Ảnh hưởng của kẹo cao su chứa Xylitol lên bệnh sâu răng ở trẻ 8-9 tuổi có tình trạng sâu răng cao

Mục tiêu: So sánh tình trạng sâu răng giữa hai nhóm sau 9 tháng sử dụng kẹo cao su chứa xylitol. Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mù đơn có nhóm chứng đã được tiến hành theo kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện trên các đối tượng là học sinh 8, 9 tuổi có thời gian sinh sống ít nhất 5 năm tại huyện Bình Chánh, Tp. HCM. 147 học sinh ở nhóm thử nghiệm và 140 học sinh ở nhóm chứng đã được khám và ghi nhận tình trạng sâu răng vào tháng 12 năm 2011 và tháng 9 năm 2012. Dữ liệu về tình trạng sâu răng của trẻ (p%, smt-r, SMT-R) được ghi nhận theo tiêu chí ICDAS-II bởi các điều tra viên đã được chuẩn hóa. Kiểm định χ2 và kiểm định t cho 2 mẫu độc lập được sử dụng để so sánh tỷ lệ sâu răng, số trung bình smt-r giữa hai nhóm. Kết quả: Nghiên cứu đã tìm thấy một sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê về mức độ trầm trọng sâu răng giữa hai nhóm nghiên cứu sau 9 tháng thử nghiệm. Kết luận: Xylitol làm giảm sâu răng giai đoạn sớm.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của kẹo cao su chứa Xylitol lên bệnh sâu răng ở trẻ 8-9 tuổi có tình trạng sâu răng cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 33 ẢNH HƯỞNG CỦA KẸO CAO SU CHỨA XYLITOL LÊN BỆNH SÂU RĂNG Ở TRẺ 8-9 TUỔI CÓ TÌNH TRẠNG SÂU RĂNG CAO Nguyễn Phúc Vinh*, Hoàng Trọng Hùng*, Ngô Thị Quỳnh Lan* TÓM TẮT Mục tiêu: So sánh tình trạng sâu răng giữa hai nhóm sau 9 tháng sử dụng kẹo cao su chứa xylitol. Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mù đơn có nhóm chứng đã được tiến hành theo kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện trên các đối tượng là học sinh 8, 9 tuổi có thời gian sinh sống ít nhất 5 năm tại huyện Bình Chánh, Tp. HCM. 147 học sinh ở nhóm thử nghiệm và 140 học sinh ở nhóm chứng đã được khám và ghi nhận tình trạng sâu răng vào tháng 12 năm 2011 và tháng 9 năm 2012. Dữ liệu về tình trạng sâu răng của trẻ (p%, smt-r, SMT-R) được ghi nhận theo tiêu chí ICDAS-II bởi các điều tra viên đã được chuẩn hóa. Kiểm định χ2 và kiểm định t cho 2 mẫu độc lập được sử dụng để so sánh tỷ lệ sâu răng, số trung bình smt-r giữa hai nhóm. Kết quả: Nghiên cứu đã tìm thấy một sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê về mức độ trầm trọng sâu răng giữa hai nhóm nghiên cứu sau 9 tháng thử nghiệm. Kết luận: Xylitol làm giảm sâu răng giai đoạn sớm. Từ khoá: Xylitol, sâu răng, trẻ em. ABSTRACT EFFECTS OF XYLITOL CHEWING GUMS ON CARIES IN 8 TO 9 YEARS OLD CHILDREN WITH HIGH CARIES STATEMENT Nguyen Phuc Vinh, Hoang Trong Hung, Ngo Thi Quynh Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 33-39 Objective: To compare the dental caries experience between 2 groups after 9 months using xylitol chewing gums. Methods: A single-blind trial clinical study was conducted, using convenient sampling technique to select 8 or 9 