Ảnh hưởng của một số yếu tố đến các tính trạng sinh sản của lợn nái móng cái tại huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

Ảnh hưởng của một số yếu tố đến các tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái được tiến hành trên 318 lợn nái Móng Cái nuôi tại huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông tin thu thập bao gồm giá trị của các tính trạng sinh sản của lứa đẻ gần nhất và các yếu tố ảnh hưởng: vùng sinh thái, đực giống, lứa đẻ, mùa vụ, chuồng trại và phương thức nuôi. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến các tính trạng sinh sản được phân tích bằng mô hình thống kê hỗn hợp. Kết quả cho thấy lợn nái Móng Cái nuôi ở vùng đồng bằng có năng suất sinh sản cao nhất và thấp nhất là vùng miền núi. Số con sinh ra/lứa, số con còn sống đến 24 giờ và số con cai sữa của lợn nái Móng Cái được phối với đực Móng Cái cao hơn so với khi được phối với đực Landrace hoặc đực Yorkshire. Điều ngược lại đúng cho tính trạng trọng lượng sơ sinh và trọng lượng cai sữa của lợn con. Lợn nái có năng suất sinh sản cao nhất từ lứa đẻ thứ 3 đến lứa thứ 6. Bổ sung thức ăn công nghiệp giàu đạm vào khẩu phần ăn của lợn nái nâng cao trọng lượng lợn con cai sữa. Lợn nái nuôi trong chuồng nuôi đảm bảo nâng cao đáng kể khả năng sinh sản của lợn nái. Lợn nái sinh con vào mùa Xuân và Thu có số lứa đẻ/năm cao hơn so với mùa Đông và mùa Hè. Cần tiếp tục nghiên cứu các yếu tố khác có ảnh hưởng đến các tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái, đặc biệt yếu tố giống của lợn nái: địa phương, lai và ngoại.

doc9 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của một số yếu tố đến các tính trạng sinh sản của lợn nái móng cái tại huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 46, 2008 ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN CÁC TÍNH TRẠNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI MÓNG CÁI TẠI HUYỆN HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Lê Đình Phùng, Phan Hữu Tuần Trường Đại Học Nông Lâm, Đại học Huế TÓM TẮT Ảnh hưởng của một số yếu tố đến các tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái được tiến hành trên 318 lợn nái Móng Cái nuôi tại huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông tin thu thập bao gồm giá trị của các tính trạng sinh sản của lứa đẻ gần nhất và các yếu tố ảnh hưởng: vùng sinh thái, đực giống, lứa đẻ, mùa vụ, chuồng trại và phương thức nuôi. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến các tính trạng sinh sản được phân tích bằng mô hình thống kê hỗn hợp. Kết quả cho thấy lợn nái Móng Cái nuôi ở vùng đồng bằng có năng suất sinh sản cao nhất và thấp nhất là vùng miền núi. Số con sinh ra/lứa, số con còn sống đến 24 giờ và số con cai sữa của lợn nái Móng Cái được phối với đực Móng Cái cao hơn so với khi được phối với đực Landrace hoặc đực Yorkshire. Điều ngược lại đúng cho tính trạng trọng lượng sơ sinh và trọng lượng cai sữa của lợn con. Lợn nái có năng suất sinh sản cao nhất từ lứa đẻ thứ 3 đến lứa thứ 6. Bổ sung thức ăn công nghiệp giàu đạm vào khẩu phần ăn của lợn nái nâng cao trọng lượng lợn con cai sữa. Lợn nái nuôi trong chuồng nuôi đảm bảo nâng cao đáng kể khả năng sinh sản của lợn nái. Lợn nái sinh con vào mùa Xuân và Thu có số lứa đẻ/năm cao hơn so với mùa Đông và mùa Hè. Cần tiếp tục nghiên cứu các yếu tố khác có ảnh hưởng đến các tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái, đặc biệt yếu tố giống của lợn nái: địa phương, lai và ngoại. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Các giống lợn nội nước ta nói chung và lợn Móng Cái (MC) nói riêng là nguồn gen qủ. Chúng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt và điều kiện chăn nuôi hạn chế, khả năng chống chịu bệnh tật cao và khả năng sinh sản tốt (Nguyễn Văn Thiện và cộng sự, 1999; Võ Trọng Hốt và cộng sự, 2000). Ở Thừa Thiên Huế, lợn MC đóng vai trò quan trọng trong công tác giống lợn. Lợn MC được dùng làm nái nền để lai với đực ngoại như Yorshire, Landrace, Pietrain và Duroc để sản xuất con lai thương phẩm 50%, 75% hoặc 82,5% máu ngoại nuôi thịt cho kết quả tốt. Từ trước đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về các tính trạng sinh sản của lợn MC (Hoàng Nghĩa Duyệt, 1992; Đặng Vũ Bình, 1986 và 1992; Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự, 2002) nhưng chỉ tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng riêng lẽ của một số yếu tố nhất định và thường được tiến hành nghiên cứu ở các cơ sở giống quốc gia. Trong các điều kiện môi trường khác nhau (những yếu tố không di truyền) thì khả năng sản xuất của lợn nái MC khác nhau. Điều đó có nghĩa là hiện tượng tương tác giữa kiểu gen và môi trường luôn xảy ra dẫn đến các điều kiện tối ưu cho khả năng sản xuất của con vật. Để góp phần tăng thêm tư liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của giống lợn MC, từ đó tìm ra điều kiện tối ưu nhằm nâng cao khả năng sản xuất của chúng và làm cơ sở thông tin cho công tác giống, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố tới các tính trạng sinh sản của lợn nái MC nuôi tại huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế. II. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành trên 318 lợn nái MC nuôi trong nông hộ thuộc huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các thông tin thu thập bao gồm giá trị của các tính trạng sinh sản của lứa đẻ gần nhất và các yếu tố ảnh hưởng đến các tính trạng nghiên cứu. Các số liệu về sinh sản của lợn nái MC được thu thập bằng phỏng vấn gia chủ và quan sát theo dõi các lứa đẻ diễn ra trong giai đoạn nghiên cứu. Các số liệu về sinh sản được phân tích bằng chương trình Genstat (1997). Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tới các tính trạng sinh sản của lợn nái MC như sau: Yijklmn = μ +Vi +Dj +Mk +Pl +Cm +Ln +εijklmn - Yijklmn: Là giá trị của tính trạng nghiên cứu, bao gồm: - μ: Trung bình quần thể - Vi : Ảnh hưởng của vùng; i = 1, 2, 3; i = 1 = Đồng bằng; i = 2 = Đất cát nội đồng; i =3 = Gò đồi - Dj : Ảnh hưởng của đực giống phối với lợn nái MC; j = 1, 2, 3; j = 1 = Yorkshire; j = 2 = Landrace; j = 3 = MC - Mk: Ảnh hưởng của mùa vụ khi lợn con được sinh ra; k = 1, 2, 3, 4; k = 1 = Xuân; k = 2 = Hè; k = 3 = Thu; k = 4 = Đông - Pl : Ảnh hưởng của phương thức nuôi; l = 1, 2; l = 1 = Tận dụng không bổ sung thức ăn công nghiệp giàu đạm; l = 2 = Bổ sung thức ăn công nghiệp giàu đạm. Thức ăn công nghiệp được bổ sung cho lợn nái ở giai đoạn chữa kỳ 2 và tuần đầu sau khi sinh con. Lượng thức ăn công nghiệp bổ sung không nhiều, khoảng 10-15 kg/lứa đẻ. - Cm: Ảnh hưởng của chuồng trại; m = 1, 2; m = 1 = Đảm bảo; l = 2 = Không đảm bảo. Chuồng trại đảm bảo là chuồng trại ấm áp về mùa Đông, mát mẽ về mùa Hè, thông thoáng, lưu thông không khí tốt, nền chuồng không trơn trượt, diện tích chuồng đối với lợn nái theo TCVN (1994) là 4 - 6 m2 /con, ngoài ra còn phải có sân chơi cho lợn con. - Ln: Ảnh hưởng của nhóm lứa đẻ của lợn nái; n = 1, 2, 3, n = 1 = lứa đẻ từ 1-2; l=2=lứa đẻ từ 3-6, n=3=lứa đẻ từ lứa thứ 7 trở lên - εijklmn: Ảnh hưởng của yếu tố ngẫu nhiên III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của