Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật u tuyến yên bằng đường mổ vi phẫu qua xoang bướm.
Phương pháp: Mô tả tiến cứu dựa trên 140 bệnh nhân u tuyến yên được mổ bằng phương pháp vi phẫu
qua xoang bướm tại Bệnh viện HN Việt Đức 1/2009 tới 12/2009. Đánh giá mức độ cắt bỏ khối u tuyến yên và tai
biến trong phẫu thuật, biến chứng sau mổ, kết quả sớm sau mổ, kết quả xạ sau mổ. Mức độ cắt bỏ khối u được
đánh giá bằng cách ghi nhận trong phẫu thuật và dựa trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ sau mổ.
Kết quả: 140 bệnh nhân u tuyến yên đáp ứng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu trong đó bao gồm 52 nam
(37,14%); 88 nữ (62,86%); tuổi ít nhất 16 và cao nhất 71; 66 u tuyến yên tăng tiết prolactine (47,14%); 52 u
không tăng tiết (37,14%); 20 u tăng tiết GH và 2 u tăng tiết ACTH-bệnh Cushing. Tiếp cận và cắt bỏ khối u ở
140/140=100% bệnh nhân. Phải mổ lần 2 bằng phương pháp mở nắp sọ để lấy phần u xâm lấn sang bên ở 8/140
bệnh nhân (5,7%). Thời gian mổ nhanh nhất 45 phút và dài nhất 210 phút (trung bình 60± 15 phút). Trong mổ
ghi nhận: rò nước não tủy 20/140=14,28%; chảy máu nhiều 6/140=4,29%. Tổn thương giải phẫu bệnh: 107
adenoma, 18 u hỗn hợp, 8 u tế bào ái toan, 7 tế bào kỵ màu. Lấy hết u 90/140=64,29%; lấy gần hết u
48/140=34,29% và lấy một phần khối u 2 bệnh nhân. Mức độ lấy hết u ở bệnh nhân u tuyến yên nhỏ là
9/9=100%; u tuyến yên lớn 81/131=61,83%; u tuyến yên nhóm loại A (Phân loại Hardy) 20/25=80%; nhóm B
63/71=88,73%; nhóm C 5/12=41,67%; nhóm D 2/14=14,29%; nhóm E 0/18=0%; u tuyến yên chưa điều trị
81/110=73,63%; u tuyến yên đã xạ trị 1/3=33,33%. Tử vong 3/140=2,14% . Biến chứng sớm sau mổ: đái nhạt
26/140=18,57%; chảy máu mũi nhiều 18/140=12,86%; chảy máu trong não 5/140=3,57%; rò nước não tủy 1 và
viêm màng não 1 bệnh nhân. Kết quả xa sau điều trị: xét nghiệm nội tiết trở về bình thường 52/72=72,22%; suy
tuyến yên 15/72=20,83%. U phát triển to hơn trước mổ sau 6 tháng ở 4 bệnh nhân.
Kết luận: Vi phẫu thuật qua xoang bướm là phương pháp điều trị u tuyến yên an toàn, hiệu quả.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 812 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 79 Kết quả vi phẫu thuật u tuyến yên bằng đường mổ qua xoang bướm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 427
79 KẾT QUẢ VI PHẪU THUẬT U TUYẾN YÊN BẰNG ĐƯỜNG MỔ
QUA XOANG BƯỚM
Đồng Văn Hệ*, Lý Ngọc Liên*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật u tuyến yên bằng đường mổ vi phẫu qua xoang bướm.
Phương pháp: Mô tả tiến cứu dựa trên 140 bệnh nhân u tuyến yên được mổ bằng phương pháp vi phẫu
qua xoang bướm tại Bệnh viện HN Việt Đức 1/2009 tới 12/2009. Đánh giá mức độ cắt bỏ khối u tuyến yên và tai
biến trong phẫu thuật, biến chứng sau mổ, kết quả sớm sau mổ, kết quả xạ sau mổ. Mức độ cắt bỏ khối u được
đánh giá bằng cách ghi nhận trong phẫu thuật và dựa trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ sau mổ.
