10 năm phát triển miền núi - Bài 3: An toàn lương thực của các dân tộc thiểu số ở vùng cao Việt Nam dưới tác động của yếu tố xã hội và văn hoá

An toàn lương thực (Food security) là vấn đề nóng bỏng của toàn cầu hiện nay, đặc biệt với các dân tộc thiểu số - những cư dân mà trong quá trình phát triển thường chịu nhiều thiệt thòi và sống ở mức nghèo khổ. Lương thực ở đây được hiểu không chỉ là các loại ngũ cốc (cung cấp chất bột), mà là toàn bộ nguồn thức ăn của con người.

pdf20 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 1020 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 10 năm phát triển miền núi - Bài 3: An toàn lương thực của các dân tộc thiểu số ở vùng cao Việt Nam dưới tác động của yếu tố xã hội và văn hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
168 Bài 3 An toàn l−ơng thực của các dân tộc thiểu số ở vùng cao Việt Nam d−ới tác động của yếu tố xã hội và văn hoá Tiến sĩ V−ơng Xuân Tình Viện Dân tộc học An toàn l−ơng thực (Food security) là vấn đề nóng bỏng của toàn cầu hiện nay, đặc biệt với các dân tộc thiểu số - những c− dân mà trong quá trình phát triển th−ờng chịu nhiều thiệt thòi và sống ở mức nghèo khổ. L−ơng thực ở đây đ−ợc hiểu không chỉ là các loại ngũ cốc (cung cấp chất bột), mà là toàn bộ nguồn thức ăn của con ng−ời. Thực ra, vấn đề an toàn l−ơng thực đã đ−ợc nêu lên từ những năm của thập kỷ 70. Năm 1986, Ngân hàng thế giới (World Bank) đã có định nghĩa nh− sau: "An toàn l−ơng thực là cơ hội có đ−ợc của tất cả mọi ng−ời ở mọi thời gian để có đủ l−ơng thực cho các hoạt động và điều kiện sức khoẻ". Còn theo bản "Đệ trình kế hoạch hành động về vấn đề l−ơng thực toàn cầu" của Liên hợp quốc họp tại Rome, tháng 11 năm 1996, một lần nữa lại khẳng định: "An toàn l−ơng thực chỉ tồn tại khi tất cả mọi ng−ời, ở bất kỳ thời gian nào đều có đ−ợc nguồn l−ơng thực, không những đầy đủ mà còn đảm bảo dinh d−ỡng để đáp ứng nhu cầu và sở thích ăn uống, đáp ứng cho các hoạt động và điều kiện sức khoẻ của họ" (dẫn theo Jonathan Rigg, 2001). Nh− vậy, vấn đề then chốt của an toàn l−ơng thực là phải đảm bảo đ−ợc điều kiện để tiếp cận với các nguồn l−ơng thực và phải thích ứng với sự đổi thay của nguồn l−ơng thực ấy khi những điều kiện tự nhiên và xã hội chuyển đổi. Theo Maxwel và Wiebe, an toàn l−ơng thực của những c− dân không thuộc khu vực đô thị gắn bó rất mật thiết với chế độ sở hữu đất đai và nguồn tài nguyên. Các tác giả đã nêu lên sơ đồ của chuỗi quan hệ đó nh− sau: Đất đai - Sản phẩm - Thu nhập - Tiêu thụ - Tình trạng dinh d−ỡng (Daniel Maxwel and Keith Wiebe, 1998). Trên thực tế, an toàn l−ơng thực còn có liên quan tới gia tăng dân số, tới thị tr−ờng và dịch vụ về l−ơng thực, tới các nguồn trợ cấp, mối quan hệ xã hội, văn hoá và cả chính sách về l−ơng thực của mỗi quốc gia. Khi đề cập tới vấn đề an toàn l−ơng thực, có thể ở nhiều cấp độ: từ thế giới, quốc gia, vùng, địa ph−ơng, nhóm c− dân đến hộ gia đình. Báo cáo này trình bày về tình trạng an toàn l−ơng thực