23 đặc điểm trong và sau phẫu thuật của các trường hợp phẫu thuật tim hở có gây tê ngoài màng cứng hỗ trợ tại bệnh viện nhi đồng 1 từ 03-2010 đến 08-2011

Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát kết quả và các biến chứng xảy ra trên các trường hợp mổ tim hở có gây tê ngoài màng cứng hỗ trợ tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 03-2010 đến 08-2011. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca. Kết quả: Có 86 trường hợp, 40 nam và 46 nữ. Tuổi trung bình 31,25 ± 3,68 tháng, nhỏ nhất là 2 tháng tuổi, cân nặng trung bình 9,71 ± 0,59 kg, nhỏ nhất là 3,6 kg. Tật tim có luồng thông trái – phải chiếm đến 68,9%, tứ chứng Fallot và tim bẩm sinh phức tạp ít hơn (15,2% và 14,2%). Bệnh cảnh lâm sàng trước phẫu thuật thường nặng với suy dinh dưỡng chiếm 87,21%, suy tim chiếm 96,5%, tăng áp phổi chiếm 75,58%, cơn tím thiếu oxy chiếm 17,4%. Chúng tôi không ghi nhận biến chứng nào liên quan đến gây tê trong quá trình phẫu thuật cũng như giai đoạn hậu phẫu tại khoa hồi sức ngoại. Thời gian gây mê trung bình là 256,86 ± 65,55 phút, thời gian đặt nội khí quản thở máy ngắn trung bình là 22.21 ± 3,3 giờ, thời gian hậu phẫu tại khoa Hồi sức ngoại là 3,57 ± 0,39 ngày và tỷ lệ viêm phổi liên quan đến thở máy là 12,8%. Kết luận: Qua bước đầu khảo sát việc ứng dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng hỗ trợ trong phẫu thuật tim hở tại bệnh viện Nhi Đồng 1, chúng tôi nhận thấy những bệnh nhi này có thời gian hậu phẫu ngắn, được rút nội khí quản sớm với tỷ lệ thành công khá cao, từ đó làm giảm tỷ lệ viêm phổi hậu phẫu và các biến chứng khác liên quan đến nhiễm trùng bệnh viện, giảm thiểu chi phí điều trị, góp phần thành công lớn cho phẫu thuật tim hở.

pdf13 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 790 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 23 đặc điểm trong và sau phẫu thuật của các trường hợp phẫu thuật tim hở có gây tê ngoài màng cứng hỗ trợ tại bệnh viện nhi đồng 1 từ 03-2010 đến 08-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 155 23 ĐẶC ĐIỂM TRONG VÀ SAU PHẪU THUẬT CỦA CÁC TRƯỜNG HỢP PHẪU THUẬT TIM HỞ CÓ GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG HỖ TRỢ TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ 03-2010 ĐẾN 08-2011 Nguyễn Thị Minh Hiền*, Phạm Lê An** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát kết quả và các biến chứng xảy ra trên các trường hợp mổ tim hở có gây tê ngoài màng cứng hỗ trợ tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 03-2010 đến 08-2011. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca. Kết quả: Có 86 trường hợp, 40 nam và 46 nữ. Tuổi trung bình 31,25 ± 3,68 tháng, nhỏ nhất là 2 tháng tuổi, cân nặng trung bình 9,71 ± 0,59 kg, nhỏ nhất là 3,6 kg. Tật tim có luồng thông trái – phải chiếm đến 68,9%, tứ chứng Fallot và tim bẩm sinh phức tạp ít hơn (15,2% và 14,2%). Bệnh cảnh lâm sàng trước phẫu thuật thường nặng với suy dinh dưỡng chiếm 87,21%, suy tim chiếm 96,5%, tăng áp phổi chiếm 75,58%, cơn tím thiếu oxy chiếm 17,4%. Chúng tôi không ghi nhận biến chứng nào liên quan