Những bước đầu tiên cho các Doanh nghiệp hay người bắt đầu làm SEO
1. Chọn chủ đề thích hợp:
Đây là bước đầu tiên cần làm cho web của bạn, bất cứ khi nào cần thành lập một website hay blog, ta đều cần nghĩ đến chủ đề chính/ý tưởng chính cho nó.
Nếu bạn chưa lựa chọn được chủ đề chính thì hãy chọn một chủ đề nhỏ và đọc thêm các tips khác. Chủ đề cho trang web của bạn nên thích hợp với ngành nghề kinh doanh của riêng bạn, nghĩa là bạn phải có kiến thức đầy đủ về chủ đề này.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 21 Bước làm SEO cho người mới bắt đầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
21 bước làm SEO cho người mới bắt đầu
Những bước đầu tiên cho các Doanh nghiệp hay người bắt đầu làm SEO
1. Chọn chủ đề thích hợp:
Đây là bước đầu tiên cần làm cho web của bạn, bất cứ khi nào cần thành lập một website hay blog, ta đều cần nghĩ đến chủ đề chính/ý tưởng chính cho nó.
Nếu bạn chưa lựa chọn được chủ đề chính thì hãy chọn một chủ đề nhỏ và đọc thêm các tips khác. Chủ đề cho trang web của bạn nên thích hợp với ngành nghề kinh doanh của riêng bạn, nghĩa là bạn phải có kiến thức đầy đủ về chủ đề này.
2. Nghiên cứu từ khóa để làm SEO
Sau khi lựa chọn một chủ đề cho trang web của bạn, bạn sẽ phải lựa chọn một số từ khóa cho trang web của bạn vì nó là một phần quan trọng trong SEO.
Để làm được việc này, bạn có thể sử dụng một công cụ mạnh mẽ và rất thú vị được cung cấp bởi Google được gọi là “Google Adword Keyword Research Tool”.
Bằng cách sử dụng công cụ này, bạn sẽ biết các từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong ngành kinh doanh của bạn. Bạn có thể chọn từ khóa phổ biến cho blog của bạn chỉ trong vài phút.
3. Lựa chọn khách hàng mục tiêu:
Bạn có thể thấy nhiều công ty quảng cáo sản phẩm của họ trên các trang web khác nhau nhằm mục đích đánh bắt đúng đối tượng quan tâm đến các sản phẩm mà họ cung cấp.
Để nắm bắt đúng đối tượng khách hàng là một phần rất quan trọng cho bất kỳ doanh nghiệp nào, và cách áp dụng cho blog là tốt nhất. Bời vì những người không quan tâm đến sản phẩm của bạn có thể sẽ không kết bạn với bạn trên blog.
Bạn cần mở rộng công việc kinh doanh với những đối tượng thích hợp bởi vì những suy nghĩ và tính toán kỹ lưỡng sẽ đem lại kết quả tốt nhất. Để chọn được đối tượng tiềm năng hoặc khu vực khách hàng tiềm năng bạn có thể sử dụng Google Insights for Search. Bằng công cụ này, bạn có thể tìm ra từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất sẽ nằm trong quốc gia hay khu vực nào.
4. Mua một tên miền hay
Điều này là một phần khá nhạy cảm, trong con mắt của các chuyên gia SEO, tốt nhất là sử dụng từ khóa trong chính tên miền của bạn.
Chọn một tên miền liên quan trực tiếp đến ngành nghề kinh doanh của bạn. Ý tôi là, nếu bạn đang bắt đầu làm một trang web về xu hướng thời trang công sở 2013, bạn nên nghĩ về từ khóa “thời trang công sở” trong tên miền của bạn. Nếu có thể bao gồm cả năm 2013 và fashion trong tên miền URL thì càng tốt.
Tuy nhiên, cũng không nhất thiết phải là tên miền với .com, bạn có thể chọn .net, .org
5. Lựa chọn Platform để thiết kế trang web của bạn.
Thiết kế của trang web sẽ quyết định lượng người xem có quay lại không sau ấn tượng đầu tiên.
Nếu thiết kế nhàm chán hoặc quá phức tạp thì khách truy cập sẽ không bao giờ quay lại. Vì thế bạn nên cẩn thận khi chọn cách thiết kế website.
Nếu bạn muốn bắt đầu trang web của bạn với WordPress hãy chọn một chủ đề đơn giản, hấp dẫn, làm cho nó thân thiện với người sử dụng và bắt mắt. Và nếu bạn là một blogger như tôi thì bạn có thể design tốt cho blog của bạn. Dù bạn chọn Blogger hay WP, hãy sử dụng suy nghĩ của người truy cập để xem trang web của bạn có quá khó sử dụng với họ không.
