH do VGTMTQ, bao gồm 97 BN không dùng KSDP và 93 BN được dùng KSDP. Kháng sinh được sử dụng đường tĩnh mạch trong thời gian 7 ngày: ceftriaxone 1g/ngày hay ceftazidim 1g x 3 lần/ngày. Kết quả: KSDP giúp làm giảm có ý nghĩa thống kê tỉ lệ nhiễm trùng nói chung (18,28% so với 40,21%, p = 0,001), tỉ lệ viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát (VPMNKNP) (6,45% so với 15,5%, p = 0,048) và tỉ lệ nhiễm trùng không rõ ổ nhiễm (NTKRON) (3,23% so với 11,34%, p = 0,032). Tỉ lệ XHTP sớm ở nhóm được dùng KSDPcũng thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không được dùng KSDP (19,35% so với 34,02%, p = 0,023). Tỉ lệ tử vong khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm có dùng và không dùng KSDP (12,9% so với 17,53%, p = 0,376). Kết luận: Đối với các BN xơ gan bị XHTH do VGTMTQ, kháng sinh dự phòng giúp làm giảm tỉ lệ nhiễm trùng và XHTP sớm nhưng không giúp giảm tỉ lệ tử vong.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của kháng sinh dự phòng ở bệnh nhân xơ gan bị xuất huyết tiêu hoá do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 108 VAI TRÒ CỦA KHÁNG SINH DỰ PHÒNG Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN BỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ DO VỠ GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN Bùi Hữu Hoàng*, Đặng Minh Luân* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nhiễm trùng là một vấn đề thường gặp ở bệnh nhân(BN) xơ gan bị xuất huyết tiêu hóa (XHTH) do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản (VGTMTQ). Việc sử dụng kháng sinh dự phòng (KSDP)có thể giúp làm giảm tỉ lệ nhiễm trùng, xuất huyết tái phát (XHTP) sớm và tử vong cho bệnh nhân. Mục tiêu: đánh giá vai trò của KSDP ở BN xơ gan bị XHTH do VGTMTQ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu và tiến cứu, được thực hiện trên 190 BN xơ gan bị XHTH do VGTMTQ, bao gồm 97 BN không dùng KSDP và 93 BN được dùng KSDP. Kháng sinh được sử dụng đường tĩnh mạch trong thời gian 7 ngày: ceftriaxone 1g/ngày hay ceftazidim 1g x 3 lần/ngày. Kết quả: KSDP giúp làm giảm có ý nghĩa thống kê tỉ lệ nhiễm trùng nói chung (18,28% so với 40,21%, p = 0,001), tỉ lệ viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát (VPMNKNP) (6,45% so với 15,5%, p = 0,048) và tỉ lệ nhiễm trùng không rõ ổ nhiễm (NTKRON) (3,23% so với 11,34%, p = 0,032). Tỉ lệ XHTP sớm ở nhóm được dùng KSDPcũng thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không được dùng KSDP (19,35% so với 34,02%, p = 0,023). Tỉ lệ tử vong khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm có dùng và không dùng KSDP (12,9% so với 17,53%, p = 0,376). Kết luận: Đối với các BN xơ gan bị XHTH do VGTMTQ, kháng sinh dự phòng giúp làm giảm tỉ lệ nhiễm trùng và XHTP sớm nhưng không giúp giảm tỉ lệ tử vong. Từ khóa: Xuất huyết tiêu hóa, vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, xuất huyết tái phát, kháng sinh dự phòng, xơ gan ABSTRACT THE ROLE OF ANTIBIOTIC PROPHYLAXIS IN CIRRHOTIC PATIENTS WITH VARICEAL HEMORRHAGE Bui Huu Hoang, Dang Minh Luan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 108 - 113 Background: Bacterial infection is a common complication in cirrhotic patients with variceal hemorrhage. Antibiotic prophylaxis can reduce the rates of infections, early rebleeding and death. Objectives: To assess the role of antibiotic prophylaxis in cirrhotic patients with variceal hemorrhage Patients and