đến gây tê trong quá trình phẫu thuật cũng như giai đoạn hậu phẫu tại khoa hồi sức ngoại. Thời gian gây mê trung bình là 256,86 ± 65,55 phút, thời gian đặt nội khí quản thở máy ngắn trung bình là 22.21 ± 3,3 giờ, thời gian hậu phẫu tại khoa Hồi sức ngoại là 3,57 ± 0,39 ngày và tỷ lệ viêm phổi liên quan đến thở máy là 12,8%. Kết luận: Qua bước đầu khảo sát việc ứng dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng hỗ trợ trong phẫu thuật tim hở tại bệnh viện Nhi Đồng 1, chúng tôi nhận thấy những bệnh nhi này có thời gian hậu phẫu ngắn, được rút nội khí quản sớm với tỷ lệ thành công khá cao, từ đó làm giảm tỷ lệ viêm phổi hậu phẫu và các biến chứng khác liên quan đến nhiễm trùng bệnh viện, giảm thiểu chi phí điều trị, góp phần thành công lớn cho phẫu thuật tim hở. ABSTRACT CHARACTERISTICS OF CHILDREN UNDERGOING OPEN HEART SURGERY WITH EPIDURAL ANESTHESIA SUPPORT DURING AND AFTER SURGERY AT CHILDREN’S HOSPITAL 1 FROM 03-2010 TO 08-2011 Nguyen Thi Minh Hien, Pham Le An * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 155 - 167 Objective: To survey the results and the complications of the epidural anesthesia support on children undergoing open heart surgery at Children’s hospital 1 Methods: we reviewed the medical records of 86 patients undergoing open heart surgery with epidural anesthesia support in Children’s hospital 1 from 03-2010 to 08-2011. Results: There were 86 cases, 40 males and 46 females. Average age was 31.25 ± 3.68 months, the youngest was 2 months, mean weight was 9.71 ± 0.59 kg, the lowest weight was 3.6 kg. The congenital heart disease with left-right shunt accounted for 68.9% while the tetralogy of fallot and the complex congenital heart disease had less than (15.2% and 14.2%). On clinical examination before surgery, all had been in a poor state of health, 87.21% malnutrition, 96.5% heart failure, 75.58% pulmonary hypertension, 17.4% cyanotic spells. We didn’t find any complication associated to the epidural anesthesia support during and after surgery at the resuscitative surgical department. The mean of general anesthesia time is 256.86 ± 65.55 minutes, the mean time of intubation is 22.21 * Khoa Hồi sức ngoại bệnh viện Nhi Đồng 1 ** Bộ môn Nhi Đại học Y Dược Tp.HCM Tác giả liên hệ: BS. Nguyễn Thị Minh Hiền, ĐT: 0908418120, Email: blacklonghair138@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Nhi Khoa 156 ± 3.3 hours, the mean time after surgery at the resuscitative surgical department is 3.57 ± 0.39 days. The proportion of post-operative pneumonia was 12.8%. Conclusion: Our data show that the application method of epidural anesthesia support during open heart surgery at Children’s hospital 1 helped patients with a short postoperative period and were extubated early with a high success rate, so it decreased the incidence of postoperative pneumonia and of other complications related to nosocomial infection, minimized the cost of treatment, contributed to success for open heart surgery. ĐẶT VẤN ĐỀ Tim bẩm sinh là một trong những bất thường bẩm sinh hay gặp