của các dân tộc thiểu số ở vùng cao Việt Nam d−ới tác động của yếu tố xã hội và văn hoá. Các yếu tố xã hội có ảnh h−ởng mạnh mẽ đến an toàn l−ơng thực của c− dân nơi đây chủ yếu là chế độ h−ởng dụng đất đai, chính sách định canh định c−, chính sách xoá đói giảm nghèo và chính sách xã hội, chính sách thị tr−ờng... Mặt khác, những nhân tố về văn hoá nh− tập quán ăn uống, tập quán chia sẻ thức ăn, tập quán t−ơng trợ và giúp đỡ trong cộng đồng... cũng tác động không nhỏ đến an toàn l−ơng thực của họ. 169 I. Tình trạng an toàn l−ơng thực của các dân tộc thiểu số ở vùng cao Việt Nam I.1. An toàn l−ơng thực trong xã hội truyền thống Trong số 53 dân tộc thiểu số ở n−ớc ta hiện nay, trừ ng−ời Hoa, ng−ời Chăm và Khơ-me, có tới 50 dân tộc chủ yếu sinh sống tại vùng cao. Trong xã hội truyền thống, với nền kinh tế tự cung tự cấp, vấn đề an toàn l−ơng thực của họ chủ yếu dựa trên những cơ sở sau đây: - Nguồn l−ơng thực từ canh tác nông nghiệp. Sống trong khu vực Đông Nam á lục địa - một trong những cái nôi phát sinh ra cây lúa, nên với các dân tộc tại vùng cao n−ớc ta, dù ở miền núi phía Bắc hay vùng Tr−ờng Sơn - Tây Nguyên, có điểm khá thống nhất là đều lấy gạo làm nguồn l−ơng thực chủ yếu. Có một số tộc ng−ời sống ở một vài địa ph−ơng nh− ng−ời H'Mông, ng−ời Dao, ng−ời Lô Lô sinh sống tại vùng cao nguyên núi đá tỉnh Hà Giang lại lấy ngô làm nguồn l−ơng thực chính, bởi do đặc điểm sinh thái trong vùng chỉ phù hợp với cây l−ơng thực này. Do lấy gạo làm nguồn l−ơng thực chủ yếu nên hoạt động chính trong nông nghiệp là canh tác lúa. Tuỳ theo từng nơi, dựa trên điều kiện sinh thái mà đồng bào trồng lúa n−ớc hay lúa cạn. Tại những khu vực thung lũng - nơi c− trú của các dân tộc nh− Tày, Nùng, M−ờng, Thái..., việc canh tác lúa n−ớc khá phát triển, và trong truyền thống, nhiều dân tộc đã biết thâm canh. Còn ở khu vực vùng rẻo cao, vùng Tây Nguyên, một nền nông nghiệp n−ơng rẫy lại đ−ợc hình thành từ lâu đời. Tuy nhiên, do ch−a có điều kiện đầu t− kỹ thuật nên năng suất lúa trong xã hội truyền thống không cao, lúa n−ớc th−ờng chỉ đạt 1 - 2 tấn/ha/vụ. Với lúa n−ơng, nếu là n−ơng phát ở rừng già trong vụ đầu cũng đạt mức độ trên 1 tấn/ha, còn các vụ tiếp theo thì giảm hơn. Bên cạnh lúa là cây trồng chính, đồng bào các dân tộc ở vùng cao còn trồng thêm nhiều cây l−ơng thực bổ trợ, nh− ngô, sắn, khoai sọ, khoai lang, dong riềng, kê, mạch... Rất nhiều loại rau, đậu, đặc biệt là những loại nh− bầu, bí, rau cải, rau dền, đậu t−ơng, đậu đũa, hành, tỏi, sả, ớt..., cùng với các loại cây ăn quả nh− chuối, đu đủ, mít, dứa..., cũng đ−ợc gieo trồng (chủ yếu trồng trên n−ơng rẫy) để giải quyết nhu cầu thực phẩm hàng ngày. Chăn nuôi ở vùng cao, bên cạnh việc đảm sức kéo (trâu, bò) hoặc sử dụng cho vận chuyển (ngựa, voi), phần lớn đ−ợc dùng để làm nguồn thực phẩm. Có khu vực vùng cao nh− của ng−ời H'Mông ở Kỳ Sơn - Nghệ An, đàn bò rất phát triển. Tại đây, bò đ−ợc nuôi chủ yếu để trao đổi và dùng trong cúng bái. Các loại gia