Vấn nạn ô nhiễm môi trường tại Việt Nam

Hiện nay, với sự phát triển ngày càng tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng như sự tiến bộ của loài người thì những vấn đề về môi trường như ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất, không khí nhưng vấn đề môi trường vẫn chưa hẳn được mọi người thực sự quan tâm khi hằng năm lượng rác thải nhựa vẫn thải ra môi trường mặc cho nó đang tàn phá môi trường sống của chúng ta, và trong năm ngoái con người chúng ta phải trả giá bằng 2 vụ cháy rừng lớn làm cướp đi môi trường sống của nhiều loài động vật khác, cũng như số xác của loài cá heo trôi dạt vào bờ. Vì thế, vấn đề cấp thiết ngay lúc này chính là nhà nước, gia đ nh, xã hội cần có những biện pháp phối hợp để tích cực ngăn chặn vấn nạn ô nhiễm môi trường trong nhiều thập kỷ qua.

pdf253 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vấn nạn ô nhiễm môi trường tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2319 VẤN NẠN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM Lê Đại Quý Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Lê Quang Hùng TÓM TẮT Hiện nay, với sự phát triển ngày càng tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng như sự tiến bộ của loài người thì những vấn đề về môi trường như ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất, không khí nhưng vấn đề môi trường vẫn chưa hẳn được mọi người thực sự quan tâm khi hằng năm lượng rác thải nhựa vẫn thải ra môi trường mặc cho nó đang tàn phá môi trường sống của chúng ta, và trong năm ngoái con người chúng ta phải trả giá bằng 2 vụ cháy rừng lớn làm cướp đi môi trường sống của nhiều loài động vật khác, cũng như số xác của loài cá heo trôi dạt vào bờ. Vì thế, vấn đề cấp thiết ngay lúc này chính là nhà nước, gia đ nh, xã hội cần có những biện pháp phối hợp để tích cực ngăn chặn vấn nạn ô nhiễm môi trường trong nhiều thập kỷ qua. Từ khóa: Vấn nạn, con người, giáo dục, sinh viên, ảnh hưởng. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Để hiểu được những tác động của ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào thì trước tiên ta phải hiểu được ô nhiễm môi trường là gì? Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề toàn cầu nóng bỏng của nhân loại, cụ thể là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc, chất hại dẫn đến thay đổi nhanh chóng và gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. Biển là một bộ phận của môi trường, ô nhiễm biển là việc tồn tại nhiều chất hại trong môi sinh biển khiến các sinh vật biển không thể sinh sống và tạo ra những vấn đề xấu với con người. Vậy vấn nạn này đang diễn ra như thế nào? Nguyên nhân do đâu? Và ta phải làm gì hoặc lên kế hoạch như thế nào để ngăn chặn nó không thực sự bùng phát? 2 NỘI DUNG 2.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta Theo Bộ Tài nguyên Môi trường, môi trường nước ta đang chịu nhiều áp lực lớn từ phát triển kinh tế ” xã hội trong nước, theo dòng thương mại quốc tế và tác động xuyên biên giới. Hàng năm, có hơn 2.000 dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM . Đáng chú ý, trên cả nước hiện có 283 khu công nghiệp với hơn 550.000 m3 nước thải/ngày đêm; 615 cụm công nghiệp nhưng trong đó chỉ khoảng hơn 5% có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hơn 