year-old children living in Binh Chanh district, HCM-City in at least 5 years. Dental caries examination was performed in 147 children (control group) and in 140 children (xylitol group) in december 2011 and september 2012. The prevalence of caries, dmft index and DMFT index were scored by calibrated examiners according to ICIDAS-II. Chi-square test and t test were used to compare caries prevalence and dmft index between 2 groups. Result: A statistically significant difference was found between 2 groups after 9 months regarding the prevalence and severity of caries. Conclusion: Xylitol decreases early dental caries. Key words: Xylitol, caries, children. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong hai thập niên vừa qua, tình trạng sâu răng ở các nước phát triển có chiều hướng giảm, trong khi các nước đang phát triển, đặc biệt ở những nước chưa có chương trình phòng ngừa sâu răng thì tỉ lệ bệnh vẫn còn ở mức cao(12). Tại Việt Nam, các chương trình phòng ngừa sâu răng cho trẻ em đã triển khai như: chương * Khoa RHM, Đại Học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: PGS. Ngô Thị Quỳnh Lan ĐT: 0903125864 Email: ngothiquynhlan@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 34 trình thêm fluorua vào hệ thống nước máy ở một số nơi như TP. Biên Hòa, TP.HCM..., chương trình Nha học đường, chải răng với kem đánh răng chứa fluor, muối ăn thêm fluorua... đã làm giảm tỉ lệ cũng như mức độ trầm trọng của bệnh ở một số địa phương. Tuy nhiên, vẫn tồn tại hiện tượng phân cực sâu răng trong cộng đồng. Vì vậy cần có chiến lược đặc biệt nhằm kiểm soát sâu răng cho trẻ em có tình trạng sâu răng cao, đặc biệt là trẻ sống ở vùng không có fluor hóa nước máy. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các nước trên thế giới cho thấy Xylitol giúp giảm sâu răng ở trẻ em, hoàn nguyên sang thương sâu răng sớm, giảm hình thành mảng bám, ức chế sự lây lan vi khuẩn MS trong nước bọt từ mẹ sang con(3, 15). Mục tiêu tổng quát: Đánh giá ảnh hưởng của kẹo cao su chứa Xylitol đến tình hình sâu răng ở học sinh 8 - 9 tuổi sau 9 tháng tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trân, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu chuyên biệt: (1) Mô tả tỉ lệ bệnh và mức độ sâu răng chưa và đã tạo lỗ ở học sinh 8 - 9 tuổi theo tiêu chí ICDAS-II. (2) So sánh tỉ lệ bệnh và mức độ sâu răng sau 9 tháng ở cả hai hệ răng sữa và răng vĩnh viễn giữa hai nhóm có và không có sử dụng kẹo cao su chứa Xylitol. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Thử nghiệm lâm sàng mù đơn có nhóm chứng. Địa điểm nghiên cứu Trường tiểu học Nguyễn Văn Trân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng nghiên cứu Học sinh 8-9 tuổi có tình trạng sâu răng cao (smtr + SMTR ≥ 3). Tiêu chí chọn mẫu Học sinh 8-9 tuổi (Lớp 3 và 4 của năm học 2011-2012). Thường trú tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh có thời gian từ 5 năm trở lên. Có tình trạng sâu răng cao: SMT-R + smt-r ≥ 3 (theo tiêu chuẩn đánh giá sâu răng của WHO). Trẻ hợp tác tham gia nghiên cứu và có giấy đồng ý cho trẻ tham gia nghiên cứu của phụ huynh. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu Cỡ mẫu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu N= )( ( ) 2 2 01 β1α/21 2 µµ Z Zσ − + −− = 150 HS cho mỗi nhóm. Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện Biến nghiên cứu và cách đánh giá liên quan đến sâu răng Đánh giá sâu răng dựa trên tiêu chí đánh giá của hệ thống ICDAS-II. Phân tích kết quả sâu răng dựa trên hai mức: Mức S1: là những răng/ mặt răng có mã số 1,2,3,4,5,6 (bao gồm các sang thương sớm và sang thương có lỗ ở men và ngà). Mức S3: là những răng/ mặt răng có mã số 4,5,6 (sang thương liên quan đến ngà răng). Phương tiện và phương pháp thu thập số liệu Đánh giá sâu răng theo ICDAS II Khám lâm sàng tình trạng sâu răng ngay tại trường học bởi hai điều tra viên chuẩn. Cách đánh giá dựa vào chủ yếu là quan sát, cây thăm dò đầu tròn được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán quan sát đối với những thay đổi xảy ra ở bờ miếng trám, lỗ sâu hay sealant. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 35 Hình 1: Các mã số chẩn đoán sâu răng mặt nhai theo ICDAS II. Vật liệu nghiên cứu Kẹo cao su chứa xylitol hương dâu bạc hà của Công ty Lotte Việt Nam (hình 3), được lưu hành tại Việt Nam theo giấy phép số: 157/2010/TYBD-CNTC. Mỗi viên kẹo có trọng lượng là 1,45g, trong đó hàm lượng chất tạo ngọt xylitol chứa 41,1% trong mỗi viên kẹo. Bàn chải Classic và kem đánh răng trẻ em của công ty Colgate Palmolive Việt Nam. Hình 2: Gương khám có đèn Hình 3: Kẹo cao su chứa xylitol của nhà sản xuất Lotte. Các bước tiến hành thử nghiệm Bước 1: Thu thập các dữ liệu nền là tình trạng sâu răng theo tiêu chí ICDAS-II. Bước 2: Tiến hành thử nghiệm. Nhóm thử nghiệm: cho nhai kẹo cao su chứa ylitol mỗi ngày 4 lần, mỗi lần nhai 2 viên trong ít nhất 5 phút với tổng lượng xylitol trẻ sử dụng trong 1 nXgày là 8 × 0,63g # 5g. Nhóm chứng: không nhai kẹo cao su và tuân thủ các biện pháp VSRM theo các nội dung Nha học đường của trường. Bước 3: Đánh giá lại các tham số và chỉ số giống như bước 1 sau 9 tháng. Kiểm soát sai lệch thông tin Khám sâu răng được thực hiện bởi 2 điều tra viên và được huấn luyện định chuẩn bởi một Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 36 điều tra viên chuẩn của Bộ Môn Nha Khoa Công Cộng, Khoa RHM, trường ĐHYD TP.HCM. Xử lý và phân tích số liệu Số liệu được xử lý, phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 18.0. Thống kê mô tả: Tỉ lệ % sâu răng, trung bình smt-r, SMR-R. Thống kê suy lý: T test, kiểm định χ2 được dùng để xác định sự khác biệt giữa các biến liên quan. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc điểm mẫu nghiên cứu Mẫu điều tra tình trạng sâu răng ban đầu là tất cả 474 học sinh 8-9 tuổi (lớp 3, lớp 4), chọn ra 300 học sinh có trung bình SMT + smt ≥ 3 theo tiêu chí WHO để đưa vào hai nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, do bị thất thoát mẫu (tỉ lệ thất thoát mẫu là 4%). Mẫu phân tích sau cùng của nghiên cứu tại thời điểm tháng 9/2012 là 287 học sinh gồm: Nhóm thử nghiệm: 147 học sinh gồm 76 nam (51,7%) và 71 nữ (48,3%). Nhóm chứng: 140 học sinh gồm 75 nam (53,6%) và 65 nữ (46,6%). Tuy mẫu nghiên cứu được lựa chọn thuận tiện nhưng vẫn đảm bảo được tính thuần nhất giữa hai nhóm thử nghiệm và nhóm chứng: các học sinh nghiên cứu đều sống trong vùng không có điều kiện tốt về chăm sóc y tế, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, nguồn nước chưa được fluor hóa. Tình hình sâu răng ban đầu Tỉ lệ bệnh sâu răng Tỉ lệ sâu răng mức S1 (bảng 1) ở cả răng sữa và răng vĩnh viễn đều chiếm tỉ lệ cao (>90%). Ở mức S3 (bảng 2) cho thấy tỉ lệ này ở răng sữa vượt trội hơn răng vĩnh viễn. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ sâu răng ở 2 mức giữa hai nhóm nghiên cứu (p>0,05). Bảng 1: Phân bố tỉ lệ sâu răng trước thử nghiệm. Nhóm Mức S1 Mức S3 Răng sữa Răng vĩnh viễn Răng sữa Răng vĩnh viễn Xylitol 147 (100) 144 (98) 139(94,6) 49 (33,3) Chứng 140 (100) 140 (100) 138 (98,6) 45 (32,1) p * 0,901 0,822 0,064 0,830 (*) Kiểm định χ2 Mức độ trầm trọng sâu răng Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trung bình SMT-R/MR mức S1 (bảng 2) và SMT-MR mức S3 (bảng 3) trên hệ răng vĩnh viễn giữa 2 nhóm. Tuy nhiên, trên hệ răng sữa không tìm thấy sự khác biệt này. Bảng 2: Phân bố trung bình SMT-R/MR mức S1 trước thử nghiệm. Nhóm Răng sữa TB ± ðLC Răng vĩnh viễn TB ± ðLC s1mt-r s1mt-mr S1MT-R S1MT-MR Xylitol 6,93 ± 2,89 17,08 ± 9,59 5,49 ± 3,58 8,02 ± 5,70 Chứng 7,36 ± 2,89 17,66 ± 9,73 3,79 ± 2,48 5,17 ± 3,48 p * 0,201 0,614 < 0,001 < 0,001 (*) Dữ liệu được chuẩn hóa bằng lg10, kiểm định t cho 2 mẫu độc lập Bảng 3: Phân bố trung bình SMT-R/MR mức S3 trước thử nghiệm. Nhóm Răng sữa TB ± ðLC Răng vĩnh viễn TB ± ðLC s3mt-r s3mt-mr S3MT-R S3MT-MR Xylitol 4,55 ± 2,41 13,05 ± 8,93 0,61 ± 1,18 1,00 ± 2,23 Chứng 4,79 ± 2,42 13,07 ± 9,15 0,46 ± 0,76 0,65 ± 1,16 p * 0,398 0,982 0,212 0,100 (*)Dữ liệu được chuẩn hóa bằng lg10, kiểm định t cho 2 mẫu độc lập Tình hình sâu răng sau 9 tháng thử nghiệm Tỷ lệ bệnh sâu răng Bảng 4: Phân bố tỉ lệ sâu răng sau 9 tháng thử nghiệm. Nhóm Mức S1 Mức S3 Răng sữa Răng vĩnh viễn Răng sữa Răng vĩnh viễn Xylitol 144 (98) 124 (84,4) 141 (95,9) 67 (45,6) Chứng 140 (100) 127 (90,7) 140 (100) 63 (45,0) p * 0,089 0,104 0,016 0,922 (*) Kiểm định χ2 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 37 Bảng 5: Tỉ lệ tăng sâu răng mới sau 9 tháng. Nhóm Tỉ lệ tăng tối thiểu một mặt răng sâu Mức s1 Mức s3 Mức S1 Mức S3 Xylitol 48 (32,7) 71 (48,3) 19 (12,9) 40 (27,2) Chứng 66 (47,1) 106 (75,7) 44 (31,4) 39 (27,9) p * 0,012 < 0,001 < 0,001 0,902 (*) Kiểm định χ2 Nếu so sánh kết quả tỉ lệ sâu răng ở hai mức ở cả hai nhóm sau 9 tháng so với