90 Câu hỏi ôn thi công chức

Câu 1: Theo đồng chí cải cách thủ tục hành chính liên quan đến vấn đề gì của cải cách nền hành chính nhà nước hiện nay? Tại cơ quan đồng chí vấn đề cải cách thủ tục hành chính tiến hành như thế nào? có khó khăn thuận lợi gì? Trả lời: Cải cách nền hành chính gồm: +Cải cách thể chế, CC hệ thống hành chính để quản lý XH=pháp luật gồm HP, PL, văn bản pháp quy. + Cải cách cơ cấu tổ chức; + Đội ngũ cán bộ CC.

doc41 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2747 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 90 Câu hỏi ôn thi công chức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số1: Câu 1: Theo đồng chí cải cách thủ tục hành chính liên quan đến vấn đề gì của cải cách nền hành chính nhà nước hiện nay? Tại cơ quan đồng chí vấn đề cải cách thủ tục hành chính tiến hành như thế nào? có khó khăn thuận lợi gì? Trả lời: Cải cách nền hành chính gồm: +Cải cách thể chế, CC hệ thống hành chính để quản lý XH=pháp luật gồm HP, PL, văn bản pháp quy. + Cải cách cơ cấu tổ chức; + Đội ngũ cán bộ CC. 1.Cải cách thể chế: *Thể chế ( văn bản pháp quy HP,L,NĐ và các văn bản PQ của cơ quan...) tạo khuôn khổ pháp lý để thực hiện chức năng quản lý, điều hành mọi lĩnh vực của XH và mọi tổ chức cá nhân sóng và làm theo. -XD một thể chế thực hiện quyền lực của dân, phục vụ lợi ích và đáp ứng nguyện vọng của dân, phát huy trí tuệ của dân, thiết lập trật tự kỷ cương XH -Đổi mới, hoàn chỉnh thể chế phù hợp với kinh tế thị trường, tạo chế chế phù hợp quan hệ đối ngoại và luatạ pháp, tập quán quốc tế. - Để thực hiện các yêu cầu đó cần giải quyết 5 vấn đề: + Cải cách một bước cơ bản các thủ tục hành chính; + Đẩy mạnh giải quyết khiếu kiện của dân + Tiếp tục XD và hoàn chỉnh thể chế Kinh tế mới; + Đổi mới quy trình lập pháp, lập quy. + Nâng cao năng lực thi hành pháp luật. Như vậy, một trong 5 vấn đề cần giải quyết của cải cách thể chế là cải cách thủ tục hành chính * Khái niệm về thủ tục hành chính: Là trình tự thực hiện mọi hình thức hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước bao gồm trình tự thành lập công sở, trình tự bỏ nhiệm, bãi nhiệm, điều động viên chức, trình tự lập quy,áp dụng quy phạm,trình tự hoạt động tổ chức- tác nghiệp. Mục đích thiết lập trật tự hoạt động QLNN. *. Cải cách thủ tục hành chính: - Giải quyết các lĩnh vực nóng có liên quan đêna dân và các doanh nghiệp -Thủ tục HC liên quan đến thể chế quản lý, tổ chức bộ máy, chế độ công vụ, quy chế làm việc... 7 lĩnh vực trọng điểm: Phân bổ ngân sách và cấp vốn đầu tư, cấp đất và giấy phép xây dựng, XNK, đầu tư nước ngoài tại VN,Thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh,tiếp dân và GQ khiếu tố). - Những việc chính phải làm: Công bố quy định mới về thủ tục HC sửa đổi bổ sung, sửa đổi thủ tục và bãi bỏ thủ tục sai, quá niên hạn, tổ chức kiểm tra việc thực hiện. - Kết quả: ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thủ tục hành chính lạc hậu đã bị loại bỏ, tháo gỡ nhiều vướng mắc, hạn chế phiền hà, góp phần tạo môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy sản xuất kinh doanh, cải thiện một bước quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với dân; đồng thời thông qua CCTTHC phát hiện nhiều vấn đề về thể chế, bộ máy tổ chức, công cụ, công chức cần giải quyết đồng bộ trong nền hành chính Nhà nước. - Tại Bộ Tài chính đã thành lập Ban chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính, có nhiệm vụ: Rà soát tất cả các văn bản pháp quy không còn hiệu lực thi hành hoặc đã không phù hợp nhưng