Ảnh hưởng của ấn độ đến Đông Bắc Á

Về mặt địa lý, Phật giáo đã theo chân các nhà sư truyền giáo Phạm Tăng được truyền đến Trung Quốc theo hai ngả đường là đường bộ và đường thủy. Về đường bộ chủ yếu là 2 con đường giaO thông lớn: phía Bắc và phía Nam của các nước Tây vực. Về sau, giữa 2 con đường trên, còn có con đường “Nhập trúc cầu pháp” của ngài Pháp Hiển. Về đường thủy thì chủ yếu từ các hải cảng ở tỉnh Quảng Đông. Trong khoảng thời gian dài hơn 2000 năm từ khi bắt đầu du nhập vào Trung Hoa cho đến hiện tại, đạo Phật đã nhiều lần không thành và suy vong theo các triều đại.

doc11 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 3038 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của ấn độ đến Đông Bắc Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẢNH HƯỞNG CỦA ẤN ĐỘ ĐẾN ĐÔNG BẮC Á I. Đông Bắc Á Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Bắc Á, chủ yếu thông qua con đường truyền giáo và Con đường tơ lụa. Con đường tơ lụa là con đường thương mại thời cổ do Trung Quốc khai thông cách đây hơn 2000 năm nổi tiếng thế giới, là chiếc cầu nối giữa Trung Quốc với các nước Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, góp phần quan trọng cho sự giao lưu vật chất và văn minh phương Đông và phương Tây. Con đường tơ lụa bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh qua các nước Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kì, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận Châu Âu. Con đường còn đi đến cả Hàn Quốc, Nhật Bản, có chiều dài khoảng 7 ngàn cây số. Màu sắc văn hóa Ấn Độ thể hiện ở Đông Bắc Á chủ yếu chịu sự chi phối của tôn giáo, mạnh mẽ, đặc trưng nhất là Phật giáo, từ đó kéo theo những ảnh hưởng về mặt khoa học, nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc, hội họatất nhiên là theo hơi hướng Phật giáo. I. 1. Phật giáo a. Trung Quốc Về mặt địa lý, Phật giáo đã theo chân các nhà sư truyền giáo Phạm Tăng được truyền đến Trung Quốc theo hai ngả đường là đường bộ và đường thủy. Về đường bộ chủ yếu là 2 con đường giaO thông lớn: phía Bắc và phía Nam của các nước Tây vực. Về sau, giữa 2 con đường trên, còn có con đường “Nhập trúc cầu pháp” của ngài Pháp Hiển. Về đường thủy thì chủ yếu từ các hải cảng ở tỉnh Quảng Đông. Trong khoảng thời gian dài hơn 2000 năm từ khi bắt đầu du nhập vào Trung Hoa cho đến hiện tại, đạo Phật đã nhiều lần không thành và suy vong theo các triều đại. Bốn thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo: -Từ Tam quốc đến Tây Tấn: đây là thời kỳ có nhiều vị cao tăng từ Tây vực sang truyền đạo, đồng thời từ các vị vua chúa đến dân gian đều quy ngưỡng theo đạo Phật. -Thời Nam Bắc triều: đây là thời kỳ mà Bodhi Dharma tử Tây Trúc sang truyền pháp Thiền tôn. -Thời Đường: dưới thời Đường Thái Tôn, Đường Huyền Trang nhận thấy kinh điển nước nhà hoặc bị thiêu hủy vỉ giặc giã hoặc sai nguyên bản, nên Ngài đã tìm sang Ấn Độ học đạo với các vị minh sư, sau 15 năm, Ngài trở về mang theo nhiều kinh tạng Phạn văn. Sau Huyền Trang là Nghĩa Tịnh, ông mang về 60 bộ kinh, 230 quyển. Đây