súc, gia cầm nh− lợn, gà... đ−ợc nuôi ở hầu khắp các vùng, những loại nh− dê, vịt, ngan, ngỗng... th−ờng đ−ợc nuôi ở vùng thung lũng. Cùng với các loại rau đậu, thịt của gia súc, gia cầm đã góp phần tăng c−ờng nguồn thực phẩm cho đồng bào các dân tộc vùng cao. Cá nuôi cũng là một nguồn thực phẩm quan trọng với nhiều c− dân, nhất là các c− dân vùng thung lũng. ở các dân tộc nh− Tày, Nùng, M−ờng, Thái..., ngoài nuôi cá ở ao, đồng bào còn có tập quán nuôi cá ruộng. Ng−ời H'Mông và ng−ời Dao ở Hoàng Su Phì - Hà Giang, tuy sống trên vùng đất dốc, canh tác ruộng bậc thang nh−ng cũng thả cá ruộng. Khi trời m−a to, ng−ời ta cắm vào ruộng một số cành cọ làm tán lợp; vì thế, cá sẽ ở lại ruộng mà không v−ợt đi theo dòng n−ớc... Giống cá nuôi đều là cá tự nhiên, đ−ợc khai thác hoặc lấy trứng ở sông suối rồi đem −ơng. Với loại cá thả ở ruộng, hầu hết là cá chép. 170 - Nguồn l−ơng thực khai thác từ thiên nhiên. Đây là nguồn l−ơng thực có vị trí quan trọng trong xã hội truyền thống, bởi nó bổ trợ cho nguồn l−ơng thực từ canh tác. Nh− đã trình bày, do năng suất thấp và do thiên tai, dịch bệnh hoành hành nên canh tác nông nghiệp chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu l−ơng thực của ng−ời dân vùng cao. Những khi đói kém, hoặc để bổ sung cho nguồn l−ơng thực không canh tác đ−ợc, ng−ời dân phải dựa vào thu nhập bằng săn bắn và hái l−ợm. Các hoạt động này diễn ra gần nh− quanh năm, trong đó, việc thu hái các loại rau, củ, quả chủ yếu vào mùa xuân và mùa hè; còn đánh bắt cá, săn bắn thú th−ờng có hiệu quả vào mùa thu và mùa đông. Hoạt động hái l−ợm th−ờng cho các loại chất bột (củ mài, thân một số loại cây họ cau... ) và rau xanh (rau rừng, măng, nấm, mọc nhĩ... ); còn săn bắt thì cho nguồn đạm (chim thú, côn trùng, thuỷ sản... ). Trong xã hội truyền thống, hoạt động săn bắt và hái l−ợm ở vùng cao phát triển và có hiệu quả còn bởi điều kiện thiên nhiên, môi tr−ờng và xã hội cho phép. Do đất rộng, ng−ời th−a, và luật tục của hầu hết các dân tộc thiểu số đều cho mọi ng−ời dân có quyền đ−ợc tiếp cận với nguồn tài nguyên nên hoạt động đó ít bị cản trở. Săn bắt, hái l−ợm còn đ−ợc phân công theo giới và lứa tuổi, đ−ợc liên kết không chỉ một làng mà nhiều làng, đ−ợc tiến hành không chỉ bởi nhu cầu ăn uống mà còn do nếp sống văn hoá (giải trí, lấy thức ăn thờ cúng... ). - Nguồn l−ơng thực từ trao đổi và t−ơng trợ trong cộng đồng. Sống trong tình trạng tự cung tự cấp nên những trao đổi, mua bán về l−ơng thực của các dân tộc th−ờng ít xảy ra; hoặc th−ờng diễn ra theo chiều h−ớng: đồng bào bán những sản phẩm nông nghiệp và săn bắt, hái l−ợm để có tiền mua vật phẩm khác. Tuy nhiên, điều này cũng th−ờng chỉ xuất hiện ở các dân tộc miền núi phía Bắc, đặc biệt là vùng Đông Bắc - nơi có điều kiện tiếp xúc với nền kinh tế hàng hoá, đã có hệ thống chợ vùng. Còn ở khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên, đồng bào th−ờng trao đổi bằng vật phẩm. T−ơng trợ trong cộng đồng có vị trí rất quan