Xác định kích thước hố yên người trưởng thành bằng chụp X quang cắt lớp điện toán tại Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương

Đặt vấn đề: Kích thước bình thường của hố yên ở người trưởng thành chưa được xác định. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các kích thước của hố yên ở người trưởng thành bằng chụp cắt lớp điện toán: chiều dài, chiều sâu, chiều ngang và thể tích. Đối tương và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả cắt ngang. Đo chiều dài, chiều sâu, chiều rộng và thể tích của hố yên trên hình chụp cắt lớp điện toán của 1211 người tại Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, TPHCM, từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2012. Kết quả: Xác định được giá trị trung bình các kích thước của hố yên ở người trưởng thành cho các nhóm nam, nữ và chung cho cả hai lần lượt với chiều dài (10,08±1,21mm, 10,5±1,09mm, 10,29±1,16mm); chiều sâu (7,64±1,11mm, 7,93±1,42mm, 7,79±1,29mm); chiều rộng(12,85±1,56mm, 12,60±1,39mm, 12,73±1,47mm) và thể tích (495,95±112,29mm3, 526,81±134,49mm3, 511,92±124,83mm3). Kết luận: Không có sự khác biệt về chiều sâu, chiều rộng và thể tích hố yên giữa nam và nữ; chiều dài hố yên nữ lớn hơn nam có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định kích thước hố yên người trưởng thành bằng chụp X quang cắt lớp điện toán tại Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  76 XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC HỐ YÊN NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH  BẰNG CHỤP X QUANG CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN   TẠI BỆNH VIỆN CẤP CỨU TRƯNG VƯƠNG  Hồ Hoàng Phương*, Nguyễn Tấn Quốc*, La Hồng Châu**  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Kích thước bình thường của hố yên ở người trưởng thành chưa được xác định.  Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các kích thước của hố yên ở người trưởng thành bằng chụp cắt lớp điện  toán: chiều dài, chiều sâu, chiều ngang và thể tích.  Đối tương và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả cắt ngang. Đo chiều dài, chiều sâu, chiều rộng và  thể  tích của hố yên  trên hình chụp cắt  lớp  điện  toán của 1211 người  tại Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương,  TPHCM, từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2012.  Kết quả: Xác định được giá trị trung bình các kích thước của hố yên ở người trưởng thành cho các nhóm  nam, nữ và chung cho cả hai lần lượt với chiều dài (10,08±1,21mm, 10,5±1,09mm, 10,29±1,16mm); chiều sâu  (7,64±1,11mm,  7,93±1,42mm,  7,79±1,29mm);  chiều  rộng(12,85±1,56mm,  12,60±1,39mm,  12,73±1,47mm)  và  thể tích (495,95±112,29mm3, 526,81±134,49mm3, 511,92±124,83mm3).  Kết luận: Không có sự khác biệt về chiều sâu, chiều rộng và thể tích hố yên giữa nam và nữ; chiều dài hố  yên nữ lớn hơn nam có ý nghĩa thống kê (p<0,05).   