Kết quả: 140 bệnh nhân u tuyến yên đáp ứng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu trong đó bao gồm 52 nam
(37,14%); 88 nữ (62,86%); tuổi ít nhất 16 và cao nhất 71; 66 u tuyến yên tăng tiết prolactine (47,14%); 52 u
không tăng tiết (37,14%); 20 u tăng tiết GH và 2 u tăng tiết ACTH-bệnh Cushing. Tiếp cận và cắt bỏ khối u ở
140/140=100% bệnh nhân. Phải mổ lần 2 bằng phương pháp mở nắp sọ để lấy phần u xâm lấn sang bên ở 8/140
bệnh nhân (5,7%). Thời gian mổ nhanh nhất 45 phút và dài nhất 210 phút (trung bình 60± 15 phút). Trong mổ
ghi nhận: rò nước não tủy 20/140=14,28%; chảy máu nhiều 6/140=4,29%. Tổn thương giải phẫu bệnh: 107
adenoma, 18 u hỗn hợp, 8 u tế bào ái toan, 7 tế bào kỵ màu. Lấy hết u 90/140=64,29%; lấy gần hết u
48/140=34,29% và lấy một phần khối u 2 bệnh nhân. Mức độ lấy hết u ở bệnh nhân u tuyến yên nhỏ là
9/9=100%; u tuyến yên lớn 81/131=61,83%; u tuyến yên nhóm loại A (Phân loại Hardy) 20/25=80%; nhóm B
63/71=88,73%; nhóm C 5/12=41,67%; nhóm D 2/14=14,29%; nhóm E 0/18=0%; u tuyến yên chưa điều trị
81/110=73,63%; u tuyến yên đã xạ trị 1/3=33,33%. Tử vong 3/140=2,14% . Biến chứng sớm sau mổ: đái nhạt
26/140=18,57%; chảy máu mũi nhiều 18/140=12,86%; chảy máu trong não 5/140=3,57%; rò nước não tủy 1 và
viêm màng não 1 bệnh nhân. Kết quả xa sau điều trị: xét nghiệm nội tiết trở về bình thường 52/72=72,22%; suy
tuyến yên 15/72=20,83%. U phát triển to hơn trước mổ sau 6 tháng ở 4 bệnh nhân.
Kết luận: Vi phẫu thuật qua xoang bướm là phương pháp điều trị u tuyến yên an toàn, hiệu quả.
Từ khóa: qua xoang bướm, xâm lấn
ABSTRACT
THE RESULTS OF PITUITARY ADENOMAS MICROSURGERY BY TRANSSPHENOIDAL
APPROACH
Dong Van He, Ly Ngoc Lien* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 427 - 432
Objective: evaluate the results of pituitary adenomas microsurgery by transsphenoidal approach.
Methods: prospective study based on 140 patients with pituitary adenomas operated by transsphenoidal
microsurgery at Viet Duc hospital from 1/2009 to 12/2009. Evaluate the degree of tumor resection, the intra-op
and post-op complications, early and late outcome. The degree of tumor resection were evaluated by recording
intra-op and based on post-op MRI
Results: 140 patients with pituitary tumors satisfied studied criteria, There are 52 males (37.14%) and 88
females (62.86%). Lowest age is 16 and highes is 71, 66 prolactinomas (47.14%), 52 non-secreting adenomas
(37.14%), 20 GH-secreting tumors (acromegaly) và 2 ACTH-secreting tumors (Cushing’s disease) Approach and
* Khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Việt Đức
Tác giả liên lạc: PGS TS Đồng Văn Hệ, ĐT: 0903256868, Email: dongvanhe2010@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 428
tuomor resection in 140/140=100% patients. Reoperation by transcranial approach to resect the invasive tumor in
8/140 patients (5.7%). Time to operate min 45 minutes, max 210 minutes. (mean 60± 15 minutes). Intra-op: CSF
fistula 20/140=14.28%; severe hemorrhage 6/140=4.29%. Pathological findings: 107 adenoma, 18 mixed, 8
acidophil, 7 chromophobe. Totally resection 90/140=64.29%; near-totally 48/140=34.29% and partially 2 patients.
Totally resection in microadenoma is 9/9=100%; macroadenoma 81/131=61.83%; group A (Hardy’s
classification) 20/25=80%; group B 63/71=88.73%; group C 5/12=41.67%; group D 2/14=14.29%; group E
0/18=0%; no treatment 81/110=73.63%; post XRT 1/3=33.33%. Mortality 3/140=2.14% . Early complications:
diabetes insipidous 26/140=18.57%; severe nasal hemorrhage 18/140=12.86%; intracranial hemorrhage
5/140=3.57%; CSF rhinorrhea 1 và meningitis 1 patients. Late outcome: hormonal balance 52/72=72.22%;
hypopituitarism 15/72=20.83%. Recurrence after 6 months in 4 patients.