chưa bãi bỏ; rà soát, giải quyết các văn bản còn hiệu lực thi hành nhưng có nhiều điểm chồng chéo, mâu thuẫn với các văn bản khác, sắp xếp lại bộ máy làm việc, phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các vụ trong Bộ, ban hành chức năng nhiệm vụ của các đơ vị trực thuộc bộ... Sắp xếp lại bộ máy Tổng cục Đầu tư PT và Tổng cục quản lý vốn và TSNN tại DN. - Thuận lợi khó khăn: Thuận lợi: Đảng uỷ cơ quan Bộ đồng lòng nhất trí, lãnh đạo Bộ chỉ đạo sát sao; Khó khăn: Số cán bộ phải giải quyết, sắp xếp đông, bộ máy ở khắp 61 tỉnh thành nên phức tạp nhiều. Đề thi số 2: Câu 1: Cơ cấu tổ chức, thành phần của Chính phủ? quan hệ công tác giữa Thủ tướng với các phó thủ tướng và các thành viên Chính phủ. Trả lời: - Căn cứ điều 110- Hiến pháp nước CHXHCN việt nam 1992, cơ cấu tổ chức, thành phần của Chính phủ được quy định như sau: Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các Bộ, các cơ quan ngang Bộ do QH quyết định thành lập theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Chính phủ bao gồm: Thủ tướng, các phó thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác. - Quan hệ công tác giữa Thủ tướng với các phó thủ tướng và các thành viên Chính phủ: + Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ, lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên của Chính phủ, thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND các cấp. Thủ tướng triệu tập và chủ toạ các phiên họp của Chính phủ, đề nghị QH phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ... Thủ tướng CP chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ. +Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng. Các PTT được TT phân công phụ trách khối hoặc lĩnh vực, giúp TT chỉ đạo việc điều hoà phối hợp công việc của các Bộ trưởng, bảo đảm sự tập trung, thống nhất lãnh đạo của Ttg. + Bộ trưởng và các thành viên khác của CP chịu trách nhiệm quản lý NN về lĩnh vực, ngành mình phụ trách trong phạm vi cả nước, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng CP và Quốc hội về lĩnh vực mình phụ trách. Đề thi số 3: Câu 1: Muốn có quyết định hành chính đúng đắn, ta cần giải quyết những vấn đề gì? Trả lời: - Quyết định hành chính là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của các cơ quan hành chính nhà nước và viên cức lãnh đạo có thẩm quyền, cơ quan cuả các tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền, được thực hiện để thi hành pháp luật theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định nhằm định ra chủ trương, chính sách, nhiệm vụ lớn có tính định hướng hoặc làm phát sinh, sửa đổi chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể để thực hiện nhiệm vụ và chức năng quản lý hành chính nhà nước. ( là các văn bản dưới luật) Quyết định hành chính được thể hiện dưới hình thức văn viết và văn nói. Các quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm thể hiện bằng hình thức văn bản. -Các hình thức văn bản của QĐ hành chính: + Nghị quyết;+Nghị định;+Quyết định;+ Chỉ thị;+Thông tư;+ Nghị quyết liên tịch;+ Thông tư liên tịch. - Quyết định hành chính phải đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý cả nội dung và hình thức. Quyết định HC hợp pháp là Quyết định không trái Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Quyết định hành chính hợp lý là QĐ ban hành trên cơ sở pháp luật phù hợp với thực tiễn và có khả năng thực thi. - Tuân thủ theo quy trình ra quyết định HC: + Thu thập thông tin;+ Lựa chon phương án G/q;+ Hình thành QĐ chính thức + Tổ chức thực hiện;+ Kiểm