10 Sai lầm chung khi lãnh đạo và quản lí

Trong chuyên mục này, chúng ta sẽ tìm hiểu 10 lỗi chung nhất trong quá trình lãnh đạo và quản lí, và nêu ra những việc mà bạn có thể làm để tránh những lỗi này. Nếu bạn có thể học được những cách này sẽ giúp bản thân mình tránh được rất nhiều rắc rối! Hãy tránh những cái bẫy thường thấy này. Có câu châm ngôn “thất bại là mẹ thành công”. Tuy nhiên, nếu ngay ban đầu không phạm lỗi sẽ hiệu quả hơn. Trong chuyên mục này, chúng ta sẽ tìm hiểu 10 lỗi chung nhất trong quá trình lãnh đạo và quản lí, và nêu ra những việc mà bạn có thể làm để tránh những lỗi này. Nếu bạn có thể học được những cách này sẽ giúp bản thân mình tránh được rất nhiều rắc rối!

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 92 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 10 Sai lầm chung khi lãnh đạo và quản lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 Sai lầm chung khi lãnh đạo và quản lí Trong chuyên mục này, chúng ta sẽ tìm hiểu 10 lỗi chung nhất trong quá trình lãnh đạo và quản lí, và nêu ra những việc mà bạn có thể làm để tránh những lỗi này. Nếu bạn có thể học được những cách này sẽ giúp bản thân mình tránh được rất nhiều rắc rối! Hãy tránh những cái bẫy thường thấy này. Có câu châm ngôn “thất bại là mẹ thành công”. Tuy nhiên, nếu ngay ban đầu không phạm lỗi sẽ hiệu quả hơn. Trong chuyên mục này, chúng ta sẽ tìm hiểu 10 lỗi chung nhất trong quá trình lãnh đạo và quản lí, và nêu ra những việc mà bạn có thể làm để tránh những lỗi này. Nếu bạn có thể học được những cách này sẽ giúp bản thân mình tránh được rất nhiều rắc rối! 1, Thiếu thông tin phản hồi Sarah là một chuyên viên bán hàng tài năng, nhưng cô ấy có thói quen trả lời điện thoại bằng một thái độ không chuyên. Sếp của cô ấy biết được thiếu sót này của cô, nhưng ông vẫn chờ khi cô ấy nhận thức được việc này, lúc đó ông mới góp ý với cô. Nhưng tiếc rằng, đến khi cô ấy nhận được những nhận xét cho vấn đề này, cô ấy vẫn tiếp tục làm mất đi những khách hàng tiềm năng. Theo 1.400 mẫu điều tra của công ty Ken Blanchard thì thiếu thông tin phản hồi là lỗi phổ biến mà nhiều nhà lãnh đạo mắc phải. Khi bạn không đưa ra phản hồi một cách nhanh chóng cho nhân viên, bạn đã lấy đi cơ hội để cải thiện chất lượng của họ. Để tránh mắc phải lỗi này, hãy học cách đưa thông tin phản hồi một cách thường xuyên cho nhóm (Bạn có thể tham khảo tại chuyên mục “Học cách đưa thông tin phản hồi” trong “Chương trình đào tạo của chúng tôi” để hiểu một cách sâu sắc hơn, để có thể phản hồi thông tin một cách hiệu quả) 2. Không dành thời gian cho nhân viên của mình Khi bạn là một nhà quản lí hoặc một người lãnh đạo, bạn chỉ quan tâm đến những việc của bản thân mình, mà không dành thời gian cho nhân viên. Tuy nhiên, khi có công việc cần giải quyết, việc đầu tiên bạn phải làm là quan tâm đến nhân viên của mình chứ không phải là mục tiêu, nếu bạn không ở bên cạnh nhân viên của mình khi họ cần, họ sẽ không biết phải làm gì, họ không có được sự ủng hộ cũng như hướng dẫn của bạn- những điều rất cần thiết để hoàn thành công việc. Để tránh lỗi này, hãy lên kế hoạch dành thời gian cho nhân viên của mình một cách cụ thể, và học cách lắng nghe hiệu quả, tăng cường kĩ năng thấu hiểu cảm xúc để có thể hiểu hơn về các thành viên cũng như mong muốn của họ, hãy dành thời gian để cho