Conclusion: transsphenoidal microsurgery is safe, effective treatment of pituitary adenoma.
Keywords: transsphenoidal, invasive
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật u tuyến yên bằng đường mổ qua
xoang bướm đã được Schloffer sử dụng lần đầu
tiên năm 1907 tại Áo. Nhưng vì nhiều lý do nên
mãi tới thập niên 60 của thế kỷ trước, kỹ thuật
này mới được áp dụng rộng rãi trong phẫu
thuật u tuyến yên nói riêng và phẫu thuật u tầng
trước nền sọ nói chung. Vi phẫu thuật u tuyến
yên bằng đường mổ qua xoang bướm lần đầu
tiên được áp dụng tại Việt Nam năm 2000 tại
Bệnh viện Việt Đức. Chúng tôi đã áp dụng kỹ
thuật này trong phẫu thuật nhiều loại khối u
như u tuyến yên, u sọ hầu, nang Rathes,
chordoma vùng rãnh trượt. Đường mổ này là
sự lựa chọn đầu tiên khi phẫu thuật u tuyến
yên. Đây là phẫu thuật thường quy tại Khoa
Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Việt Đức.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ đánh giá kết
quả vi phẫu thuật u tuyến yên bằng đường mổ
qua
xoang bướm.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả tiến cứu dựa trên 140
bệnh nhân u tuyến yên được phẫu thuật tại
Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội từ tháng 1/2009 tới
12/2009. Tất cả bệnh nhân được nghiên cứu viên
trực tiếp khám, đọc kết quả xét nghiệm, xét
nghiệm nội tiết, kết quả chụp cắt lớp vi tính,
cộng hưởng từ trước khi mổ. Phân loại u tuyến
yên theo Hardy (loại A, B, C, D và E) và phân
loại u thành 4 loại: u tăng tiết prolactine, u tăng
tiết GH, u không tăng tiết và u tăng tiết ACTH.
Nghiên cứu viên trực tiếp mổ, tham gia mổ hoặc
ghi nhận những tổn thương trong mổ (u mềm, u
cứng, u chảy máu, u dễ hút), tai biến và biến
chứng trong mổ (chảy máu, rò nước não tủy),
mức độ lấy u (lấy hết u, gần hết u, lấy một phần,
sinh thiết, không lấy được u). Đánh giá tai biến,
biến chứng sau mổ, kết quả sau mổ (sống, chết,
liệt, rò nước não tủy, chảy máu, nhiễm trùng),
kết quả xét nghiệm (rối loạn nội tiết nặng hơn,
nhẹ hơn, trở về bình thường), kết quả lấy u trên
chụp cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính kiểm tra. So
sánh kết quả, tai biến, biến chứng giữa các loại
khối u, u tái phát với u mổ lần đầu, u đã điều trị
với u chưa điều trị. Phân tích và so sánh kết quả
bằng phần mềm SPSS 16.0.
KẾT QUẢ
Trong tổng số 140 bệnh nhân có 52 nam và
88 nữ. Kỹ thuật mở vào xoang bướm qua mũi ở
73 và mở qua rãnh môi lợi hàm trên 67 bệnh
nhân. Cắt bỏ vách ngăn khoang mũi ở 88 bệnh
nhân. Bộc lộ xoang bướm, mở thành trước
xoang bướm, cắt bỏ vách ngăn xoang bướm, mở
sàn hố yên và tiếp cận được với khối u tuyến
yên và cắt bỏ khối u ở cả 140 bệnh nhân. Thời
gian mổ trung bình 60±15 phút (dài nhất 210
phút và ngắn nhất 45 phút). Kết quả giải phẫu
bệnh: 107 adenoma, 18 u hỗn hợp, 8 tế bào ái
toan và 7 u tế bào kỵ màu. Sống 137 và tử vong 3
(2,14%). Nguyên nhân tử vong ở 3 bệnh nhân do
chảy máu trong não, chảy máu não thất và một
trường hợp chảy máu do ống nhựa đặt ở mũi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 429
chui vào trong não thất III. Mức độ cắt bỏ khối
u: cắt bỏ hoàn toàn khối u 90 bệnh nhân
(64,29%), cắt gần hết u 48 (34,29%), cắt một phần
u 2 (1,43%). Tỷ lệ cắt bỏ hoàn toàn khối u tùy
thuộc loại u tuyến yên lớn, hay nhỏ (Bảng 1), u
tuyến yên theo phân loại Hardy (Bảng 2), u
tuyến chưa hay đã điều trị (Bảng 3) và u tuyến
yên tăng tiết hormone nào (Bảng 4). Tai biến và
biến chứng sớm sau mổ ghi nhận trong bảng 5
và bảng 6. Kết quả xa sau mổ trên 6 tháng được
ghi nhận ở bảng 7.