và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các dị tật bẩm sinh ở trẻ em. Theo thống kê, trong 5 năm (2005 – 2009) tại bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM, có 13.957 trẻ nhập khoa tim mạch, trong đó 8.223 trẻ bệnh tim bẩm sinh, chiếm tỷ lệ 58,9%. Điều trị nội khoa giúp giải quyết tạm thời các biến chứng, các phương pháp can thiệp ngoại khoa giúp giải quyết triệt để, đem lại cho bệnh nhi một cuộc sống bình thường hoặc gần như bình thường và giúp giảm tỷ lệ tử vong của bệnh tim bẩm sinh. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm giải quyết các vấn đề xung quanh quá trình phẫu thuật tim hở cũng nhằm mục đích trên. Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ muốn đề cập đến một khía cạnh nhỏ đó là việc ứng dụng biện pháp gây tê vô cảm trong phẫu thuật tim hở, cụ thể là phương pháp gây tê ngoài màng cứng, sẽ có những lợi ích gì cho bệnh nhi trong cũng như sau phẫu thuật. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu quan tâm đến việc sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng trong phẫu thuật tim cho thấy phương pháp này có khả năng làm giảm đáp ứng stress do phẫu thuật, cải thiện chuyển hóa cơ tim và giảm đau xung quanh việc phẫu thuật, làm giảm các bất lợi của việc giảm nồng độ T3 (liothyronine) đi kèm với biện pháp tuần hoàn ngoài cơ thể, cải thiện chức năng phổi, ổn định huyết động và kiểm soát đau giai đoạn hậu phẫu tốt hơn so với gây mê toàn thân đơn thuần(4). Trong chừng mực của gây tê ngoài màng cứng, bệnh nhi sẽ được rút nội khí quản sớm có thể ngay tại phòng mổ, từ đó tránh được những ảnh hưởng bất lợi của thông khí cơ học sau phẫu thuật bao gồm chấn thương vùng hầu họng, khí quản, chấn thương áp lực, cơn cao áp phổi trong quá trình hút đàm qua nội khí quản. Tuy nhiên, những lợi ích này cũng đi kèm với những bất lợi từ phương pháp gây tê vùng như các di chứng do chấn thương tủy sống (đi kèm với khối tụ máu ở trục thần kinh), nhiễm trùng ngoài màng cứng, tụt huyết áp thứ phát sau ức chế thần kinh giao cảm hay sau nôn ói và ứ CO2. Vì đây là phương pháp mới ứng dụng từ tháng 03/2010 tại bệnh viện Nhi Đồng 1, chính vì thế mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi đặt ra là khảo sát đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và các biến chứng trên bệnh nhi được ứng dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng trong và sau phẫu thuật tim hở. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Mô tả hàng loạt ca Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhi phẫu thuật tim hở được hỗ trợ gây tê ngoài màng cứng tại bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM từ 03-2010 đến 08-2011 Cỡ mẫu nghiên cứu Tất cả các trường hợp thỏa tiêu chí chọn vào trong khoảng thời gian nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn mẫu Tất cả các bệnh nhi phẫu thuật tim hở được hỗ trợ gây tê ngoài màng cứng theo phác đồ của khoa gây mê hồi sức tại bệnh viện Nhi Đồng 1 trong khoảng thời gian nghiên cứu Tiêu chuẩn loại trừ Hồ sơ bệnh án ghi nhận không đầy đủ các dữ kiện trong bệnh án