trọng trong an toàn l−ơng thực của ng−ời dân vùng cao. Việc t−ơng trợ th−ờng diễn ra trong phạm vi gia đình, dòng họ và làng hay liên làng. Tại vùng Tr−ờng Sơn - Tây Nguyên, thậm chí tới tr−ớc năm 1975, vẫn tồn tại nguyên tắc: một gia đình không bao giờ bị đứt bữa nếu hộ khác trong làng vẫn còn l−ơng thực. Về bản chất, hoạt động t−ơng trợ đ−ợc dựa trên cơ sở cộng đồng về sở hữu, bởi toàn bộ đất đai và nguồn tài nguyên là thuộc cộng đồng; các cá nhân chỉ có quyền khai thác. Tr−ớc năm 1945, chế độ sở hữu này còn tồn tại ở hầu khắp các dân tộc thiểu số tại vùng rẻo cao miền núi phía Bắc và vùng Tr−ờng Sơn - Tây Nguyên. Ngay các dân tộc sống tại vùng thung lũng Tây Bắc nh− M−ờng và Thái, chế độ công hữu về ruộng n−ớc vẫn còn phổ biến. Còn với đất n−ơng rẫy và rừng núi, sông suối thì về cơ bản vẫn thuộc sở hữu cộng đồng. Bên cạnh chế độ sở hữu, các thiết chế khác nh− dòng họ, tổ chức làng bản cũng góp phần quan trọng để duy trì cách thức t−ơng trợ này. Tại Tây Nguyên, sự tồn tại của nhà dài và mối quan hệ xã hội trong nhà dài (đại gia đình) là những nhân tố duy trì lâu bền quan hệ t−ơng trợ triệt để về l−ơng thực. Nh− vậy, trong xã hội truyền thống, vấn đề an toàn l−ơng thực của mỗi gia đình các dân tộc ở vùng cao đ−ợc dựa trên các cơ sở nh− sau: Canh tác nông nghiệp + Săn bắt, hái l−ợm + T−ơng trợ _______________________________________________ An toàn l−ơng thực (hộ gia đình) 171 Trong điều kiện kỹ thuật canh tác truyền thống ít biến đổi và phát triển thì điều kiện tự nhiên, mối quan hệ sở hữu và thiết chế xã hội có tác động lớn đến an toàn l−ơng thực của ng−ời dân vùng cao; còn chính sách của các thể chế chính trị và yếu tố thị tr−ờng lại ít ảnh h−ởng. I.2. Thực trạng an toàn l−ơng thực của các dân tộc vùng cao hiện nay Vấn đề an toàn l−ơng thực của các dân tộc thiểu số ở vùng cao n−ớc ta có sự chuyển biến kể từ sau khi thực hiện công cuộc Đổi Mới (1986), mà trực tiếp là chịu ảnh h−ởng của cơ chế kinh tế thị tr−ờng, chính sách Khoán 10, Luật đất đai 1993 và một số chính sách đầu t−, phát triển khác ở vùng dân tộc và miền núi. Về cơ bản, vấn đề an toàn l−ơng thực của các dân tộc thiểu số vẫn dựa trên cơ sở canh tác nông nghiệp, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và t−ơng trợ, song tính chất và mức độ đã đổi thay; và ngoài ra, an toàn l−ơng thực còn chịu tác động của các chính sách của Nhà n−ớc và của cơ chế thị tr−ờng. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ trình bày những vấn đề đó kỹ hơn ở mục sau. Trong phần này, chúng tôi chỉ nêu lên bức tranh về an toàn l−ơng thực trong đời sống của các dân tộc ở vùng cao hiện nay. Nói tới an toàn l−ơng thực, cho đến nay, các cơ quan chức năng th−ờng chỉ đề cập đến mức thu nhập bình quân l−ơng thực - tức ngũ cốc - để đảm bảo nguồn thức ăn tối thiểu theo tập quán ăn uống của c− dân trồng trọt. Hiện tại, Việt Nam là n−ớc xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 trên thế giới, với mức trên d−ới 4 