500.000 cơ sở sản xuất trong đó có nhiều loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu. Trên 5.000 doanh nghiệp khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng; hơn 4.500 làng nghề. Hơn 13.500 cơ sở y tế hàng ngày phát sinh hơn 47 tấn chất thải nguy hại và 125.000 m3 nước thải y tế. Cả nước hiện có 787 đô thị với 3.000.000 m3 nước thải ngày/đêm nhưng hầu hết chưa được xử lý và 2320 đang lưu hành gần 43 triệu môtô và trên 2 triệu ôtô. Hàng năm, trên cả nước sử dụng hơn 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật; phát sinh hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, hơn 630.000 tấn chất thải nguy hại. Hiện có 458 bãi chôn lấp rác thải, trong đó có 337 bãi chôn lấp không hợp vệ sinh; có hơn 100 lò đốt rác sinh hoạt công suất nhỏ, có nguy cơ phát sinh khí dioxin, furan. Tình trạng chuyển đổi đất rừng, khai thác khoáng sản, xây dựng thủy điện, khai thác tài nguyên đa dạng sinh học đã dẫn đến thu hẹp diện tích các hệ sinh thái tự nhiên, chia cắt các sinh cảnh, suy giảm đa dạng sinh học[1] 2.2 Thực trạng ô nhiễm trên thế giới Theo số liệu được thống kê trên toàn thế giới thì có 1. 000. 000 chim biển, 100. 000 thú biển và rựa biển bị chết do bị vướng hay bị nghẹt thở bởi các loại rác plastic. 30-50% lượng CO2 thải ra từ quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch bị đại dương hấp thụ, việc thay đổi nhiệt độ sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu CO2 của các phiêu sinh thực vật và sau đó làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái. 60% các rạn san hô đang bị đe dọa bởi việc ô nhiễm. 60% bờ biển Thái Bình Dương và 35% bờ biển Đại Tây Dương đang bị xói mòn với tốc độ 1m/năm 2. [3] 3 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Thứ nhất, những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường. Thứ hai, quyền hạn pháp lý của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Các cở sở pháp lý, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại môi trường. Rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lý hình sự; còn các biện pháp xử lý khác như buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm, đóng cửa và đ nh chỉnh hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết, doanh nghiệp trây ì nên cũng không có hiệu quả. [2] Thứ ba, các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất dường như vẫn mang tính hình thức, hiện tượng ‚phạt để tồn tại‛ còn phổ biến. Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều bất cập và chưa 2321 được coi trọng đúng mức, thậm chí chỉ được tiến hành một cách hình thức, qua loa đại khái cho đủ thủ tục, dẫn đến chất lượng thẩm định và phê duyệt không cao. Thứ tư, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường. Thứ năm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Do đó, trong nhiều trường hợp, đoàn kiểm tra không thể phát hiện được những thủ đoạn tinh vi của doanh nghiệp thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường. 4 HẬU QUẢ 4.