Từ khóa: Hố yên  ABSTRACT  NORMAL SIZES OF THE SELLA TURCICA OF ADULTS ON COMPUTED TOMOGRAPHY AT  TRUNG VUONG EMERGENCY HOSPITAL  Ho Hoang Phuong, Nguyen Tan Quoc, La Hong Chau  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 76 ‐ 80  Objectives: To determine the normal sizes of the sella turcica of adults on computed tomography.  Methods: This is a cross‐sectional description of retrospective study. The length, the depth, the width and  the  volume  of  sella  turcica were measure  on  computed  tomography  of  1211  patients  at  the  Trưng  Vương  Emergency Hospital, HCM city, Vietnam, from 1/2011 to 12/2012.  Results: The mean  size  values  of  the  sella  turcica were  divided  into male,  female  and  both with  length  (10.08±1.21mm,  10.5±1.09mm,  10.29±1.16mm);  depth  (7.64±1.11mm,  7.93±1.42mm,  7.79±1.29mm);  width  (12.85±1.56mm,  12.60±1.39mm,  12.73±1.47mm)  and  volume  (495.95±112.29mm3,  526.81±134.49mm3,  511.92±124.83mm3).  Conclusions: Differences in the sizes (depth, width and volume) of sella turcica between males and females  are not statistically significant.   Keywords: Sella turcica.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Tuyến yên là một tuyến nội tiết quan trọng,  tiết ra hầu hết các hóc ‐ môn điều hòa hoạt động  của các  tuyến nội  tiết khác  trong cơ  thể. Tuyến  yên nằm ở đáy sọ, trong hố yên. Một bất thường  * Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương   ** Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long  Tác giả liên lạc: Ths.Bs. Hồ Hoàng Phương  ĐT: 0983122377 Email: michelphuong@yahoo.com  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  77 của  tuyến yên sẽ ảnh hưởng  làm  thay đổi kích  thước  của  hố  yên.  Kích  thước  của  hố  yên  đã  được các tác giả trên thế giới nghiên cứu và công  bố(1,5,6). Từ trước đến nay, những chỉ số này vẫn  được  áp  dụng  để  chẩn  đoán  các  bệnh  lý  làm  thay đổi kích thước của hố yên. Tuy nhiên, hiện  tại vẫn chưa có một chỉ số dành riêng cho người  Việt Nam.  Theo nhiều nghiên cứu của các tác giả nước  ngoài,  kích  thước  của  hố  yên  thay  đổi  theo  hướng  tăng dần  từ  lúc sinh ra cho đến khoảng  thời gian  sau  tuổi dậy  thì,  từ 21 – 26  tuổi kích  thước hố yên hầu như không thay đổi(2).  Chụp  cắt  lớp  điện  toán  (CLĐT)  được  xem  như là phương pháp đáng tin cậy trong việc xác  định kích  thước hố yên do   CLĐT có độ chính  xác  cao  hơn  X‐  quang(3)  và  hơn  nữa  là  do  sự  trang bị phổ biến  của  chụp CLĐT  so với  cộng  hưởng từ hiện nay trong cả nước.  Vì vậy, mục đích chính của nghiên cứu này  là mong muốn góp phần tìm ra kích thước bình  thường của hố yên của người trưởng thành trên  chụp CLĐT sọ não tại Bệnh viện Cấp cứu Trưng  Vương,  từ đó góp phần xác định hằng số bình  thường  của  các  kích  thước  tuyến  yên  ở  người  Việt Nam, giúp chẩn đoán các bệnh lý liên quan  đến sự thay đổi kích thước của hố yên.   ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Phương pháp nghiên cứu  Nghiên cứu được  thực hiện hồi cứu, mô  tả  cắt  ngang.  