methods: A retrospective and prospective cohort study was done in 190 cirrhotic patients with variceal hemorrhage including 97 patients who were not received antibiotic prophylaxis and 93 patients who received antibiotic prophylaxis. Antibiotics were administered intravenously in 7 days: ceftriaxone 1g qd or ceftazidim 1g tid. Results: Antibiotic prophylaxis considerably reduced the incidences of bacterial infections (18.28% vs. 40.21%, p = 0.001), spontaneous bacterial peritonitis (6.45% vs. 15.5%, p = 0.048), and unknown origin infections (3.23% vs. 11.34%, p = 0.032). The early rebleeding rate in the prophylactic group was considerably lower than that in the group who was not received antibiotics (19.35% vs. 34.02%, p = 0.023). Mortality was not * Bộ môn Nội, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS Đặng Minh Luân ĐT: 0906890906 Email: binhanphar2005@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 109 different between the two groups (12.9% vs. 17.53%, p = 0.376) Conclusions: In cirrhotic patients with variceal hemorrhage, antibiotic prophylaxis can reducethe rates of infection and early rebleeding but does not decrease the rate of death Key works: gastrointestinal bleeding, esophageal variceal rupture, rebleeding, antibiotic prophylaxis, cirrhosis. ĐẶT VẤN ĐỀ XHTH do VGTMTQ là một biến chứng thường gặp ở BN xơ gan với tần suất hàng năm là 5% - 15% và tỉ lệ tử vong khoảng 5% - 8% trong tuần đầu và lên đến 20% trong 6 tuần tiếp theo(7,9). Nhiễm trùng (bao gồm VPMNKNP và các nhiễm trùng khác) là một vấn đề rất thường gặp ở các bệnh nhân này: tỉ lệ nhiễm trùng là 22% trong vòng 48 giờ đầu sau nhập viện và lên đến 35% - 66% trong vòng 14 ngày sau xuất huyết(2). Ngoài ra, nhiễm trùng còn làm tăng nguy cơ XHTP sớm(43,5% so với 9,8%, p < 0,01) và tỉ lệ tử vong (40% so với 3%, p < 0,001) trong thời gian nằm viện(1,20). Do nhiễm trùng là một vấn đề rất quan trọng cho nên việc dùng KSDP ngắn hạn đã được đặt ra ở các BN xơ gan bị XHTH do VGTMTQ có kèm hay không kèm báng bụng. Các nghiên cứu ngoài nước đã chứng minh KSDP giúp làm giảm tỉ lệ nhiễm trùng, giảm tỉ lệ XHTP sớm và có thể giảm cả tỉ lệ tử vong cho các BN này(2,4,6). Tại Việt Nam, vấn đề sử dụng KSDP cho các đối tượng BN xơ gan bị XHTH trên do VGTMTQ vẫn chưa được chú ý đúng mức và chưa có nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề này được thực hiện. Đó là lý do mà chúng tôi muốn tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu đánh giá hiệu quả của kháng sinh trong dự phòng nhiễm trùng, XHTP sớm và tử vong ở BN xơ gan bị XHTH do VGTMTQ. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu và tiến cứu Đối tượng nghiên cứu BN xơ gan bị XHTH do VGTMTQ nhập khoa Nội Tiêu hoá, bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2008 đến tháng 04/2014. Tiêu chuẩn chọn bệnh BN xơ gan bị XHTH do VGTMTQ không có bằng chứng bị nhiễm trùng tại thời điểm nhập viện. Tiêu chuẩn loại trừ Có dấu hiệu nhiễm trùng vào thời điểm nhập viện, XHTH do nguyên nhân khác không phải do VGTMTQ, không thể nội soi tiêu hóa trên do bệnh quá nặng, có nhiều bệnh nặng ở giai đoạn cuối của các cơ quan khác ngoài gan và BN không được điều trị theo đúng khuyến cáo hiện hành. Phương pháp tiến hành Đối với nhóm không sử dụng KSDP, vì lí do đạo đức trong nghiên cứu,chúng tôi chỉ nghiên cứu hồi cứu dựa trên hồ sơ các BN xơ gan bị XHTH do VGTMTQ nhập khoa Nội Tiêu hoá - bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2008 đến tháng 09/2013 vì trong thời gian này hầu hết các BN XHTH do VGTMTQ đều không được sử dụng KSDP. Đây có thể được xem là nhóm chứng lịch sử. Đối với nhóm có sử dụng KSDP, chúng tôi nghiên cứu tiến cứu.Nhóm BN này được chọn liên tiếp từ các BN xơ gan bị XHTH do VGTMTQ nhập khoa Nội Tiêu hoá, bệnh viện Chợ Rẫy đã được dùng KSDP từ tháng 10/2013 đến tháng 04/2014. Kháng sinh dự phòng được sử dụng cho BN là các kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 dùng đường tĩnh mạch trong thời gian 7 ngày (ceftriaxone 1g/ngày hay ceftazidim 1g x 3 lần/ngày). Chúng tôi chỉ chọn các BN được dùng các thuốc vận mạch (somatostatin, octreotide hay terlipressin) và được nội soi tiêu hóa trên sớm (nếu tình trạng BN cho phép) để chẩn đoán và điều trị XHTH trên do vỡ giãn TMTQ (thắt thun hay chích xơ TMTQ) theo đúng khuyến cáo hiện hành. Các Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 110 BN này sẽ được ghi nhận các triệu chứng gợi ý nhiễm trùng (sốt, lạnh run, ho, khạc đàm, tiểu gắt buốt, đau bụng, tiêu chảy, rối loại tri giác đột ngột, ) và XHTP (nôn ra máu, tiêu ra máu, tiêu phân đen, ống thông mũi dạ dày ra máu, tụt huyết áp, ít nhất 24 giờ sau khi dấu hiệu xuất huyết đã ngưng và ổn định). Các xét nghiệm để chẩn đoán nhiễm trùng (công thức máu, CRP, procalcitonin, X quang ngực, tổng phân tích nước tiểu, phân tích dịch màng bụng, cấy máu, cấy đàm, cấy nước tiểu, cấy dịch màng bụng nếu có) và XHTP (công thức máu, nội soi tiêu hóa trên) cũng được đánh giá để tìm xem BN có bị nhiễm trùng và XHTP hay không. Một số tiêu chuẩn chẩn đoán được áp dụng Xuất huyết tái phát được định nghĩa là tình trạng chảy máu trở lại sau khi tình trạng xuất huyết ban đầu đã được kiểm soát ít nhất 24 giờ. Xuất huyết xảy ra trong vòng 7 ngày sau khi kiểm soát được lần xuất huyết đầu tiên được định nghĩa là XHTP sớm(10). Chẩn đoán VPMNKNP dựa vào cấy dịch màng bụng dương tính hoặc bạch cầu đa nhân trung tính trong dịch màng bụng ≥ 250/mm3. Nhiễm trùng huyết được chẩn đoán dựa vào cấy máu dương tính và các triệu chứng lâm sàng của nhiễm trùng. Nhiễm trùng tiểu được chẩn đoán dựa vào kết quả cấy nước tiểu ≥ 105 khúm/mL và bạch cầu trong nước tiểu > 10/μL với bệnh cảnh lâm sàng phù hợp. Nhiễm trùng hô hấp được chẩn đoán bằng triệu chứng lâm sàng và bất thường trên X quang ngực hay CT scan ngực hoặc kết quả cấy đàm dương tính. Bệnh nhân không thấy ổ nhiễm trùng nhưng sốt ≥ 38oC kéo dài ít nhất 6 giờ và bạch cầu máu tăng ≥ 15.000/mm3 với bạch cầu đa nhân trung tính chiếm ưu thế, tăng CRP và procalcitonin được xem là nhiễm trùng không rõ ổ nhiễm(8). Phân tích và xử lý số liệu Các số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0 for Windows. Các phép kiểm khác biệt có ý nghĩa thống kê khi trị số p < 0,05. KẾT QUẢ Từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 9 năm 2013, chúng tôi chọn được 190 BN xơ gan bị XHTH do VGTMTQ nhập khoa Nội tiêu hóa, Bệnh Viện Chợ Rẫy bao gồm 97 BN không dùng KSDP (nhóm 1) và 93 BN được dùng KSDP (nhóm 2) Đặc điểm ban đầu của hai nhóm Bảng 1: Các đặc điểm ban đầu của giữa hai nhóm Nhóm 1 Nhóm 2 p Giới tính (nam/nữ) 2,45/1 3,35/1 0,332 Tuổi 55,02 ± 13,84 55,23 ± 12,43 0,915 Nguyên nhân xơ gan (VGSV/Rượu/Khác) 46,39%/26,8 %/ 26,81% 49,46%/30,11 %/ 20,4% 0,77 Ung thư biểu mô tế bào gan 17,53% 22,58% 0,384 Bệnh não gan 14,43% 19,35% 0,365 Báng bụng 65,98% 73,12% 0,285 Nồng độ albumin (g/dL) 