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người Đầu tiên phải nói đến đó chính là ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Ô nhiễm không khí có ảnh hưởng khá lớn đến hệ hô hấp của cả con người. Khí thải từ các phương tiện giao thông gây hại rất nhiều cho phổi. Ngoài ra, bụi mịn là yếu tố gây ô nhiễm nguy hiểm nhất vì nó tồn tại khá lâu trong không khí và phát tán rất xa. Do kích thước khá nhỏ, nếu xâm nhập sâu vào phổi, máu sẽ gây nên các bệnh hô hấp, vô sinh Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến sức khoẻ con người thông qua 2 con đường: Thứ nhất, ăn/uống phải nước ô nhiễm hoặc thực vật, động vật được nuôi trồng trong môi trường ô nhiễm. Thứ hai, do tiếp xúc trực tiếp với môi trường nước bị ô nhiễm. Ô nhiễm đất gây mất cân bằng sinh học giữa đất và cây trồng. Ngoài việc ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, ô nhiễm đất còn khiến nông sản bị nhiễm độc. Nếu con người sử dụng những nông sản này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ rất nhiều. 4.2 Ảnh hưởng đến hệ sinh thái Hệ sinh thái là khu vực các quần thể sinh sống chung và tương tác với nhau. Ô nhiễm môi trường sẽ dẫn tới sự điều tiết của hệ sinh thái bị thay đổi. Thông qua các tiến trình xảy ra tự nhiên, CO2 dễ dàng hòa tan trong nước tạo thành a-xít các-bo- níc (H2CO3). Nồng độ CO2 trong bầu khí quyển tăng sẽ kích thích phản ứng này, làm giảm độ pH, từ đó tăng tình trạng a-xít hóa đại dương. Điều này đang xuất hiện ở nhiều hệ sinh thái biển dễ bị tổn thương, khiến chúng trở nên khó thích ứng với những thay đổi mới. Các nhà nghiên cứu cho biết đa dạng sinh học của nhiều rạn san hô trên thế giới đã và đang bị suy giảm. Trái đất đã mất đi 25% số rạn san hô ” ngôi nhà của 25% cư dân đại dương ( 2 triệu loài). Nhiều nhà khoa học tin rằng đến năm 2050 sẽ chỉ còn lại 5% quần thể san hô hiện có còn tồn tại ngay cả khi mức gia tăng nhiệt độ theo dự đoán là thấp nhất. Và nếu dự đoán của giới khoa học thành hiện thực, loài người sẽ mất đi một ngành công nghiệp trị giá 375 tỷ USD, đồng thời mất đi 10% nguồn thực phẩm toàn cầu. 2322 Mưa a-xít tác động tiêu cực tới thực vật thông qua việc phá hủy lá và tăng mức độ ô nhiễm đất. Chưa hết, nghiên cứu của Chương trình Khảo sát Nước mặt Quốc gia (Mỹ) còn khẳng định ảnh hưởng của nó đối với nguồn nước và cho biết 75% số ao hồ hiện nay có biểu hiện nhiễm a-xít. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các thành phố có mật độ tập trung hạt aerosol cao thì tỷ lệ tử vong do suy hô hấp cũng ở mức cao. Theo nghiên cứu của thành phố Vancouver (Canada), chỉ cần mật độ các vật chất dạng hạt giảm 1%, họ sẽ tiết kiệm được 29 triệu USD viện phí điều trị các bệnh về đường hô hấp.[5] 4.3 Ảnh hưởng đến môi trường kinh tế xã hội Ô nhiễm môi trường gây thiệt hại về kinh tế do ảnh hưởng đến nông sản và thuỷ sản, gây thiệt hại đối với hoạt động du lịch, gây thiệt hại về kinh tế do phải cải thiện môi trường. [4] 5 BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Trước tiên là ý thức của người dân. Nếu người dân có ý thức vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác lung tung thì ô nhiễm môi trường sẽ được giảm đáng kể. Ngoài ra, cần có các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức cho trẻ nhỏ. Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa để ngừa tắc cống thoát nước. Có thể thay chất tẩy rửa bằng chất vi sinh. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường. Có các chế tài mạnh mẽ để xử phạt. Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường. Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ phụ trách công tác môi trường. Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường như gió, mặt trời. 6 KẾT LUẬN Xã hội ngày nay ngày càng phát triển, con người cũng từng bước đi lên với sự phát triển ấy. Bên cạnh sự đi lên này thì cũng mang theo những mặt hại cho môi trường như môi trường đất, môi trường nước, hay môi trường không khí. Chúng ta là những thế hệ trẻ được cung cấp đầu đủ kiến thức cũng như tư duy để bảo vệ môi trường. Tại sao chúng ta lại không chung tay bảo vệ môi trường mà ngày càng phá hủy đi nó thế thì có khác gì đang tự hủy hoại môi trường sống của chính chúng ta. Tôi mong rằng sau bài viết này các bạn có cái nhìn khách quan hơn về vấn nạn của môi trường và có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ, làm từng việc nhỏ để dần dần môi trường được sạch sẽ hơn và con người lại yêu thiên nhiên hơn TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Việt An group(2019 ,‛ Thực trạng môi trường nước ta và những con số gây sốc‛, tạp chí online [2] Lê Vũ Mai Phương.Kế toán BPSX,‛ Nguyên nhân và giải pháp cho nạn ô nhiễm môi trường‛, sapuwa.vn [3] Khánh Ly (TH theo Khotailieu), ‚ Thực trạng ô nhiễm môi trường‛, moitruong.com.vn [4] Wikipedia, ‚Ô nhiễm môi trường và hậu quả nó đem lại ‚ ,litteritcostsyou.org [5] Thiennhien.net ‚Ảnh hưởng không khí đến hệ sinh thái‛ ,thiennhien.net 2323 VẤN ĐỀ SỐNG THỬ Ở GIỚI TRẺ HIỆN NAY Cao Thùy Thu Thảo, Nguyễn Thanh Trúc Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Lê Quang Hùng, Trịnh Thành Vũ TÓM TẮT Từ bao đời nay, ‚ăn cơm trước kẻng‛ chính là câu nói mà người đời dành cho các cặp đôi nam nữ quan hệ lén lút trước hôn nhân. Đây là một vấn đề vi phạm đến đạo đức bản thân, gia đ nh, xã hội vì nó phá hoại giá trị thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, hiện đại không chỉ về khoa học, kỹ thuật mà còn là tư tưởng con người đặc biệt là tầng lớp giới trẻ ngày nay khi vấn đề ‚ăn cơm trước kẻng‛ được nâng cấp lên cho các cặp đôi nam nữ sinh sống với nhau trong một thời gian với câu từ mỹ miều hơn là ‚sống thử‛. Sống thử đang là vấn đề được giới trẻ ủng hộ và thực hiện vì cho rằng nó có khá nhiều mặt tốt. Song bên cạnh đó, đây cũng chính vấn đề làm cho các bậc phụ huynh lo lắng, không đồng tình vì cho rằng nó làm mất đi giá trị đạo đức và cũng để lại nhiều hậu quả khôn lường. Sau một thời gian dài xã hội tiếp xúc với lối sống thử, đã có hàng loạt câu hỏi được đặt ra, ‚cuối cùng sống thử là tốt hay xấu, lợi hay hại, nguyên nhân nào đã dẫn đến và hậu quả mà sống thử gây ra?‛. Chính vì vậy, sau đây chúng ta sẽ cùng giải đáp thắc mắc, làm rõ các sự việc liên quan đến “Vấn đề sống thử ở giới trẻ ngày nay” 1 ĐỊNH NGHĨA VỀ SỐNG THỬ Theo các trang mạng hiện nay thì Sống thử hay sống thử trước hôn nhân là một cụm từ thường được báo chí Việt Nam, đặc biệt là báo mạng, dùng để chỉ một hiện tượng xã hội, theo đó các cặp đôi có tình cảm về sống chung với nhau như vợ chồng, nhưng không tổ chức hôn lễ cũng như đăng kí kết hôn. Họ gọi đó là Chung sống như vợ chồng phi hôn nhân. Theo Nguyễn Linh Khiếu (TS. triết học, chuyên gia nghiên cứu gia đ nh trẻ và trẻ em) thì sống thử là quá trình các cặp đôi gặp, sống với nhau một thời gian rồi chia tay và sống với người khác. Ông nhận định: "Đấy không phải là sống thử mà là sống thật, sống hết sức nghiêm túc chứ không phải chuyện đ a. Tất cả từ tình cảm, tình dục, chi tiêu là đều thật". Có điều sự chung sống này thiên về thỏa mãn dục vọng, tình cảm tức thời, "chán thì chia tay" chứ không đi liền với các nghĩa vụ và trách nhiệm.