Thời  gian  thu  thập  số  liệu  trong  2  năm (từ tháng 01/2011 đến tháng 12/2012).  Đối tượng nghiên cứu  Tất cả các bệnh nhân trưởng thành từ 20 tuổi  trở  lên,  được  chụp CLĐT  sọ  ‐  xoang  tại  khoa  Chẩn  đoán  hình  ảnh Bệnh  viện  (BV) Cấp  cứu  Trưng Vương. Những bệnh nhân này  có  chẩn  đoán lâm sàng không liên quan đến các bệnh lý  nội tiết, hoặc bệnh lý ảnh hưởng đến kích thước  của  hố  yên,  đồng  thời  những  bệnh  nhân  này  không có những dị tật bẩm sinh ở não và hộp sọ  hay  bất  thường  của  tuyến  yên  thấy  được  trên  hình chụp CLĐT.  Phương tiện kỹ thuật  Máy chụp CLĐT 6 lát cắt Philips Brillance 6  tại BV Cấp cứu Trưng Vương, máy chủ có phần  mềm xử lý.  Cách tiến hành  Bệnh nhân được chụp cắt  lớp điện toán với  các thông số kỹ thuật cơ bản sau:   ‐ Sọ:  bề  dày  lát  cắt  4,5 mm;  120 KV,  200  mAs  ‐ Xoang:  bề  dày  lát  cắt  3mm;  120  KV,  200mAs.  Tái tạo các lát cắt qua hai mặt phẳng dọc và  mặt  phẳng  ngang  bằng  kỹ  thuật  MPR  (MultiPlanar  Reformation  –  Tái  tạo  đa  mặt  phẳng) và  thực hiện  đo  các kích  thước hố yên  theo phương pháp của DiChiro và Nelson (1962)  trên cửa sổ xương (độ rộng cửa sổ: 2000 – 3000  HU, trung tâm cửa sổ: 200‐400 HU).  Hình 1: Mô tả cách đo chiều dài và chiều sâu của hố yên trên mặt phẳng dọc giữa.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  78 Hình 2: Mô tả cách đo chiều rộng hố yên trên mặt cắt  đứng ngang.   Lát cắt qua mặt phẳng dọc giữa đo chiều dài  hố yên:  là  đường kính  trước  sau  lớn nhất qua  mặt phẳng ngang;  chiều  sâu hố yên:  là  đường  thẳng  từ điểm  sâu nhất của hố yên vuông góc  với đường nối từ củ yên đến lưng yên.  Lát cắt song song mặt cắt đứng ngang, chọn  nơi rộng nhất của sàn yên, đo chiều rộng hố yên:  là kích thước giữa hai điểm cao nhất nằm ở đáy  hố yên.   Xử lý số liệu  Thể tích = ½ (chiều dài x chiều rộng x chiều  sâu).  Số  liệu  được  xử  lý  bằng  phần mềm  SPSS  17.0.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Giới tính  Mẫu  nghiên  cứu  gồm  1211  người  với  tỉ  lệ  giới tính như sau: nữ giới gồm 581 người chiếm  48% và nam giới gồm 630 người, chiếm 52% dân  số mẫu. Tỉ  lệ nam/nữ của mẫu nghiên cứu gần  như tương đương và tỉ lệ này cũng xấp xỉ với tỉ  lệ nam/ nữ trong dân số Việt Nam.  Phân bố của các kích thước hố yên  Tất các các kích thước của hố yên: chiều dài,  chiều sâu, chiều rộng và thể tích đều  tuân  theo  quy luật phân bố chuẩn.  Kết quả các kích thước của hố yên  Bảng 1: Các giá trị thống kê các kích thước hố yên   Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Chiều dài (mm) 7 13 10,29 1,16 Chiều sâu (mm) 5 13 7,79 1,29 Giá trị nhỏnhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Chiều rộng (mm) 8 17 12,73 1,47 Thể tích (mm3) 297 945 511,92 124,83 Bảng 2: Các giá trị thống kê các kích thước hố yên ở  nhóm nam và nữ  Mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Chiều dài (mm) Nữ 581 8 13 10,5 1,09 Nam 630 7 13 10,08 1,21 Chiều sâu (mm) Nữ 581 5 13 7,93 1,42 Nam 630 6 12 7,64 1,11 Chiều rộng (mm) Nữ 581 9 15 12,60 1,39 Nam 630 8 17 12,85 1,56 Thể tích (mm3) Nữ 581 297 900 526,81 134,49 Nam 630 300 945 495,95 112,29 Dùng  kiểm  định  t  so  sánh  giá  trị  trung  bình  của  chiều  dài,  chiều  sâu,  chiều  rộng  và  thể tích của hố yên giữa hai giới với giả thuyết  H: “Sự khác biệt về từng loại kích thước của hố  yên  giữa  hai  nhóm  nam  và  nữ  không  có  ý  nghĩa thống kê”.  