Vận dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán Việt Nam

Liên quan đến giá trị hợp lý, tại khoản 6 điều 3 Luật Kế toán sửa đổi số 88/2015/QH13 đã định nghĩa: “Giá trị hợp lý là giá trị được xác định phù hợp với giá thị trường, có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc chuyển nhượng một khoản nợ phải trả tại thời điểm xác định giá trị”. Theo đó, giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính. Trên cơ sở Luật Kế toán số 88/2015/QH13, Bộ Tài chính cần nghiên cứu ban hành các chuẩn mực kế toán (CMKT) trên cơ sở tiếp cận, áp dụng các thông lệ, CMKT quốc tế phù hợp với hệ hống luật pháp, trình độ, kinh nghiệm kế toán của Việt Nam và theo lộ trình phù hợp để đáp ứng nhu cầu minh bạch thông tin tài chính mà Việt Nam đang khẩn trương tiến tới.

pdf6 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 41Số 115 - tháng 5/2017 vaän DuÏng giaù trò hÔÏp lyù trong heä thoáng Keá toaùn vieät nam TS. NGUYỄN ĐĂNG HUY* *Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Liên quan đến giá trị hợp lý, tại khoản 6 điều 3 Luật Kế toán sửa đổi số 88/2015/QH13 đã định nghĩa: “Giá trị hợp lý là giá trị được xác định phù hợp với giá thị trường, có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc chuyển nhượng một khoản nợ phải trả tại thời điểm xác định giá trị”. Theo đó, giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính. Trên cơ sở Luật Kế toán số 88/2015/QH13, Bộ Tài chính cần nghiên cứu ban hành các chuẩn mực kế toán (CMKT) trên cơ sở tiếp cận, áp dụng các thông lệ, CMKT quốc tế phù hợp với hệ hống luật pháp, trình độ, kinh nghiệm kế toán của Việt Nam và theo lộ trình phù hợp để đáp ứng nhu cầu minh bạch thông tin tài chính mà Việt Nam đang khẩn trương tiến tới. Từ khóa: giá trị hợp lý Applying fair values in the Vietnamese accounting system With regard to fair value, paragraph 6 of Article 3 of the revised Accounting Law No.88/2015/QH13 defines “fair value as the value determined in line with market price, which would be received from selling an asset or paid to transfer a liability at the measurement dates”. Consequently, assets and liabilities are initially recognised at cost. Subsequent to initial recognition, those assets and liabilities whose values frequently fluctuate following market prices and can be reliably measured shall be stated at fair value at the end of the financial reporting period. Based on the Law on Accounting No.88/2015/QH13, the Ministry of Finance should study and promulgate accounting standards based on the approach and application of international accounting practice and standards in line with the law. The level of accounting knowledge, skills, experience required to meet the need for transparency of financial information that Vietnam is rapidly approaching. keyword: fair value 1. Giá trị hợp lý trong kế toán Trong các lý thuyết về kế toán, giá trị hợp lý không được đề cập như một loại giá độc lập trong khuôn mẫu lý thuyết chung nhưng nó trở thành một xu hướng quan trọng trong những năm gần đây. Các chuẩn mực kế toán (IAS) và chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) hiện hành đều sử dụng định nghĩa “Giá trị hợp lý là mức giá mà một tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong một giao dịch ngang giá”. Cơ sở hình thành của kế toán theo giá trị hợp lý xuất phát trực tiếp từ nhu cầu sử dụng thông tin của xã hội và chính những hạn chế của các phương pháp kế toán trước đó. Nhìn từ góc độ lý thuyết kế toán, khi tất cả các tài sản được đo lường với cùng một cơ sở định giá, giá gốc hay giá thị trường, thì điều này sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin dễ hiểu hơn cho các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, việc áp dụng các cơ sở định giá tài sản theo giá thị trường thay thế dần nguyên tắc giá gốc TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN42 Số 115 - tháng 5/2017 tại nhiều quốc gia trong những năm gần đây cho thấy xu thế định giá tài sản trên báo cáo tài chính đang hướng đến giá trị hợp lý, kết hợp nhiều loại giá khác nhau nhằm đáp ứng đầy đủ hơn yêu cầu thông tin của người sử dụng và tạo thuận lợi cho công tác kế toán. Vì thế, kế toán theo giá trị hợp lý là một lựa chọn tất yếu. Giá trị hợp lý phát triển mạnh trong kế toán, nhất là trong các hoạt động liên quan đến công cụ tài chính, tạo thành một trào lưu kế toán theo giá trị hợp lý hay theo thị trường. Những ưu điểm của giá trị hợp lý và lợi ích của sử dụng giá trị hợp lý là không thể phủ nhận. Điều này thể hiện qua một số khía cạnh sau: (1) Giá trị hợp lý phản ánh được những thay đổi của thị trường; (2) Những giả định dùng để ước tính giá trị hợp lý có thể được xác định và kiểm chứng, ngày càng mang tính khách quan hơn; (3) Các mô hình định giá cho những trường hợp không có giá thị trường hiện đang phát triển và từng bước hoàn thiện. Chế độ kế toán Việt Nam hiện nay được xây dựng trên cơ sở phương pháp kế toán theo giá gốc. Tuy nhiên, phương pháp định giá các tài sản kế toán cũng từng bước được cập nhật theo phương pháp giá trị hợp lý, kết hợp kế toán theo giá gốc và đánh giá lại phù hợp với đặc điểm của từng loại tài sản và thời điểm lập báo cáo tài chính. 2. Sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán và thực tiễn tại Việt Nam Giá trị hợp lý được sử dụng để đánh giá và ghi nhận ban đầu. Giá trị hợp lý trong trường hợp này được sử dụng là giá gốc ghi nhận ban đầu (ghi nhận ban đầu “Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ”, “Nhà xưởng, máy móc, thiết bị”; “Bất động sản đầu tư”; “Tài sản sinh học”; “Tài sản thuê tài chính”...) Giá trị hợp lý được sử dụng sau ghi nhận ban đầu. Sau ghi nhận ban đầu, giá trị hợp lý được xác định tại mỗi thời điểm lập báo cáo tài chính. Ví dụ: Đánh giá sau khi nhận ban đầu đối với tài sản tài chính, bất động sản đầu tư...; Xác định giá trị đánh giá lại của nhà xưởng, máy móc thiết bị theo mô hình đánh giá lại của IAS 16, tài sản vô hình theo IAS 38... Ghi nhận chênh lệch phát sinh do sự biến động của giá trị hợp lý. Các khoản chênh lệch phát sinh do sự thay đổi giá trị hợp lý giữa các thời điểm báo cáo có thể được ghi là thu nhập, chi phí trong báo cáo lãi, lỗ. Ví dụ: Tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý qua báo cáo lãi lỗ, bất động sản đầu tư, tài sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp hoặc điều chỉnh chỉ tiêu thuộc nguồn vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán như: chênh lệch đánh giá tăng (giảm) tài sản... TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 43Số 115 - tháng 5/2017 Thực tiễn kế toán Việt Nam hiện nay Nhìn chung, chế độ kế toán Việt Nam, được xây dựng trên cơ sở phương pháp kế toán theo giá gốc. Tuy nhiên, trong phương pháp định giá các tài sản kế toán, Việt Nam cũng từng bước được cập nhật theo phương pháp giá trị hợp lý, kết hợp kế toán theo giá gốc và đánh giá lại phù hợp với đặc điểm của từng loại tài sản và thời điểm lập báo cáo tài chính. Cụ thể: * Về việc ghi nhận giá trị tài sản: - Ghi nhận theo giá gốc tại thời điểm hình thành tài sản: Giá trị các loại tài sản như TSCĐ, hàng tồn kho được ghi nhận theo giá thực tế bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí thu mua phát sinh để có được tài sản ở trạng thái sẵn sàng đưa vào sử dụng. - Đánh giá lại theo giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo: Giá trị hợp lý được sử dụng làm cơ sở để tính giá trị đánh giá lại của tài sản sau ghi nhận ban đầu. Phần chênh lệch được ghi nhận là chi phí trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (tăng hoặc giảm chi phí) hoặc ghi nhận điều chỉnh chỉ tiêu thuộc nguồn vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán. Cụ thể: + Lập dự phòng giảm giá tài sản: Cuối mỗi kỳ kế toán đối với những khoản mục tài sản bị giảm