[1] Hay theo ý kiến giới trẻ ngày nay, sống thử chính là ở chung sống với người mình yêu, thể hiện tình yêu mình với đối phương, tìm hiểu đối phương trong mọi mặt, là lối sống hiện đại, ‚nghĩ thoáng‛ như phương Tây, thõa mãn bản thân trong chuyện quan hệ tình dục... Có thể nói, về vấn đề sống thử thì mỗi người mỗi nhận định riêng nhưng chung quy ‚Sống thử‛ là việc 2 người yêu nhau, cùng dọn về dưới 1 mái nhà và sống như vợ chồng nhưng không bị ràng buộc bởi bất kì điều gì. Họ thoải mái yêu đương và sẵn sàng chia tay khi không hợp nhau nữa. 2324 2 THỰC TRẠNG Một thống kê tại đại học Mở, Hà Nội, vào năm 2010 thì có tới một phần ba sinh viên sống thử trước hôn nhân. Trước đó 5 năm, một nghiên cứu khác ở TP. HCM thì cho thấy tỷ lệ sống thử ở giới trẻ là 5%. Một khảo sát không chính thức của một blogger có khoảng 3,000 người tham gia thì phần lớn người tham gia ủng hộ việc chung sống trước hôn nhân[2]. Hiện không có một tài liệu nào khẳng định được độ chính xác của những con số trên. Tuy nhiên, mức độ phổ biến của trào lưu này có thể được giải thích một phần là do thái độ cởi mở của thanh niên trước vấn đề tình dục trước hôn nhân. Theo một phúc trình của bộ Y tế năm 2013 gần một nửa thanh niên ở Việt Nam chấp nhận quan hệ tình dục trước khi kết hôn. 3 NGUYÊN NHÂN Có rất nhiều nguyên nhân thiết yếu dẫn đến tình trạng sống thử trước hôn nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là đến từ cá nhân mỗi người, sau đó là gia đ nh và xã hội. 3.1 Nguyên nhân bản thân Trước hết là do sự ‚thoải mái‛ khi yêu của giới trẻ. Vì còn trẻ nên họ thích sự mới lạ, thích một cuộc sống hưởng thụ, phóng đãng, những trải nghiệm thú vị cùng người mình yêu. Họ bị thúc đẩy bởi nhu cầu tình dục và cần được thỏa mãn mà không cần phải suy tính cho tương lai. Do sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, thiếu vật chất nên thấy việc sống thử như giúp kéo bản thân thoát khỏi sự cô đơn lúc bấy giờ. Mặc khác, có một số người vì sự nghiệp chưa ổn định nên không muốn kết hôn ngay mà họ chỉ muốn thoải mái yêu đương, thoả mãn nhu cầu bản thân, không cần bận tâm đến ‚cơm, áo, gạo, tiền‛. Theo TS. Tâm lý học Trương Thị Bích Hà "Do đến với nhau chỉ vì tò mò, vì tiết kiệm, vì người khác sống thử thì mình cũng sống thử và chỉ để thỏa mãn dục vọng nhất thời. Mặt khác, sự du nhập văn hoá thực dụng làm giới trẻ chạy theo "tây hoá" mà không còn biết đến nền tảng đạo đức của con người". 