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa chúng ta đã giải quyết tốt vấn đề an toàn l−ơng thực, bởi rất nhiều chi phí quốc gia phải trông chờ vào hạt gạo; mặt khác, ng−ời trồng lúa xuất khẩu lại hầu hết là nông dân vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Với ng−ời nông dân các dân tộc vùng cao, việc mua l−ơng thực chỉ có đ−ợc khi họ có sản phẩm hàng hoá. Tr−ớc khi phân tích tình trạng thu nhập l−ơng thực của ng−ời nông dân vùng cao, cần nhận thấy rằng cho đến nay, thu nhập từ trồng trọt, nhất là l−ơng thực của họ vẫn chiếm vị trí chủ yếu. Có một số nơi, đồng bào đã canh tác các loại cây hàng hoá (cây công nghiệp, cây ăn quả) nh−ng ch−a nhiều. Những nguồn thu từ chăn nuôi lại khá khiêm tốn; bởi hầu hết sản phẩm chăn nuôi chỉ đủ chi dùng cho cúng bái, tết lễ nên khó trở thành hàng hoá. Bên cạnh đó, ngành nghề còn kém phát triển. Nếu xem xét thu nhập bình quân đầu ng−ời của vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên qua một số năm khi so với các vùng khác, sẽ có kết quả nh− sau (Bảng 1). Bảng II.3.1. Thu nhập bình quân đầu ng−ời của vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên Đơn vị: đồng/năm Đơn vị 1994 1995 1996 1997 Cả n−ớc 168.110 206.100 226.700 261.500 Miền núi phía Bắc 132.360 160.650 173.760 205.060 Tây Nguyên 197.150 241.140 265.600 300.130 Nguồn: Phạm Quang Hoan, V−ơng Xuân Tình, Ma Trung Tỷ: 1999, tr. 28 Trên thực tế, thu nhập này ch−a phản ánh đúng mức độ nghèo đói của đồng bào dân tộc thiểu số. Ví dụ về tr−ờng hợp Tây Nguyên: Trong các năm cuối thập kỷ 90, vùng đất này phát triển mạnh mẽ bởi mở rộng diện tích cà phê và giá cà phê tăng. Song ai là ng−ời có thu nhập từ cây công nghiệp này ? Rõ ràng hầu hết là ng−ời Kinh, còn đồng bào dân tộc thiểu số chỉ chiếm 172 một tỉ lệ nhỏ. Qua khảo sát của chúng tôi, tại nhiều nơi, nếu đồng bào có trồng loại cây công nghiệp ấy cũng không cho năng suất cao, bởi họ không có điều kiện đầu t− và thiếu kỹ thuật canh tác (Phạm Quang Hoan, V−ơng Xuân Tình: 1999). Mức độ thu nhập cũng nh− nguyên nhân kể trên khiến tỉ lệ số hộ nghèo đói ở vùng dân tộc và miền núi còn cao (Bảng 2). ở đây, việc đánh giá nghèo đói đ−ợc dựa trên tiêu chí của Bộ Lao động - Th−ơng binh - Xã hội, và các tiêu chí này chủ yếu dựa trên cơ sở thu nhập về l−ơng thực: Hộ đói có mức thu nhập d−ới 13 kg gạo/ng−ời/tháng (t−ơng đ−ơng 45.000đ); hộ nghèo: với mức d−ới 15 kg gạo/ng−ời/tháng (t−ơng đ−ơng 55.000 đ) (Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa, Nguyễn Văn áng: 2000, tr. 18). Bảng II.3.2. Tỉ lệ hộ đói nghèo ở một số vùng cao trong so sánh với khu vực khác Đơn vị:% Địa ph−ơng 1997 1998 Miền núi phía Bắc 25,27 23,45 Đồng bằng sông Hồng 10,35 8,96 Khu Bốn cũ 25,10 22,47 Duyên hải miền Trung 17,70 15,28 Tây Nguyên 28,60 23,25 Đồng bằng Nam Bộ 9,20 7,58 Cả n−ớc 19,08 16,70 Nguồn: Phạm Quang Hoan, V−ơng Xuân Tình, Ma Trung Tỷ: 1999, tr. 28 Bảng 2 cho thấy tỉ lệ hộ đói nghèo ở hai vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên - nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số nhất - thuộc diện cao nhất. Bảng 3 sẽ cho thêm ví dụ về tình trạng nghèo đói ở một số tỉnh của miền núi phía Bắc. Bảng II.3.3. Tỉ lệ hộ nghèo đói ở một số tỉnh miền núi phía Bắc (1998) Đơn vị:% Tỉnh Tỉ lệ hộ nghèo đói Tỉnh Tỉ lệ hộ nghèo đói Hà Giang 25,0 Bắc Kạn 32,0 Tuyên Quang 12,5 Phú Thọ 18,0 Cao Bằng 25,0 Bắc Giang 18,9 Lạng Sơn 26,0 Quảng Ninh 16,0 Lào Cai 32,0 Hoà Bình 24,3 Yên Bái 16,0 Sơn La 31,3 Thái Nguyên 11,5 Lai Châu 33,8 Nguồn: Phạm Quang Hoan, V−ơng Xuân Tình, Ma Trung Tỷ: 1999, tr. 29 Bảng 4 trình bày về tình trạng đói nghèo ở một tỉnh tại khu vực Tây Nguyên: tỉnh Đắk Lắk. Trong bảng này không có phân chia về dân tộc, song c− dân tại Khu vực III thì hầu hết là các dân tộc thiểu số. Có nhận xét chung: nếu chỉ căn cứ vào l−ơng thực quy thóc, với mức 251 kg/ng−ời/năm của khu vực này, sẽ thấy không mấy thấp hơn chỉ số t−ơng tự khi so với Khu vực II (263 kg); thậm chí còn cao hơn cả Khu vực I (215 kg). Song nếu xem xét về mức thu nhập, sẽ thấy: C− dân tại Khu vực III chỉ bằng 1/2 của Khu vực II, và bằng 1/3 của Khu vực I. Điều đó đã 173 tạo nên sự chênh lệch về mức sống khá lớn giữa các c− dân dân tộc thiểu số và c− dân đô thị - chủ yếu là ng−ời Kinh - ở ngay trong nội tỉnh (Bùi Thế C−ờng, V−ơng Xuân Tình: 1999). Bảng II.3.4. Tình hình đói nghèo của tỉnh Đắk Lắk (1998) Chỉ số Đơn vị tính Toàn tỉnh Khu vực I Khu vực II Khu vực III 1. Thu nhập bình quân của 1 ng−ời/năm triệu đ 3,85 5,41 2,99 1,43 2. L−ơng thực quy thóc của 1 ng−ời/năm kg 240 215 263 251 3. Số hộ đói- Tỉ lệ so với dân số hộ % 13.214 4% 2.032 2% 6.113 5% 5.069 13% 4. Số hộ nghèo - Tỉ lệ so với dân số hộ % 32.578 11% 7.582 6% 17.270 13% 7.726 20% 5. Số hộ trung bình - Tỉ lệ so với dân số hộ % 166.925 55% 66.770 49% 75.951 59% 24.204 62% 6. Số hộ khá - Tỉ lệ so với dân số hộ % 55.872 18% 35.318 26% 18.827 15% 1.727 4% 7. Số hộ giàu - Tỉ lệ so với dân số hộ % 34.912 12% 23.204 17% 11.118 9% 590 2% Nguồn: Báo cáo Về thực trạng đời sống đồng bào dân tộc bản địa của tỉnh. Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk, 1999. Qua các bảng trên, chúng ta thấy tình trạng đói nghèo (dựa trên tiêu chí về l−ơng thực) của một số địa ph−ơng thuộc vùng cao. Tại các điều tra trên diện rộng, việc phân loại tình trạng đói nghèo theo dân tộc là vấn đề nan giải; vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin trình bày tình trạng đó ở những nghiên cứu cụ thể. Xin nêu ví dụ về tình trạng đói nghèo của ng−ời Rơ-măm, một dân tộc có dân số ít: cả tộc ng−ời này chỉ có trên 300 nhân khẩu, sống tập trung tại 1 làng - làng Le, xã Mo Ray, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Theo điều tra thực địa của chúng tôi vào năm 2000, có 28/77 hộ gia đình trong làng (chiếm hơn 36%) thuộc diện nghèo đói (V−ơng Xuân Tình: 2001). Bảng 5 sẽ cho biết thêm về tình trạng đói nghèo tại 3 xã vùng cao của tỉnh Quảng Ngãi, nơi mà c− dân ở đây phần lớn là dân tộc