Bảng 3: So sánh sự khác biệt các kích thước hố yên  giữa hai giới  So sánh phương sai So sánh giữa hai trung bình Giá trị t Giá trị p Hiệu số trung bình giữa nữ và nam Chiều dài 0,761 2,882 0,004 0,367 Chiều sâu 0,026 1,571 0,117 0,168 Chiều rộng 0,175 -0,678 0,499 -0,102 Thể tích 0,098 1,871 0,062 22,849 Nhận xét:  So sánh phương sai: Đối với chiều sâu, ta có  ngưỡng  có  ý  nghĩa  p  <  0,05  cũng  có  nghĩa  là  phương sai giữa hai nhóm nam nữ khác nhau.  Do đó, ta thực hiện phép kiểm t với phương sai  không đồng nhất và được kết quả như trên.   Đối  với  chiều  dài,  chiều  rộng  và  thể  tích,  ngưỡng có ý nghĩa p >0,05 nên phương sai giữa  hai nhóm nam và nữ giống nhau. Vì vậy, ta sử  dụng phép kiểm t với phương sai đồng nhất với  những kích thước này và có kết quả như trên.  Xét  đến  kiểm  định  t  với  tất  cả  các  kích  thước  trên: Ta  thấy  chỉ  có ngưỡng  có ý nghĩa  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  79 của chiều dài p < 0,05 ta bác giả thuyết H, đồng  nghĩa có sự khác nhau về chiều dài của hố yên  giữa hai nhóm nam và nữ có ý nghĩa thông kê.  Và dựa vào hiệu số trung bình ta thấy chiều dài  hố yên của nữ lớn hơn của nam  Ngưỡng  có  ý  nghĩa  của  chiều  sâu,  chiều  rộng và thể tích p > 0,05,  ta nhận giả  thuyết H,  cũng  có nghĩa  là không  có  sự khác nhau  có  ý  nghĩa thống kê của chiều sâu, chiều rộng và thể  tích hố yên giữa hai nhóm nam và nữ.  BÀN LUẬN  Trong nghiên cứu này, dân số mẫu là những  bệnh nhân chụp CLĐT sọ ‐ xoang tại khoa chẩn  đoán  hình  ảnh  Bệnh  viện  Cấp  cứu  Trưng  Vương, bao gồm  các bệnh nhân  đến  từ phòng  khám ngoại chẩn hay các khoa  trại nội  trú. Do  vậy, mặc dù ta đã loại trừ những bệnh lý có ảnh  hưởng đến số đo các kích thước của hố yên như  chẩn  đoán  lâm  sàng và hình  ảnh  chụp  cắt  lớp  điện toán, nhưng thật sự dân số này không phải  là  những  người  hoàn  toàn  khỏe  mạnh  bình  thường. Cách tốt nhất để chọn mẫu có  tính đại  diện cao là chọn những người khỏe mạnh ngẫu  nhiên  trong  cộng  đồng,  không  có  các  bệnh  lý  ảnh  hưởng  đến  kích  thước  hố  yên  bằng  lâm  sàng, cận lâm sàng và hình ảnh học. Nhưng do  giới hạn về nguồn  lực  tài chính cũng như điều  kiện an toàn bức xạ nên nghiên cứu này không  thế lấy mẫu như phương pháp vừa nêu.  Tuy  nhiên,  do  thời  gian  thu  thập  số  liệu  ngắn (chỉ trong 2 năm) nên cỡ mẫu nghiên cứu  này (1211 bệnh nhân) còn quá nhỏ so với dân số  Việt Nam, do vậy nếu sử dụng kết quả này để  áp dụng như một chuẩn chung cho người Việt  Nam thì chưa chính xác, vì vậy kết quả nghiên  cứu này chỉ là bước đầu với cơ sở dữ liệu từ TP  Hồ Chí Minh. Để có được kết quả với độ chuẩn  xác cao cần nâng số  lượng mẫu nghiên cứu và  chọn mẫu có tính đại diện cao hơn.  