tình trạng sâu răng ban đầu, nhận thấy: Ở nhóm thử nghiệm: tỉ lệ sâu răng mức s1 không thay đổi, mức s3 tăng 1,3% (hệ răng sữa), mức S1 giảm 13,6%, mức S3 tăng 12,3% (hệ răng vĩnh viễn). Ở nhóm chứng: tỉ lệ sâu răng mức s1 không thay đổi, mức s3 tăng 1,4% (hệ răng sữa), mức S1 giảm 1,4%, mức S3 tăng 12,9% (hệ răng vĩnh viễn). Như vậy, ở hệ răng sữa tỉ lệ sâu mức s1 và s3 không có sự khác biệt giữa hai nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, ở hệ răng vĩnh viễn, trong khi tỉ lệ sâu răng mức S3 ở cả hai nhóm đều tăng như nhau thì điều đáng lưu ý là mức sâu răng S1 ở nhóm thử nghiệm giảm rõ rệt (12,2%) so với nhóm chứng. Như đã trình bày, sâu răng mức S1 theo tiêu chí ICDAS II là giai đoạn sâu men khởi phát, chưa tạo lỗ. Theo quan niệm hiện đại về bệnh sâu răng thì giai đoạn này có thể hoàn nguyên nếu có những biện pháp điều trị thích hợp. Rõ ràng, việc nhai kẹo cao su chứa Xylitol làm giảm sâu răng sớm trên hệ răng vĩnh viễn, điều này hoàn toàn phù hợp với tác dụng tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy quá trình tái khoáng hóa của Xylitol đối với bệnh sâu răng. Các chuyên gia cho rằng, các tổn thương sâu răng chỉ giới hạn trong men răng có thể chữa khỏi bởi tiến trình tái khoáng. Do vậy, ICDAS là một phương pháp có giá trị để phát hiện tổn thương sâu răng ở mức độ men cho việc lập kế hoạch điều trị tái khoáng cho cá nhân và cộng đồng. Mức độ trầm trọng Bảng 6: Phân bố trung bình SMT-R/MR mức S1 sau 9 tháng thử nghiệm. Nhóm Răng sữa TB ± ðLC Răng vĩnh viễn TB ± ðLC s1mt - r s1mt - mr S1MT - R S1MT - MR Xylitol 6,65 ± 2,97 16,79 ± 9,77 2,67 ± 2,15 3,89 ± 3,63 Chứng 7,54 ± 2,94 18,62 ±10,08 3,29 ± 2,34 4,56 ± 3,43 p * 0,009 0,119 0,020 0,109 (*) Dữ liệu được chuẩn hóa bằng lg10, kiểm định t cho 2 mẫu độc lập Bảng 7: Phân bố trung bình SMT-R/MR mức S3 sau 9 tháng thử nghiệm. Nhóm Răng sữa TB ± ðLC Răng vĩnh viễn TB ± ðLC s3mt - r s3mt - mr S3MT - R S3MT - MR Xylitol 4,92 ± 2,50 13,89 ± 9,17 0,83 ± 1,32 1,50 ± 2,75 Chứng 5,51 ± 2,54 15,34 ± 9,67 0,76 ± 0,98 1,21 ±1,71 p * 0,049 0,193 0,635 0,289 (*) Dữ liệu được chuẩn hóa bằng lg10, kiểm định t cho 2 mẫu độc lập Bảng 8: Độ lệch SMT-MR sau 9 tháng. Nhóm ∆s1mt-mr /∆S1MT- MR ∆s3mt- mr /∆S3MT-M R R sữa R vĩnh viễn R sữa R vĩnh viễn Xylitol -0,29 ± 2,88 -4,13 ± 4,71 0,84 ± 1,10 0,50 ± 1,08 Chứng 0,96 ± 3,83 -0,61 ± 3,16 2,27 ± 2,89 0,56 ± 1,11 p * 0,001 < 0,001 ≤ 0,001 0,640 (*) Dữ liệu được chuẩn hóa bằng lg10, kiểm định t cho 2 mẫu độc lập Nhóm thử nghiệm Nếu xét tình trạng sâu răng ở mức S1 thì tại thời điểm năm 2011 (bắt đầu nghiên cứu) có 98% học sinh sâu răng và trung bình mỗi học sinh có 8,02 mặt răng sâu mất trám. Sau 9 tháng can thiệp thì tỉ lệ tương ứng như trên là 84,4% và trung bình sâu mất trám mặt răng là 3,89. Như vậy sau 9 tháng, mỗi học sinh giảm 4,13 mặt răng sâu mất trám (∆S1MT-MR). Nếu xét tình trạng sâu răng ở mức S3 thì tại thời điểm năm 2011 có 33,3% học sinh sâu răng và trung bình mỗi học sinh có 1,0 mặt răng sâu mất trám. Sau 9 tháng can thiệp thì tỉ lệ tương ứng như trên là 45,6% và trung bình sâu mất trám mặt răng là 1,50. Như vậy sau 9 tháng, mỗi học sinh tăng 0,5 mặt răng sâu mất trám (∆S3MT-MR). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 38 Sau 9 tháng nhai kẹo cao su chứa Xylitol, có sự giảm số răng, số mặt răng ở mức độ sâu răng sớm, hoàn nguyên được. Trong khi đó, mức độ sâu răng tiến triển đến ngà răng thì lại tăng theo thời gian. Theo quan niệm hiện đại về bệnh sâu răng, ở giai đoạn sâu răng sớm, chỉ giới hạn trong men răng là tiến trình ban đầu của mất cân bằng giữa mất khoáng và tái khoáng, nếu áp dụng những biện pháp thích hợp để tăng cường tái khoáng thì sang thương sẽ hồi phục. Xylitol đã thể hiện ưu thế tạo điều kiện cho sự tái khoáng men răng. Theo các tài liệu tham khảo, Xylitol có khả năng tăng độ pH của nước bọt, giảm điều kiện gây mất khoáng men răng. Tuy nhiên, đối với các sang thương đến ngà, đã tạo lỗ thì Xylitol không có khả năng làm hồi phục sang thương. Sâu răng đến mức tạo lỗ chỉ có thể ngưng lại bằng các biện pháp điều trị phục hồi tại chỗ. Nhóm chứng Nếu xét tình trạng sâu răng ở mức S1 thì tại thời điểm năm 2011 có 92,1% học sinh sâu răng và trung bình mỗi học sinh có 5,17 mặt răng sâu mất trám. Sau 9 tháng thì tỉ lệ tương ứng như trên là 90,7% và trung bình sâu mất trám mặt răng là 4,56. Như vậy sau 9 tháng, mỗi học sinh giảm 0,61 mặt răng sâu mất trám (∆S1MT-MR). Nếu xét tình trạng sâu răng ở mức S3 thì tại thời điểm năm 2011 có 32,1% học sinh sâu răng và trung bình mỗi học sinh có 0,65 mặt răng sâu mất trám. Sau 9 tháng thì tỉ lệ tương ứng như trên tăng thành 45% và trung bình sâu mất trám mặt răng là 1,21. Như vậy sau 9 tháng, mỗi học sinh tăng 0,56 mặt răng sâu mất trám (∆S3MT-MR). So sánh với một số nghiên cứu dọc khác về diễn tiến sâu răng tự nhiên đến mức sâu đến ngà, ở nhóm không nhai kẹo cao su chứa xylitol của chúng tôi có tình trạng tăng sâu răng mức S3 sau 9 tháng cao hơn nghiên cứu của Vallejos- sanchez (2006) nhưng lại thấp hơn các nghiên cứu khác. Như vậy ở nhóm chứng sau 9 tháng nghiên cứu, mức độ sâu răng sớm ở răng sữa tăng theo thời gian còn ở răng vĩnh viễn thì sâu mức độ này có sự giảm. Trong khi đó mức độ sâu răng đến ngà thì có sự tăng theo thời gian trên cả hai hệ răng. Sự thay đổi này có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở các mức ngoại trừ mức độ s1mt- r thay đổi không đáng kể. KẾT LUẬN Sau 9 tháng nghiên cứu, có thể rút ra một số kết luận như sau: Tình hình sâu răng ban đầu Tỉ lệ sâu răng: Không có sự khác biệt giữa hai nhóm trên cả 2 hệ răng. Mức độ trầm trọng sâu răng: Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm ở mức s1mt- r/mr, s3mt-r/mr, S3MT-R/MR, tuy nhiên mức S1MT-R/MR có sự khác bệt có ý nghĩa giữa hai nhóm: nhóm thử nghiệm cao hơn nhóm chứng. So sánh diễn tiến sâu răng ở 2 nhóm sau 9 tháng nghiên cứu