Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với ngành kế toán, kiểm toán

Cách mạng công nghiệp 4.0 ra đời cùng với sự phát triển của Internet vạn vật (Internet of Things) tạo ra tác động tích cực lên nhiều lĩnh vực trong đời sống, như sản xuất, đi lại, giải trí, chăm sóc sức khỏe, môi trường và tất nhiên là có cả giáo dục. Trong bối cảnh này, giáo dục vừa trở thành đối tượng bị ảnh hưởng bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vừa là nhân tố tác động đến cuộc cách mạng này. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu tác động của cuộc cách mạng công nghiệp đối với ngành Kế toán – Kiểm toán, các thách thức cho cả các đơn vị đào tạo và lực lượng lao động trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán. Kết quả nghiên cứu chỉ ra một số thông tin có ích trong việc nghiên cứu mối quan hệ của các bên liên quan trong việc gia tăng khả năng thích ứng của nhân lực ngành kế toán kiểm toán trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

pdf10 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với ngành kế toán, kiểm toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
62 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật ẢNH HƯỞNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI VỚI NGÀNH KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN Vương Thị Thanh Nhàn* TÓM TẮT Cách mạng công nghiệp 4.0 ra đời cùng với sự phát triển của Internet vạn vật (Internet of Things) tạo ra tác động tích cực lên nhiều lĩnh vực trong đời sống, như sản xuất, đi lại, giải trí, chăm sóc sức khỏe, môi trường và tất nhiên là có cả giáo dục. Trong bối cảnh này, giáo dục vừa trở thành đối tượng bị ảnh hưởng bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vừa là nhân tố tác động đến cuộc cách mạng này. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu tác động của cuộc cách mạng công nghiệp đối với ngành Kế toán – Kiểm toán, các thách thức cho cả các đơn vị đào tạo và lực lượng lao động trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán. Kết quả nghiên cứu chỉ ra một số thông tin có ích trong việc nghiên cứu mối quan hệ của các bên liên quan trong việc gia tăng khả năng thích ứng của nhân lực ngành kế toán kiểm toán trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, ảnh hưởng đến ngành kế toán kiểm toán, nhân lực ngành kế toán kiểm toán, đào tạo kế toán kiểm toán, IFRS THE IMPACT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 ON ACCOUNTING AND AUDITING FIELDS ABSTRACT The industrial revolution 4.0 and Internet of Things create a positive impact on many aspects of life, such as, production, travel, entertainemt, health care, environment, and of course education. In this context, education has become an object influenced by the industrial revolution 4.0 as well as a factor influencing this revolution. In this study, we examine the impact of the revolution on accouting and auditing fields, the challenges for both training institutions and the workforce in the Accounting – Auditing fields. The research results show some useful information in the estimation of stakeholder relationships in increasing the adaptability of employee in the accounting and auditing fields in industrial revolution 4.0. Keywords: Industrial revolution 4.0, impact on accounting and auditing, Accouting and Auditing employee, accounting and auditing education, IFRS * ThS. GV. Trường Đại học Tài chính Marketing, Điện thoại: 0906332547 Email: vuongthithanhnhan@gmail.com 1. GIỚI THIỆU CHUNG Thế giới loài người trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp [1]. Bắt đầu từ thập kỷ này là thời điểm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng công nghiệp 1.0 (bắt đầu từ năm 1784) xảy ra khi loài người phát minh động cơ hơi nước. Nó tác động trực tiếp 63 đến các ngành nghề như dệt may, chế tạo cơ khí, giao thông vận tải. Cuộc cách mạng công nghiệp 2.0 (từ năm 1870) đến khi loài người phát minh ra động cơ điện, mang lại cuộc sống văn minh, năng suất tăng nhiều lần so với động cơ hơi nước. Cuộc cách mạng công nghiệp 3.0 (từ năm1969) xuất hiện khi con người phát minh ra bóng bán dẫn, điện tử, kết nối thế giới liên lạc được với nhau. Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet là những công nghệ hiện nay chúng ta thụ hưởng là từ cuộc cách mạng này. Cách mạng công nghiệp 4.0 ( từ năm 2010) hiện nay là Internet vạn vật (Internet of Things). Thế giới mà mọi vật đều có thể kết nối qua thiết bị, do đó cách thức thu thập dữ liệu thay đổi, cách thức lưu trữ dữ liệu thay đổi và kích thước dữ liệu thu thập được rất lớn. Điều này gây ra nhiều thách thức cho các ngành liên quan như khoa học dữ liệu, giáo dục, kế toán, kiểm toán,... Hình 1. Các cuộc cách mạng công nghiệp Cách mạng công nghiệp 4.0 hiểu đơn giản là công nghiệp thông minh. Khái niệm “Thông minh” ở đây không chỉ nói khả năng tính toán, xử lý nhanh mà còn bao gồm khả năng kết nối thông minh. Công nghiệp 4.0 là sự kết nối nhiều thành phần cá thể thông minh một cách tự động và kết nối với Internet vạn vật (Internet of Things). Hình 2 trình bày các đặc trưng của Cách mạng công nghiệp 4.0. Hình 2. Các đặc trưng của Công nghiệp 4.0* Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều ứng dụng hữu ích trong xã hội [2]. Nhờ công nghệ này, người máy làm việc càng thông minh, có khả năng ghi nhớ, học hỏi vô biên, trong khi khả năng đó ở con người càng già càng yếu đi. Ưu điểm của các loại người máy thông minh là khả năng làm việc 24/24, không cần trả lương, đóng thuế, bảo hiểm Các ưu điểm này cũng đang đe dọa đến sự tương quan trong việc sử dụng lao động là người thật hay người máy trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0. [3] Chung xu thế đó, trong cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư, những yếu tố mà các nước như Việt Nam đã và đang tự coi là có ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, dồi dào sẽ không còn là thế mạnh nữa, thậm chí bị đe dọa nghiêm trọng. Trong tương lai, người dân có thể mất việc làm, bởi những lĩnh vực mà công nghệ người máy thông minh có thể tác động tới trải dài từ dệt may, dịch vụ, giải trí cho đến y tế, giao thông, giáo dục... Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu từ đại học Oxford [4], có khoảng 47% các công * /07/Industry4.0-1024x761.png Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 ... 64 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật việc tại Mỹ có thể bị mất trong vòng hai thập niên tới. Theo báo cáo của Shelly Palmer và đồng sự [5], ngành kế toán được xếp trong nhóm 5 ngành nghề có thể tự động hóa trong tương lai. Như vậy, nhân sự làm việc trong lĩnh vực kế toán kiểm toán cần thiết phải có các kiến thức và kỹ năng thích hợp để thích nghi với các thay đổi trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN NGÀNH KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Sự phát triển trong lĩnh vực tài chính đã bị chi phối mạnh mẽ bởi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai và thứ ba. Trường hợp tương tự lại xảy ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Các doanh nghiệp phải thay đổi nhiều vấn đề liên quan đến chính sách, mô hình tài chính để thích nghi với sự phát triển nhanh về công nghệ. Đảm bảo các kết nối hiệu quả giữa khách hàng và các sản phẩm của họ. Cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy các cách thức mới để tạo ra các giá trị mới và mô hình kinh doanh mới. Hình 3, thể hiện một sự khác biệt giữa mô hình kinh doanh mới trong thời đại công nghiệp 4.0 và mô hình kinh doanh truyền thống. Trong mô hình kinh doanh mới này, vai trò của môi trường ảo đóng vai trò quan trọng. Sự xuất hiện của khái niệm “chuỗi cung ứng thông minh” (smart supply chains) [6] hình thành nên các kênh linh hoạt, hiệu quả trong việc kết nối nhà cung ứng với các khách hàng. Ví dụ, với sự hỗ trợ của công nghệ học sâu trong khai phá dữ liệu trên các mạng xã hội, một doanh nghiệp có thể kết nối chính xác các mối quan hệ giữa các khách hàng quan tâm đến các sản phẩm được cung ứng với mức độ quyết định giao dịch thành công cao nhất. Điều này làm phát sinh các giá trị kinh doanh mới. [7]. Hình 3. Sự khác biệt giữa mô hình kinh doanh truyền thống và mô hình kinh doanh trong thời công nghiệp 4.0 [8] Theo Andrew Tucker [9], 5 công nghệ sau đây trong thời đại công nghiệp 4.0 gây ảnh hưởng lớn đến ngành kế toán, đó là: Điện toán đám mây (Cloud), bảo mật dữ liệu (Data Security), tự động hóa (Automation), nhận dạng chữ viết (Optical character recognition), and công nghệ Blockchain. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ điện toán đám mây, các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang có xu thế dịch chuyển lên môi trường này. Hình 4 mô tả các thống kê liên quan đến các hoạt động của các ứng dụng phổ biến trên Internet trong 60 giây. Thống kê này [10] cho thấy, thông tin trao đổi trên Internet ngày nay đang rất nhiều. Ví dụ, có khoảng 3 triệu lượt đăng trên mạng xã hội Facebook trong một phút. Bên cạnh đó, theo thống kê của Software Advice [11], có 85,6% các ứng dụng kế toán hiện tại triển khai trên nền tảng điện toán đám mây. Điều này chứng tỏ, nhân sự trong ngành kế toán cần có kiến thức, kỹ năng liên quan để tác nghiệp trên các hệ thống hiện đại này. Để có được các kỹ năng và kiến thức này, đòi hỏi phải có các cải tiến trong cả quá trình đào tạo trong nhà trường và cả khả năng tự đào tạo trong môi trường doanh nghiệp. 65 Hình 4. Thống kê các hoạt động trên Internet trong 60 giây của các ứng dụng tiêu biểu [10] Bảo mật dữ liệu là một trong những vấn đề mà nhân sự trong ngành kế toán kiểm toán cần quan tâm trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Một khi dữ liệu quan trọng như dữ liệu kế toán, tài chính của doanh nghiệp được đưa lên Internet theo xu thế của công nghệ điện toán đám mây. Một khi thông tin tài chính, dữ liệu kinh doanh được thu thập và chia sẽ theo nhiều kênh, nhiều thiết bị theo xu thế của Internet vạn vật. Nguy cơ mất bảo mật dữ liệu ngày càng cao. Như vậy, quy trình nghiệp vụ kế toán phải làm sao để đảm bảo tính an toàn dữ liệu nhạy cảm này. Quy trình kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán hệ thống tin phải đảm bảo phát hiện được tất cả các nguy cơ có thể có gây ảnh hưởng đến nguy cơ gây rò rỉ thông tin nhạy cảm liên quan. Công nghệ tự động hóa sẽ kéo theo khả năng xuất hiện các hoạt động kinh doanh tự động trong tương hiện tại và tương lai. Với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo và IoT, các hoạt động thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu và ra quyết định sẽ trở nên thông minh hơn. Và hiển nhiên là cách thức triển khai cũng khác xa so với truyền thống. Ví dụ, với sự hỗ trợ của IoT, kế toán viên có thể xem các hoạt động tài chính của doanh nghiệp một các tức thì. Với sự hỗ trợ của tính toán dữ liệu lớn, các nhà đầu tư có cái nhìn bao quát hơn, đa chiều hơn và chính xác hơn về báo cáo tài chính của công ty mà họ đang quan tâm để có quyết định đầu tư nhanh nhất và chính xác nhất. Điều này dẫn đến việc cần thiết phải thay đổi mô hình kinh doanh, cách thức quảng bá thông tin doanh nghiệp, cách thức báo cáo tài chính. Ví dụ, sử dụng chuẩn báo cáo tài chính quốc tế IFRS để mở rộng khả năng tiếp cận thông tin tài chính danh nghiệp ra toàn cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc thu hút nhà đầu tư thế giới. Mô hình kinh doanh thay đổi. Mô hình tài chính thay đổi. Điều này đòi hỏi lực lượng nhân sự làm việc trong lĩnh vực liên quan, đặc biệt là ngành kế toán, kiểm toán phải trang bị các kiến thức và kỹ năng thích hợp. Ví dụ, ngành kiểm toán có nhiều thay đổi theo các cuộc công nghiệp khác nhau [12]. Hình 5 trình bày các thế hệ kiểm toán khác nhau. Nếu thế hệ kiểm toán 2.0, các công cụ sử dụng chủ yếu là Excel, thì trong thế hệ 4.0, kiểm toán chuyển sang xu thế tự động hóa và có sự hiện diện của nhiều công nghệ hiện đại như RFID, GPS và các thiết bị IoT. Như vậy, rất dễ nhận thấy một điều rằng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng lớn đến ngành kế toán kiểm toán. Hình 5. Các thế hệ Kiểm toán từ 1.0 đến 4.0 3. KHẢO SÁT Chúng tôi ý thức được rằng lực lượng lao động trong ngành Kế toán kiểm toán trong Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 ... 66 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật tương lai xuất thân từ sinh viên của các trường cao đẳng, đại học. Chính lẽ đó, một khảo sát về vấn đề được đặt ra của đề tài đối với nhóm đối tượng này là cần thiết. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành thực hiện khảo sát trên 605 sinh viên (hầu hết là sinh viên năm ba) ngành Kế toán kiểm toán từ hai trường đại học và một trường cao đẳng tại TP.HCM, và 95 sinh viên ở các trường khác thông qua hình thức khảo sát trực tuyến tại địa chỉ https://goo. gl/forms/Gvh4QgKa0xYRmyVt1. Nội dung các câu hỏi khảo sát được trình bày trong phần Phụ lục 1. Kết quả thống kê của các câu hỏi khảo sát từ 1 đến 8 được trình bày trong bảng 1. Với câu hỏi 1 (Bạn có biết rõ về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?) như hình 6, có 19% người được khảo sát trả lời “chưa từng nghe qua” và 80% trả lời “chỉ nghe qua”. Điều này cho thấy thông tin về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không được đến đối tượng sinh viên được khảo sát một cách đầy đủ. Điều này cũng dễ suy luận ra rằng nhóm đối tượng này chưa có chuẩn bị tốt nhất cho nghề nghiệp của họ một cách tốt nhất để thích nghi với các thách thức mới, cơ hội mới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Một nhu cầu cần thiết hiện tại là cần có nhiều kênh truyền thông hơn nữa để cung cấp các thông tin về xu thế công nghệ, xu thế việc làm, xu thế xã hội cho sinh viên để học trong tâm thế chủ động và mang tính thích ứng cao khi tham gia thị trường lao động trong thời đại công nghiệp 4.0. Hình 6. Kết quả khảo sát cho câu hỏi “Bạn có biết rõ về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?” Một phát hiện khác từ kết quả khảo sát trong nghiên cứu này là có đến 43% người được khảo sát chưa từng nghe qua về chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính IFRS (Hình 7). Điều này chứng tỏ, chương trình đào tạo, kênh truyền thông, tốc độ cập nhật thông tin mới ở các cơ sở đào tạo chưa thật sự hiệu quả trong việc chuẩn bị hành trang cho người học trước khi bước vào thị trường lao động đầy thách thức và cơ hội của thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Qua nghiên cứu này, nhóm tác giả xin kiến nghị các cơ sở đào tạo cần tích cực trong việc cập nhật chương trình đào tạo, tăng cường các hội thảo, tọa đàm về các kỹ năng, kiến thức cần thiết để thích ứng trong ngành kế toán kiểm toán thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Hình 7. Kết quả khảo sát cho câu hỏi “Bạn có biết rõ về chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính IFRS?” Đối với câu hỏi 6 “Bạn có đồng ý với quan điểm rằng người lao động trong ngành Kế toán Kiểm toán cần có khả năng làm việc liên ngành trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?”, chỉ có 24% người được khảo sát đồng ý hoàn toàn. Điều này cho thấy sinh viên hiện nay cũng quan tâm đến yếu tố liên ngành, ý thức được việc nâng cao tính thích nghi của bản thân với nhiều nhóm ngành khác nhau trong thời đại mới, thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, 24% là con số còn khiêm tốn. Cần nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề toàn cầu hóa, liên ngành 67 trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là thời đại của thị trường lao động toàn cầu hóa. Biết sử dụng thông thạo tiếng Anh trong công việc, biết các chuẩn mực, quy tắc quốc tế là những ví dụ cho các đặc tính của toàn cầu hóa. Tuy nhiên, kết quả khảo sát trong nghiên cứu này (Câu hỏi 8: “Bạn có kế hoạch làm việc Kế toán Kiểm toán trong môi trường toàn cầu hóa (Làm việc tại nước ngoài, hoặc tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam)?”), có đến 37% người được khảo sát chưa có kế hoạch gì cho việc làm trong môi trường toàn cầu hóa trong tương lai. Như vậy, các cơ sở đào tạo, xã hội cần truyền thông và đào tạo các kiến thức cần thiết cho khả năng thích nghi với môi trường toàn cầu hóa ngay từ khi còn là sinh viên, bên cạnh khả năng tự đào tạo mình khi tham gia vào thị trường lao động. Như lời của PGS, TS Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán - Kiểm toán Việt Nam, “Tại nhiều quốc gia trong khu vực như: Indonesia, Philippines có hơn nửa số kế toán viên hành nghề ở nước ngoài. Họ được đào tạo bài bản về chuyên môn và hòa nhập nhanh vào kiến thức văn hóa, phong tục tập quán của các nước khác. Vấn đề đặt ra là cần có chiến lược đào tạo phù hợp với Việt Nam và thông lệ quốc tế. Quá trình đào tạo ấy không chỉ diễn ra trong nhà trường mà phải liên tục sau khi làm nghề” [13] Kết quả khảo sát trong nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, 45% người được khảo sát cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển của người máy, trí tuệ nhân tạo và IoT sẽ làm mất nhiều việc làm trong tương lai, có nghĩa là làm tỷ lệ thất