mẫu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 157 Phương pháp thu thập số liệu Công cụ Bảng thu thập số liệu ghi nhận các dữ liệu của các biến số nghiên cứu từ hồ sơ bệnh án của nhóm bệnh nhi được chọn Phương pháp thu thập số liệu Xin danh sách bệnh nhi phẫu thuật tim hở được gây tê ngoài màng cứng hỗ trợ từ 03-2010 đến 08-2011 trong hệ thống lưu trữ dữ liệu của bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM. Dựa vào danh sách để tìm hồ sơ bệnh án tại phòng lưu trữ hồ sơ. Dùng bảng thu thập số liệu để ghi nhận các số liệu từ hồ sơ bệnh án. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Các dữ liệu thu được từ “Bảng thu thập số liệu” được nhập vào máy vi tính dưới dạng tập tin cơ sở dữ liệu. Sau đó chúng tôi tiến hành tổng hợp và phân tích các biến số bằng phần mềm vi tính Microsoft Office Excel 2007 và SPSS 18. KẾT QUẢ Đặc điểm của mẫu nghiên cứu trước phẫu thuật Đặc điểm dịch tễ Giới tính: tỷ lệ nam và nữ trong nhóm nghiên cứu không quá chênh lệch, xấp xỉ bằng nhau với 40 bệnh nhi nam (46,51%) và 46 bệnh nhi nữ (53,49%). Tuổi: Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 2 tháng tuổi và lớn tuổi nhất là 14 tuổi, tuổi trung bình là 31,25 ± 3,68 tháng. Nhóm bệnh nhi có độ tuổi từ 1 tuổi đến 5 tuổi chiếm phần lớn với tỷ lệ gần 50% (44 bệnh nhi). Địa chỉ: Nhóm bệnh nhân đến từ tỉnh chiếm hơn ½ với tỷ lệ 74,42%. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước phẫu thuật Tật tim bẩm sinh: Các bệnh lý tim bẩm sinh được thực hiện phẫu thuật dưới sự hổ trợ của phương pháp gây tê xương cùng tại bệnh viện Nhi Đồng 1 vừa qua cũng khá đa dạng, từ những tim bẩm sinh đơn giản đến phức tạp như bất thường tĩnh mạch phổi về tim, tứ chứng Fallot hay thất phải 2 đường ra. Các tật tim được ghi nhận chủ yếu thuộc nhóm bệnh tim bẩm sinh có luồng thông trái phải chiếm đến 68,9%, tứ chứng Fallot và tim bẩm sinh phức tạp ít hơn (15,2% và 14,2%). Bảng 1: Các tật tim bẩm sinh được phẫu thuật Tật tim Số bệnh nhi (%) VSD 42 (48,8%) Tứ chứng Fallot 13 (15,2%) ASD 9 (10,5%) Bất thường TM phổi về tim 5 (5,9%) Tứ chứng Fallot/BT shunt 3 (3,5%) ASD + VSD 2 (2,4%) ALCAPA + MR + HF 1 (1,2%) ASD + PDA 1 (1,2%) ASD + sa 2 lá 1 (1,2%) CoA + VSD 1 (1,2%) Thất phải 2 đường ra 1 (1,2%) Tim 3 buồng nhĩ 1 (1,2%) Tim 3 buồng nhĩ + ASD 1 (1,2%) Tứ chứng Fallot + ASD 1 (1,2%) Tứ chứng Fallot + PDA 1 (1,2%) U cơ tim dưới ĐM chủ 1 (1,2%) VSD + MR 1 (1,2%) VSD + Tim 3 buồng nhĩ 1 (1,2%) Tình trạng suy tim: có 83 bệnh nhi (96,5%) có biểu hiện suy tim với suy tim độ III chiếm đến 45,3% (39 ca), kế đến là suy tim độ II với 36,05% (31 ca) và suy tim độ I là 15,12% (13 ca). 45.35% 36.05% 15.12% 3.49% Độ III Độ II Độ I Không Biểu đồ 1: Phân bố về tình trạng suy tim trước phẫu thuật Áp lực động mạch phổi tâm thu: được ghi nhận trên nhóm bệnh nhân không hẹp buồng tống thất phải gồm 68 bệnh nhân với giá trị trung bình là 62,13 mmHg, mức độ nặng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Nhi Khoa 158 chiếm 66,17%, chỉ có 3 trường hợp là được thông tim trước mổ vì tăng áp động mạch phổi nặng có luồng thông 2 chiều, nghi ngờ kháng lực mạch