3,09 ± 0,65 3,03 ± 0,63 0,503 Thời gian prothrombin (giây) 18,46 ± 4,6 22,32 ± 7,88 <0,001 * Nồng độ bilirubin (mg/dL) 4,87 ± 8,9 3,89 ± 5,43 0,832 Phân loại Child Pugh (A/B/C) 20,62%/42,27 %/ 37,11% 20,43%/45,16 %/ 34,41% 0,91 Điểm Child Pugh 8,98 ± 2,71 8,69 ± 2,41 0,598 Hemoglobin lúc nhập viện (g/dL) 7,86 ± 2,1 8,41 ± 2,03 0,069 Tình trạng choáng lúc nhập viện 12,37% 15,05% 0,591 Độ giãn TMTQ (độ I/độ II/độ III) 2,07%/49,48 %/ 48,45% 5,38%/48,38 %/ 46,24% 0, 478 * Khác biệt có ý nghĩa thống kê Nhận xét: Các đặc điểm ban đầu của hai nhóm có dùng hay không dùng KSDP khác biệt không có ý nghĩa thống kê, ngoại trừ thời gian prothrombin là khác biệt có ý nghĩa thống kê. Hiệu quả của kháng sinh dự phòng đối với nhiễm trùng Có 39 BN ở nhóm không dùng KSDP bị nhiễm trùng (chiếm tỉ lệ 40,21%) trong khi số BN bị nhiễm trùng ở nhóm có dùng KSDP chỉ là 17 BN (chiếm tỉ lệ 18,28%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p = 0,001). Trong tổng số 56 BN bị nhiễm trùng, VPMNKNP là nhiễm trùng thường gặp nhất (21 trường hợp, chiếm tỉ lệ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 111 37,5%). Sự khác biệt về VPMNKNP và NTKRON giữa hai nhóm có dùng và không dùng KSDP là có ý nghĩa thống kê (p lần lượt là 0,048 và 0,032) (bảng 2). Bảng 2: Nguồn gốc nhiễm trùng Nhóm 1 Nhóm 2 p NTKRON 11 3 0,032 * Nhiễm trùng huyết 4 2 0,437 Nhiễm trùng tiểu 1 0 0,326 Viêm phổi 8 6 0,636 VPMNKNP 15 6 0,048 * * Khác biệt có ý nghĩa thống kê Vi trùng gram âm là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất, chiếm 12 trên tổng số 14 trường hợp cấy bệnh phẩm dương tính (tỉ lệ 85,7%). Escherichia coli là vi trùng được phân lập nhiều nhất (7/14 trường hợp, chiếm tỉ lệ 50%) (bảng 3). Sự khác biệt về nhiễm trùng do vi trùng gram âm và vi trùng gram dương giữa hai nhóm cũng không có ý nghĩa thống kê (p lần lượt là 0,264 và 1). Bảng 3: Tác nhân gây nhiễm trùng Tác nhân Nhóm 1 (n = 97) Nhóm 2 (n = 93) Vi trùng gram âm 8 4 Escherichia coli 5 2 Klebsiella pneumoniae 2 1 Aeromonas hydrophila 0 1 Enterobacter agglomerans 1 0 Vi trùng gram dương 1 1 Streptococcus sp 1 1 Hiệu quả của kháng sinh dự phòng đối với xuất huyết tái phát sớm Tỉ lệ XHTP sớm ở nhóm không dùng KSDP là 34,02% và nhóm có dùng KSDP là 19,35% và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p = 0,023). Khi tiến hành phân tích hồi qui đa biến, ung thư biểu mô tế bào gan, điểm số Child-Pugh, độ giãn tĩnh mạch thực quản, nhiễm trùng và dùng kháng sinh dự phòng là các yếu tố tiên đoán độc lập cho tình trạng XHTP sớm (bảng 4). Bảng 4: Liên quan giữa nguy cơ XHTP sớm với một số yếu tố của BN trong phân tích hồi qui logistic đa biến Yếu tố OR KTC 95% P Ung thư biểu mô tế bào gan 3,26 1,35 – 7,88 0,009 Điểm số Child-Pugh 1,21 1,02 – 1,44 0,028 Độ giãn tĩnh mạch thực quản 2,52 1,24 – 5,14 0,011 Nhiễm trùng 2,62 1,31 – 5,07 0,01 Dùng kháng sinh dự phòng 0,41 0,19 – 0,88 0,023 Hiệu quả của kháng sinh dự phòng đối với tử vong Có 17 trường hợp tử vong ở nhóm không dùng KSDP (chiếm tỉ lệ 17,53%) và 12 trường hợp tử vong ở nhóm có dùng KSDP (chiếm tỉ lệ 12,9%) và sự khác biệt này không ý nghĩa thống kê (p = 0,376). Suy gan, choáng nhiễm trùng và xuất huyết là 3 nguyên nhân tử vong thường gặp nhất ở các BN này, trong đó suy gan là nguyên nhân tử vong thường gặp nhất (15 trường hợp trong tổng số 29 BN tử vong, chiếm tỉ lệ 51,7%). Trong phân tích đa biến, ung thư biểu mô tế bào gan, điểm số Child-Pugh, bệnh não gan và nhiễm trùng là các yếu tố tiên đoán độc lập cho tình trạng tử vong (bảng 5) Bảng 5: Liên quan giữa nguy cơ tử vong với một số yếu tố của BN trong phân tích hồi qui đa biến Yếu tố OR KTC 95% p Ung thư biểu mô tế bào gan 6,73 1,83 –24,71 0,004 Bệnh não gan 6,21 1,21-31,88 0,029 Điểm số Child-Pugh 1,93 1,32 – 2,82 0,001 Nhiễm trùng 0,225 0,052 –0,971 0,046 BÀN LUẬN Nhiễm trùng rất thường gặp ở BN xơ gan bị XHTH do VGTMTQ. Chính tình trạng XHTH và tụt huyết áp làm tăng hiện tượng chuyển vị vi trùng, gây ức chế chức năng của hệ võng nội mô và làm giảm nồng độ bổ thể trong dịch màng bụng đã làm cho BN xơ gan dễ bị nhiễm trùng hơn(17). Các trực trùng gram âm đường ruột (như E.coli và Klebsiella pneumoniae), Enterococci và Streptococci là những vi trùng thường gặp trong hiện tượng chuyển vị vi trùng và cũng là các tác nhân thường gặp nhất gây nhiễm trùng ở BN xơ gan(13). Mặt khác, cũng có nhiều bằng chứng cho Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 112 thấy tác động của nhiễm trùng trong việc gia tăng nguy cơ bị XHTH thông qua cơ chế làm tăng áp lực xoang gan và gây ra các thay đổi về đông máu. Nhiễm trùng và nội độc tố lưu hành trong máu sẽ kích thích sự sản xuất endothelin gây co thắt các tế bào hình sao tại xoang gan, làm gia tăng áp lực tại xoang gan dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch cửa.Thêm vào đó, nhiễm trùng cũng thúc đẩy sự sản xuất NO gây ra những rối loạn trong quá trình kết tập tiểu cầu. Cuối cùng, nhiễm trùng còn kích thích các tế bào nội mô sản xuất heparinoid là một chất giống heparin làm xáo trộn quá trình đông máu(19). Tất cả các yếu tố này giải thích tại sao BN bị nhiễm trùng dễ bị XHTP sớm hơn. Các nghiên cứu đã chứng minh KSDP giúp làm giảm tỉ lệ nhiễm trùng, tỉ lệ XHTP sớm và có thể làm giảm tỉ lệ tử vong cho các BN này. Hiệu quả dự phòng giúp làm giảm tỉ lệ nhiễm trùng và XHTP sớm của kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 đã được chứng minh trong nghiên cứu của chúng tôi: KSDP giúp làm giảm có ý nghĩa thống kê tỉ lệ nhiễm trùng (18,28% so với 40,21%, p = 0,001) và XHTP sớm (19,35% so với 34,02%, p = 0,023). Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của các tác giả Blaise(3), Jun(12), Hou(10), Hsieh(11), Pauwels(14), Pohl(15), Rimola(17) và Soriano(18). Điều này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc sử dụng KSDP ngắn hạn ở các BN xơ gan bị XHTH do VGTMTQ. Nghiên cứu cũng chỉ ra việc giảm tỉ lệ nhiễm trùng chủ yếu là do giảm tỉ lệ VPMNKNP và NTKRON. Tỉ lệ VPMNKNP giảm đi có ý nghĩa thống kê cũng đã được ghi nhận trong các nghiên cứu của Hsieh(11), Jun(12), Pauwels(14) và Soriano(18). NTKRON ở nhóm không được sử dụng KSDP trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỉ lệ khá cao so với các nghiên cứu khác (chúng tôi: 11,34%, Jun: 1,7%(12), Pauwels: 5,9%(14)). Điều này có thể là do nhóm không được sử dụng KSDP của chúng tôi là nhóm hồi cứu từ trong hồ sơ bệnh ántrong khi ở các nghiên cứu còn lại là nhóm tiến cứu. Đối với nhóm có dùng KSDP, tỉ lệ NTKRON trong nghiên cứu của chúng tôi khá thấp và tương đương với các nghiên cứu khác: Chúng tôi: 3,23%, Jun: 0%(12), Pauwels: 6,7%(14). Điều này lí giải tại sao NTKRON giảm có ý nghĩa thống kê ở nhóm có dùng KSDP so với nhóm không dùng KSDP. Cũng tương tự các nghiên cứu của Hou, Hsieh, Jun và Soriano, nghiên cứu của chúng tôi đã khẳng định vi trùng gram âm là tác nhân thường gặp