Về các kích thước trung bình của hố yên  Bảng 4: So sánh kích thước hố yên với các nghiên cứu khác.  Nghiên cứu Số ca Tuổi Chiều dài(mm) Chiều sâu (mm) Chiều rộng (mm) Thể tích (mm 3) Ghi chú Camp (1924) 500 - 5-16 4-12 - - Oon (1963) 250 20-74 8-15 6.5-12.5 9-21 700-1960 (350-980) (*)(**) Singapore Nhật Bản Eggemann và Inke (1963) - - 5-16 4-12 10-16 - Hattori (1965) 525 >/=20 7-14 6-11 - - (**) Hoa Kỳ Chilton (1983)(3) 427 6-16 - - - 161-958 (**)Trung bình Choi (2001) 200 6-42 10-11 7.5-8 6.5-7 247-301 Hàn Quốc Axelsson (2004) 72 6-21 5-13 4.5-10 - - Na Uy Alkofide (2007) 180 10-26 4-22 6-14 - - Saudi Nghiên cứu này 1211 >20 7-13 (10,29) 5-13 (7,79) 8-17 (12,73) 297-945 (511,92) Trung bình (*) Thể tích tính bằng công thức V= chiều dài x chiều sâu x chiều rộng.  (**)Thể tích tính bằng công thức V=1/2 (chiều dài x chiều sâu x chiều rộng).  Từ bảng 4, chúng ta thấy rằng các kích thước  hố yên đo được  trong nghiên cứu này có khác  biệt so với các nghiên cứu trên thế giới. Sự khác  biệt này có thể lý giải được là do sự khác biệt về  chủng  tộc và sự khác biệt này một phần do sự  khác biệt về độ tuổi của dân số mẫu.  So với nghiên  cứu  của Oon  trên 250 người  Singapore  từ 20  ‐74  tuổi,  ta  thấy  các  chiều dài,  chiều  sâu  chỉ  khác  nhau  ở  giới  hạn  dưới,  còn  giới hạn trên gần như tương đương là do độ tuổi  của mẫu. Về chiều rộng có biên độ dao động lớn  và giới hạn  trên cũng  lớn hơn có  thể  là do các  xác  định mốc  để  đo  chiều  rộng  trên  phim  X‐ Quang khó khăn.   So với nghiên cứu của Choi(4) trên 200 người  Hàn Quốc  từ 6‐ 42  tuổi,  ta cũng  thấy chiều dài  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  80 và chiều sâu trung bình có lớn hơn so với nghiên  cứu này, chỉ có chiều rộng  là nhỏ hơn cũng có  thể lý giải tương tự như trên và điều đó dẫn đến  thể tích cũng nhỏ hơn. Và do đó, thiết nghĩ cách  xác định chiều rộng của hố yên trên chụp cắt lớp  điện toán là chính xác hơn cả.  Về các kích thước của hố yên giữa nam và nữ:  Bảng 5: So sánh các kích thước trung bình của hố  yên của từng giới tính với nghiên cứu khác.  Nghiên cứu này Choi và cs (2001)(4) Mẫu GTTB GTTB Mẫu Chiều dài (mm) Nữ 581 10 10 112 Nam 630 10 10 88 Chiều sâu (mm) Nữ 581 7 8 112 Nam 630 7 7 88 Chiều rộng (mm) Nữ 581 12 6 112 Nam 630 12 6,52 88 Thể tích (mm3) Nữ 581 526 244 112 Nam 630 495,95 233 88   Từ bảng trên ta thấy rằng các chiều dài và  chiều sâu hố yên theo giới tính trong nghiên cứu  của  Choi  có  sự  khác  biệt  với  nghiên  cứu  này  theo  hướng  lớn  hơn.  Điều  này  có  thể  được  lý  giải  là do sự khác biệt về chủng tộc và sự khác  biệt này một phần do sự khác biệt về độ tuổi của  dân  số mẫu. Tuy nhiên,  chiều  rộng hố yên  lại  nhỏ hơn nghiên cứu này dẫn đến thể tích cũng  nhỏ hơn, đó có  thể  là do cách chọn mốc để đo  khá khó khăn do sự chồng ảnh. Điều này cần lập  lại  rằng: xác định chiều  rộng hố yên  trên chụp  cắt lớp điện toán sẽ chính xác hơn.  