Người ta có thể cải thiện những kỹ năng giao tiếp? Chắc chắn là vậy. Tất nhiên, để
mài giũa và nâng cao nghệ thuật giao tiếp, bạn cần phải đầu tư một khoảng thời
gian nhất định, nhưng điều này là hoàn toàn có thể.
Dưới đây là những sai lầm phổ biến thường xảy ra với mọi người trong giao tiếp
hàng ngày. Kèm theo đó là một số giải pháp để bạn tham khảo.
Không chịu lắng nghe
Ernest Hemingway từng nói: “Tôi thích lắng nghe. Tôi đã học được rất nhiều điều
từ việc lắng nghe một cách cẩn thận. Hầu hết mọi người chẳng bao giờ chịu nghe”.
Hãy đừng giống với đa số những người đó. Hãy đừng chỉ sốt ruột chờ tới lượt
mình để được nói. Hãy để cái “tôi” của bạn trong vòng kiểm soát. Hãy học cách
lắng nghe thực sự những điều người khác đang nói với bạn.
Khi bạn bắt đầu thực sự lắng nghe, bạn sẽ tìm ra được vô số những phương thức
hữu hiệu để khai thác thông tin trong khi trò chuyện. Nhưng hãy tránh các kiểu
câu hỏi có dạng trả lời “có” hoặc “không”, vì chúng chẳng đem lại cho bạn nhiều
thông tin lắm đâu.
Bạn đang xem nội dung tài liệu 10 Sai lầm trong giao tiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 sai lầm trong giao tiếp
Người ta có thể cải thiện những kỹ năng giao tiếp? Chắc chắn là vậy. Tất nhiên, để
mài giũa và nâng cao nghệ thuật giao tiếp, bạn cần phải đầu tư một khoảng thời
gian nhất định, nhưng điều này là hoàn toàn có thể.
Dưới đây là những sai lầm phổ biến thường xảy ra với mọi người trong giao tiếp
hàng ngày. Kèm theo đó là một số giải pháp để bạn tham khảo.
Không chịu lắng nghe
Ernest Hemingway từng nói: “Tôi thích lắng nghe. Tôi đã học được rất nhiều điều
từ việc lắng nghe một cách cẩn thận. Hầu hết mọi người chẳng bao giờ chịu nghe”.
Hãy đừng giống với đa số những người đó. Hãy đừng chỉ sốt ruột chờ tới lượt
mình để được nói. Hãy để cái “tôi” của bạn trong vòng kiểm soát. Hãy học cách
lắng nghe thực sự những điều người khác đang nói với bạn.
Khi bạn bắt đầu thực sự lắng nghe, bạn sẽ tìm ra được vô số những phương thức
hữu hiệu để khai thác thông tin trong khi trò chuyện. Nhưng hãy tránh các kiểu
câu hỏi có dạng trả lời “có” hoặc “không”, vì chúng chẳng đem lại cho bạn nhiều
thông tin lắm đâu.
Chẳng hạn, nếu ai đó đề cập việc cuối tuần vừa rồi họ đã đi câu cá với một vài
người bạn, bạn có thể hỏi thêm những câu như: Các anh câu cá ở chỗ nào thế?
Anh thích nhất điều gì ở trò câu cá? Ngoài câu cá ra, các anh còn làm gì nữa
không? v.v..
Khi đó, người được hỏi sẽ tiếp tục đào sâu vào chủ đề bạn khơi gợi và cung cấp
cho bạn thêm nhiều thông tin hơn nữa để bạn có thể xử lý. Và từ đó, lại tạo thêm
ra nhiều cách gợi mở vấn đề trao đổi cho câu chuyện của bạn.
Nếu thoạt tiên họ trả lời bạn theo kiểu: “Ồ, tôi không biết nữa”, bạn cũng đừng vội
bỏ cuộc. Hãy tiếp tục kiên nhẫn thêm chút nữa và hỏi thêm. Người được hỏi sẽ
thấy rằng bạn quan tâm tới câu chuyện của họ và sẽ phải suy nghĩ thêm một chút.
Một khi họ đã tỏ ra bắt nhịp với câu chuyện thì những thông tin sẽ thú vị hơn dần
lên vì cuộc trò chuyện sẽ không còn mang tính tự phát, một chiều nữa.
