Ảnh hưởng của hạn đến các chất có hoạt tính thẩm thấu trong cây đậu xanh ĐX 14 và ĐX 208 ở giai đoạn cây non

Hạn là một trong các stress phi sinh học chủ yếu làm giảm năng suất và phẩm chất cây trồng, trong đó có đậu xanh. Để có thể tồn tại được trong điều kiện thiếu nước của môi trường, cây trồng phải có những cơ chế thích nghi. Một trong những phản ứng thích nghi đó là khả năng tạo áp suất thẩm thấu cao trong tế bào để cạnh tranh nước với môi trường xung quanh, dẫn đến sự xuất hiện và tích lũy nhiều các chất hòa tan, protein, axit amin đặc hiệu. Mục đích của nghiên cứu là xác định sự biến động hàm lượng một số chất có hoạt tính thẩm thấu trong lá non đậu xanh ĐX 208 và ĐX 14 sau 3, 5 và 7 ngày gây hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy 2 giống đậu xanh nghiên cứu phản ứng với hạn bằng cách tăng hàm lượng đường tan, proline và glycine betaine đồng thời giảm hàm lượng protein tan qua các ngày xử lý hạn.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của hạn đến các chất có hoạt tính thẩm thấu trong cây đậu xanh ĐX 14 và ĐX 208 ở giai đoạn cây non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00072 ẢNH HƯỞNG CỦA HẠN ĐẾN CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH THẨM THẤU TRONG CÂY ĐẬU XANH ĐX 14 và ĐX 208 Ở GIAI ĐOẠN CÂY NON Trương Thị Huệ*, Nguyễn Thị Hòa Tóm tắt: Hạn là một trong các stress phi sinh học chủ yếu làm giảm năng suất và phẩm chất cây trồng, trong đó có đậu xanh. Để có thể tồn tại được trong điều kiện thiếu nước của môi trường, cây trồng phải có những cơ chế thích nghi. Một trong những phản ứng thích nghi đó là khả năng tạo áp suất thẩm thấu cao trong tế bào để cạnh tranh nước với môi trường xung quanh, dẫn đến sự xuất hiện và tích lũy nhiều các chất hòa tan, protein, axit amin đặc hiệu... Mục đích của nghiên cứu là xác định sự biến động hàm lượng một số chất có hoạt tính thẩm thấu trong lá non đậu xanh ĐX 208 và ĐX 14 sau 3, 5 và 7 ngày gây hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy 2 giống đậu xanh nghiên cứu phản ứng với hạn bằng cách tăng hàm lượng đường tan, proline và glycine betaine đồng thời giảm hàm lượng protein tan qua các ngày xử lý hạn. Từ khóa: Chất thẩm thấu, đậu xanh, ĐX 14, ĐX 208, hạn hán. 1. MỞ ĐẦU Cây đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek) là loại cây đậu đỗ quan trọng, có giá trị kinh tế cao, không những mang lại hiệu quả về mặt dinh dưỡng mà còn có tác dụng cải tạo đất (Điêu Thị Mai Hoa và nnk., 2011; Nguyễn Vũ Thanh Thanh và nnk., 2006). Hạn hán ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và làm giảm năng suất của đậu xanh. Hiện nay, mưa là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất đậu xanh, chỉ có một số ít vùng có khả năng chủ động nguồn nước tưới. Trong khi đó, lượng mưa ở nước ta thường phân bố không đều giữa các vùng và các tháng trong năm. Do vậy, trong các vụ gieo trồng cây đậu xanh đều có thể gặp hạn ở những giai đoạn sinh trưởng, phát triển nhất định. Vì vậy, việc nghiên cứu khả năng chống chịu hạn của cây đậu xanh ngày càng trở nên cấp thiết. Để có thể tồn tại được trong điều