là thời kỳ lừng lẫy nhất của Phật giáo. -Thời Minh: sau giai đoạn Phật giáo lao đao, đến thời Chu Nguyên Chương, đạo Phật mới lấy lại vẻ huy hoàng, do lúc nhỏ, Chu Nguyên Chương là một vị Sa-di, nên ông rất ủng hộ Phật giáo. Đây là thời hưng thịnh cuối cùng của Phật giáo, và đến 1912 Cách mạng Tam dân chủ nghĩa, Phật giáo mới trỗi dậy bằng hình thức nghiên cứu Phật học và sự thành lập các hội Phật giáo trên khắp cả nước. Là một loại hình thái ý thức, một mặt, Phật giáo thông qua tư tưởng siêu nhiên xuất thế của mình, cùng vói chủ trương tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ của Nho gia và học thuyết dưỡng sinh, thành tiên của Đạo giáo cùng nhau bổ sung, do đó đối với việc bảo hộ, củng cố chế độ chính trị phong kiến đã khởi lên tác dụng tích cực, trở thành bộ phận quan trọng của kiến trúc thượng tầng xã hội phong kiến; mặt khác, Phật giáo với tinh thần từ bi cứu thế, phổ độ chúng sanh, cũng không ngừng khích lệ chúng đệ tử tích cực đóng góp vào sự nghiệp tiến bộ và từ thiện xã hội. Nhìn từ mặt phát triển của nền văn hóa truyền thống Trung Quốc, Phật giáo tại Trung Quốc lưu truyền và thâm nhập phát triển, một mặt làm giàu văn hóa truyền thống, một mặt trong thời gian dài cùng với tư tưởng Nho gia và Đạo gia so sánh, xung đột tranh luận và dung hợp, Phật giáo trở thành một trong 3 bộ phận không thể thiếu được đối với nền văn hóa Trung Hoa. Ngoài ra, Phật giáo truyền vào Trung Quốc, một mặt làm giàu phương thức tư duy và kho tàng triết học Trung Quốc; mặt khác thông qua các tư tưởng như thể dụng tương tức, thời gian không gian vô hạn, tâm tánh nhiễm tịnh, kiến tánh thành Phật... đã làm rộng lĩnh vực nghiên cứu của nền triết học Trung Quốc, làm lớn chiều sâu tư duy của triết học Trung Quốc, và đẩy mạnh sự phát triển lớn lao của triết học Trung Quốc. b. Tây Tạng Văn hóa Tây Tạng chịu sự giao lưu với các quốc gia láng giềng như Bhutan, Nepal, các khu vực kề sát Ấn Độ như Sikkim, Ladakh, và các tỉnh kề bên của Trung Quốc. Trong kho tàng văn hóa đó, đạo Phật nổi lên như một hạt nhân tiêu biểu nhất vừa tựu trung được những đặc điểm văn hóa xã hội đặc sắc của vùng đật và con người Tây Tạng vừa khái quát, ký giải được sức lan tỏa to lớn của văn hóa Tây Tạng. Các nhà truyền giáo Ấn Độ đầu tiên đến Tây Tạng truyền bá Đạo Phật vào thế kỷ VII SCN. Được tái nhập vào thế kỷ XI, chủ yếu từ vương quốc Pala thuộc Đông Ấn và xứ Kashmir, đạo Phật từ đấy trở nên trung tâm của văn hóa và xã hội Tây Tạng. Phật giáo Tây Tạng là một hình thức Đại Thừa, có nhiều trường phái và cách thực hành. Một mặt, đặc tính bí truyền và nhiều nghi thức của nó bắt nguồn từ Mật Tông Ấn Độ, một phái Phật giáo “huyền bí”, kết hợp giữa tư tưởng Phật giáo và Ấn Độ giáo. I. 2. Thiền Thiền tông (chán zòng, Ti’an, Zen) là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa (Mahayana), khởi nguyên từ một phương pháp tụ tập của Ấn Độ giáo và được Phật tổ Thích ca mâu ni (Shakyamuni) sử dụng như một phương pháp tụ tập, một cách tư duy để đạt tới chân lý. Sơ tổ của Thiền là Ca-diếp. Sư là một trong mười đệ tử xuất sắc nhất của Ðức Phật, nên còn được gọi là Ma-ha (Ðại) Ca-diếp. Sau sư tổ Ca-diếp, Thiền tông Ấn Ðộ truyền tiếp được 27 đời. Vào đầu thế kỷ VI, vị tổ thứ 28 của Thiền tông Ấn Ðộ là Bồ Ðề Ðạt Ma lên đường giáo hoá đông độ. Nội dung cơ bản của triết lý sống Thiền dực trên quan điểm về sự hướng nội của mỗi cá nhân. Vào hậu bán thế kỷ thứ 6, Thiền được Đạt Ma Sư Tổ truyền bá vào Trung Quốc. Đến đời tổ thứ 5 là Hoằng Nhẫn thì đồ đệ chia làm 2 phái.Tổ thứ 6 Huệ Năng lập Nam Tông, Thần Tú khai sáng Bắc Tông.Từ cửa đồ đệ của Huệ Năng là Nam Nhạc phân ra thành hai chi Lâm Tế, Vi Ngưỡng, từ cửa một đồ đệ khác là Thanh Nguyên lại xuất hiện 3 tôn phái khác: Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn. Cả năm phái gọi là "ngũ gia".Thêm vào đó, phái Lâm Tế lại đẻ ra hai phái Dương Kỳ, Hoàng Long, kết cục có tất cả 6 nhánh. I.3. Phong tục tập quán I.3.1. Tang chay Do ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ, các nước Đông Bắc Á mai táng người chết theo hình thức hỏa táng. I.3.2. Các ngày lễ Phật Về phương diện phong tục, theo sự lưu truyền của Phật giáo tại Trung Quốc, một vài ngày lễ truyền thống của Phật giáo dần dần trở thành ngày lễ của dân gian, như mồng 8 tháng chạp âm lịch, vốn là ngày kỷ niệm Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo, sau thời kỳ Nam Bắc triều, kết hợp với ngày lễ tháng chạp vốn có mặt lâu đời tại Trung Quốc, đó là nguồn gốc của ngày lễ mồng tám tháng chạp ăn cháo; lại như, để kỷ niệm Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn, ngày 15 tháng 4 dương lịch, dân tộc Tây Tạng đều cử hành “lễ Tát cách đạt ngõa”; lại như, Phật giáo Nam tông cho rằng, ngày 15 tháng 04 là ngày Phật đản, cũng là ngày Ðức Phật Thành đạo và Niết bàn, dân tộc Thái tin theo Phật giáo Nam truyền, vì thế vào ngày này đều bỏ ra 3 đến 5 ngày làm ngày đầu năm mới, đi khắp xóm làng rảy nước để chúc mừng. Tại Nhật Bản, ngày sinh của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni được biết là ngày 8 tháng 4 âm lịch. Từ Minh Trị duy tân, dương lịch được áp dụng trên khắp Nhật Bản và từ đó những ngày kỷ niệm đều lấy nguyên ngày tháng cũ mà áp dụng qua dương lịch không cần phải đối chiếu để tính lại. Người ta cử hành ngày Phật đản đúng ngày 8 tháng 4 dương lịch. Ngày đó cũng là ngày hoa anh đào bắt đầu nở nên cũng được gọi là ngày Lễ hội hoa anh đào (Hana matsuri). Trong một cái nhà lồng hình hộp vuông có nóc mái, gọi là Hanamido, người ta tôn trí chính giữa một pho tượng sơ sinh đứng trên tòa sen thường là cánh, tay phải đưa lên ngón trỏ chỉ trời, tay trái duỗi thẳng xuống ngón trỏ chỉ đất. Chung quanh ao sen là ao cam thảo (Amacha) có úp những cái gáo cán dài làm bằng ống tre. Khách thập phương đến váy lạy rồi dùng gáo múc nước trà cam thảo dội lên pho tượng từ đầu xuống chân gọi là tắm Phật. Hanamido được thiết đặt ở giữa sân trước chùa hoặc một vài nơi công cộng trang nghiêm. I.3.3. Chấm đỏ Cùng với việc mở ra con đường tơ lụa, tập tục tô điểm của người Ấn Độ cũng ảnh hưởng đến nội địa Trung Quốc, vừa tô “điểm may mắn” vừa tránh yêu