Tỉ lệ sâu răng Ở hệ răng sữa tỉ lệ sâu mức s1 và s3 không có sự khác biệt giữa hai nhóm nghiên cứu. Ở hệ răng vĩnh viễn, trong khi tỉ lệ sâu răng mức S3 ở cả hai nhóm đều tăng như nhau thì mức sâu răng S1 ở nhóm thử nghiệm giảm rõ rệt (12,2%) so với nhóm chứng. Mức độ trầm trọng So sánh trong cùng một nhóm. Nhóm thử nghiệm Mức S1, s1 (sâu răng sớm, hoàn nguyên được): giảm số răng/mặt răng sâu. Mức S3, s3 (sâu răng đến ngà răng): tăng theo thời gian. Nhóm chứng Mức S1: giảm sau 9 tháng. Mức s1, s3, S3: tăng theo thời gian. So sánh giữa hai nhóm: Mức sâu răng sớm: nhóm Xylitol giảm nhiều có ý nghĩa so với nhóm chứng. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 39 Mức sâu đến ngà: cả hai nhóm đều tăng nhưng nhóm Xylitol tăng ít hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alanen, Holsti (2000). Sealants and xylitol chewing gum are equal in caries prevention. Acta Odonto Scand 2000, 58(6), 279-284. 2. Amorim R, Figueiredo M (2012). Caries experience in a child population in a deprived area of Brazil, using ICDAS II. Clin Oral Invest, 16: 513-520. 3. Bùi Huỳnh Anh (2011). Diễn tiến sâu răng và một số yếu tố nguy cơ ở trẻ 9 - 10 tuổi có sâu răng cao tại huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ y học. Đại học Y Dược TP. H. 4. Campus G, Cagetti MG (2009). Six months of Daily High- Dose Xylitol in HigCMh-Risk Schoolchildren: A Randomized Clinical Trial on Plaque pH and Salivary Mutans Streptococci. Caries Res, 43: 455-461. 5. Cao Hữu Tiến (2003). Tác dụng của nhai kẹo cao su chứa Xylitol đến một số chỉ tiêu về nước bọt và mảng bám. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt. N Y học. 6. Christina SB, Pernilla LH (2008). Effect of xylytol and xylitol- fluoride lXBozenges on approximal caries development in high- caries-risk children. Internatoinal Journal of Paediatric Dentistry 2008 Caries Detection and Assessment System Coordinating Committee 18: 170-177. 7. Deshpande A (2008). The impact of polyol-containing chewing gums on dental caries. JADA, 139: 1602-1612. 8. Gary B (2000). Maintaining Mutans Streptococci Suppression with Xylitol Chewing gum JADA, 131: 909-915. 9. Honkala E (2008). Measuring Dental Caries in the Mixed Dentition by ICDAS. International Journal of Dentistry, 6: 150- 424. 10. Internatoinal Caries Detection and Assessment System Coordinating Committee (2005). Rationale and Evidence for the International Caries Detection and Assessment System (ICDAS-II). 11. Kandelman, Gagnon (1990). A 24-month clinical study of the incidence and progression of dental caries in relation to consumption of chewing gum containing xylitol in school preventive programs. J Dent Res, 69: 5-1771. 12. Kiet AL, Peter M (2008). The potential of dental protective chewing gum in oral health interventions. J Am Dent Assocciation, 139(5): 553-563. 13. Kingman A, Little W (1998). Salivary levels of Streptococcus
Tài liệu liên quan