Bảng 1-Mối liên quan giữa tỷ lệ lấy hết u và kích
thước u
Mức độ lấy hết u Lấy hết u Lấy gần hết
u
Lấy một
phần
Macroadenoma 81 48 2
Microadenoma 9 0 0
Tỷ lệ lấy hết u ở Microadenoma 9/9= 100%,
trong khi nhóm u lớn tỷ lệ lấy hết u
81/131=61,83% và lấy gần hết u 48/131=36,64%
và chỉ lấy một phần khối u 2/131=1,53%.
Bảng 2-Mối liên quan giữa tỷ lệ lấy hết u với phân
loại Hardy
Phân loại Hardy A B C D E
Lấy hết u 20 63 5 2 0
Lấy gần hết u 5 7 7 11 18
Lấy một phần u 0 1 0 1 0
Tỷ lệ lấy hết u của nhóm A, B cao hơn tỷ lệ
lấy hết u ở nhóm C, D và E có ý nghĩa thống kê
với p<0,001; OR=36,5595; 95%; CI: 13,3229-
100,3226. Trong khi tỷ lệ lấy hết u giữa hai nhóm
A và B không khác nhau với p>0,05.
Bảng 3-Mối liên quan giữa tỷ lệ lấy hết u và tiền sử
điều trị u tuyến yên:
Mức độ lấy
hết u
Lấy hết u Lấy gần hết
u
Lấy một phần
u
Chưa điều trị 81 29 0
Đã mổ 1-2 lần 8 18 1
Đã điều trị tia
xạ
1 1 1
Tỷ lệ lấy hết u ở nhóm chưa phẫu thuật cao
hơn ở nhóm đã phẫu thuật, có ý nghĩa thống kê
với p<0,001; OR=6,6336; 95%; CI: 2,6210-16,7891.
Bảng 4-Mối liên quan giữa tỷ lệ lấy hết u và loại u
Mức độ
lấy hết u
U không
tăng tiết
U loại
prolactinoma
U tăng
tiết GH
U tăng tiết
ACTH
Lấy hết u 32 56 10 1
Lấy gần
hết u
28 10 9 1
Lấy một
phần u
1 0 1 0
Tỷ lệ lấy hết u ở nhóm u loại Prolactinoma
cao hơn ở nhóm u không tăng tiết và nhóm u
tăng tiết GH, có ý nghĩa thống kê với p<0,005;
OR=5,0750; 95%; CI:2,1914-11,7531. Trong khi tỷ
lệ lấy hết u ở nhóm u không tăng tiết và nhóm u
tăng tiết GH là như nhau với p=0,9574.
Bảng 5-Tai biến trong mổ
Tai biến Chảy máu
phải dùng
Surgicel
Chảy máu
nhiều
Rò NNT
trong mổ
Không tai
biến
Số BN 50 6 20 64
Tỷ lệ % 35,71 4,29 14,29 45,71
BN-bệnh nhân, NNT-nước não tủy
Biến chứng nặng như chảy máu não, viêm
màng não, rò nước não tủy ở 7 bệnh nhân,
chiếm 5%. Tính cả biến chứng chảy máu mũi ở
ống đặt trong khoang mũi, đái nhạt là
51/140=36,43%.