giá, kế toán tiến hành trích lập dự phòng (dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi) và ghi nhận vào chi phí (Chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp) đồng thời các khoản dự phòng được ghi nhận vào bên Tài sản của Bảng cân đối kế toán để ghi giảm tổng giá trị tài sản của đơn vị bên cạnh giá gốc. + Đánh giá lại tài sản: Tài sản được đánh giá lại chủ yếu là TSCĐ, bất động sản đầu tư, một số trường hợp có thể và cần thiết đánh giá lại vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá, sản phẩm dở dang... Trường hợp tiến hành đánh giá khi có quyết định của Nhà nước về đánh giá lại tài sản, khi thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; và các trường hợp khác theo quy định (chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp...). Giá trị tài sản được xác định lại trên cơ sở bảng giá Nhà nước quy định hoặc Hội đồng định giá tài sản thống nhất xác định. Chênh lệch đánh giá lại tài sản được bổ sung hoặc ghi giảm nguồn vốn nguồn vốn chủ sở hữu. + Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính: Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính. Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối năm tài chính do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến hoạt động kinh doanh sẽ tính vào chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái), hoặc doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại cuối năm của tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động): Ở giai đoạn đang đầu tư XDCB, doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động thì chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính được phản ánh lũy kế trên TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” (TK 4132). Số dư Nợ, hoặc Có này sẽ được phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán. Khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCB, bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, số dư Nợ, hoặc số dư Có TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” (TK 4132) phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối mỗi năm tài chính (không bao gồm khoản đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến hoạt động đầu tư XDCB ở thời điểm bàn giao tài sản để đưa vào sử dụng) sẽ được kết chuyển toàn bộ một lần (nếu nhỏ) vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính của năm tài chính có TSCĐ và các tài sản đầu tư hoàn thành bàn giao đưa vào hoạt động hoặc phân bổ tối đa là 5 năm (nếu lớn, kể từ khi công trình hoàn thành đưa vào hoạt động). * Đối với các khoản mục chi phí, doanh thu: Kế toán Việt Nam quy định việc ghi nhận doanh thu, chi phí phù hợp với các nguyên tắc kế toán chung TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN44 Số 115 - tháng 5/2017 được thừa nhận rộng rãi, chủ yếu là nguyên tắc phù hợp và thận trọng, trọng yếu. Các loại doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính được quy định rõ trong chuẩn mực số 14 Doanh thu và thu nhập khác (VAS 14). Tuy nhiên, nếu IAS 18 quy định: Khi giá trị hợp lý của số tiền bán hàng bằng tiền mặt hay tương đương tiền mặt nhận được phải thu nhỏ hơn số tiền mặt danh nghĩa nhận được hay phải thu, thì phần chênh lệch được ghi nhận là doanh thu lãi thì VAS 14 chưa đề cập đến vấn đề này. Đối với chi phí, chế độ kế toán Việt Nam quy định rõ các khoản chi phí ghi nhận ngay, chi phí trích trước, chi phí phải trả nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí và do đó ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh. Mục tiêu chủ yếu của báo cáo tài chính là nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng. Nhìn từ góc độ này, báo cáo tài chính cần cung cấp các thông tin về quá khứ, hiện tại và tương lai. Vì vậy, sự kết hợp giữa các loại giá sử dụng trên báo cáo tài chính nhằm mục tiêu cung cấp thông tin đầy đủ, đa dạng đáp ứng yêu cầu thông tin của người sử dụng, dẫn tới sự ra đời của phương pháp kế toán theo giá trị hợp lý. Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, môi trường kinh doanh luôn thay đổi và vấn đề lạm phát là tất yếu như hiện nay, thông tin về giá trị tài sản trên báo cáo tài chính nếu chỉ trình bày theo giá gốc thì sẽ không thích hợp với các đối tượng sử dụng thông tin để đưa ra quyết định kinh tế. 3. Sử dụng giá trị hợp lý theo Luật kế toán số 88/2015/QH13 và Thông tư 200/2014/TT-BTC Đến nay, vẫn còn không ít những tranh luận xung quanh việc sử dụng giá trị hợp lý (vấn đề được tranh luận nhiều nhất là tính đáng tin cậy và phương pháp xác định giá trị hợp lý). Tại Việt Nam, giá trị hợp lý đã được đề cập đến từ 12 năm nay và đầu tiên được định nghĩa trong Chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác: Giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong trao đổi ngang giá. Trong kế toán Việt Nam, giá trị hợp lý được sử dụng chủ yếu trong ghi nhận ban đầu, chẳng hạn: ghi nhận ban đầu tài sản cố định, doanh thu, thu nhập khác, ghi nhận ban đầu và báo cáo các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, xác định giá phí hợp nhất kinh doanh. Trong các văn bản pháp lý gần nhất có các điểm đáng lưu ý liên quan đến giá trị hợp lý như sau: * Luật Kế toán sửa đổi, bổ sung số 88/2015/ QH13 Luật được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2015 với một trong các nội dung quan trọng được bổ sung là quy định các nguyên tắc kế toán liên quan đến giá trị hợp lý. Các quy định về giá trị hợp lý được đề cập trong 3 Điều: Điều số 3, số 6 và Điều số 28. Giá trị hợp lý là vấn đề quá phức tạp nên phải quy định trong văn bản pháp luật cao nhất về kế toán, từ đó tạo ra tiền đề pháp lý mà quan trọng là đặt ra yêu cầu tạo dựng khuôn khổ pháp lý và triển khai thực hiện các quy định liên quan đến giá trị hợp lý. Theo Điều 6 của Luật này thì “Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kế toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam”. Do vậy, cần phải nghiên cứu đồng TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 45Số 115 - tháng 5/2017 bộ các CMKT quốc tế để cập nhật các CMKT Việt Nam đã và sẽ ban hành mới, đặc biệt là giá trị hợp lý và công cụ tài chính vì nó liên quan đến nhiều CMKT khác. Luật Kế toán sửa đổi 2015 cũng đã xác định “giá trị hợp lý là giá trị được xác định phù hợp với giá thị trường, có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc chuyển nhượng một khoản nợ phải trả tại thời điểm xác định giá trị”. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính. Qua đó, khắc phục hạn chế của Luật Kế toán 2003 là quy định hạch toán theo giá gốc, điều này không phản ánh được tình hình biến động tài sản và nợ phải trả tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Theo chuẩn mực kế toán quốc tế và thông lệ phổ biến trên toàn thế giới, việc hạch toán được thực hiện theo giá trị hợp lý (giá thị trường tại thời điểm đánh giá). Điều này cũng phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế và yêu cầu của công tác kế toán đối với một số nhóm tài sản, nợ phải trả như công cụ tài chính theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán phải ghi nhận và đánh giá lại theo giá trị hợp lý; các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế; các tài sản hoặc nợ phải trả khác có giá trị biến động thường xuyên, theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán phải được đánh giá lại theo giá trị hợp lý. Do việc đánh giá giá trị tài sản và hạch toán theo giá trị hợp lý có tính kỹ thuật cao, để phù hợp với điều kiện của Việt Nam có tài sản có thể đánh giá được theo giá trị thị trường, có tài sản chưa có điều kiện đánh giá được, Luật quy định, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể các tài sản và nợ phải trả được ghi nhận và đánh giá lại theo giá trị hợp lý, phương pháp kế toán ghi nhận và đánh giá lại theo giá trị hợp lý. Về