kiện thiếu nước của môi trường, đậu xanh phải có những biến đổi sinh lý, sinh hóa để thích nghi. Một trong những phản ứng thích nghi đó là khả năng tạo áp suất thẩm thấu cao trong tế bào để cạnh tranh nước với môi trường xung quanh, dẫn đến sự xuất hiện và tích lũy các chất hòa tan, protein, axit amin đặc hiệu Điều này có ý nghĩa để tìm ra các biện pháp tăng cường tính chống chịu điều kiện thiếu nước cho cây đậu xanh. Tuy nhiên, đối với từng giống thì mức độ tác động của điều kiện thiếu nước đến các chỉ tiêu hóa sinh và sự sinh trưởng, phát triển của đậu xanh có khác nhau. Trường Đại học Quy Nhơn *Email: truongthihue@qnu.edu.vn 586 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu và hóa chất Hai giống đậu xanh dùng trong nghiên cứu gồm ĐX 208 và ĐX 14 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ cung cấp. ĐX 208 được tuyển chọn từ giống địa phương ở miền Nam và giống ĐX 14 do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ chọn lọc. Hóa chất sử dụng cho nghiên cứu gồm: glycine betaine chuẩn, coomassie brilliant blue R-250 được mua từ Sigma (Mỹ); ethanol, tris-base, β-mercaptoethanol, 1,2 dichloroethane được mua từ Merck (Đức); ninhydrin, prolin chuẩn được mua từ Biobasic (Canada). 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Bố trí thí nghiệm Cây non được trồng trong chậu nhỏ kích thước 20 x 20 cm (Hình 1) để trong khu nhà lưới có che chắn mưa thuộc khoa Sinh-KTNN của Trường Đại học Quy Nhơn. Thí nghiệm gây hạn nhân tạo được tiến hành theo mô tả của Lê Trần Bình (1998). Số lượng cây/chậu là 15 cây, mỗi công thức lặp lại 3 lần. Cây được đảm bảo chế độ chăm sóc thông thường, đến ngày thứ 7 sau khi gieo, cây có 3 lá thật, gây héo lô thí nghiệm bằng cách không tưới nước và cách li với nước, lô đối chứng tưới nước bình thường. Sau 3, 5 và 7 ngày gây hạn, thu mẫu lá để phân tích hàm lượng đường khử, hàm lượng proline, hàm lượng protein và hàm lượng glycine betaine. Hình 1. Đậu xanh ở giai đoạn cây non 2.2.2. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định Hàm lượng đường khử được phân tích theo phương pháp Bertrand. Hàm lượng proline được xác định theo phương pháp Bates (1973). Hàm lượng protein được xác định theo phương pháp Bradford (1976). Hàm lượng glycine betaine được xác định theo phương pháp Grieve và Grattan (1983). PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 587 2.2.3. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê toán học qua các thông số: Giá trị trung bình mẫu ( X ), độ lệch chuẩn (δ), sai số trung bình (m). 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của hạn đến hàm lượng đường khử trong cây đậu xanh ở giai đoạn cây non Các chất đường trong tế bào có vai trò điều chỉnh áp suất thẩm thấu (ASTT) trong dịch bào, khi gặp điều kiện bất lợi như nóng, lạnh, hạn,... Chúng tương tác với màng tế bào, hình thành cầu nối hydro giữa gốc hydroxyl của đường với nhóm phospholipid. Bằng cách này chúng thay thế vị trí nước trong màng tế bào, bảo vệ các phức enzyme. Vì vậy khảo sát hàm lượng đường khử ở cây non đậu xanh để tìm mối tương quan về khả năng chịu hạn