3.2 Nguyên nhân gia đ nh Phần lớn do cha mẹ không hạnh phúc, thường xuyên cãi nhau, đánh đập Việc chứng kiến những cảnh ấy khiến con cái mất niềm tin vào hôn nhân, sợ hôn nhân, sợ bị ràng buộc bởi tờ giấy hôn thú và sợ bản thân rơi vào vết xe đổ của cha mẹ. Ngoài ra, có trường hợp bố mẹ ngoại tình, ‚ông ăn chả bà ăn nem‛, không làm gương được cho con cái noi theo, dẫn tới không thể bảo ban, khuyên răn được con cái mình. Phần còn lại là do bố mẹ quá bận với những mối lo cơm áo gạo tiền, quan hệ xã hội không quan tâm tới con cái, không chia sẻ chuyện trò với con dẫn tới không thấy được sự thay đổi của con mình khi tới tuổi trưởng thành. Thậm chí, họ bận rộn đến mức vô tâm không hề hay biết việc con cái mình đang sống thử. Chính vì thế, mà con trẻ có những suy nghĩ lệch lạc trong việc nhận thức và nhìn nhận việc hệ trọng cả đời là hôn nhân và gia đ nh. 2325 3.3 Nguyên nhân xã hội Xã hội ngày nay không ngừng phát triển, khoa học công nghệ cũng ngày một tiên tiến. Điều đó dẫn sự du nhập của các nước phương Tây tác động không ít đến suy nghĩ và nhận thức của giới trẻ. Chính việc ‚học hỏi‛ và ‚hưởng ứng‛ sự ‚hiện đại‛ và thoải mái trong lối sống mà tình trạng quan hệ tình dục và "sống thử" trước hôn nhân ở giới trẻ (trong đó có Việt Nam) đang tăng cao. Theo một phúc trình của Y tế Việt Nam ngày 27/3/2013, khoảng 44% thanh niên và vị thành niên ở Việt Nam chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân.[3] Nhiều bạn trẻ dễ dãi, cho rằng việc đó là bình thường, họ suy nghĩ đơn giản rằng chỉ là "thử" thì sẽ không gây hậu quả gì. Một số khác thì sống thử do tác động của ‚hiệu ứng số đông‛, điển hình là tại các trang mạng xã hội, việc thấy bạn bè đăng tải những hình ảnh sống thử sẽ khiến cho bản thân bị thúc đẩy, tò mò muốn trải nghiệm cảm giác sống thử là như thế nào và từ đó dẫn đến việc họ cảm thấy ‚sống thử‛ trở nên bình thường hoá. Cách suy nghĩ mang tính trào lưu này khiến các bạn trẻ dễ thả mình theo sống thử, không thấy hợp thì chia tay, xem nhẹ việc hệ trọng cả đời là hôn nhân và gia đ nh. 4 CÁC MẶT TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC CỦA VIỆC SỐNG THỬ 4.1 Tiêu cực Không bền lâu: – Chính vì cái mác ‚sống thử‛ mà người ta cũng ít có trách nhiệm với nhau hơn. Đó là cuộc sống tạm bợ, dễ làm cho người ta chán nhau, nhất là những cặp sinh viên ‚sống thử‛ còn phải mang theo nỗi lo học hành thì việc phải chăm lo, bận tâm cho người yêu thì càng khiến họ dễ cáu gắt và từ bỏ sớm. – Những cặp nam nữ "sống thử" có tỷ lệ ngoại tình cao gấp 4 lần so với những cặp vợ chồng thực sự, chất lượng đời sống thể chất và tình cảm cũng thấp hơn. Vì vậy nếu xảy ra xung đột hoặc nhận thấy không hoà hợp, họ sẵn sàng chia tay, nên nó không có tính bền vững. Theo thống kê tại Việt Nam thì sống thử trước hôn nhân, đặc biệt là ở sinh viên, có trên 90% các cặp đôi tan vỡ, bởi họ chưa có khả năng tự quyết định cuộc sống của mình, chưa có công ăn việc làm ổn định. Khảo sát năm 2006 cho thấy, 56% sinh viên cho biết hiện đang có người yêu, nhưng chỉ có 26% trong số họ cho biết mức độ yêu là nghiêm túc để có thể dẫn đến hôn nhân, do vậy khi gặp vấn đề trở ngại thì khả năng tan vỡ mối tình là rất cao.[4] Tước đi quyền được sống và hạnh phúc của con cái: – Các cặp đôi đến với nhau để thoả mãn sở thích, nhu cầu bản thân nhưng đến khi đổ vỡ, người phụ nữ không may mang thai thì lúc này nỗi bất hạnh sẽ đến với những đứa trẻ khi có thể chúng sẽ không được thấy ánh dương mặt trời của sự ‚nhẫn tâm và tàn nhẫn‛ của cha mẹ. Theo Hội kế hoạch hóa gia đ nh Việt Nam, tỷ lệ nạo phá thai ở Việt Nam đang dẫn đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 5 thế giới. Đáng chú ý hơn là vị thành niên, thanh niên chiếm 22% số vụ n
Tài liệu liên quan