máu phổi đã tăng cao vượt quá chỉ định phẫu thuật nên được thông tim để đo kháng lực mạch máu. 45 9 11 3 Nặng Trung bình Nhẹ Không Biểu đồ 2: Phan bố tình trạng tăng áp động mạch phổi trước phẫu thuật Tiền căn lên cơn tím: được ghi nhận trên15 bệnh nhi (17,4%), tất cả đều là bệnh tứ chứng Fallot. Bệnh đi kèm trước phẫu thuật: có 19 bệnh nhi chiếm tỷ lệ 22,1% là có bệnh lý đi kèm trước mổ, chủ yếu là bệnh lý viêm phổi với 10,5% trường hợp, đây cũng là bệnh lý thường gặp nhất đi kèm với bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em. Bảng 2: Các bệnh đi kèm trước phẫu thuật Bệnh Số bệnh nhi (%) Viêm phổi 9 (10,5%) Viêm phổi + GER 2 (2,3%) GER 2 (2,3%) Tán huyết nội mạch/đóng VSD bằng dụng cụ 2 (2,3%) Viêm hô hấp trên 1 (1,2%) Viêm họng 1 (1,2%) Viêm mạch máu tự miễn 1 (1,2%) Viêm tiểu phế quản 1 (1,2%) Tình trạng dinh dưỡng trước phẫu thuật: bệnh nhi có cân nặng nhỏ nhất là 3,6 kg và lớn nhất là 32 kg, cân nặng trung bình của nhóm nghiên cứu là 9,71 ± 0,59 kg, nhóm bệnh nhi có cân nặng từ 5 – 10 kg chiếm đa số với 48 ca. Tình trạng suy dinh dưỡng của các bệnh nhi cũng được ghi nhận với 61,63% là suy dinh dưỡng trung bình đến nặng, chỉ có 12,79% bệnh nhi (11 trường hợp) là không bị suy dinh dưỡng. 27.91% 33.72% 25.58% 12.79% Nặng Trung bình Nhẹ Không Biểu đồ 3: Đặc điểm về tình trạng suy dinh dưỡng Các biến chứng xảy ra trong quá trình phẫu thuật phòng mổ và giai đoạn hậu phẫu tại hồi sức ngoại Trong phòng mổ Rối loạn huyết động học: có 42 ca (48,8%) có rối loạn huyết động học cần sử dụng vận mạch trong quá trình phẫu thuật. Biến chứng khác: có 2 ca (2,3%) bất thường tĩnh mạch phổi về tim vô rung thất trong phòng mổ nghĩ nhiều do hạ Kali máu vì dùng Lasix trước mổ. Tại khoa Hồi sức ngoại Biến chứng liên quan đến gây tê: không ghi nhận trường hợp nào gặp các tác dụng phụ như bí tiểu, nhiễm trùng tại chỗ, nhiễm trùng hay abces khoang ngoài màng cứng, di chứng do chấn thương tủy sống, đau lưng và chảy máu hay máu tụ khoang ngoài màng cứng. Biến chứng chảy máu sau phẫu thuật: có 10 trường hợp (11,6%) chảy máu sau mổ, chủ yếu ghi nhận từ ống dẫn lưu ngực, không ảnh hưởng các cơ quan khác và đáp ứng tốt với điều trị nội khoa mà không cần phải phẫu thuật lại để cầm máu. Biến chứng giảm cung lượng tim sau mổ: có 8 trường hợp (9,3%) có biến chứng giảm cung Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 159 lượng tim sau mổ, tất cả đều nằm trong nhóm hậu phẫu tứ chứng Fallot. Rối loạn nhịp tim: có 6 trường hợp (7 %) rối loạn nhịp tim, trong đó - 1 ca block A – V độ II Mobitz I sau hậu phẫu TOF tự ổn định. - 1 ca nhịp bộ nối không ảnh hưởng huyết động học sau hậu phẫu VSD tự ổn định. - 1 ca nhịp nhanh bộ nối JET sau mổ TOF đáp ứng tốt với Cordarone. - 1 ca rung thất trong phòng mổ TAPVR sau tấn công Cordarone bị block xoang nhĩ cần sử dụng máy tạo nhịp và dần hồi phục sau đó tại hồi sức ngoại. - 1 ca sau mổ VSD khoảng 6 giờ vô rung thất được sốc điện, truyền Cordarone và uống duy trì Cordarone + Digoxine - 1 ca sau mổ TOF bị block A – V độ III không hồi phục lệ thuộc máy và được đặt máy tạo nhịp thượng