Hỏi quá nhiều
Nếu bạn hỏi người đối diện quá nhiều thì cuộc trò chuyện có nguy cơ biến thành
một cuộc thẩm vấn. Hoặc cũng có thể, điều đó khiến người được hỏi nghĩ rằng,
bạn không có nhiều thông tin chia sẻ. Để khắc phục tình huống này, bạn có thể
pha trộn các câu hỏi với những câu nói thông thường. Trở lại với nội dung cuộc
trò chuyện ở trên, chúng ta có thể bỏ qua những câu hỏi và nói thêm những câu
như:
- Ừ, được xả hơi, thư giãn với những người bạn vào dịp cuối tuần vui thật. Chúng
tôi cũng thích những chuyến dạo chơi ngoài công viên với nhau và cả một vài trận
golf nữa.
- Vui thế! Tháng trước, chúng tôi cũng đi chơi thuyền với đám bạn. Tôi đã thử câu
với lưỡi câu mới của Sakamura, chúng được lắm.
Và thế là cuộc trò chuyện sẽ tiếp tục suôn sẻ. Bạn có thể trao đổi thêm về trò golf
mới, những điểm tích cực/tiêu cực của các loại lưỡi câu khác hoặc món bia ưa
thích của bạn.
Khó bắt đầu câu chuyện
Trong cuộc trò chuyện với ai đó bạn mới gặp lần đầu, hoặc khi một vài chủ đề
thông thường trở nên khó thực hiện, bạn sẽ thấy xuất hiện không khí im lặng,
ngượng ngùng. Rất có thể, khi ấy, bạn trở nên hồi hộp hoặc lo lắng mà chẳng biết
chính xác vì sao.
Leil Lowndes từng nói: “Đừng bao giờ ra khỏi nhà khi bạn chưa đọc báo”. Nếu
bạn cảm thấy thiếu đề tài để bắt đầu câu chuyện, bạn luôn có khả năng khơi mào
từ một tin tức thời sự nào đó. Cũng sẽ rất tốt nếu bạn có thêm những thông tin hay
để cập nhật vào những chủ đề vốn được nhiều người quan tâm tại thời điểm diễn
ra cuộc trò chuyện.
Bạn cũng có thể đưa ra lời bình luận về một sự kiện nào đó đã diễn ra trong bữa
tiệc gần đây mà cả bạn và người đối diện cùng tham dự. Bạn luôn có thể bắt đầu
cuộc trò chuyện về một điều gì đó ở quanh mình.
Nếu bạn thấy lo lắng hoặc ngại ngùng khi gặp ai đó lần đầu, hãy thử tưởng tượng
thế này. Bạn hãy nghĩ như đang gặp một trong những người bạn tốt nhất của mình
vậy. Và hãy vờ như, người bạn mới đó là người bạn thân nhất của bạn. Tất nhiên,
bạn không đến mức phải ôm hôn người đó. Nhưng khi tưởng tượng như vậy, bạn
sẽ chỉ tập trung vào những tâm trạng, cảm xúc rất tích cực. Bạn sẽ chào hỏi và bắt
đầu trò chuyện với người bạn mới bằng nụ cười và thái độ thoải mái, cởi mở. Bởi
lẽ, đó cũng chính là cách bạn vẫn thường trò chuyện với những người bạn thân của
mình. Nghe qua, cách này tưởng như hơi quá đơn giản, nhưng hãy thử đi, bạn sẽ
thấy tác dụng của nó đấy.
Góp chuyện kém mặn mà
Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong một cuộc trò chuyện không phải là
việc bạn nói gì, mà là cách bạn nói như thế nào. Một thay đổi trong những thói
quen này sẽ tạo nên sự khác biệt đáng kể. Ở đây, tiếng nói và ngôn ngữ cơ thể bạn
là một phần thiết yếu của cuộc hội thoại. Dưới đây sẽ là một số điểm để bạn suy
nghĩ thêm:
Hãy nói chậm lại: Khi bạn cảm thấy hứng thú về một vấn đề đó, bạn dễ dàng đẩy
nhanh tốc độ nói mỗi lúc một nhanh hơn. Hãy cố gắng kiểm soát tốc độ và nói
chậm lại. Điều này sẽ giúp người đối diện dễ nghe hơn và thực sự tiếp nhận được
những thông tin bạn muốn truyền đạt.
Nói to đủ nghe: Đừng ngần ngại khi cần phải nói ở mức âm lượng đủ lớn để người
nghe có thể hiểu bạn đang nói gì.