là rất cần thiết. Hàm lượng đường khử trong cây non đậu xanh được trình bày trong Bảng 1. Số liệu ở Bảng 1 cho thấy công thức thí nghiệm có hàm lượng đường khử tăng so với đối chứng qua các ngày nghiên cứu (sau 3, 5 và 7 ngày gây hạn). Sau 3 ngày hạn, hàm lượng đường khử cao hơn so với đối chứng là 9,15% (ĐX 208) và 11,4% (ĐX 14). Sau 5 ngày hạn, giống ĐX 208 có hàm lượng đường cao hơn là 12,84%, ĐX 14 cao hơn là 13,6%. Sau 7 ngày hạn, hàm lượng đường khử ở ĐX 208 cao hơn 8,67% và ĐX 14 cao hơn 12,67%. Bảng 1. Hàm lượng đường khử của 2 giống đậu xanh ở giai đoạn cây non dưới tác động của hạn (%) Giống CTTN Hàm lượng đường khử (%) Sau 3 ngày % so ĐC Sau 5 ngày % so ĐC Sau 7 ngày % so ĐC ĐX 208 ĐC 2,84±0,16 100,00 3,97±0,08 100,00 4,27±0,13 100,00 TN 3,1±0,15 109,15 4,48 ±0,15 112,84 4,64±0,10 108,67 ĐX 14 ĐC 3,07±0,10 100,00 4,19±0,12 100,00 4,42±0,11 100,00 TN 3,42±0,14 111,4 4,76±0,07 113,6 4,98± 0,12 112,67 Sự gia tăng hàm lượng đường khử trong điều kiện thiếu nước cho thấy cây non đậu xanh đã có những phản ứng tích cực chống lại điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về hàm lượng đường khử trong giai đoạn cây non của 2 giống đậu xanh trong điều kiện thiếu nước phù hợp với nhận định trước đây về khả năng điều chỉnh ASTT của tế bào thông qua các phân tử đường tan làm tăng khả năng chịu hạn (Đinh Thị Vĩnh Hà và nnk., 2009; Nguyễn Vũ Thanh Thanh và nnk., 2006). 3.2. Hàm lượng proline trong 2 giống đậu xanh ở giai đoạn cây non trong điều kiện thiếu nước Proline là một axit amin có khả năng hòa tan mạnh trong nước, giữ nước và lấy nước cho tế bào. Do đó sự gia tăng hàm lượng proline được xem như một cơ chế chống hạn cho cây trồng (Điêu Thị Mai Hoa và nnk., 2011). Hàm lượng proline trong lá, rễ cây sống trong điều kiện khô hạn hay mô nuôi cấy trong môi trường có áp suất thẩm thấu cao tăng lên nhiều lần so với cây sống trong điều kiện bình thường (Kishor et al., 1995). Do 588 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM vậy, việc xác định hàm lượng proline trong điều kiện gây hạn nhân tạo là cần thiết để đánh giá khả năng chịu hạn của đậu xanh. Hàm lượng proline trong cây non đậu xanh được trình bày trong Bảng 2. Hàm lượng proline trong lá đậu xanh non trong điều kiện khô hạn tăng lên gấp nhiều lần so với điều kiện bình thường (Bảng 2). Sau 3 ngày hạn, giống ĐX 208 có hàm lượng proline cao so với đối chứng là 245,83%, giống ĐX 14 cao hơn 254,9%. Sau 5 ngày hạn, hàm lượng proline cao hơn 291,3% (ĐX 208) và cao hơn 293,07% (ĐX 14). Sau 7 ngày hạn, hàm lượng proline cao hơn là 352,15% (ĐX 208) và 365,12% (ĐX 14). Như vậy, qua các ngày nghiên cứu (3, 5, 7 ngày hạn), hàm lượng proline tăng dần, đặc biệt là giai đoạn từ 5 ngày hạn đến 7 ngày hạn; hàm lượng proline trong giống ĐX 208 tăng 3,77 µg, giống ĐX 14 tăng 4,03 µg. Bảng 2. Hàm lượng proline trong 2 giống đậu xanh nghiên cứu ở giai đoạn cây non Giống CTTN Hàm lượng proline (µg/g khối lượng tươi) Sau 3 ngày % so ĐC Sau 5 ngày % so ĐC Sau 7 ngày % so ĐC ĐX 208 ĐC 0,48±0,02 100,00 0,92±0,03 100,00 1,63±0,03 100,00 TN 1,66±0,02 345,83 3,60±0,03 391,30 