tra, đánh gía, điều chỉnh. Đề số 4: Câu 1: Để thực hiện có hiệu lực, hiệu quả chức năng quản lý hành chính nhà nước, Nhà nước cần có những công cụ gì: Trả lời: 1/- Chức năng quản lý HCNN là: là thực thi quyền hành pháp- là sự tác động điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình hoạt động XH và hành vi hoạt động của các công cụ trong Ht hành chính từ TW đến cơ sở để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. -Hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nước liên quan đến quyền lực,năng lực, kết quả và chi phí. -Hiệu lực: Là sự điều hành, điều phối nhịp nhàng các cơ quan hành chính nhà nước tác động quá trình đời sống xã hội và hành vi công dân bằng quyền lực nhà nước với năng lực đội ngũ cán bộ công chức nhằm duy tèi trật tự XH, phát triển đất nước. Tóm lại,hiệu lực là hoàn thành đúng chức năng nhiệm vụ thẩm quyền đạt kết quả dự kiến. -Hiệu quả: Là mối tương quan giữa kết quả thu được tối đa so chi phí thực hiện ở mức tối thiểu. 2.Những định hướng và giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. -Quán triệt,vận dụng 5 quan điểm cơ bản mang tính nguyên tắc về xây dựng nhà nước( Nhà nước của dân do dân vì dân; quyền lực nhà nước thống nhất có sự phân công phối hợp giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp; nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động NN; Tăng cường pháp chế XHCN; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với NN) và thể hoá đúng bằng pháp luật coi đó là điểm xuất phát để xác định phạm vi và nội dung thực hiênj cải cách một bước nền HCNN -Thấu suốt tư tưởng chỉ đạo tiến hành cải cách hành chính: Là bộ phận trọng yếu của XD nhà nước pháp quyền gắn với đổi mới và chính đấn Đảng Phục vụ đắc lực và thúc đẩy công cuộc đổi mới và phát triển đất nước theo KTthị trường có sự Ql của nhà nước, CNH.HĐH. Xuất phát từ yêu cầu thực tế cuộc sống nhằm thu kết quả cao - Tiếp tục chấn chỉ bộ máy, xác định lại thẩm quyền, phân công : Xác lập chức năng phù hợp, tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế kinh tế mới ( bỏ ranh giới DNNN TW và ĐP, xoá bỏ Bộ, UB trực quản), rành mạch thẩm quyền, nâng cao vai trò HĐND, thực hiện chế độ trưởng thôn, bản;-Đảy mạnh cải cách thủ tục hành chính, một cửa, một dấu;-XD đội ngũ CBCC: quy chế công chức, tiêu chuẩn hoá, đào tạo;-Tăng cường Pháp chế XHCN 3.- 5 công cụ: + Công sở: là trụ sở của cơ quan, là nơi làm việc, giao tiếp, ra các quyết định hành chính, nơi cán bộ CNV thi hành công vụ. + Công sản: Là tài sản công như vốn,kinh phí, phương tiện khác để làm việc. + Công vụ: là một dạng lao động của người làm việc ở công sở. Có 3 loại công vụ: lãnh đạo, chuyên viên, giúp việc. + Công chức: Là người thực hiện công vụ của nhà nước, được hưởng lương, phụ cấp theo công việc do NSNN trả. + Quyết định hành chính: là kết quả thực hiện quyền hành pháp, mang tính mệnh lệnh đơn phương của quyền lực nhà nước. Câu 2: Những đối tượng thuộc phạm vị điều chỉnh của pháp lệnh công chức: Là công dân Việt nam, trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước: - Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan NN, t/chức chính trị, CTXH. - Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thường xuyên trong các tổ chức chính trị, chính trị XH. - Người được tuyển dụng, giao nhiệm vụ thường xuyên, phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, xếp vào ngạch hành chính, sự nghiệp. - Thẩm phán Toà án NDTC, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân. - Những người được tuyển dụng bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thường xuyên trong Quốc phòng, An ninh mà không phải là sĩ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng. Đề số 5: Câu 1: Nghĩa vụ CBCC khi thi hành công vụ là gì? Trả lời: Điều 6 trong PL cán bộ công chức. 1/ Trung thanh với tổ quốc; bảo vệ sự án tonà, danh dự và lợi ích quốc gia. 2/ Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước, thi hành công vụ, nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. 