6. Làm SEO với việc tạo những bài viết tuyệt vời
Tất cả các chuyên gia SEO, nhà phân tích, tối ưu hóa, các công ty đều đồng ý nội dung website là VUA và sẽ luôn như thế.
Vì vậy hãy chắc chắn bạn là một nhà sản xuất tốt, và sẽ thực hiện được những điều khác biệt trong thế giới. Công cụ tìm kiếm thích các nội dung mới mẻ và duy nhất. Mỗi bài viết của bạn cần phải có nét đẹp và sự độc đáo riêng.
7. Viết bài viết dài
Nếu bạn bắt đầu blog liên quan đến các bài viết thì bạn nên viết các bài viết dài. Ý tôi là bạn muốn viết blog về một vấn đề hiện thời hoặc các tips cho blog bài viết của bạn nên viết ít nhất là 400 từ. Nó sẽ làm tăng giới hạn mật độ từ khóa hơn 4 đến 5%.
8. Viết tiều đề hấp dẫn và tối ưu hóa.
Trong phần này, bạn nên lựa chọn tiêu đề tốt nhất cho bài viết của bạn. Cũng giống như chúng ta nói chuyện với nhau, mở đầu cuộc nói chuyện luôn có một câu và rồi chúng ta bắt đầu diễn giải câu nói đó thành một câu chuyện đầy đủ, như thế mọi người sẽ nghe và tập trung vào câu chuyện.
Cũng áp dụng cho công cụ tìm kiếm, nếu tiêu đề của bạn hấp dẫn và có thể giải thích câu chuyện ngay khi bắt đầu thì công cụ tìm kiếm ngay lập tức sẽ đưa cả câu chuyện của bạn vào index.
9. Sử dụng Headings đúng cách
Tôi không phải một chuyên gia viết lách, nhưng bạn nên sử dụng tiêu đề một cách cẩn thận và chính xác.
Không sử dụng heading 1 cách ngẫu hứng. Một bài viết cần rõ ràng rành mạch cho cả con người và công cụ tìm kiếm hiểu. Thẻ H1 luôn được sử dụng đầu tiên và trong phần bắt đầu bài viết. Sau đó sử dụng H2 sau H1 và H3 sau H2. Headings nên được đặt ở vị trí phân loại tốt.
10. Viết Meta Description cho mỗi bài
Nếu sử dụng WordPress để viết blog thì có một plugin tên là All SEO in One Pack sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn để mô tả tìm kiếm bên dưới mỗi bài viết.
Vì vậy, bạn nên viết một mô tả hay cho mỗi bài viết trên blog của bạn. Mô tả này chỉ dành cho các công cụ tìm kiếm đọc, do đó bạn nên nói rõ cho công cụ tìm kiếm bài viết này viết về cái gì.
Nếu bạn đang sử dụng Blogger, khi viết bài sẽ thấy bên trái có một box mô tả tìm kiếm cho mỗi bài. Bạn nên viết một đoạn mô tả tối đa 150 ký tự.
11. Hình ảnh trong các bài viết
Chắc bạn có nghe câu này “một hình ảnh có 1000 từ để nói” Vì thế, thêm hình ảnh vào bài viết rất hữu dụng.
Đặt ít nhất một tấm hình có liên quan đến nội dung bài viết sẽ giúp bài viết được công cụ tìm kiếm quan tâm hơn một chút. Ngày nay, tìm kiếm web và hình ảnh đang liên kết gần gũi với nhau.
12. Tối ưu hóa hình ảnh
Có hình ảnh trong bài viết là ý tưởng tốt, nhưng có hình ảnh tối ưu còn tốt hơn. Để tối ưu hóa hình ảnh ẩn chỉ cần cung cấp cho chúng một số tên tốt. Một số hình ảnh có tên vô dụng với mặc định như img, kkk093433
Bạn nên cung cấp cho chúng tên theo thực tế của hình ảnh và bài viết. Nếu hình ảnh về blog tips, hãy đặt cho nó một cái tên thích hợp như “Blogger tips”, “Blogger best tips”
Trong HTML có hai thuộc tính về hình ảnh cần tối ưu hóa. Thêm thuộc tính alt (alt attribute) cho mỗi hình ảnh và đặt tiêu đề cho hình ảnh đó. Cú pháp của alt và title như sau:
Nhờ vậy hình ảnh sẽ hiển thị được trên công cụ tìm kiếm.
7 bước làm SEO nâng cao
13. Thêm video vào bài viết
Thêm một cách hay để bài viết của bạn được đánh giá tốt là thêm videos vào. Tạo một account trên Youtube và khi rảnh, hãy làm một đoạn video hướg dẫn về cách sử dụng trang web của bạn và cập nhật chúng thường xuyên trong bài viết.