vùng sinh thái và phương thức nuôi đến các tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái nuôi tại huyện Hương Thuỷ Giá trị của các tính trạng sinh sản của lợn nái MC nuôi tại các vùng sinh thái khác nhau được trình bày qua bảng 1 và ảnh hưởng của vùng sinh thái đến các tính trạng sinh sản được trình bày ở bảng 5. Qua bảng 5 ta thấy rằng vùng sinh thái có ảnh hưởng sâu sắc đến tuổi đẻ lứa đầu, số con sơ sinh(ss)/lứa, số con còn sống (cs) đến 24 giờ, trọng lượng sơ sinh/con, số con cai sữa/lứa, thời gian cai sữa, khoảng cách lứa đẻ và hệ số lứa đẻ (P <0,01). Bảng 1: Ảnh hưởng của vùng sinh thái và phương thức nuôi đến các tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái nuôi tại huyện Hương Thuỷ (Trung bình ± sai số của số trung bình) Chỉ tiêu Đực giống Chuồng trại Landrace (n=139) Yorkshire (n=129) Móng Cái (n=50) Đảm bảo (n=214) Không đảm bảo (n=104) Tuổi đẻ lứa đầu (tháng) 11,90 ± 0,06 11,99 ± 0,07 11,81 ± 0,08 11,82± 0,05 12,07 ± 0,07 Số con ss/lứa (con) 10,97 ± 0.22 11,24 ± 0,20 12,44 ± 0,30 11,50 ± 0,17 10,91 ± 0,21 Số con cs đến 24giờ/lứa (con) 10,33 ± 0,20 10,42 ± 0,16 11,60 ± 0,25 10,73 ± 0,15 10,22 ± 0,17 Trọng lượng ss/con (kg) 0,58 ± 0,01 0,57 ± 0,01 0,52 ± 0,01 0,56 ± 0,01 0,55 ± 0,01 Số con cai sữa/lứa (con) 9,91 ± 0,16 10,09 ± 0,14 10,72 ± 0,15 10,22 ± 0,12 9,87 ± 0,15 Trọng lượng cai sữa/con (kg) 9,48 ± 0,13 9,63 ± 0,14 7,81 ± 0,19 9,46 ± 0,12 8,89 ± 0,12 Thời gian cai sữa (ngày) 54,05 ± 0,61 54,32 ± 0,63 53,22 ± ,97 53,76 ±0,49 54,59 ±0,68 Phối lại có kết quả (ngày) 18,88 ± 0,61 20,04 ± 0,88 16,10 ± 0,99 18,19 ± 0,56 20,39 ± 0,88 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 189,98 ±0,80 190,67± 0,98 185,42± 1,20 188,31± 0,67 192,07±1,02 Hệ số lứa đẻ (lứa/năm) 1,93 ± 0,01 1,92 ± 0,01 1,97 ± 0,01 1,94 ± 0,01 1,91 ± 0,01 Tính trạng số con sơ sinh/ lứa cao nhất ở vùng đồng bằng với 11,63, thấp nhất ở vùng đất cát với 10,79 con/lứa. Lợn nái MC nuôi ở vùng đồng bằng và đất cát sinh ra con con có trọng lượng sơ sinh cao hơn ở vùng gò đồi. Lợn nái nuôi ở vùng đồng bằng và gò đồi có số con cai sữa xấp xỉ nhau 10,33 con/lứa, cao hơn so với vùng đất cát (9,64 con/ lứa) (P < 0,001). Khoảng cách lứa đẻ và hệ số lứa đẻ của lợn nái nuôi ở vùng đồng bằng và vùng đất cát tương đương nhau, khoảng 188 ngày và 1,95 lứa trong khi đó ở vùng gò đồi có khoảng cách lứa đẻ dài hơn, 194 ngày và hệ số lứa đẻ thấp hơn, 1,89 lứa (P <0,01). Các vùng sinh thái khác nhau về điều kiện thời tiết và khí hậu, điều kiện thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, hơn thế nữa, tập quán chăn nuôi lợn nái MC giữa các vùng sinh thái cũng khác nhau. Điều đó tạo nên ảnh hưởng của yếu tố vùng sinh thái đến các tính trạng sinh sản của lợn nái MC. Kết quả nghiên cứu về số con sinh ra còn sống, số con cai sữa/lứa của lợn nái nuôi tại Hương Thủy là tương đương, tuy nhiên hệ số số lứa đẻ/năm có thấp hơn chút ít so với kết quả nghiên cứu Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2001) và Đặng Đình Trung và cộng sự (2007) khi tiến hành nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái MC nuôi ở các tỉnh phí Bắc. Điều này khẳng định khả năng thích nghi của lợn nái MC ở các miền khác nhau của đất nước. Qua bảng 1 và 5 ta thấy rằng bổ sung thức ăn công nghiệp giàu đạm vào khẩu phần ăn của lợn nái ở giai đoạn chửa kỳ cuối, và sau khi đẻ làm nâng cao trọng lượng sơ sinh của đàn con (P0,05). 