3/ Tận tuỵ phục vụ nhân dân, tôn trong nhân dân. 4/Liên hệ chặt chẽ với đân,tham gia sinh hoạt nơi cư trú,chịu sự giám sát của dân. 5/Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm,liêm chính , không quan liêu, không hách dịch, cửa quyền tham nhũng. 6/ Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác, thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của cơ quan tổ chức, giữ gìn bảo vệ của công, bảo vệ bí mật Quốc gia. 7/ Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, chủ động sáng tạo phối hợp công tác nhằm hoàn thành tốt công việc được giao. 8/ Chấp hành sự điều động phân công của cơ quan, tổ chức. Câu 2: Chủ tịch UBND có quyền: bãi bỏ QĐ của UBND cấp dưới, chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp. Đề thi số 6: Câu 1: Đồng chí hãy phân biệt cơ quan Bộ, cơ quan ngang Bộ với cơ quan trực thuộc Chính phủ: Trả lời: - Bộ và cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ. Do Quốc hội quyết định việc thành lập, sát nhập, giải thể theo đề nghị của Thủ tướng CP . Trong thời gian QH không họp, do UB thường vụ QH quyết định trình trước kỳ họp sớm nhất của QH. Người đứng đầu các cơ quan Bộ, cơ quan ngang Bộ là thành viên của Chính phủ. - Cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ thành lập, sát nhập, giải thể. Có 3 loại cơ quan thuộc Chính phủ: Cơ quan quản lý theo ngành , lĩnh vực; cơ quan sự nghiệp; Tổ chức kinh tế. Thủ trưởng cơ quan thuộc CP không là thành viên của Chính phủ, có thể được tham gia những kỳ họp của CP những vấn đề có liên quan. Các cơ quan ngang Bộ: Văn phòng Chính phủ, UB Dân tộc MN, Thanh tra nhà nước, Ban tổ chức cán Bộ CP, UB dân số KHH GĐ, UB Bảo vệ CSTE, UB Thể dục thể thao. Câu 2: Chủ tịch UBND Tỉnh có quyền: Đúng sai - Đình chỉ việc thực hiện nghị quyết của HĐND huyện X - Bãi bỏ văn bản của UBND huyện và thủ trưởng cơ quan c/môn cùng cấp X - Bãi bỏ Nghị Quyết của HĐND huyện X Đề số 7: Câu 1: Tại sao phải quản lý nhà nước bằng pháp luật và theo pháp luật? Trả lời: Pháp luật là hệ thống các quy phạm pháp luật được ghi nhận trong các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật: Nhà nước phụ thuộc vào PL và không thể tồn tại nếu thiếu PL, ngược lại PL cũng lệ thuộc Nhà nước và cũng không thể tồn tại nếu thiếu nhà nước. PL là công cụ, phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội, nhưng quyền lực nhà nước phải dựa trên cơ sở PL, được thực hiện thông qua PL và bị hạn chế bởi PL. Quản lý NN bằng PL vì PL có các ưu thế hơn các loại quy tắc xã hội khác, thể hiện ở các thuộc tính của PL như: - Tính quy phạm phổ biến: Quy phạm PL chứa đựng những nguyên tắc khuôn mẫu, mô hình sử sự chung;- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: nhằm đảm bảo nguyên tắc: Bất cứ ai được đặt vào điều kiện ấy cũng không thể làm khác được.;- Tính hệ thống: tạo thành hệ thống pháp luật;- Được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước. Chức năng của pháp luật: - chức năng điều chỉnh : nó chấn chỉnh và đưa các quan hệ xã hội vào một trật tự nhất định, loại bỏ các quan hệ không