trừ tà. Ngưòi Trung Quốc đương thời có một cách nói, trẻ em từ 17 tuổi trở xuống hồn không toàn vẹn, có thể tận mắt thấy yêu ma. Bởi vậy, nhiều người muốn để cho con gái trưởng thành thuận lợi, đặc biệt chú ý “tô điểm may mắn” cho trẻ nhỏ, lâu dần hình thành tập tục. II. Sự du nhập của Phật giáo vào các nước Đông Nam Á (Việt Nam) Phật giáo tồn tại và liên tục phát triển là cả một quá trình vừa phải đấu tranh với các tôn giáo khác (như Balamôn giáo, Hindu giáo...) vừa phải đấu tranh ngay trong nội bộ Phật giáo về mặt giáo lý, và sau đó Phật giáo đã hình thành 2 giáo phái: Đại thừa (Mahayana) và Tiểu thừa (Hinayana). Đông Nam Á cơ bản tiếp nhận Phật giáo Tiểu thừa và căn cứ vào địa bàn ảnh hưởng người ta thường gọi Phật giáo Đông Nam Á là Phật giáo Nam Tông. Còn các nước Bắc Á như Trung Quốc, Triều Tiên - Hàn Quốc, Nhật Bản (kể cả Việt Nam) tiếp thu Phật giáo Đại thừa, nên thường được gọi là Phật giáo Bắc Tông. Việt Nam tiếp thu cả hai trường phái trên (do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Ấn Độ và gián tiếp từ Trung Quốc). Phật giáo vào Đông Nam Á khá sớm. Nó thâm nhập vào từng quốc gia trong những thời gian, không gian và con đường khác nhau, sự ảnh hưởng của nó cũng không đều nhau. Người ta dự đoán Phật giáo vào Đông Nam Á khoảng thế kỷ I-II đầu công nguyên và ở mỗi quốc gia nó du nhập trong khoảng thời gian khác nhau: Việt Nam: Phật giáo du nhập vào khoảng những năm 194-195 và trung tâm Phật giáo lớn nhất thời đó là Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Đạo Phật truyền vào Việt Nam (khi đất nước ta còn gọi là Văn Lang - Giao chỉ) do hai ngả đường bộ và thủy, giao liên giữa Ấn độ và Trung Hoa, phải ngang qua Việt Nam. Về Đường Bộ đi qua miền Trung Á (Mông Cổ, Tây Tạng, Trung Hoa) rồi từ Trung Hoa qua Cao Ly và Nhật bản. Về Đường Thủy thì qua ngả Srilanka, Java thuộc Indonésia và Trung Hoa.  Nước ta ở vào giữa hai con đường ấy, và do sự ghé lại của những thương nhân và tăng sĩ Ấn Độ đã mang hạt giống Bồ Đề - Đạo Phật - trồng trên đất Giao Chỉ ngay từ đầu kỷ nguyên Tây lịch. Rất có thể là trước kỷ nguyên Tây lịch người Việt đã có biết đến Đạo Phật rồi.  Và Luy Lâu được coi là chiếc nôi của Phật giáo. Nó được coi là Trung tâm Phật giáo xuất hiện sớm nhất  trong ba trung tâm Phật giáo thời kỳ khởi thuỷ ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á: Trung tâm Phật giáo Luy Lâu; Trung tâm Phật giáo Lạc Dương và Bành Thành (thuộc Trung Hoa). Quan trọng nhất, Phật giáo Việt Nam cho đến bây giờ, đó là sự hoà hợp của Phật giáo Ấn Độ với tín ngưỡng bản địa, chứ không phải là sản phẩm của 1.000 năm Bắc thuộc. Khi đó, ở Luy Lâu có tín ngưỡng thờ thần tự nhiên, mây mưa sấm chớp. Phật giáo Ấn Độ vào Việt Nam tìm cách hoà hợp với tín ngưỡng này, nên mới sinh ra truyền thuyết về Man Nương, là nguồn gốc để có hệ thống tín ngưỡng Tứ pháp cho đến tận bây giờ Gắn với truyền thuyết Man Nương ở vùng Dâu (Thuận Thành - Bắc Ninh), nghệ thuật và lễ hội Tứ pháp hiện vẫn thịnh hành, tuy những lễ cầu đảo hô phong hoán vũ không còn nữa. Yếu tố Ấn Độ lưu giữ ở Phật giáo Việt Nam: Trước hết đó là vật thờ có hình linga, chính là Đức Thạch Quang, trong truyền thuyết là đứa bé được Khâu đà la đưa vào thân cây Dung thụ hoá thành được thờ trong chùa Dâu . Thứ hai, cách tạo tượng mây mưa sấm chớp giống hệt tượng dòng Ấn Độ - Khơme. Các tượng Tứ Pháp đều cởi trần, quấn xà rông, nhân tướng theo kiểu Ấn Độ, mũi cao, lõ Nhưng những thân hình đều là Phật mẫu nên mang vẻ đẹp gợi cảm của phụ nữ, rất đặc biệt trong nghệ thuật Phật giáo Việt Nam. Dấu ấn Ấn Độ còn thể hiện trên những ván khắc chữ Phạn, tuy niên đại không lâu, phần lớn ở thế kỷ 19 nhưng vẫn còn nguyên chữ Phạn.sau này khi đạo Phật được chia làm 2 nhánh chính là :Phật giáo Nguyên Thủy (Nam Tông) và Phật giáo Đại Thừa (Bắc Tông) thì cả hai nhánh này đều làn lượt được truyền vào nước ta. Đó là những dấu ấn quan trọng cho thấy những nét đặc trưng mang đậm văn hóa Phật giáo Ấn Độ. Phật giáo ảnh hưởng đến đời sống người Việt Trong suốt chiều dài lịch sử, tâm thức người Việt đã chịu ảnh hưởng thuyết nhân quả, luân hồi. Người Việt Nam nào từ lúc nằm nôi cũng được nghe những câu “ở hiền thì lại gặp lành, ở ác gặp dữ tan tành ra tro” “ba vuông sánh với bảy tròn, đời cha nhân đức đời con sang giàu” Những truyện ngụ ngôn, có tính cách luân lý và nhân qua thường quấn quýt lấy nhau, Kéo Cày Trả Nợ, Ân Đức, Hai Vợ Chồng Con Chiền Chiện, Ông Sư, Chẽo Cờ và Vẹt, Phù Du và Đom Đóm  Và còn biết bao nhiêu đặc tính khác của Phật giáo rất phù hợp với dân tộc tính, dân tộc tính, dân tộc trí, đã làm nảy nở trong những nếp sống hằng hữu để vươn lên cuộc sống trong sáng, cao cả, toàn mỹ. Đó là những nét điển hình để chứng minh rằng văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc có những mối duyên gặp gỡ rất đồng nhất tế nhị. Không chỉ riêng nước Việt nam mà đối với bất cứ một nước nào khi Đạo Phật truyền tới cũng đều được các nhóm dân tộc hoan hỷ long trọng tiếp nhận, không nơi nào và chẳng lúc nào bị ruồng bỏ, bởi vì Đạo Phật là đạo Từ Bi, lấy tình thương làm động lực phát triển lòng Từ, lấy trí tuệ làm mục tiêu nhắm tới Giác Ngộ Giải Thoát Con Người. Được như vậy là vì Đạo Phật có một tôn chỉ rất rộng rãi: tôn trọng những đặc tính của mỗi dân tộc, mà chỉ cần khai thác phần “nhân tính” để hỗ tương, với mục đích dìu dắt con người đạt tới đích Chân Thiện Mỹ; và khi Đạo Phật đến dân tộc nào cũng vẫn kính trọng nếp sống cổ truyền, những phong tục sẵn có. Chỉ vì tinh thần giáo lý Giác ngộ Giải Thoát Tự Chủ của Đạo Phật không bao giờ trái với sự việc nào, bất cứ ở đâu hạng người nào khi họ biết hướng đến chân lý II.1. Chữ viết Chữ Sanscrit (Ấn Độ) đã được du nhập vào Đông Nam Á từ rất sớm, vào khoảng những thế kỷ đầu công nguyên. Trên cơ sở của văn tự Sanscrit, các dân tộc Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng của nước mình. Hàng loạt từ Ấn Độ được du nhập vào tiếng Melayu (ngôn ngữ quốc gia của Malaysia, Indonesia, Brunei, Singapore), tiếng Việt, tiếng Khmer và tiếng Thái. Chữ Thái cổ đã được hình thành từ đầu thế kỉ XIII và mang nhiều yếu tố của loại chữ Pê-gu cổ- loại chữ xuất hiện vào những thế kỉ đầu công nguyên và chịu ảnh hưởng của loại chữ cổ Ấn Độ. Trong tiếng Việt, một số từ chỉ cây cối như “mít”, “lài” và những từ thuộc về Phật giáo: “Bụt”, “bồ đề”, “bồ tát”, “chùa”đều có nguồn gốc từ Ấn Độ. II.2. Ảnh hưởng tôn giáo Ấn Độ đối với văn hóa người Khmer Phật giáo Nam Tông là tôn giáo chính thống của dân tộc Khmer. Văn hoá của Phật giáo ảnh hưởng nhiều đến đời sống tinh thần và trở thành yếu tố chi phối tư tưởng, tình cảm của cộng đồng dân cư. Ngôi chùa là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, nơi dạy chữ dân tộc, dạy văn hoá và cũng là trung tâm sinh hoạt cộng đồng của đồng bào Khmer. Có thể nói trong các hình thức sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt Phật giáo đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, là chất men kết dính cộng đồng dân cư bền chặt nhất, đây là nét đặc thù nổi bật nhất của xã hội Khmer truyền thống, cho dù Phật giáo Tiểu thừa chỉ mới du nhập vào ĐBSCL từ khoảng thế kỷ XII, nhưng nó đã chi phối khá sâu sắc đời sống nông thôn Khmer. Một nét đẹp về văn hoá của người Khmer ở ĐBSCL là tất cả nam công dân đều biết chữ. Theo tập quán truyền thống, người con trai khi lớn lên phải vào chùa đi tu, đi tu là hình thức vừa học chữ vừa học đạo, tu để trở thành người có nhân cách, có văn hoá và là một hình thức để báo hiếu cha mẹ đã có công dưỡng dục, sinh thành. Đối với đông đảo tín đồ Khmer, công việc giáo dục của nhà chùa chủ yếu thông qua hình thức thuyết pháp và tu thiền. Điều này được phản ánh trong mọi lễ hội Phật giáo, như lễ Phật đản, Nhập hạ, Xuất hạ, ban hành giáo lý... Sư sãi là tầng lớp được cộng đồng kính trọng. Vì vậy, đạo Phật có ảnh hưởng quan trọng và chi phối nhiều mặt đời sống xã hội của người Khmer ĐBSCL. II.3. Ảnh hưởng tôn giáo Ấn Độ đến Văn hóa Chăm Bàlamôn giáo du nhập vào Champa rất sớm, trước khi lập vương quốc Lâm ấp, muộn nhất là đầu công nguyên và có thể còn trước đó nữa. Bốn bia ký bằng chữ Phạn có niên đại thế kỷ VII được tìm thấy ở Quảng Nam và Phú Yên ở triều đại Bhadresvaravamin, ba trong bốn bia ký đó ghi nhận lãnh địa dành cho vị thần này. Còn bia ký Mỹ Sơn thì nói đến sự thành kính dành cho Mahesvara, Uma, Brahma, Vishnu. Đến thế kỷ thứ VII, ấn Độ giáo mà chủ yếu là Shiva giáo đã trở thành tôn giáo chính thống. Từ đây hình thành khu di tích Mỹ Sơn. Từ thời Lâm ấp đến Hoàn Vương (từ thế kỷ II đến thế kỷ IX), đạo Bàlamôn đã hiện diện và luôn luôn được coi trọng. Theo nhiều nhà nghiên cứu Champa thì Bàlamôn giáo đã đến Champa trước cả Phật giáo. Sử gia D.Hall có nhận xét như sau về tôn giáo vào Champa: Bàlamôn giáo là tôn giáo của giai cấp quý tộc, nên không thu được lớp bình dân đại chúng. Tập quán bản xứ vẫn tiếp tục phát triển song song với tập quán ấn Độ. Chính vì vậy mà nói đến ảnh hưởng của Ấn Độ trong việc hình thành văn hóa Chăm thì Bàlamôn giáo là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất. Bàlamôn giáo (Brahmanism) là tôn giáo hình thành trên cơ sở kinh Veda do người Aryen từ phía Tây Bắc đưa vào. Đạo Bàlamôn tôn thờ BRAHMA (nghĩa