Ngày nay, Youtube là một trong những trang nổi tiếng nhất nhì thế giới, nơi bạn có thể nhận được lượng traffic lớn cho trang web thông qua video của bạn.
Bằng cách này, bạn sẽ có hai lợi thế, một là trên Youtube nơi bạn phổ biến video sẽ có đường link đi kèm đến trang web của bạn. Hai là làm bài viết của bạn có giá trị hơn khi có video trong đó.
14. Bold
Hãy dùng Bold trong bài viết. Nếu bạn cảm thấy một số từ ngữ hoặc câu nào trong đoạn văn hấp dẫn hơn, hãy bold đoạn đó với tag . Đôi khi bạn có thể sử dụng tag underline để làm nổi bật những từ đặc biệt trong đoạn văn của bạn.
15. Hãy khôn ngoan
Không sử dụng quá nhiều văn bản với text bold trong cùng một đoạn, công cụ tìm kiếm không cho phép có hơn 4% từ khóa trong một văn bản.
Google Penguin được tạo ra chỉ để phạt những trang web cố tình vượt quá giới hạn tối ưu hóa. Vì vậy, không bao giờ được spam, không sử dụng số lượng từ khóa và liên kết quá nhiều trong bài viết của bạn.
16. Đăng ký blog của bạn với công cụ tìm kiếm.
Sau khi post ít nhất 20 trang lên website, bạn nên bắt đầu đăng ký website của bạn với các công cụ tìm kiếm khác nhau.
Đầu tiên hãy gửi URL đến Google, Bing và Yahoo Manually. Sau đó, đăng ký URL của site đến các công cụ phổ biến khác như Ask.com, Search.com và Go.com.
17. Trình sơ đồ web lên công cụ tìm kiếm.
Sitemap là cách tuyệt vời để gửi toàn bộ trang web của bạn đến công cụ tìm kiếm cho việc index. Nó là phần tất yếu của off-page SEO.
Nếu bạn sử dụng WordPress, bạn có thể sử dụng các plugins để làm sitemap và đăng ký với các công cụ tìm kiếm qua công cụ quản trị website của họ.
Nếu sử dụng Blogger, bạn sẽ dễ dàng tạo sitemap bằng cách search từ khóa “blogger sitemap generator”. Nếu blog của bạn (trên blogger) có nhiều hơn 1000 trang, bạn có thể làm nhiều sitemap và submit cho Google Webmaster tools.
18. Kết nối với các mạng truyền thông xã hội.
Blog của bạn sẽ được phổ biến trong thời ngắn, nếu bạn đưa nó lên các trang web truyền thông xã hội. Đưa trang của bạn lên các trang web được nhiều người sử dụng hiện giờ, chắc chắn bạn sẽ thấy sự khác biệt trong traffic.
Nếu bạn thường xuyên post các bài viết lên Facebook, Google+, Twitter, Pinterest và Digg. Họ sẽ tính theo số lượng link bạn có trên các trang này để tăng page rank cho bạn.
19. Tạo backlinks chất lượng.
Như các bạn đã biết thì backlinks là phần quan trọng nhất nhì trong Off page SEO. Backlink nghĩa là link website của bạn tại một trang web khác, có thể dẫn trở lại website bạn.
Vì thế, số lượng dofollow backlinks bạn có cho trang web của bạn sẽ quyết định sự tồn tại của bạn trên web. Bạn có thể tạo backlinks theo các cách sau:
Bình luận cho Dofollow Blogs
Khách viết bài trên các blog khác
Gửi trang web vào blog directories
Đăng ký bài viết
Đăng ký diễn đàn
20. Interlink trong website
Interlinking nghĩa là bạn liên kết các trang trong website. Nếu bạn viết một bài viết về bất kỳ chủ đề nào, bạn có thể giới thiệu một số bài viết trước đó có liên quan đến chủ đề bài này.
Vì vậy, nếu gần đây bạn có bài viết nào liên quan, hãy link chúng hai hoặc ba lần trong bài viết hiện tại. Nhớ là anchor text cũng phải có liên quan.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Mẹo đặt text link hiệu quả để tối ưu hóa tốt hơn cho website của mình.
21. Tóm tắt
Tóm tắt lại những gì có trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước cơ bản của SEO .
Đừng bao giờ nản lòng và hãy tìm tòi thêm các tips hay cho chủ đề này. Cũng đừng thất vọng nếu gặp phải khó khăn hay thất bại. Rồi ngày nào đó, bạn sẽ am hiểu sâu rộng hơn về các cách tối ưu hóa website của chính bạn qua những khó khăn đó.