phù hợp với lợi ích và tiến bộ XH, kích thích sự hình thành và PT các quan hệ phù hợp với nha cầu tiến bộ XH;- Chức năng bảo vệ: bảo vệ các quan hệ xã hội được PL điều chỉnh không bị xâm phạm;- Chức năng giáo dục: Tác động vào ý thức và tâm lý của con người. Câu 2: Chủ tịch Tỉnh có quyền: Đúng sai - Đình chỉ việc thực hiện nghị quyết của HĐND huyện X - Bãi bỏ văn bản của UBND huyện và thủ trưởng cơ quan c/môn cùng cấp X - Bãi bỏ Nghị Quyết của HĐND huyện X Đề thi số 8: Câu 1: Trình bầy đối tượng, phạm vi điều chỉnh của pháp lệnh cán bộ công chức. Trả lời: đối tượng, phạm vi điều chỉnh: Là công dân Việt nam, trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, gồm: - Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan NN, t/chức chính trị, CTXH; - Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thường xuyên trong các tổ chức chính trị, chính trị XH.; - Người được tuyển dụng, giao nhiệm vụ thường xuyên, phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, xếp vào ngạch hành chính, sự nghiệp; - Thẩm phán Toà án NDTC, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân;- Những người được tuyển dụng bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thường xuyên trong Quốc phòng, An ninh mà không phải là sĩ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng. Câu 2: Chủ tịch UBND Tỉnh có quyền: Đúng sai - Đình chỉ việc thực hiện nghị quyết của HĐND huyện X - Bãi bỏ Nghị Quyết của HĐND huyện X - Bãi bỏ quyết định, chỉ thị của UBND huyện Chủ tịch UBND huyện X Đề thi số 9: Câu 1: Phân biệt quản lý hành chính nhà nước với các dạng quản lý khác trong XH: Trả lời: Quản lý hành chính nhà nước: 1/ Quản lý toàn diện về kinh tế , xã hội, Đối nội, đối ngoại. 2/ Được sử dụng quyền lực nhà nước với tư cách là cơ quan công quyền, được sử dụng quyền lực của nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người. Quản lý NN khác với dạng quản lý khác( công doàn, thanh niên...) ở chỗ các chủ thể này không dùng quyền lực pháp luật mà chỉ dùng phương pháp giáo dục vận động quàn chúng.. 3/ Sử dụng Pháp luật làm công cụ quản lý. Ví dụ : Quản lý nhà nước về kinh tế được phân biệt theo 5 đặc trưng sau: 1. Các cơ quan nhà nước có chức năng tổ chức nền kinh tế quốc dân và điều chỉnh sự hoạt động của nó chủ yếu là vĩ mô: tổng thể các mối quan hệ phức tạp gắn bó với nhau, trên phạm vi cả nước, toàn ngành, vùng lãnh thổ; thực hiện chức năng quản lý thông qua các biện pháp kinh tế, hành chính,pháp luật. Các tổ chức khác quản lý vi mô, trực tiếp thực hiện các hoạt động XSKD... 2. Các cơ quan nhà nước định ra các chiến lược,quy hoạch, cơ chế quản lý có cơ sở pháp lý ổn định, tiêu chuẩn , định mức.. Các tổ chức khác chấp hành, cụ thể hoá các chiến lược.. chịu sự kiểm tra kiểm soát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Các cơ quan nhà nước thực hiện các hoạt động tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước, bằng pháp luật, quan hệ cấp trên- dưói. Các tổ chức SXKD trực tiếp SX, có tư cách pháp nhân, bình đẳng trước pháp luật trong KD. 4. Các mối quan hệ trong quản lý của các cơ quan hành chính điều chỉnh bằng công pháp, đơn phương, không bình đẳng. Trong SXKD quan hệ bình đẳng, sử dụng tư pháp. 5. Các cơ quan QLNN hoạt động bằng nguồn NSNN. Câu 2: Công chức phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra đối với cơ quan nhà nước do vô ý: Đúng sai - 100% X - 50% X - không quá 3 tháng lương và các khoản phụ cấp X Đề thi số 10: Câu 1: Để giải quyết yêu cầu của công dân và tổ chức, tại công sở cần thông