Hrê. Tỉ lệ hộ đói nghèo của các xã này rất cao: xã Long Môn lên tới trên 90%, xã Ba Lế - trên 80%; còn thấp nhất là xã Sơn Linh cũng trên 70%. Bảng II.3.5. Tình trạng đói nghèo của dân tộc Hrê năm 1998 Đơn vị Tổng số hộ Hộ đói Hộ nghèo Tổng số Tỉ lệ (%) Tổng số Tỉ lệ (%) Xã Long Môn (huyện Minh Long) 201 80 39,8 109 54,2 Xã Ba Lế (huyện Ba Tơ) 219 72 32,8 113 51,6 Xã Sơn Linh (huyện Sơn Hà) 836 135 16,1 475 56,8 Nguồn: Trung tâm nghiên cứu t− vấn và phát triển: 1999 Tình hình nghèo đói của các dân tộc thiểu số tại một số vùng miền núi phía Bắc cũng không mấy khả quan hơn. Nghiên cứu thực địa của chúng tôi tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai trong 174 năm 1998 cho thấy: có tới 80% số hộ gia đình H'Mông ở các xã Lao Chải, Hầu Thào, Sử Pán thiếu ăn từ 1 tháng trở lên. Nếu xem xét tình trạng nghèo đói của các dân tộc thiểu số trong so sánh với dân tộc Kinh, sẽ thấy mức chênh lệch quá lớn. Trong năm 1998, nếu nh− ng−ời Kinh chỉ có 31% nghèo đói, thì tỉ lệ đó ở các dân tộc thiểu số là 75%, tức cao gấp hơn 2 lần (Hội nghị nhóm t− vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, 14-15/12/1999). II. Tác động của yếu tố xã hội và văn hoá tới an toàn l−ơng thực của các dân tộc thiểu số ở vùng cao I.1. Tác động của một số chính sách II.1.1. Chính sách đất đai Năm 1986 là thời điểm mở đầu của tiến trình Đổi Mới ở Việt Nam, và có thể khẳng định, tiến trình ấy đ−ợc đột phá bằng những cải cách về đất đai. Việc quản lý và sử dụng đất đai nông nghiệp trong cơ chế kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp ở giai đoạn tr−ớc đã không phát huy đ−ợc tiềm năng lao động của ng−ời dân. Đó là nguyên nhân chủ yếu khiến cho năng suất lao động thấp và tình trạng thiếu đói triền miên ở cả vùng đồng bằng và miền núi. Để thúc đẩy sự gắn bó của ng−ời nông dân với đất đai, năm 1988, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 10, hay còn gọi là Khoán 10. Khác với Khoán 100 - loại khoán việc cho xã viên hợp tác xã, thực chất của Khoán 10 là khoán sản phẩm, tức giao ruộng đất cho ng−ời nông dân canh tác và ngoài khoản thuế cùng số phụ thu khác cho hợp tác xã, họ đ−ợc h−ởng phần hoa lợi còn lại. Tuy nhiên tại vùng cao, ảnh h−ởng của chính sách Khoán 10 vẫn hạn chế, bởi về cơ bản, Khoán 10 mới đ−ợc thực hiện với đất ruộng n−ớc. Phải tới khi Luật đất đai năm 1993 ra đời, sự tác động về chính sách đất đai của Nhà n−ớc đến vùng dân tộc thiểu số mới toàn diện và mạnh mẽ hơn. Theo Điều 20 của Luật đất đai, đ−ợc sửa đổi bổ sung vào năm 1998, "Nhà n−ớc giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Thời hạn giao đất ổn định lâu dài để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản là 20 năm, để trồng cây lâu năm là 50 năm. Khi hết thời hạn, nếu ng−ời sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng và trong quá trình sử dụng đất chấp hành đúng pháp luật về đất đai thì đ−ợc Nhà n−ớc giao đất để tiếp tục sử dụng... " (Một số văn bản về phát tri
Tài liệu liên quan