mọi người biết được khi nào “ bạn có thể lắng nghe họ” nhờ đó nhân viên của bạn luôn biết được khi nào thì họ cần sự giúp đỡ của bạn. Bạn có thể sử dụng “Quản lí vòng quanh” để tương tác với nhân viên hiệu quả hơn. Khi bạn đảm nhận công việc của một nhà lãnh đạo hoặc một người quản lí, hãy nhớ rằng nhân viên luôn được quan tâm trước hết. Hãy xuất phát từ trái tim mình, đó là minh chứng cho một lãnh đạo thành công! 3. Quá lơ đãng Một nhân viên của bạn vừa mới kết thúc một dự án quan trọng. Vấn đề ở chỗ anh ta không thực sự hiểu rõ cách thức của dự án này, và bạn cũng không quan tâm đến công việc này của anh ta. Và kết quả là, giờ đây anh ta đã kết thúc dự án một cách sai lầm, bạn phải đối mặt với sự tức giận của khách hàng. Rất nhiều người quản lí luôn muốn tránh việc can thiệp quá sâu vào công việc. Nhưng trái lại, nếu không can thiệp gì vào công việc cũng chẳng phải là ý kiến gì quá hay ho, bạn cần phải biết cân bằng giữa chúng. Chuyên mục, “quản lí tự do và quản lí tiểu tiết” sẽ giúp bạn học được cách cân bằng cho tình trạng của mình. 4. Quá thân thiện Đa phần trong chúng ta luôn muốn mình là một người thân thiện, dễ gần trong mắt mọi người. Có như vậy, mọi người sẽ trở nên vui vẻ hơn khi làm việc. Tuy nhiên, đôi khi bạn cần phải có những quyết định cứng rắn với nhóm của mình. Nếu bạn quá thân thiện với nhân viên, thì sẽ có một vài người trong số họ lợi dụng mối quan hệ với bạn để xao lãng công việc. Điều này không có nghĩa là bạn không được hòa đồng cùng mọi người. Nhưng bạn phải học cách cân bằng giữa một người bạn và ông chủ. Hãy học cách tránh mắc lỗi này trong chuyên mục, “Bây giờ, bạn là ông chủ”. Hãy xác định rõ ranh giới, nhờ đó các thành viên sẽ không có cơ hội lợi dụng mối quan hệ với bạn. 5. Không xác định mục tiêu Khi nhân viên của bạn không có mục tiêu rõ ràng, họ sẽ dễ dàng luẩn quẩn trong công việc hàng ngày. Họ sẽ không thể hoạt động năng suất, nếu họ không biết mình sẽ phải làm gì, hoặc công việc của họ có ý nghĩa gì. Họ cũng không biết phải ưu tiên việc nào, điều này đồng nghĩa với việc dự án và nhiệm vụ sẽ làm sai mục đích. Để tránh lỗi này hãy học cách xác định “Mục tiêu thông mình”. Đưa ra “Mục tiêu chung của nhóm” để mọi người hiểu rõ việc mình cần làm, cũng như những nguồn lực cần được vận dụng. Bên cạnh đó, hãy sử dụng các nguyên tắc “Quản lí bằng mục tiêu”để đưa ra nhiệm vụ cho nhóm và công ty bạn. 6. Hiểu sai động lực Bạn có hiểu rõ động lực của nhân viên? Đáp án chính là “cơ hội mà họ có được, chứ không đơn thuần là vấn đề tiền bạc” Nhiều nhà quản lí mắc sai lầm vì cho rằng nhân viên của mình chỉ làm việc vì thu nhập. Tuynhiên, đó không phải là động lực duy nhất thúc đẩy họ. Ví dụ, với những người tìm thêm thu nhập để cân bằng cuộc sống, họ sẽ bị thu hút bởi các công việc từ xa hoặc những công việc linh động. Số khác sẽ bị hấp dẫn bởi các yếu tố như sự thành công, sự khen ngợi hoặc là sự thân thiết giữa các đồng nghiệp. Để tìm ra cách tốt nhất để thúc đẩy các thành viên, hãy đón đọc chuyên mục “Lí thuyết thúc đẩy con người của McClelland” và “Lí thuyết X và Lí thuyết Y”. Sau đó làm thử bài test “Bạn có phải là một lãnh đạo xuất sắc?” để hiểu hơn về nhân viên của mình. 7. Tuyển dụng vội vã Khi nhân viên của mình phải làm quá nhiều việc, bạn sẽ phải tuyển thêm người. Nhưng nếu làm việc này quá nhanh