báo những nội dung gì? Trả lời:Việc g/q những yêu cầu, khiếu tố của dân là một trong những nội dung cải cách hành chính. Tại công sở phải thông báo: - Niêm yết ngày, giờ, nội quy tiếp dân;- Niêm yết quy trình, hướng dẫn công dân khiếu nại, tố cáo theo thủ tục của pháp luật để mọi người biết và thực hiện. - Quy định trách nhiệm của các bộ phận, các cá nhân trong việc giải quyết các yêu cầu của dân. Liên hệ thực tế. Câu 2: Bộ trưởng và cơ quan ngang bộ có quyền: đúng sai - Bãi bỏ quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh X - Đình chỉ việc thực hiện quyết định, chỉ thị của UBND, chủ tịch UBND tỉnh X Đề số 11: Câu 1: Kể các phương tiện của quản lý hành chính nhà nước? Quan niệm về vai trò phương pháp trong sự vận dụng có hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính nhà nước? Trả lời: Đặc điểm cơ bản của quản lý hành chính nhà nước là mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao, tính mệnh lệnh đơn phương của nhà nước, tính chue động sáng tạo, tính liên tục ổn định trong tổ chức, tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp..., nên các phương tiện quản lý hành chính nhà nước cũng phải phù hợp với đặc điểm trên. 1.Công cụ(Phương tiện) của quản lý hành chính nhà nước: -Công sở:Là trụ sở làm việc, là nơi CBCC thực thi công vụ, nơi giao tiếp đối nội, đối ngoại, nơi ban hành các quyết định hành chính để điều chỉnh mọi quan hệ XH và hành vi hoạt động của con người. -Công vụ và công chức: Công vụ: Là dạng lao động XH của người làm việc trong công sở nhà nước Công chức:là người thực hiện công vụ nhà nước được lương từ NSNN, trong biên chế NN. -Công sản: Vốn, các phương tiện, điều kiện để hoạt động -Quyết định hành chính: + Quyết đinh hành chính là sự biếu hiện ý chí của nhà nước , thể hiện tính mệnh lệnh đơn phương của cơ quan hành pháp mà mọi đói tượng phải tuân theo. +Nội dung, nguyên tắc quy định công nghệ khi ra quyết định: . Có căn cứ, nguồn thông tin .Thực hiện dân chủ trước khi ban hành .Bảo đảm quy trình khoa học của việc ban hành và tổ chức t.hiện 2/Phương tiện: Có 2 nhóm: Nhóm thứ nhất: Các phương pháp khoa học như : Kế hoạch hoá,thống kê, toán học, tâm lý xã hội học, sinh lý học. Nhóm thứ hai: Các phương pháp của bản thân quản lý nhà nước: - Giáo dục tư tưởng đạo đức ( việc làm thường xuyên); tác động về tinh thần tư tương của con người để giác ngộ, có ý thức chính trị... - Phương pháp tổ chức ( phương pháp quan trọng): là biện pháp đưa con người vào khuôn khổ , kỷ luật kỷ cương. - Phương pháp kinh tế ( cơ bản): Đay là phương pháp mà chủ thể QLNN tác động gián tiếp đến con người dựa trên các lợi ích vật chất và các đòn bẩy kinh tế ( lương, thưởng, trợ cấp...). - Cưỡng chế hành chính: sử dụng các mậnh lệnh hành chính bắt buộc phải thực hiện. Trong 4 phương pháp trên, theo quan điểm của Đảng, phương pháp giáo dục tư tưởng đạo đức được đư lên hàng đầu phải làm thường xuyên, liên tục. Phương pháp tổ chức là hết sức quan trọng có tính khẩn cấp . Phương pháp kinh tế là cơ bản là động lực thúc đẩy mọi hoạt động QLNN. Phương pháp cưỡng chế hành chính là cần thiết, nhưng phải sử dụng đúng đắn. Câu 2: Bộ trưởng và cơ quan ngang bộ có quyền: đúng sai - Bãi bỏ quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh X - Đình chỉ việc thực hiện quyết định, chỉ thị của UBND, chủ tịch UBND tỉnh X Đề số 12: Câu 1: Các nhân tố tổng hợp ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước là gì ? Theo đồng chí yếu tố nào cần có trước? Trả lời: Quyền lực ---------> / kết quả
Tài liệu liên quan