Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm các làng nghề ở Hải Dương

Các làng nghề ở tỉnh Hải Dương đã có từ lâu đời, sản phẩm tinh xảo và mang đậm nét văn hóa truyền thống của Việt Nam và của xứ Đông, nhưng đa số đều tồn tại dưới dạng không thương hiệu, mà nguyên nhân chính là do sự nhận thức chưa đầy đủ về thương hiệu, về vai trò và tầm quan trọng của thương hiệu trong việc nâng cao vị thế cạnh tranh của các sản phẩm làng nghề cũng như sự thiếu đầu tư về thời gian, tài chính, nhân lực cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Bài báo này tập trung nghiên cứu thực trạng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề, từ đó, nghiên cứu đưa ra 4 nhóm giải pháp: (1) Nâng cao nhận thức của các làng nghề về thương hiệu; (2) Chú trọng thiết kế các thành phần của thương hiệu; (3) Tăng cường đầu tư cho thương hiệu; (4) Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu làng nghề nhằm nâng cao năng lực xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề.

pdf9 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm các làng nghề ở Hải Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀNH KINH TẾ 69Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (68) 2020 Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm các làng nghề ở Hải Dương Build and develop product brands of craft villages in Hai Duong Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thị Huế Email: nguyenthuy1216@gmail.com Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 23/11/2019 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 14/3/2020 Ngày chấp nhận đĕng: 30/3/2020 Tóm tắt Các làng nghề ở tỉnh Hải Dương đã có từ lâu đời, sản phẩm tinh xảo và mang đậm nét vĕn hóa truyền thống của Việt Nam và của xứ Đông, nhưng đa số đều tồn tại dưới dạng không thương hiệu, mà nguyên nhân chính là do sự nhận thức chưa đầy đủ về thương hiệu, về vai trò và tầm quan trọng của thương hiệu trong việc nâng cao vị thế cạnh tranh của các sản phẩm làng nghề cũng như sự thiếu đầu tư về thời gian, tài chính, nhân lực cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Bài báo này tập trung nghiên cứu thực trạng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề, từ đó, nghiên cứu đưa ra 4 nhóm giải pháp: (1) Nâng cao nhận thức của các làng nghề về thương hiệu; (2) Chú trọng thiết kế các thành phần của thương hiệu; (3) Tĕng cường đầu tư cho thương hiệu; (4) Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu làng nghề nhằm nâng cao nĕng lực xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề. Từ khóa: Xây dựng và phát triển thương hiệu; làng nghề; sản phẩm làng nghề. Abstract Craft villages in Hai Duong province have a long history, sophisticated products and imbued with traditional culture of Vietnam and Hai Duong province, but most of them exist in the form of no brand name, which is the main reason. This is due to inadequate awareness of the brand, the role and importance of the brand in enhancing the competitive position of the village products as well as the lack of investment in time, finance and personnel. force for branding and development. This paper focuses on the current situation of branding for trade village products, since then, the study offers four groups of solutions: (1) Raising the awareness of craft villages about the brand; (2) Focusing on designing brand components; (3) Increase investment in brands; (4) Completing the system of policies to support the building and development of trade village brand names in order to improve the capacity of brand building and development of trade village products. Key words: Building and developing brands; trade village; products of craft villages. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lịch sử phát triển vĕn hóa, kinh tế mỗi quốc gia luôn gắn liền với lịch sử phát triển của các làng nghề và các ngành nghề sản xuất truyền thống. Làng nghề và các sản phẩm của làng nghề là biểu trưng cho nền vĕn hóa xã hội, mức độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí, đặc điểm nhân vĕn của dân tộc. Nhiều nước trên thế giới đã nhận thức được tầm quan trọng của sự phát triển các làng nghề cũng như việc xây dựng thương hiệu làng nghề trong phát triển sản xuất, nâng cao mức sống của người dân và bảo tồn giá trị vĕn hóa truyền thống. Mô hình “Mỗi làng, một sản phẩm” của Nhật Bản được xây dựng và phát triển từ nĕm 1979 đã mang lại sự thành công rực rỡ, làm cho những sản phẩm làng nghề được vươn ra toàn cầu như nấm hương khô, chanh Kabosu [1] Và sau này mô hình này được áp dụng thành công ở nhiều nước châu Á, châu Phi. Tất cả như một minh chứng cho sự đúng đắn trong việc phát triển, xây dựng thương hiệu cho làng nghề. Người phản biện: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Bất 2. TS. Nguyễn Minh Tuấn NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 70 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (68) 2020 Cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, đến nay số lượng làng nghề và làng nghề truyền thống ở Việt Nam rất lớn, theo thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, cả nước hiện có 5.411 làng nghề và làng có nghề, trong đó có gần 2.000 làng nghề đã được công nhận, trên 400 làng nghề truyền thống với hơn 53 nhóm nghề. Sự phát triển làng nghề và làng nghề truyền thống đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm cho nhiều người lao động, tạo ra nhiều mặt hàng có giá trị. Đời sống của người dân ở nơi có làng nghề thường cao hơn từ 3 - 5 lần so với làng thuần nông, các làng nghề thu hút khoảng 10 triệu lao động và tạo việc làm cho hàng triệu lao động phụ lúc nông nhàn. Những nĕm gần đây kim ngạch xuất khẩu đã lên tới hơn 1 tỷ USD/nĕm [2]. Tuy vậy, các làng nghề nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng đang đứng trước nhiều khó khĕn, trong đó khó khĕn lớn nhất là thiếu thương hiệu. Theo nghiên cứu gần đây của tác giả Nguyễn Vĩnh Thanh có đến 69,5% các cơ sở được hỏi trả lời họ không gắn gì trên sản phẩm, chỉ có 18,2% các sản phẩm làng nghề được gắn biểu tượng, ký hiệu hay hình vẽ và 25,2% số cơ sở có gắn tên gọi sản phẩm [3]. Vì vậy, sản phẩm các làng nghề truyền thống không có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Cùng với tình trạng chung của cả nước, Hải Dương hiện có 66 làng nghề, làng nghề truyền thống và nhiều cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN) với khoảng 120 nghìn lao động, chiếm hơn 11% tổng số lao động toàn tỉnh [4]. Tuy nhiên, không ít sản phẩm của làng nghề dù độc đáo và tốt nhưng vẫn trong tình trạng không thương hiệu, được bán với giá thấp và nếu được xuất khẩu thì lại được gắn dưới tên của thương hiệu khác. Điều này dẫn đến sự thua thiệt trong cạnh tranh, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập như hiện nay. Do vậy, cần tìm ra giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm các làng nghề trong tỉnh nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm các làng nghề. Để đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu làng nghề ở Hải Dương, tác giả đã sử dụng nguồn số liệu được các cơ quan có thẩm quyền công bố, kết quả khảo sát lấy ý kiến của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề trong tỉnh có đối sánh với các kết quả nghiên cứu trước để đề xuất một số giải pháp giúp Hải Dương xây dựng, phát triển thương hiệu các làng nghề. 2. THƯƠNG HIỆU VÀ THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ 2.1. Khái niệm về thương hiệu Thương hiệu đã xuất hiện từ rất lâu với ý nghĩa để phân biệt hàng hóa của nhà sản xuất này với hàng hóa của nhà sản xuất khác. Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, thương hiệu là “một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế, hoặc tập hợp của các yếu tố trên nhằm phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hóa và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh”. Theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO): “Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức” [5]. 2.2. Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm làng nghề 2.2.1. Làng nghề và thương hiệu sản phẩm làng nghề Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội, được cấu thành bởi hai yếu tố ngành và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, vĕn hóa và xã hội. Thương hiệu làng nghề là một cái tên cho sản phẩm của làng, là từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ, kiểu thiết kế hoặc tập hợp các yếu tố trên để xác định, phân biệt sản phẩm của làng nghề với những sản phẩm khác. * Một số đặc trưng của sản phẩm làng nghề - Trong các sản phẩm của làng nghề truyền thống, vĕn hóa tinh thần luôn kết tinh trong vĕn hóa vật thể. - Sản phẩm làng nghề có tính cá biệt, tính riêng, mang phong cách của mỗi nghệ nhân và nét đặc trưng địa phương, tồn tại trong sự giao lưu với cộng đồng. - Sản phẩm của làng nghề là loại sản phẩm nghệ thuật, kết tinh từ những thành tựu kỹ thuật - công nghệ truyền thống, phương pháp thủ công tinh xảo, với đầu óc sáng tạo nghệ thuật. 2.2.2. Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm làng nghề Xây dựng và phát triển thương hiệu là quá trình lựa NGÀNH KINH TẾ 71Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (68) 2020 chọn và kết hợp các thuộc tính hữu hình cũng như vô hình với mục đích khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ hoặc tập đoàn một cách thú vị, có ý nghĩa hấp dẫn, đồng thời nỗ lực mở rộng thương hiệu hoặc gia tĕng các tài sản của thương hiệu dựa trên tầm nhìn và sứ mạng đã được xây dựng trước đó. Quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm làng nghề trải qua các bước sau: - Xây dựng chiến lược thương hiệu tổng thể: Là lập kế hoạch về đường lối và trọng tâm quản lý thương hiệu, đồng thời tạo nền tảng vững chắc giúp nhà quản lý thực hiện đồng bộ mọi hoạt động liên quan đến thương hiệu đó. Việc hình thành chiến lược thương hiệu thường bao gồm 4 bước: Xác lập tầm nhìn và sứ mạng thương hiệu, phân tích SWOT, hình thành mục tiêu và kế hoạch chiến lược thương hiệu, xác định cơ chế kiểm soát thương hiệu. - Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu: Là làm cho thương hiệu có khả nĕng phân biệt tốt nhất với các thương hiệu của các hàng hóa cùng loại và làm cho người tiêu dùng có khả nĕng nhận biết tốt nhất về thương hiệu. Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm xây dựng các yếu tố: Tên gọi (tên nhãn hiệu), logo (thành tố đồ họa của nhãn hiệu), khẩu hiệu (slogan - đoạn vĕn ngắn truyền đạt thông tin của thương hiệu), đoạn nhạc, bao bì. - Đĕng ký bảo bộ các yếu tố thương hiệu: Là việc xác lập quyền được pháp luật bảo hộ khi bị xâm phạm đối với các yếu tố thương hiệu, trong đó quan trọng nhất là nhãn hiệu hàng hóa. - Quảng bá thương hiệu: Công tác truyền thông chính xác và tập trung là yêu cầu quan trọng nhất trong một chiến lược truyền thông bao gồm các kế hoạch: Quảng cáo, khuyến thị, tiếp thị trực tiếp và quan hệ cộng đồng. Những giá trị thương hiệu phải được truyền đạt một cách nhất quán và rõ ràng theo thời gian trên mọi kênh truyền thông. - Bảo vệ và phát triển thương hiệu: Doanh nghiệp muốn bảo vệ được thương hiệu của mình thì điều đầu tiên là phải tìm mọi cách ngĕn chặn tất cả các xâm phạm từ bên ngoài (sự xâm phạm của hàng giả, hàng nhái, sự tạo nhầm lẫn cố tình hay vô ý của các thương hiệu) và sự sa sút từ bên trong thương hiệu (giảm uy tín do chất lượng hàng hóa giảm, không duy trì được mối quan hệ tốt với khách hàng, giảm lòng tin của khách hàng với hàng hóa, doanh nghiệp). 3. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM CÁC LÀNG NGHỀ Ở HẢI DƯƠNG 3.1. Khái quát về làng nghề ở Hải Dương Các ngành TTCN ở Hải Dương được hình thành khá sớm và có nhiều nơi đã phát triển trở thành làng nghề, được truyền từ đời này sang đời khác. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 66 làng nghề với 19 nhóm ngành nghề sản xuất chính, trong đó [6]: - Nhóm làng nghề mộc (mộc dân dụng, mộc đình chùa, đồ gỗ mỹ nghệ, điêu khắc) có 14 làng (chiếm tỷ lệ 21%), đây là nhóm nghề phát triển mạnh ở Hải Dương. - Nhóm làng nghề chế biến nông sản thực phẩm có 10 làng (chiếm tỷ lệ 15%). - Nhóm làng nghề thêu ren có 08 làng nghề (chiếm tỷ lệ 12%) tập trung chủ yếu ở huyện Tứ Kỳ. - Nhóm làng nghề sản xuất hương tập trung trên địa bàn huyện Nam Sách; Nhóm làng nghề sản xuất giầy da tập trung trên địa bàn huyện Gia Lộc có 04 làng nghề (chiếm tỷ lệ 6%). - Các nhóm làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng không nung, dệt chiếu cói, mây tre đan (mỗi loại hình có 03 làng nghề). - Các nhóm làng nghề sản xuất gốm; sản xuất chổi chít; cơ khí; nấu rượu; sản xuất thừng, rợ; kim hoàn đều (mỗi loại hình có 02 làng nghề). - Các nhóm làng nghề ươm tơ; trạm khắc đá; sản xuất lược bí; rèn; thêu tranh, móc sợi (mỗi loại hình có 01 làng nghề). Trong những nĕm qua hoạt động TTCN làng nghề trên địa bàn tỉnh có nhiều khởi sắc, đã tạo ra khối lượng sản phẩm lớn với nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng; góp phần thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng, xuất khẩu, đồng thời cũng thúc đẩy tĕng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập như: Phát triển mang tính tự phát; chưa nắm bắt được thị trường, hạn chế về dự báo cung - cầu, công nghệ, thiết bị sản xuất, trình độ quản lý còn non yếu; mẫu mã sản phẩm chậm được cải tiến, đổi mới; quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ; sản phẩm kém hấp dẫn, giá thành cao, sức cạnh tranh kém Đặc biệt, hầu hết các làng nghề còn chưa chú ý đến việc đĕng ký và xây dựng thương hiệu sản phẩm, sản phẩm của họ sản xuất ra còn mang tính “hữu xạ tự nhiên hương”. Vì vậy, càng làm hạn chế sự phát triển thị trường làng nghề. 3.2. Quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm làng nghề ở Hải Dương giai đoạn 2010 - 2019 3.2.1. Nhận thức của làng nghề về thương hiệu Muốn các làng nghề chú ý xây dựng và phát triển NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 72 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (68) 2020 thương hiệu thì những người làm nghề cần nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của thương hiệu. Tuy nhiên, đa số các làng nghề chưa nhận thức đúng về vai trò, giá trị của thương hiệu. Nhiều làng nghề còn quan niệm, trong sản xuất kinh doanh chỉ cần chú trọng đến chất lượng sản phẩm, thương hiệu không quan trọng. Việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề không đơn giản, vì các làng nghề vốn dĩ có truyền thống sản xuất các sản phẩm đồng loạt, ít chịu khó tìm tòi, thay đổi mẫu mã và đĕng ký thương hiệu hoặc bản quyền sản phẩm. Để các làng nghề phát triển và gìn giữ thương hiệu, trước hết cần nâng cao nhận thức về vai trò của thương hiệu đối với sản xuất kinh doanh cho các chủ cơ sở sản xuất. Để thu hút khách hàng, các làng nghề cần có thể thay đổi mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tay nghề, công nghệ... sao cho sản phẩm làng nghề tĕng sức cạnh tranh và đến gần hơn với người tiêu dùng. Nhưng nếu những sản phẩm mới, ý tưởng mới không được bảo hộ thì trong thời đại công nghệ phát triển, những cái mới đó sẽ nhanh chóng bị đánh cắp, bị sao chép và mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác, hầu hết các làng nghề chỉ hoạt động trên phạm vi thị trường hẹp, chất lượng, mẫu mã của các sản phẩm còn hạn chế, nên các thương hiệu sản phẩm làng nghề còn ở phạm vi rất hẹp. Nhiều làng nghề trong tỉnh mặc dù xuất hiện khá lâu như: Làng nghề ươm tơ Hà Tràng (Kinh Môn), làng nghề chạm khắc gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng), làng nghề làm hương Quốc Tuấn (Nam Sách), mây giang xiên Tào Khê và Đào Lâm (Thanh Miện) nhưng đến nay số người biết đến các sản phẩm của những làng nghề này còn rất ít. Nguyên nhân là các làng nghề không chú ý xây dựng và quảng bá thương hiệu. Theo điều tra của tác giả ở 20 làng nghề của tỉnh Hải Dương thì hầu hết các làng nghề còn chưa nhận thức đầy đủ về thương hiệu, cụ thể: 86% số làng nghề cho rằng thương hiệu là uy tín sản phẩm, 76,8% cho rằng thương hiệu là chất lượng của sản phẩm, 63,4% cho rằng thương hiệu là tên gọi của sản phẩm, 35% cho rằng thương hiệu là tên gọi xuất xứ hàng hóa, 23,1% cho rằng thương hiệu là chỉ dẫn địa lý, 14% cho rằng thương hiệu là tên đơn vị, 7,5% cho rằng thương hiệu là dấu hiệu nhận biết của sản phẩm, 4,3% cho rằng thương hiệu là biểu tượng hình ảnh của đơn vị. Hình 1. Biểu đồ thể hiện nhận thức của làng nghề về thương hiệu Như vậy, ta có thể thấy các làng nghề chỉ tập trung vào sản xuất để có sản phẩm chất lượng chứ chưa tập trung cho việc xây dựng các yếu tố khác của thương hiệu. Rất nhiều làng nghề chưa biết đến quy trình đĕng ký bảo hộ thương hiệu, theo số liệu điều tra thì có đến 149 cơ sở sản xuất không biết đến quy trình đĕng ký bảo hộ thương hiệu (chiếm 80%), chỉ 37 cơ sở sản xuất biết quy trình đĕng ký bảo hộ thương hiệu (chiếm 20%), nhưng mức độ hiểu biết còn sơ sài. Các cơ sở biết đến quy trình đĕng ký bảo hộ thương hiệu chủ yếu qua sách, báo, internet. Hải Dương có mở một số lớp bồi dưỡng kiến thức kinh doanh, hội thảo về xây dựng thương hiệu sản NGÀNH KINH TẾ 73Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (68) 2020 phẩm TTCN và NNNT cho các cơ sở kinh doanh ở các làng nghề về quy trình xây dựng thương hiệu, tuy nhiên những lớp học này còn rất ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế. Theo số liệu thống kê