tâm mạc vĩnh viễn sau đó 22 ngày. Biến chứng toan hóa máu: có 55 trường hợp (64%) bị toan hóa máu trong kết quả khí máu đầu tiên ngay từ khi ra khỏi phòng mổ, trong đó 32 trường hợp (37,2%) toan hô hấp, 14 trường hợp (16,3%) toan chuyển hóa và 9 trường hợp (10,5%) toan hỗn. Biến chứng rối loạn điện giải: Có 15 trường hợp (17,4%) có rối loạn điện giải trong lần thử đầu tiên ngay từ khi ra khỏi phòng mổ, trong đó 13 trường hợp hạ kali máu, 1 trường hợp hạ kali và canxi máu, 1 trường hợp hạ magne máu. Đặc điểm khác liên quan đến quá trình phẫu thuật và giai đoạn hậu phẫu Trong phòng mổ Thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình là 89,26 ± 4,12 phút, với trường hợp ngắn nhất là 32 phút và lâu nhất là 270 phút. Thời gian kẹp động mạch chủ trung bình là 48,44 ± 2,8 phút, với trường hợp ngắn nhất là 6 phút và lâu nhất là 155 phút. Thời gian gây mê trung bình là 256,86 ± 7,07 phút, với trường hợp gây mê ngắn nhất là 110 phút và lâu nhất là 520 phút, Thời gian từ lúc gây tê đến lúc rạch da trung bình là 54,13 ± 1,69 phút, với trường hợp nhanh nhất là 15 phút và lâu nhất là 100 phút. Tại khoa Hồi sức ngoại Thời gian nằm tại khoa hồi sức ngoại: thời gian trung bình là 3,57 ± 0,39 ngày, với trường hợp nằm ngắn nhất là 1 ngày và lâu nhất là 29 ngày, đó là 1 ca tứ chứng Fallot sau mổ bị block AV độ III phải đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn, bị tràn dịch màng tim và tràn dịch dưỡng trấp phải mổ lại để dẫn lưu. Thời gian đặt NKQ + thở máy: thời gian đặt nội khí quản được tính từ lúc đặt trong phòng mổ đến khi được rút tại khoa hồi sức ngoại, trung bình là 22,21 ± 3,3 giờ, với trường hợp rút sớm nhất sau 4,25 giờ và lâu nhất là 193,25 giờ, đó là bệnh nhân tứ chứng Fallot đã làm BT shunt trước và lần này được phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn, sau mổ rút NKQ thất bại 1 lần do OAP và đây là tổng thời gian của cả 2 lần đặt NKQ thở máy. 75 6 5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Dưới 48 giờ 48 giờ - 72 giờ Trên 72 giờ Biểu đồ 4: Phân bố theo thời gian đặt nội khí quản Rút NKQ thất bại: có 3 trường hợp (3.5%) rút NKQ thất bại tại khoa hồi sức ngoại - 1 ca mổ đóng VSD được rút NKQ sau đó vô rung thất phải đặt lại NKQ. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Nhi Khoa 160 - 1 ca tứ chứng Fallot vô cơn OAP phải đặt lại NKQ thở máy. - 1 ca tứ chứng Fallot bị block AV độ III và tràn dịch màng tim phải đặt lại NKQ để mổ lại dẫn lưu màng tim. Thời gian lưu giữ các loại catheter, ống dẫn lưu và sonde tiểu Bảng 3: Thời gian lưu các loại catheter, ống dẫn lưu, sonde tiểu Tên dụng cụ Thời gian lưu Catheter TM trung ương 70,2 ± 5,14 giờ (20 – 266 giờ) Catheter động mạch 77.63 ± 5.89 giờ (20 – 266 giờ) Ống dẫn lưu ngực 54.08 ± 3.8 giờ (17 – 235.75 giờ) Sonde tiểu 42.42 ± 3.43 giờ (7.5 – 241 giờ) Kết quả phẫu thuật: đánh giá về kết quả phẫu thuật chúng tôi ghi nhận tỷ lệ suy tim sau mổ và tăng áp động mạch phổi đã có sự thay đổi khá rõ rệt với tỷ lệ suy tim sau mổ độ II và III lần lượt là 37,21% và 10,47% so với trước mổ là 36,05% và 45,35%, riêng áp lực động mạch phổi tâm thu trung bình sau mổ là 33,91 ± 1,59 mmHg. Các trường hợp còn shunt tồn lưu sau mổ ghi nhận chiếm tỷ lệ 24,4%. 