Nói rõ ràng: Đừng lúng búng trong miệng những điều cần nói.
Nói có cảm xúc: Rõ ràng, chẳng ai muốn nghe quá lâu nếu bạn cứ duy trì một
giọng nói đều đều, vô cảm. Hãy để cảm xúc của bạn được thể hiện trọn vẹn trong
lời nói.
Biết ngừng đúng lúc: Nói chậm và biết thêm những điểm ngưng nhỏ giữa các suy
nghĩ, hoặc giữa các câu sẽ tạo nên một sự nhấn nhá cần thiết. Người nghe sẽ bắt
đầu tập trung hơn và những gì bạn nói. Bạn hãy thử nghe lại những CD của Brian
Tracy và các Podcast của Steve Pavlina, bạn sẽ thấy việc tạo ra những điểm ngưng
nho nhỏ đã khiến họ nói dường như thú vị hơn rất nhiều.
Ngôn ngữ cơ thể: Bạn nên học hỏi thêm một chút trong việc cải thiện ngôn ngữ cơ
thể, điều này sẽ giúp bạn truyền tải thông tin hiệu quả hơn.
Thích tỏa sáng cái “tôi”
Bất cứ ai, khi đã tham gia trò chuyện đều cần có thời gian dành cho họ để tỏa
sáng. Đừng cắt ngang ai đó khi họ đang kể một câu chuyện, hoặc đang chia sẻ
quan điểm của họ về những gì bạn nói để lôi kéo sự chú ý vào vấn đề của cá nhân
bạn.
Ví như, bạn đừng “cướp diễn đàn” khi ai đó đang nói về trò trượt tuyết chỉ để chia
sẻ câu chuyện về trượt tuyết thú vị nhất của bạn. Hãy tìm ra cho bạn điểm cân
bằng cho mình giữa nghe và nói.
Luôn giành phần thắng
Cần tránh thái độ luôn muốn tranh cãi và phải là người luôn đúng trong mọi chủ
đề trò chuyện. Một cuộc nói chuyện rõ ràng không phải là cuộc tranh luận. Có
nhiều cách để bạn giữ cho tâm trạng thoải mái khi trò chuyện. Sẽ chẳng ai ấn
tượng nếu bạn thắng trong mọi cuộc trò chuyện đâu. Vì vậy, thay vào thái độ luôn
muốn chiến thắng, bạn hãy ngồi xuống, thư giãn và giữ một cảm xúc thoải mái để
lắng nghe người khác.
Trò chuyện về những chủ đề tiêu cực hoặc nhàm chán
Có những chủ đề sẽ chẳng bao giờ thích hợp trong những cuộc trò chuyện với
người khác. Chẳng hạn, nói về sức khỏe hay mối quan hệ đang trở nên tồi tệ của
bạn, nói về công việc hay người sếp chẳng ra sao, nói về những vấn đề kỹ thuật
mà chỉ có bạn hoặc một số ít ai đó có thể hiểu được, v.v..
Tất cả những chủ đề dạng này sẽ chỉ khiến câu chuyện đi vào trạng thái nhàm chán
và bế tắc. Hãy giành riêng những vấn đề như tôn giáo và chính trị chỉ cho những
người bạn thân thiết và đồng cảm với bạn mà thôi.
Nhàm chán
Đừng bao giờ ba hoa tới 10 phút liên tục với những người xung quanh chỉ về chiếc
ô tô mới của bạn. Bạn luôn phải chuẩn bị tinh thần để chấm dứt những chủ đề khi
bạn thấy nó bắt đầu trở nên nhàm chán với người khác.
Một cách đơn giản và hiệu quả để có thể chia sẻ điều gì đó thú vị với người khác
là bạn hãy sống một cuộc đời thật phong phú và chỉ tập trung vào những điều tích
cực. Đừng bắt đầu câu chuyện bằng việc lải nhải những điều không hay về công
việc hay sếp của bạn, sẽ chẳng ai muốn nghe nó đâu. Thay vì thế, bạn hãy nói về
chuyến du lịch gần đây nhất của bạn, một vài câu chuyện vui diễn ra trong khi bạn
đi mua quần áo, kế hoạch của bạn cho kỳ nghỉ lễ sắp tới hay một điều gì đó vui vẻ
tương tự.