phương pháp xác định Giá trị hợp lý, ngoại trừ đoạn 24 của Chuẩn mực kế toán số 4 - Tài sản cố định vô hình - có đề cập đến phương pháp xác định Giá trị hợp lý của tài sản cố định vô hình, và thông tư 21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính có hướng dẫn việc xác định Giá trị hợp lý trong xác định giá phí hợp nhất kinh doanh, đến nay thông tư 200/2014/TT-BTC cũng đề cập đến một số trường hợp cụ thể. * Thông tư 200/2014/TT-BTC a. Đối với chứng khoán kinh doanh Chứng khoán kinh doanh phải được ghi sổ kế toán theo giá gốc, bao gồm: Giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có) như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng. Giá gốc của chứng khoán kinh doanh được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh. Mọi trường hợp hoán đổi cổ phiếu đều phải xác định giá trị cổ phiếu theo giá trị hợp lý tại ngày trao đổi. Được thực hiện như sau: - Đối với cổ phiếu của công ty niêm yết, giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá đóng cửa niêm yết trên thị trường chứng khoán tại ngày trao đổi. Trường hợp tại ngày trao đổi thị trường chứng khoán không giao dịch thì giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá đóng cửa phiên giao dịch trước liền kề với ngày trao đổi. - Đối với cổ phiếu chưa niêm yết được giao dịch trên sàn UPCOM, giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá giao dịch đóng cửa trên sàn UPCOM tại ngày trao đổi. Trường hợp ngày trao đổi sàn UPCOM không giao dịch thì giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá đóng cửa phiên giao dịch trước liền kề với ngày trao đổi. - Đối với cổ phiếu chưa niêm yết khác, giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá do các bên thỏa thuận theo hợp đồng hoặc giá trị sổ sách tại thời điểm trao đổi. b. Đối với hàng tồn kho Tại Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về Nguyên tắc kế toán Hàng tồn kho như sau: Kế toán hàng tồn kho phải được thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” khi xác định giá gốc hàng tồn kho, phương pháp tính giá trị hàng tồn kho, xác định giá trị thuần có thể thực hiện được, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và ghi nhận chi phí. TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN46 Số 115 - tháng 5/2017 - Nguyên tắc xác định giá gốc hàng tồn kho được quy định cụ thể cho từng loại vật tư, hàng hoá, theo nguồn hình thành và thời điểm tính giá. - Khi mua hàng tồn kho nếu được nhận kèm thêm sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, phụ tùng thay thế (phòng ngừa trường hợp hỏng hóc) thì kế toán phải xác định và ghi nhận riêng sản phẩm, phụ tùng thiết bị thay thế theo giá trị hợp lý. Giá trị sản phẩm, hàng mua được xác định bằng tổng giá trị của hàng được mua trừ đi giá trị sản phẩm, thiết bị, phụ tùng thay thế. c. Đối với tài sản cố định Nguyên giá TSCĐ hữu hình do mua sắm bao gồm: Giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác. Chi phí lãi vay phát sinh khi mua sắm TSCĐ đã hoàn thiện (TSCĐ sử dụng được ngay mà không cần qua quá trình đầu tư xây dựng) không được vốn hóa vào nguyên giá TSCĐ. - Trường hợp mua TSCĐ được kèm thêm thiết bị, phụ tùng thay thế thì phải xác định và ghi nhận riêng thiết bị, phụ tùng thay thế theo giá trị hợp lý. Nguyên giá TSCĐ được mua là tổng các chi phí liên quan trực tiếp tới việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng trừ đi giá trị thiết bị, phụ tùng thay thế. + Đối với các khoản đầu tư: Trường hợp giải thể công ty con và sáp nhập toàn bộ Tài sản và Nợ phải trả của công ty con vào công ty mẹ: Phải ghi giảm giá trị ghi sổ khoản đầu tư; Ghi nhận toàn bộ tài sản, nợ phải trả của công ty con bị giải thể theo giá trị hợp lý tại ngày sáp nhập. Phần chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư và giá trị hợp lý được ghi nhận vào Doanh thu tài chính hoặc Chi phí tài chính. d. Đối với
Tài liệu liên quan