nhất(10,11,12,18). Tuy nhiên, KSDP không giúp làm giảm có ý nghĩa thống kê tỉ lệ nhiễm trùng do vi trùng gam âm và gram dương. Điều này có lẽ là do nhóm không được sử dụng kháng sinh của chúng tôi được lấy mẫu hồi cứu nên tỉ lệ phân lập được vi trùng trong quá khứ khá thấp làm ảnh hưởng đến việc đánh giá hiệu quả thực sự của KSDP đối với các nhiễm trùng do vi trùng gram âm và gram dương. Kết quả phân tích hồi qui đa biến cho thấy ung thư biểu mô tế bào gan, điểm số Child-Pugh, độ giãn tĩnh mạch thực quản, nhiễm trùng và dùng kháng sinh dự phòng là các yếu tố tiên đoán độc lập cho tình trạng XHTP sớm Mặc dù KSDP giúp làm giảm tỉ lệ nhiễm trùng và tỉ lệ XHTP sớm nhưng không làm giảm tỉ lệ tử vong (p = 0,376). Điều này cũng phù hợp với các kết luận về vai trò của kháng sinh trên tỉ lệ tử vong rút ra từ các nghiên cứu của Hou(10), Jun(12), Pauwels(14), Soriano(18) và đã được giải thích là do BN xơ gan bị XHTH do vỡ giãn TMTQ có thể tử vong do nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong đó có một tỉ lệ lớn BN tử vong là do tình trạng suy gan ở giai đoạn cuối. Trong nghiên cứu của chúng tôi có đến 51,7% BN tử vong do nguyên nhân này. Kết quả này cũng tương tự như kết quả các nghiên cứu của Carbonell(5), Pauwels(14): KSDP chỉ có tác dụng giúp làm giảm nhiễm trùng và XHTP sớm nhưng ít có ảnh hưởng đến tỉ lệ tử vong. Kết quả phân tích hồi qui đa biến cho thấy ung thư biểu mô tế bào gan, điểm số Child-Pugh, bệnh não gan và nhiễm trùng là các yếu tố tiên đoán độc lập cho tình trạng tử vong. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 113 KẾT LUẬN Ở các BN xơ gan bị XHTH do VGTMTQ, kháng sinh dự phòng giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, giảm nguy cơ xuất huyết tái phát sớm nhưng không giúp làm giảm nguy cơ tử vong. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bernard B, et al (1995), "Prognostic significance of bacterial infection in bleeding cirrhotic patients: a prospective study", Gastroenterology. 108(6), pp. 1828-34. 2. Bernard B, et al (1999), "Antibiotic prophylaxis for the prevention of bacterial infections in cirrhotic patients with gastrointestinal bleeding: a meta-analysis", Hepatology. 29(6), pp. 1655-61. 3. Blaise M, et al (1994), "Systemic antibiotic therapy prevents bacterial infection in cirrhotic patients with gastrointestinal hemorrhage", Hepatology. 20(1 Pt 1), pp. 34-8. 4. Bleichner G, et al (1986), "Frequency of infections in cirrhotic patients presenting with acute gastrointestinal haemorrhage", Br J Surg. 73(9), pp. 724-6. 5. Carbonell N, et al (2004), "Improved survival after variceal bleeding in patients with cirrhosis over the past two decades", Hepatology. 40(3), pp. 652-9. 6. Chavez-Tapia NC, et al (2011), "Meta-analysis: antibiotic prophylaxis for cirrhotic patients with upper gastrointestinal bleeding - an updated Cochrane review", Aliment Pharmacol Ther. 34(5), pp. 509-18. 7. de Franchis R (2010), "Revising consensus in portal hypertension: report of the Baveno V consensus workshop on methodology of diagnosis and therapy in portal hypertension", J Hepatol. 53(4), pp. 762-8. 8. Fernandez J, et al (2006), "Norfloxacin vs ceftriaxone in the prophylaxis of infections in patients with advanced cirrhosis and hemorrhage", Gastroenterology. 131(4), pp. 1049-56; quiz 1285. 9. Garcia-Tsao G, et al (2007), "Prevention and management of gastroesophageal varices and
Tài liệu liên quan