Bảng 6-Biến chứng sớm sau mổ:
Biến
chứng
Đái nhạt Chảy
máu mũi
Viêm
màng
não
Rò NNT Chảy
máu
trong sọ
Số BN 26 18 1 1 5
Tỷ lệ % 18,57 9,29 0,71 0,71 3,57
BN-bệnh nhân, NNT-nước não tủy
Khám lại sau > 6 tháng cho 90 bệnh nhân:
75/90=83,33% bệnh nhân cải thiện tốt về lâm
sàng, 9 bệnh nhân suy tuyến yên toàn bộ, 5 bệnh
nhân nặng hơn trước mổ, 58/68=85,29% bệnh
nhân cải thiện thị giác. Đái nhạt 10/90 bệnh
nhân.
Bảng 7-Kết quả khám lại sau 6 tháng:
Kết
quả
XN nội tiết
bình
thường
XN nội
tiết cao
Suy tuyến
yên
Điều trị
nội khoa
Xạ trị
Số BN 52/72 5/72 15/72 17/72 2/72
Tỷ lệ % 72,22% 6,94% 20,83% 23,61% 2,78%
XN-xét nghiệm, CHT-cộng hưởng từ.
Chụp CHT sọ não 68 bệnh nhân: 4 trường
hợp khối u giống như sau mổ (u tuyến yên
không tăng tiết); tái phát ở 4 bệnh nhân (cả 4
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 430
bệnh nhân đều ở nhóm lấy gần hết u), 2 trong số
đó mổ lại bằng đường mổ qua xoang bướm, 2
trường hợp không đồng ý mổ và được điều trị
xạ trị. Những trường hợp còn khối u tiếp tục
được theo dõi và điều trị tiếp.
BÀN LUẬN
Tử vong 3 bệnh nhân (2,14%) do biến chứng
chảy máu trong não và chảy máu trong não thất.
Tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều so với phẫu thuật
bằng phương pháp mở nắp sọ (tử vong 5-12%).
Phẫu thuật vi phẫu qua xoang bướm không tỳ
đè vào cấu trúc não, không gây phù não và tỷ lệ
nhiễm khuẩn thấp hơn. Trong khi phẫu thuật
mở nắp sọ phải mở màng cứng rộng rãi, vén ép
thùy não, nguy cơ chảy máu cao và nguy cơ
nhiễm trùng cao.
Tất cả 140 bệnh nhân đều tiếp cận được
khối u và cắt bỏ được khối u với phương
pháp vi phẫu qua xoang bướm. Mức độ cắt bỏ
hoàn toàn khối u: cắt bỏ hoàn toàn khối u 90
bệnh nhân (64,29%), cắt gần hết u 48 (34,29%),
cắt một phần u 2 (1,43%). Tỷ lệ cắt bỏ hoàn
toàn khối u như vậy khá cao. Hầu hết bệnh
nhân được lấy bỏ khối u trong lòng bao u,
chúng tôi không chủ động lấy bỏ cả bao khối
u vì nguy cơ rò nước não tủy, nhiễm trùng và
chảy máu. Khi khối u xâm lấn sang bên, xâm
lấn ra trán, hố sau sẽ khó cắt bỏ bằng đường
mổ qua xoang bướm. Một số tác giả áp dụng
nội soi trong phẫu thuật sẽ giúp cắt bỏ phần
khối u này(1,5). Chúng tôi phải chủ động mổ
lần thứ 2 bằng phương pháp mở nắp sọ 8
bệnh nhân vì khối u xâm lấn sang bên. Phẫu
thuật bằng phương pháp mở nắp sọ cũng chỉ
cắt bỏ hoàn toàn khối u ở 4 bệnh nhân và
không cắt bỏ được hoàn toàn 4 trường hợp
khác do khối u xơ chắc, khó cắt và xâm lấn rất
rộng, bao quanh động mạch cảnh trong, xâm
lấn xoang tĩnh mạch hang.
Tỷ lệ cắt bỏ hoàn toàn khối u cũng phụ
thuộc nhiều yếu tố. Tất cả 9 bệnh nhân u tuyến
yên nhỏ được cắt bỏ hoàn toàn khối u (100%) và
cắt bỏ hoàn toàn 61,83% khối u tuyến yên lớn.
Tỷ lệ cắt bỏ hoàn toàn khối u tuyến yên độ A, B
(phân độ Hardy) cao hơn 36 lần khối u độ C, D
và E (với p<0,001; OR=36,5595, 95%; CI: 13,3229-
100,3226). Phân độ Hardy dựa theo kích thước
và sự phát triển khối u lên trên hoành yên. Khối
u độ A và B là khối u nhỏ, phát triển lên trên
không quá 20mm nên khả năng cắt bỏ dễ dàng
khi tiếp cận khối u từ phía xoang bướm. Khối u
độ C, D và E phát triển lên trên yên nhiều hơn,
phát triển sang bên, xâm lấn xoang tĩnh mạch
hang nên khả năng cắt bỏ hoàn toàn rất khó.