sẽ rất dễ gặp phải những sai lầm chết người” Tuyển dụng vội vã sẽ dẫn đến việc tuyển sai người: những người bất hợp tác, làm việc không hiệu quả hoặc không năng suất. Họ còn yêu cầu đào tạo thêm và như thế sẽ làm giảm tiến độ công việc của những thành viên khác. Tìm sai người, bạn sẽ lãng phí thời gian cũng như nguồn lực của mình nếu những người này bỏ việc. Tồi tệ hơn, những nhân viên khác sẽ bị căng thẳng và rối loạn vì phải đảm nhận quá nhiều công việc. Bạn cần tránh lỗi này bằng việc học cách “Tuyền dụng hiệu quả”, và tập trung vào những người mới trong nhóm. 8. Không gương mẫu Nếu bạn buôn điện thoại trong suốt giờ làm, hoặc nói xấu giàm đốc của mình, thì đừng hi vọng vào việc nhân viên của mình không làm thế. Với tư cách là một người đứng đầu, bạn phải là một tấm gương cho nhân viên của mình. Điều này có nghĩa nếu nhân viên của mình phải làm thêm giờ, bạn hãy ở lại giúp họ. Hoặc nếu công ty có quy định không được ăn tại bàn làm viêc, thì hãy nêu gương cho người khác bằng cách ăn trưa ở phòng nghỉ dành cho nhân viên. Đối với thái độ của mình, nếu bạn có thái độ tiêu cực trong một vài tình huống, thì đừng mong nhân viên của mình không như vậy. Hãy nhớ rằng, nhân viên đang luôn nhìn vào bạn. Nếu bạn muốn mọi người làm gì, trước hết hãy làm gương cho họ. 9. Quá ôm đồm Một vài người quản lí không,giao việc cho nhân viên bởi vì họ cho rằng không ai ngoài họ có thể làm được những công việc quan trọng. Chính điều này sẽ khiến họ gặp rắc rối lớn khi mọi việc ngưng trệ và họ sẽ trở nên cực kì căng thẳng và kiệt quệ. Phân công công việc sẽ đòi hỏi nhiều nỗ lực và rất khó để tin tưởng nhân viên có thể làm chính xác. Nhưng trừ khi bạn giao nhiệm vụ, nếu không bạn sẽ chẳng bao giờ có thể tập trung vào “Tư duy tổng quát” điều mà đa phần các nhà lãnh đạo và quản lí cần phải làm. Thêm vào đó, nhân viên của bạn sẽ không tiến bộ được, và áp lực công việc của họ sẽ đè nặng lên bạn. Để tìm ra phương án giải quyết cho mình, hãy làm thử bài quiz tương tác này của chúng tôi “Bạn đã biết cách phân công nhiệm vụ?”. Nếu bạn muốn nâng cao kĩ năng của mình, hãy đón đọc chuyên mục “Phân chia nhiệm vụ hiệu quả” và “Những khó khăn khi phân công công việc”. 10. Không hiểu rõ vai trò của mình Khi đã trở thành một lãnh đạo hoặc một nhà quản lí, trách nhiệm của bạn sẽ rất khác khi bạn còn là một nhân viên. Tuy nhiên, mọi người thường rất dễ để quên đi rằng công việc của họ đã thay đổi, và rằng giờ đây họ sẽ phải kết hợp hàng loạt kĩ năng một cách hiệu quả. Nó sẽ khiên họ phải tự học những kĩ năng mới mà chưa từng được đào tạo qua – lãnh đạo và quản lí Chuyên mục “Bây giờ bạn là ông chủ” và “Từ chuyên gia trở thành quản l í” sẽ cung cấp thêm cho bản những thông tin cần thiết để bạn có thể trở thành một người quản lí hiệu quả. Hãy học tất cả những kĩ năng có trong đó,vì nếu chỉ dùng một kĩ năng bạn sẽ không bao giờ thành công, dù cho kĩ năng đó có tốt đến đâu. Yếu tố quyết định Tất cả chúng ta đều đã mắc sai lầm, những sai lầm của riêng từng người. Bao gồm, không phản hồi, quá lơ đãng, không biết giao việc hiệu quả và không hiểu rõ vai trò của mình. Có câu “ thất bại là mẹ thành công”. Nhưng, hãy dành thời gian để học cách nhận biết và tránh những lỗi lầm chung để giúp bạn làm việc năng suất và thành công và nhận được sự tôn trọng hơn từ nhân viên của mình