7,37±0,04 452,15 ĐX 14 ĐC 0,51±0,03 100,00 1,01±0,03 100,00 1,72±0,03 100,00 TN 1,81±0,04 354,90 3,97±0,05 393,07 8,00±0,03 465,12 Nghiên cứu trước đây của Nguyễn Vũ Thanh Thanh và nnk. (2006), Điêu Thị Mai Hoa và nnk. (2011) cũng chỉ ra rằng, các giống đậu xanh chịu hạn tốt có hàm lượng proline cao hơn so với giống chịu hạn kém. Nhiều công trình nghiên cứu trên đậu xanh và các loài thực vật khác như đậu tương, ngô, lúa mì, cà chua cho thấy sự tích lũy proline trong cây dưới tác động của hạn đã làm tăng khả năng sinh trưởng, phát triển của thực vật. Như vậy, sự tích lũy proline trong lá của cây trồng bị stress hạn là phản ứng chống lại sự thiếu nước. Proline đóng vai trò quan trọng như chất thẩm thấu ở dạng trung tính để làm ổn định protein và màng tế bào cũng như bảo tồn năng lượng khi thực vật tiếp xúc với stress phi sinh học (Ashraf và Foolad, 2007). 3.1.3. Ảnh hưởng của hạn đến hàm lượng protein tan trong đậu xanh ở giai đoạn cây non Các phân tử protein tan cùng với các đoạn peptide ngắn là những yếu tố tham gia vào quá trình điều chỉnh áp suất thẩm thấu trong tế bào. Phản ứng thông thường của thực vật khi chịu tác động bất lợi của ngoại cảnh là biến đổi hàm lượng và thành phần protein (Alderfasi et al., 2014). Vì vậy, chỉ tiêu về protein tan thể hiện phản ứng của đậu xanh trong điều kiện thiếu nước. Sự biến động hàm lượng protein tan của đậu xanh ở giai đoạn cây non được trình bày ở Bảng 3. Dưới tác động của hạn, hàm lượng protein ở 2 giống đậu xanh ĐX 14 và ĐX 208 giảm so với đối chứng. Sau 3 ngày gây hạn, hàm lượng protein của đậu xanh ĐX 208 giảm 7,84%, giống ĐX 14 có hàm lượng protein giảm 7,24%. Sau 5 ngày gây hạn, giống PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 589 ĐX 208 có hàm lượng protein giảm 11,82%; trong khi giống ĐX 14 hàm lượng protein giảm 9,03%. Sau 7 ngày gây hạn, hàm lượng protein trong ĐX 208 giảm 19,79%, hàm lượng protein của giống ĐX 14 giảm 16,11%. Bảng 3. Hàm lượng protein tan của đậu xanh ĐX 208 và ĐX 14 ở giai đoạn cây non (µg/ml dịch chiết) Giống CTTN Hàm lượng protein tan (µg/ml ) Sau 3 ngày % so ĐC Sau 5 ngày % so ĐC Sau 7 ngày % so ĐC ĐX 208 ĐC 22,20±0,57 100,00 24,03±0,24 100,00 23,45±0,20 100,00 TN 20,46±0,29 92,16 21,19±0,25 88,18 18,81±0,22 80,21 ĐX 14 ĐC 21,82±0,27 100,00 20,71±0,24 100,00 22,10±0,19 100,00 TN 20,24±0,35 92,76 18,84±0,26 90,97 18,54±0,21 83,89 Như vậy, 2 giống đậu xanh nghiên cứu phản ứng với điều kiện thiếu nước bằng cách giảm hàm lượng protein trong lá non. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Alderfasi et al. (2014). 3.4. Ảnh hưởng của hạn đến hàm lượng glycine betaine trong đậu xanh ở giai đoạn cây non Glycine betaine là một trong những chất có hoạt tính thẩm thấu được tích lũy ở nhiều loài thực vật để chống lại các điều kiện khắc nghiệt của môi trường như mặn, hạn hán, nhiệt độ cao, bức xạ UV,... Glycine betaine có vai trò bảo vệ các enzyme, bảo vệ màng tế bào, điều hòa áp suất thẩm thấu chống lại tác động tiêu cực của stress môi trường (Jitender, 2011). Kết quả nghiên cứu về hàm lượng glycine betaine của đậu xanh ĐX 14 và ĐX 