nghiệp tăng. Tuy nhiên, công nghệ phát triển sẽ tạo ra các ngành nghề mới liên quan đến ngành kế toán kiểm toán truyền thống [14]. Ví dụ, sự phát triển của mạng xã hội cùng với dữ liệu lớn, ngành khoa học dữ liệu tài chính trên nền dữ liệu lớn ra đời mở ra khả năng tăng lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp sở hữu lực lượng lao động trong ngành nghề này. 4. KIẾN NGHỊ Như các phân tích ở trên, chúng ta thấy rằng ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là rất lớn đến nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành kế toán kiểm toán. Để thích nghi được, thậm chí là tăng lợi thế cạnh tranh khi tham gia vào thị trường lao động thuộc ngành kế toán kiểm toán trong tương lai, chúng ta cần có giải pháp đồng bộ giữa đơn vị đào tạo, đơn vị sử dụng lao động và cả người học. Theo GS. Vương Thanh Sơn [15], đại học British Columbia, Canada, thì có 4 yếu tố để hội nhập và tiếp thu nhanh xu hướng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư là: Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường đại học (cơ sở đào tạo), thị trường (người sử dụng lao động) và sinh viên. Cả bốn yếu tố này phải có trách nhiệm trọn vẹn với nhau. Tuy nhiên yếu tố cơ chế mở và thoáng nhất thiết phải xuất phát từ Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đó là yếu tố hàng đầu để kích thích và tạo động lực đột phá cho việc cải cách. Bên cạnh đó, cơ sở đào tạo là yếu tố căn bản và cốt lõi trong việc dẫn dắt tư duy và tạo động lực cho sinh viên cùng kết nối với thị trường và doanh nghiệp. Trong khi đó, doanh nghiệp vừa là thị trường vừa là đối tác hợp tác trong nghiên cứu và đào tạo. Cụ thể một số kiến nghị được nhóm tác giả đề xuất trong giới hạn bài viết này như sau: 4.1. Đối với cơ sở đào tạo y Đối với người dạy cần thỏa mãn các yếu tố sau: – Người dạy phải quan tâm đến từng người học, bởi nhu cầu họ rất khác nhau trong lớp học không đồng nhất. Nhiệm vụ chính của Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 ... 68 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật người dạy là tạo môi trường học tập, tạo điều kiện để họ có cơ hội học tập theo phương pháp tích cực và sáng tạo. – Người dạy phải chuyển từ truyền thụ kiến thức theo cách truyền thống sang vai trò xúc tác và điều phối, phải chuyển sang chức năng hướng dẫn người học. Giá trị của giảng viên không phải là giảng bài mà là hướng dẫn, xúc tác giúp sinh viên biết tự định hướng trong học tập. – Người dạy phải chú ý gia tăng sự hứng thú của người học qua các hoạt động thực tế, nghe nhìn trực quan. Do đó cần cải tiến lối trình bày, diễn đạt. – Người dạy phải có khả năng thiết kế bài giảng thu hút người học, ví dụ như sử dụng ứng dụng công nghệ điện toán đám mây cho phép người dạy có thể cung cấp tài liệu học tập cho người học và thu thập lại các kết quả của quá trình dạy học từ phía người học một cách liên tục và linh hoạt. – Người dạy phải truyền cảm hứng để sinh viên cam kết học và đóng góp vào hoạt động học tập. – Người dạy phải giúp người học điều chỉnh định hướng về chất lượng và ý nghĩa của nguồn thông tin, là người cung cấp cách hiểu mới cho người học. – Người dạy phải có năng lực sáng tạo với những phẩm chất mới trên cơ sở chuẩn hóa, thông qua các hoạt động đào tạo, tự đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề, kỹ năng sư phạm và những kỹ năng mềm cần thiết khác. Về mặt tài nguyên khác, các cơ sở đào tạo phải chung cấp một chương trình đào tạo hiệu quả, đáp ứng các nhu cầu của thị trường, đáp ứng xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ví dụ, chương trình đào tạo phải có các nội dung về: khả năng làm việc toàn cầu, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, máy học, khả năng tự nghiên cứu và học tập suốt đời, cung cấp các chuẩn mực mới như IFRS Các chương trình đào tạo phải đạt chuẩn kiểm định, ví dụ: AUN [16], CDIO [17], Bên cạnh đó cần trang bị các thiết bị hiện đại như: hệ thống đào tạo trực tuyến, đào tạo trên thiết bị di động, môi trường tác nghiệp ảo, môi trường tác nghiệp thật, y Đối với người học – Người học cần chuyển từ “học thuộc, nhớ nhiều” sang hình thành năng lực “vận dụng, thích nghi, giải quyết vấn đề, tư duy độc lập”. Không chỉ học chỉ trong sách vở, qua tài liệu mà phải h
Tài liệu liên quan