10.47% 37.21% 36.05% 16.28% Độ III Độ II Độ I Không Biểu đồ 5: Phân bố về tình trạng suy tim sau phẫu thuật 10.29% 16.18% 17.65% 55.88% Nặng Trung bình Nhẹ Không Biểu đồ 6: Phân bố tình trạng tăng áp động mạch phổi sau phẫu thuật Tình trạng viêm phổi hậu phẫu: dựa vào số liệu thu thập được chúng tôi ghi nhận có 41 trường hợp (47,7%) là có viêm phổi trong quá trình nằm tại khoa hồi sức ngoại, tuy nhiên nếu dựa vào định nghĩa viêm phổi liên quan đến thở máy (VAP) của hiệp hội lồng ngực (ATS) và bệnh truyền nhiễm (IDSA) của Hoa Kỳ, chúng tôi xác định chỉ có 11 trường hợp (12,8%) là có viêm phổi do ảnh hưởng của vấn đề đặt nội khí quản thở máy. Nhiễm trùng huyết: có 15 trường hợp (17,4%) là có biểu hiện nghi ngờ nhiễm trùng huyết trên lâm sàng nhưng cũng như những trường hợp viêm phổi chúng tôi không tìm thấy tác nhân vi sinh gây bệnh nào trên các mẫu cấy bệnh phẩm. Biến chứng khác Bảng 4: Các biến chứng khác gặp trong quá trình hậu phẫu Vấn đề Số bệnh nhi (%) Tràn dịch màng tim Tràn dịch dưỡng trấp Nhiễm trùng vết mổ 6 (7%) 2 (2,3%) 1 (1,2%) Tràn dịch màng tim + tràn dịch dưỡng trấp 1 (1,2%) Tràn khí đỉnh phổi phải 1 (1,2%) Tràn khí màng phổi phải + nhiễm trùng vết mổ 1 (1,2%) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 161 BÀN LUẬN Đặc điểm của mẫu nghiên cứu trước phẫu thuật Đặc điểm dịch tễ Giới tính: chúng tôi ghi nhận tỷ lệ nam và nữ xấp xỉ bằng nhau. Trong một nghiên cứu năm 2006 của Stefano Casalino tại Houston ghi nhận rằng tình trạng hạ huyết áp thứ phát do ức chế giao cảm sau gây tê vùng chiếm ưu thế ở nhóm nữ giới hơn nam giới, mặc dù tình trạng này đáp ứng rất tốt với liều thấp thuốc co mạch tuy nhiên người ta vẫn khuyến cáo theo dõi cẩn thận, nhất thiết phải có monitor cho những bệnh nhân nữ có gây tê ngoài màng cứng vùng ngực hỗ trợ nhằm hạ thấp tỷ lệ và độ nặng của biến chứng này, tuy nhiên vẫn còn cần nhiều nghiên cứu khác nữa để chứng minh rõ hơn liệu rằng giới nữ có là đối tượng nguy cơ cao của hạ huyết áp khi tiến hành gây tê hỗ trợ trong phẫu thuật tim hay không(2). Tuổi: bệnh nhân nhỏ tuổi nhất được thực hiện phương pháp này là 2 tháng tuổi và lớn tuổi nhất là 14 tuổi, điều này cho thấy đây là phương pháp khá an toàn và có thể thực hiện gần như ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên vì là phương pháp khá mới mẻ, mới được ứng dụng tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 03-2010 cho đến nay, nên còn thận trọng giới hạn ở những bệnh nhi nhỏ tuổi, chủ yếu tập trung nhiều ở nhóm tuổi từ 12 tháng trở lên, chiếm tỷ lệ 66.3%. Trên thế giới do phương pháp này đã được ứng dụng từ khá sớm nên người ta đã mạnh dạn thực hiện trên cả những bệnh nhi trong độ tuổi sơ sinh và bệnh nhân nhỏ tuổi nhất được ghi nhận là 7 ngày tuổi trong nghiên cứu của Heinle JS và cộng sự. Địa chỉ: nhóm bệnh nhân đến từ tỉnh chiếm hơn ½ với tỷ lệ 74.42%, điều này cũng dễ nhận thấy là vì Nhi Đồng 1 là bệnh viện tuyến cao, một trong số í
Tài liệu liên quan