Khối u xâm lấn xoang tĩnh mạch hang, bọc động
mạch cảnh trong sẽ rất khó cắt bỏ với bất kỳ
phương pháp phẫu thuật nào(3,8). Chúng tôi cho
rằng, nên cắt bỏ tối đa đối với khối u này và
phối hợp điều trị nội hoặc xạ trị sau mổ.
Trong số 140 bệnh nhân, 27 bệnh nhân đã
được phẫu thuật trước đó 1 hoặc 2 lần. Tỷ lệ
cắt bỏ hoàn toàn khối u cao hơn ở nhóm chưa
phẫu thuật (với p<0,001; OR=6,6336; 95%;
CI:2,610-16,7891). Nhóm bệnh nhân đã phẫu
thuật nhưng tái phát thường chảy máu nhiều
hơn, xơ chắc hơn. Phần lớn bệnh nhân u
tuyến yên xơ chắc nên không cắt bỏ hết khối u
từ lần mổ trước đó. Khối u xơ chắc khỏ lấy và
nguy cơ chảy máu nhiều hơn. Phẫu thuật lần
2 cũng thường dễ gây chảy máu hơn(4). Vì vậy,
phẫu thuật viên thường không cố gằng cắt bỏ
tối đa nhằm tránh tỷ lệ tai biến.
U tăng tiết prolactine thường mềm, dễ hút
và cắt bỏ trong khi khối u tăng không tăng tiết
thường xơ, chắc, khó cắt bỏ hơn. Khi so sánh
tỷ lệ cắt bỏ hoàn toàn u tuyến yên của từng
nhóm, chúng tôi thấy: tỷ lệ cắt hết u ở nhóm u
tăng tiết prolactine là 84,85% cao hơn so với
nhóm không tăng tiết là 52,46% và nhóm tăng
tiết GH 50% (với p<0,005; OR=5,0750; 95%; CI:
2,1914-11,7531, Bảng 4). Nhóm bệnh nhân u
không tăng tiết, khối u thường lớn và xâm lấn
nhiều do chẩn đoán chậm (bệnh nhân tới
bệnh viện khi khối u to, chèn ép gây tăng áp
lực trong sọ, nhìn mờ). Do vậy khả năng lấy
hết u khó hơn. Nhóm bệnh nhân tăng tiết GH,
mặc dù khối u thường nhỏ, không quá lớn
nhưng khối u thường xơ, chắc và có nhiều
khoang nên việc cắt bỏ toàn bộ khối u không
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 431
dễ. Nhiều tác giả cho rằng, khối u tăng tiết
GH nên điều trị tia xạ sau khi phẫu thuật(6,7).
Tỷ lệ lấy hết u giữa nhóm u không tăng tiết
với nhóm u tăng tiết GH, không có sự khác
nhau với p=0,9574.
Tai biến và biến chứng trong mổ bao gồm rò
nước não tủy (20 bệnh nhân), chảy máu nhiều
trong mổ (6 bệnh nhân). Chúng tôi không phát
hiện trường hợp nào bị chảy máu do tổn thương
động mạch cảnh trong mổ. Tổn thương động
mạch cảnh trong phẫu thuật u tuyến yên với
đường mổ qua xoang bướm là biến chứng nặng
nhưng khá hiếm gặp. Trước khi sử dụng hệ
thống định vị thần kinh (neuro-navigation), tai
biến tổn thương động mạch cảnh đã được ghi
nhận tại Bệnh viện Việt Đức. Xác định chính xác
vị trí động mạch cảnh trong mổ dựa trên hệ
thống định vị và dựa trên các mốc giải phẫu
giúp tránh tai biến này. Chụp cắt lớp vi tính
xoang bướm nhằm xác định vị trí động mạch
cảnh trong, ấn động mạch cảnh trong, ấn giao
thoa thị giác cũng làm giảm tỷ lệ biến chứng
trong mổ. Rò nước não tủy trong mổ có thể ghi
nhận là tai biến hoặc không. Khi lấy cả bao khối
u, thường có rò nước não tủy(4,5,8). Tất cả 20 bệnh
nhân rò nước não tủy trong mổ được dẫn lưu
giảm áp nước não tủy thắt lưng sau mổ trong 5-
7 ngày. Chỉ 1 trong số đó bị rò nước não tủy
trong mổ và phải mổ lại, vá dò thành công.