208 được trình bày ở Bảng 4. Kết quả cho thấy hàm lượng glycine betaine trong lá đậu xanh tăng lên rõ rệt qua các ngày gây hạn. Giống ĐX 208 có hàm lượng glycine betaine tăng 24,21% (sau 3 ngày hạn), tăng 40,32% (sau 5 ngày hạn) và tăng 56,15% (sau 7 ngày hạn) so với đối chứng; giống ĐX 14 có hàm lượng glycine betaine tăng 30,05% (sau 3 ngày hạn), tăng 47,99% (sau 5 ngày hạn) và tăng 64,57% (sau 7 ngày hạn). Như vậy, có sự gia tăng đáng kể hàm lượng glycine betaine ở cả 2 giống đậu xanh sau khi xử lý hạn, chứng tỏ 2 giống đậu xanh đã phản ứng tích cực trước điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Trong điều kiện thiếu nước, mức độ tăng hàm lượng glycine betaine trong các mẫu đậu xanh ĐX 14 cao hơn so với ĐX 208, cao hơn 4,15 µg/g sau 3 ngày hạn, cao hơn 5,58 µg/g sau 5 ngày hạn và 6,46 µg/g sau 7 ngày hạn. Bảng 4. Hàm lượng glycine betaine của đậu xanh ĐX 208 và ĐX 14 ở giai đoạn cây non Giống CTTN Hàm lượng glycine betaine (µg/g khối lượng tươi) Sau 3 ngày % so ĐC Sau 5 ngày % so ĐC Sau 7 ngày % so ĐC ĐX 208 ĐC 34,95±0,09 100,00 36,68±0,13 100,00 39,68±0,14 100,00 TN 43,41±0,16 124,21 51,47±0,14 140,32 61,95±0,13 156,12 ĐX 14 ĐC 36,34±0,15 100,00 38,55±0,11 100,00 41,57±0,13 100,00 TN 47,26±0,10 130,05 57,05±0,11 147,99 68,41±0,39 164,57 590 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Như vậy, sự gia tăng hàm lượng glycine betaine là một hướng biến đổi thích nghi của đậu xanh với điều kiện thiếu nước. Điều này có thể giải thích bởi glycine betaine là hợp chất làm tăng áp suất thẩm thấu, giúp tế bào hút được các phân tử nước ít ỏi từ môi trường bên ngoài và duy trì sức trương của tế bào trong điều kiện hạn (Ashraf, Foolad, 2007). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khi gặp điều kiện thiếu nước thì hàm lượng glycine betaine cùng với proline trong cây non đậu xanh tăng rất cao giúp tế bào chống chịu điều kiện bất lợi từ môi trường. Kết quả này phù hợp với các kết quả đã nghiên cứu trước đây về khả năng chịu mặn, hạn hán ở thực vật (Đinh Thị Vĩnh Hà và nnk., 2009; Điêu Thị Mai Hoa và nnk., 2011; Jittender, 2011). 4. KẾT LUẬN Trong điều kiện gây hạn nhân tạo, hàm lượng đường khử trong cây non đậu xanh của 2 giống ĐX 208 và ĐX 14 tăng nhẹ so với đối chứng, tăng 8,67% ở giống ĐX 208 và tăng 12,67% ở giống ĐX 14 sau 7 ngày hạn. Hàm lượng proline trong lá non đậu xanh tăng mạnh theo thời gian xử lý hạn, trong đó giống ĐX 14 tăng nhiều hơn giống ĐX 208 đặc biệt sau 7 ngày hạn, hàm lượng proline tăng 352,15% (ĐX 208) và tăng 365,12% (ĐX 14). Hạn làm giảm hàm lượng protein tan trong lá non đậu xanh, trong đó giống ĐX 208 giảm nhiều hơn giống ĐX 14; giảm 19,79% ở ĐX 208 và giảm 16,11% ở ĐX 14 sau 7 ngày hạn. Trong điều kiện thiếu nước, hàm lượng glycine betaine của lá non đậu xanh tăng, trong đó giống ĐX 14 tăng nhiều hơn ĐX 208. Hàm lượng glycine betaine tăng cao sau 7 ngày xử lý hạn, tăng 56,12% ở ĐX 208 và 64,57% ở ĐX 14. TÀI LIỆU THAM KHẢO Alderfasi A. A., Mohamed S. M., Ahmad A., Abdullah A. and Alhammad B. A., (2014), “Screening of Mungbean (Vigna radiata) genotypes for drought