của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương, hiện số lượng doanh nghiệp trong các làng nghề đĕng ký nhãn hiệu riêng hoặc cả làng nghề đĕng ký nhãn hiệu tập thể còn ít. Toàn tỉnh mới chỉ có một số làng nghề đĕng ký nhãn hiệu, đó là: làng nghề da giày Hoàng Diệu (Gia Lộc), bánh gai (Ninh Giang), bánh đậu xanh (TP Hải Dương), bánh đa Hội Yên (Thanh Miện) [7]. Theo đánh giá của Sở Công thương Hải Dương, nguyên nhân các làng nghề chưa đĕng ký nhãn hiệu chủ yếu do hiện nay hầu hết các làng nghề trong tỉnh vẫn sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, mạnh ai nấy làm, không biết liên kết với nhau để xây dựng nhãn hiệu tập thể hoặc hỗ trợ nhau làm nhãn hiệu riêng. 3.2.2. Thực trạng xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu tại các làng nghề Để tìm hiểu thực trạng xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu làng nghề, tác giả đã phát câu hỏi điều tra các cơ sở sản xuất tại 20 làng nghề của tỉnh với 186 phiếu thu về, kết quả như sau: Bảng 1. Thực trạng xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu tại các cơ sở làng nghề ở Hải Dương TT Tiêu chí Số lượng cơ sở đã thực hiện Tỷ lệ (%) Số lượng cơ sở chưa thực hiện Tỷ lệ (%) 1 Gắn nhãn hiệu sản phẩm 73 39.25% 113 60.75% 2 Tên thương mại sản phẩm 38 20.43% 148 79.57% 3 Gắn xuất xứ hàng hóa 65 34.95% 121 65.05% 4 Chỉ dẫn địa lý 43 23.12% 143 76.88% 5 Tên đơn vị 26 13.98% 160 86.02% 6 Thiết kế kiểu dáng hàng hóa, bao bì khác biệt 14 7.53% 172 92.47% 7 Logo, Slogan 8 4.30% 178 95.70% (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các phiếu điều tra) Qua bảng số liệu điều tra ta thấy các cơ sở làng nghề chưa quan tâm nhiều đến xây dựng các thành phần của thương hiệu như: nhãn hiệu, tên thương mại, các chỉ dẫn địa lý, sự khác biệt trong kiểu dáng hàng hóa, bao bì, các tên miền nên hầu hết các sản phẩm làng nghề của Hải Dương vẫn ở trong tình trạng vô danh. Các sản phẩm làng nghề hầu hết vẫn là những cái tên rất chung chung như: hương, tơ tằm, mộc, giày da hay những cái tên nổi tiếng như gốm Chu Đậu, vàng bạc Châu Khê, gỗ Đông Giao, thêu ren Xuân Nẻo cũng vẫn là những hàng hóa chưa có nhãn hiệu độc quyền, chưa được đĕng ký bảo hộ và có mã vạch riêng. Kể cả bao bì, nhãn mác của các sản phẩm cũng chưa được đầu thư thiết kế, các sản phẩm chỉ được bao gói đơn giản, dễ dàng bị làm giả, làm nhái theo và bị giảm uy tín. Đối với những cơ sở đã có ý thức xây dựng thương hiệu cũng mới chỉ tập trung vào những yếu tố là bề nổi của thương hiệu là gắn nhãn hiệu sản phẩm và cố gắng quảng bá chúng trên trang web, tạp chí, hội chợ... 3.2.3. Đầu tư cho thương hiệu Từ chỗ chưa nhận thức được vai trò của thương hiệu dẫn đến tình trạng các làng nghề chưa đầu tư tương xứng cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Ngoài nhận thức, xây dựng thương hiệu còn đòi hỏi phải có thời gian, khả nĕng về tài chính, nhân sự và có chiến lược marketing quảng bá thương hiệu. - Đầu tư về tài chính Khả nĕng về tài chính của các làng nghề là có hạn. Với một doanh nghiệp “làng nghề”, “HTX làng nghề” có thể đầu tư một số tiền nhất định cho phát triển thương hiệu, nhưng với các hộ sản xuất nhỏ lẻ thì điều này là không dễ vì khả nĕng tài chính có hạn. Do đó, đa số các cơ sở chỉ tập trung vào khâu sản xuất sản phẩm nhằm tận dụng nguồn lao động rẻ, nông nhàn, chưa chú trọng đến các khâu có thể đem lại giá trị gia tĕng cao như nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, thiết kế mẫu mã,
Tài liệu liên quan