là "Đại Hồn"), một ý niệm trừu tượng của kinh Veda. Brahma là chúa tể các thần, nguồn gốc của vũ trụ, có quyền năng vô biên. Ngài hiện ở ba ngôi như thể thống nhất của một bộ ba vị thần tượng trưng cho ba giai đoạn của sự sống: Brahma (Thần Sáng tạo), Visnu (Thần Bảo tồn) và Siva (Thần Phá hủy). Sau khi đạo Phật lụi tàn trên đất Ấn Độ, Bàlamôn giáo được cải biên thành Ấn Độ giáo (Hinduism). Nguồn ảnh hưởng Ấn Độ, tuy đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành văn hóa Chăm, nhưng nó không phải là tất cả. Kế thừa di sản phong phú của văn hóa Sa Huỳnh. Văn hóa Chăm tất yếu còn là sản phẩm tổng hòa của cả nguồn ảnh hưởng khu vực và nguồn bản địa. Từ chỗ cả ba vị thần Bàlamôn đều được dựng tháp thờ khi đạo này mới du nhập, dần dần chỉ có một mình Siva được đề cao bởi lẽ tính cách Siva phù hợp hơn cả với tính cách bản địa của người Chăm. Và trong Siva muôn mặt với hàng trăm tên, chỉ có Siva dưới dạng Linga hoặc với Linga được phổ biến bởi lẽ tục thờ cột đá như một dạng của tín ngưỡng phồn thực vốn là truyền thống lâu đời của người nông nghiệp. Cuối cùng, Siva thì được hình dung thành người Chăm (ngay cả con bò thần Nandin của Siva cũng được thể hiện dưới dạng con trâu quen thuộc; còn Linga thì ở chỗ này được thay bằng ông vua - anh hùng dân tộc Chăm, ở chỗ khác thì được thay bằng nữ thần Mẹ quê hương xứ sở. Thành ra trên thực tế, thần Siva cùng bạn bè, bộ hạ của ông với những lí lịch Ấn Độ xa lạ chỉ còn tồn tại trong ý nghĩ của tầng lớp trí thức và tu sĩ Bàlamôn; đối với số đông người dân Chăm, thần Siva, tượng Linga,v.v.. chỉ là hình thức, còn ước vọng phồn thực và lòng sùng kính các nữ thần địa phương, các anh hùng dân tộc mới là nội dung. Đạo Bàlamôn xa lạ đã được người Chăm biến cải thành đạo Bà chăm gần gũi; đạo Bà Chăm không còn là Bàlamôn giáo Ấn Độ nữa mà chỉ có thể xem như một biến thể của nó. Và đạo Bà Chăm một biến thể đạo Bàlamôn đã cho ta thấy sức mạnh bản địa hóa ấy. Người Chăm theo đạo Bàlamôn cũng chịu một số ảnh hưởng của tôn giáo như trong ăn uống, họ kiêng thịt bò, khi chết họ hoả táng. Ăn Tết Katê hàng năm vào tháng 7 Chăm lịch (khoảng tháng 9 âm lịch ta). Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tôn giáo Bàlamôn hiện nay ở người Chăm không còn hội đủ những yếu tố của một tôn giáo chính thống, hệ thống giáo lý, giáo luật, hệ thống giáo chủ và tín đồ không rõ ràng và người Chăm theo đạo Bàlàmôn không tự gọi mình là người Chăm Bàlamôn mà gọi là Chăm Ahiêr. Nhưng, mặc dù đã bị bản địa hóa khá mạnh, chức sắc, tăng lữ Bàlamôn và nhiệm vụ của họ vẫn được duy trì một cách có hệ thống. Trong Bàlamôn giáo: “đẳng cấp Bàlamôn là đẳng cấp cao nhất, được sinh ra từ miệng Sanura (Manu) “Bàlamôn được coi là thần trên mặt đất”, chủ trì chăm lo việc cúng bái, thao túng đời sống tinh thần thời cổ đại và trung thế kỷ”. Hiện nay, các tăng lữ pà xế (passeh) vẫn nắm giữ phần hồn của cộng đồng người Chăm Bàlamôn. Xã hội Bàlamôn vốn là xã hội phân biệt đẳng cấp, được hình thành nên để bảo vệ cho quyền lợi của đẳng cấp tu sĩ Bàlamôn.
Tài liệu liên quan