Các tác giả Silverman (1957) nghiên cứu trên  320 người  trong  độ  tuổi  từ 1‐18  tuổi,  cho  rằng  kích thước hố yên ở nam giới lớn hơn ở nữ giới.  Chilton và cộng sự  (1983), khi nghiên cứu  trên  mẫu 427 người ở độ tuổi từ 6‐ 16 tuổi cũng đưa  ra kết luận tương tự.   Tác giả Choi và  cộng  sự  (2001) khi nghiên  cứu  trên  200  bệnh  nhân  chỉnh  hình  răng Hàn  Quốc trong độ tuổi  từ 6 – 42  tuổi(4) cũng có kết  luận kích thước của hố yên ở trẻ nữ lại lớn hơn  trẻ nam.   Nhưng  với  nghiên  cứu  này, mặc  dù  chiều  dài hố yên của nữ lớn hơn nam có ý nghĩa thống  kê, nhưng chiều rộng, chiều sâu và đường kính  hố yên giữa hai nhóm nam và nữ  lại không có  sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (với p < 0.001).  Kết  quả  này  tương  tự  như  nghiên  cứu  của  Hattori  trên  525  người  Nhật,  cho  kết  quả  là  không có sự khác biệt giữa hai giới; nghiên cứu  của Axelsson và  cộng  sự  (2004)  cũng  cho  rằng  không có sự khác biệt giữa hai giới về chiều sâu  và đường kính. Tác giả Alkofide (2007)(6) nghiên  cứu trên 180 người Saudi từ 11‐ 26 tuổi cũng cho  thấy rằng không có sự khác biệt giữa nam và nữ  về kích thước hố yên.  KẾT LUẬN  Xác  định  được  giá  trị  trung  bình  các  kích  thước của hố yên ở người trưởng thành cho các  nhóm nam, nữ và chung cho cả hai lần lượt với  chiều dài (10,08 ± 1,21mm, 10,5 ± 1,09mm, 10,29  ±  1,16mm);  chiều  sâu  (7,64  ±  1,11mm,  7,93  ±  1,42mm,  7,79  ±  1,29mm);  chiều  rộng  (12,85  ±  1,56mm, 12,60 ± 1,39mm, 12,73 ± 1,47mm) và thể  tích  (495,95  ±  112,29mm3,  526,81  ±  134,49mm3,  511,92 ± 124,83mm3).  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Alkofide E  (2007). The shape and size of  the sella  turcica  in  skeletal Class  I, class  II, and Class  III Saudi subjects. Eu  J of  Orthodontics, 29: 457 –463.  2. Axellson S et al (2004).Post – natal size and morphology of the  sella  turcica.  Longitudinal  cephalometric  standard  for  Norwegians  between  6  and  21  years  of  age.  Eu  J  of  Orthodontics, 26: 597 – 604.  3. Chilton  L  et  al  (1983).  The  Volume  of  the  Sella  turcica  in  Children: New standard. Am J Radiology, 140: 797 – 801.  4. Choi W et al  (2001). The study of shape and size of normal  sella  turcica  in cephalometric  radiographs. Korean  J of Oral  and Maxillofacial Radiol, 31: 43 – 49.  5. Hattori F et al (1965). Size of pituitary fossa and prevalence of  certain benign intracranial calcifications in a normal Japanese  population;  a  roentgenographic  study.  Nihon  Igaku  Hōshasen Gakkai Zasshi, 25: 286‐291.  6. McLachlan  M  et  al  (1970).  Plain  films  and  tomographic  assessment of the pituitary fossa in 140 acromegalic patients.  Br J Radiol, 40: 360 ‐369.   Ngày nhận bài         20/08/2013.  Ngày phản biện nhận xét bài báo   29/08/2013.  Ngày bài báo được đăng:    10/10/2013 
Tài liệu liên quan