Bệnh nhân này bị viêm màng não, không phân
lập được vi khuẩn nhưng điều trị khỏi sau 20
ngày điều trị.
Biến chứng sau mổ nặng nhất là chảy máu
trong sọ ở 5 bệnh nhân: 3 trong số đó tử vong
do chảy máu não thất, não úng thủy, tụ máu
trong não và tụ máu lớn trong ổ mổ. Tất cả 5
bệnh nhân này đều là u tuyến yên lớn (kích
thước 3,5 – 6 cm), khi mổ không lấy hết u và ép
surgical cầm máu. Khối u tuyến yên khi không
cắt bỏ hết, còn một phần u thường bị chảy máu
sau mổ. Máu chảy trong ổ mổ lớn dần, vỡ vào
não thất gây chảy máu não thất và não úng
thủy. Xử trí chủ yếu bằng cách dẫn lưu não thất
ra ngoài. Hai trong số 5 bệnh nhân dẫn lưu não
thất ra ngoài thành công và rút dẫn lưu sau 1
tuần. 3 bệnh nhân còn lại tử vong dù đã dẫn lưu
não thất.
Chảy máu mũi sau mổ gặp ở 18 bệnh nhân
(9,29%). Chảy máu mũi thường từ niêm mạc
khoang mũi và thường dừng lại sau khi băng
ép, nhét meche mũi sau. Nếu chảy từ động
mạch chân bướm khẩu cái phải mổ để cầm máu.
Chúng tôi không gặp trường hợp nào phải mổ
lại cầm máu. Đái nhát là biến chứng khá thường
gặp: 26 bệnh nhân (18,57%). Đái nhạt thường do
tổn thương tuyến yên trong quá trình phẫu
thuật. Tỷ lệ này không cao nếu so với một số tác
giả khác(1). Nếu cắt u càng triệt đề thì nguy cơ
tổn thương tuyến yên lành càng lớn và tỷ lệ đái
nhạt sau mổ càng cao. Đái nhạt sau mổ có thể
gặp ngay sau mổ, hoặc trong vòng 2 tháng đầu
sau mổ. Chính vì vậy việc theo dõi xét nghiệm,
nước tiểu là rất cần thiết.
Kết quả xa sau mổ cho thấy: tỷ lệ nội tiết trở
về bình thường là 72,22% và đái nhạt 20,83%.
Gần 30% bệnh nhân phải điều trị bằng phương
pháp khác như điều trị nội khoa, xạ trị, điều trị
suy tuyến yên.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật u tuyến yên bằng phương pháp
vi phẫu qua xoang bướm là phương pháp có tỷ
lệ thành công cao, tỷ lệ khỏi bệnh cao và tai
biến, biến chứng thấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aron DC et al (1995). Pituitary tumors: current concepts in
diagnosis and management. West J Med, 162: 340-352.
2. Bùi Phương Thảo (2010). Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng của
một số u thùyn trước tuyến yên trước và sau phẫu thuật. Luận
văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
3. Chang EF et al (2010). Long term outcome following repeat
transsphenoidal surgery for recurrent endocrine-inactive pituitary
adenomas. Pituitary, 13(3): 223-229.
4. Dlouhy BI et al (2012). Elevated body mass index and risk of
postoperative CSF leak following transsphenoidal surgery. J
Neurosurg, 116(6): 1311-1317.
5. Kim MS et al (2009). Surgical results of Growth hormone-
secreting pituitary adenoma. J Korean Neurosurg Soc, 45: 271-
274.
6. Massoud AF et al (1997). Transsphenoidal surgery for pituitary
tumours. Arch of Disease in Childhood, 76: 398-404.
7. Seuk JW et al (2011). Visual outcome after transsphenoidal
surgery in patients with pituitary apoplexy. J Korean Neurosurg
Soc, 49(6): 339-344.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 432
8. Thomson JA et al (1994). Ten year follow up of
microprolactinoma treated by transsphenoidal surgery. BMJ, 309:
1409-1011.