tolerance in arid climate of Saudi Arabia”, ASA, CSSA & SSSA International Annual Meeting, 381-386. Ashraf, M. and Foolad M. R. (2007), “Improving plant abiotic stress resistance by exogenous application of osmoprotectants glycinebetaine and proline”, Env. Exp. Bot., 59: 206-216. Bates L. S. (1973), “Rapid determination of free protein for water-stress studies”, Plant and Soil, 39: 205-207. Lê Trần Bình, Lê Thị Muội (1998), Phân lập gen và chọn dòng chống chịu ngoại cảnh bất lợi ở cây lúa, Nhà Xuất bản. Đại học Quốc gia, Hà Nội. Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Thị Hiền, Phùng Gia Tường (1998), Thực hành hóa sinh, Nhà xuất bản Giáo dục. Grieve, C. M., and S. R. Grattan. 1983 “Rapid assay for the determination of water soluble quaternary ammonium compounds”, Plant Soil, 70: 303-307. Đinh Thị Vĩnh Hà, Nguyễn Văn Mã, Lê Thị Phương Hoa (2009), “Ảnh hưởng của điều kiện thiếu nước lên một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh của đậu tương trong thời kỳ ra hoa, Tạp chí Sinh học, 31 (4), tr. 89-94. PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 591 Điêu Thị Mai Hoa, Nguyễn Phương Thảo và Lê Thị Thanh Hiếu (2011), “Ảnh hưởng của áp suất thẩm thấu cao đến sự nảy mầm, hoạt tính enzyme α-amylase và tích lũy proline của mầm đậu xanh (Vigna radiata)”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, 56 (3), tr. 106-114. Jitender G. (2011), “Glycine betaine and abiotic stress tolerance in plants”, Plant signaling & behavior, 6(11): 1746-1751. Kishor P. B. K., Hong Z., Miao G., Hu C., Verma D. P. S. (1995) “Overexperssion of pyrroline - 5 - carboxylate synthetase increase proline production and confers osmotolarance in transgenic plants”, Plants Physiol. 108: 138-1394. Phan Tuấn Nghĩa (2012), Giáo trình Hóa sinh học thực nghiệm, Nxb. Giáo dục. Nguyễn Vũ Thanh Thanh, Chu Hoàng Mậu, Lê Trần Bình (2006), Nghiên cứu khả năng chịu hạn và hàm lượng proline, đường tan của một số giống đậu xanh, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, 3 (39), tr. 58-64. INFLUENCE OF DROUGHT ON OSMOTIC COMPOUND OF MUNG BEAN SEEDLINGS OF DX 14 AND DX 208 *Truong Thi Hue*, Nguyen Thi Hoa Abstract: Drought is one of the major abiotic stresses that reduce crop productivity and quality, including Mung bean. In order to survive the environment’s lack of water, plants must have adaptive mechanisms. One of the adaptive reactions is the ability to create high osmotic pressure in cells to compete with water in the surrounding environment, leading to accumulation of specific solvents, proteins, amino acids, etc. The purpose of this study was to determine the variation of some substances with osmotic activity in leaves DX 208 and DX 14 after 3, 5, 7 days of drought treatment. The results showed that 2 varieties of Mung bean responded to drought by increasing the content of soluble sugar, proline and glycine betaine while reducing the content of soluble protein through days of drought treatment. Keywords: Drought, DX 14, DX 208, mung bean, osmotic substances. University of Quy Nhon *Email: truongthihue@qnu.edu.vn