3.2. Ảnh hưởng của đực giống và chuồng trại đến các tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái nuôi tại huyện Hương Thuỷ Đực giống dùng để phối với lợn nái MC có ảnh hưởng lớn đến số con sơ sinh/lứa, số con còn sống đến 24h và số con cai sữa/lứa của lợn nái MC (P<0,001) (bảng 2 và 5). Số con sơ sinh, còn sống đến 24 giờ và số con cai sữa của lợn nái MC khi được phối với đực MC là cao nhất (tương ứng là 12,44, 11,06 và 10,72 con/ lứa) cao hơn rất nhiều so với khi lợn nái MC được phối với đực Yorkshire (tương ứng là 11,24 10,42 và 10,09 con/ lứa) và được phối với đực Landrace (tương ứng là 10,97; 10,33 và 9,91 con/ lứa). Kết quả này của chúng tôi là phù hợp với kết quả nghiên của Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự (2002) khi nghiên cứu ảnh hưởng của đực giống dùng để phối với lợn nái MC đến khả năng sinh sản của lợn nái MC nuôi trong điều kiện nông hộ tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bảng 2: Ảnh hưởng của đực giống và chuồng trại đến các tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái nuôi tại huyện Hương Thuỷ (Trung bình ± sai số của số trung bình) Chỉ tiêu Đực giống Chuồng trại Landrace (n=139) Yorkshire (n=129) Móng Cái (n=50) Đảm bảo (n=214) Không đảm bảo (n=104) Tuổi đẻ lứa đầu (tháng) 11,90 ± 0,06 11,99 ± 0,07 11,81 ± 0,08 11,82± 0,05 12,07 ± 0,07 Số con ss/lứa (con) 10,97 ± 0.22 11,24 ± 0,20 12,44 ± 0,30 11,50 ± 0,17 10,91 ± 0,21 Số con cs đến 24giờ/lứa (con) 10,33 ± 0,20 10,42 ± 0,16 11,60 ± 0,25 10,73 ± 0,15 10,22 ± 0,17 Trọng lượng ss/con (kg) 0,58 ± 0,01 0,57 ± 0,01 0,52 ± 0,01 0,56 ± 0,01 0,55 ± 0,01 Số con cai sữa/lứa (con) 9,91 ± 0,16 10,09 ± 0,14 10,72 ± 0,15 10,22 ± 0,12 9,87 ± 0,15 Trọng lượng cai sữa/con (kg) 9,48 ± 0,13 9,63 ± 0,14 7,81 ± 0,19 9,46 ± 0,12 8,89 ± 0,12 Thời gian cai sữa (ngày) 54,05 ± 0,61 54,32 ±0,63 53,22 ±0,97 53,76 ±0,49 54,59 ±0,68 Phối lại có kết quả (ngày) 18,88 ± 0,61 20,04 ± 0,88 16,10 ± 0,99 18,19 ± 0,56 20,39 ± 0,88 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 189,98 ±0,80 190,67± 0,98 185,42± 1,20 188,31± 0,67 192,07±1,02 Hệ số lứa đẻ (lứa/năm) 1,93 ± 0,01 1,92 ± 0,01 1,97 ± 0,01 1,94 ± 0,01 1,91± 0,01 Đực giống dùng để lai với lợn nái MC có ảnh hưởng lớn đến trọng lượng của lợn con ở các thời điểm sơ sinh và cai sữa (P<0,01). Trọng lượng sơ sinh và trọng lượng cai sữa của lợn con của lợn nái MC khi phối với đực MC là 0,52 và 7,81 kg/con thấp hơn rất nhiều so với khi phối giống với đực Landrace (tương ứng là 0,58 và 9,48 kg/ con) và với đực Yorkshire (tương ứng là 0,57 và 9,63 kg/con). Trọng lượng cai sữa của lợn con khi lợn nái MC được phối với đực giống là Yorkshire là 9,63 kg/ con, và khi phối với với đực giống là Landrace là 9,48 kg/ con cao hơn rất nhiều so với lợn nái MC khi được phối với đực MC (7,81 kg/ con). Chuồng trại có ảnh hưởng lớn đến trọng lượng cai sữa/con (P<0,001) (bảng 2 và 5). Lợn nuôi ở chuồng đảm bảo có trọng lượng cai sữa/ con là 9,46 kg/ con cao hơn rất nhiều so với nuôi trong chuồng nuôi không đảm bảo (8,89 kg/ con). Chuồng trại cũng chi phối đến khoảng cách lứa đẻ, hệ số lứa đẻ và thời gian từ cai sữa đến phối lại có kết quả (P<0,05). Lợn nuôi trong chuồng nuôi đảm bảo có khoảng cách lứa đẻ ngắn hơn so với nuôi trong chuồng không đảm bảo, 188 so với 192 ngày. Điều này dẫn đến hệ số lứa đẻ của lợn nái nuôi trong chuồng nuôi đảm bảo cao hơn so với nuôi trong chuồng trại không đảm bảo, 1,94 so với 1,91 lứa/năm. 3.3. Ảnh hưởng của lứa đẻ đến các tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái nuôi tại huyện Hương Thuỷ Ảnh hưởng của số lứa đẻ đến các tính trạng sinh sản của lợn nái MC được thể hiện ở bảng 3 và 5. Lứa đẻ có ảnh hưởng lớn đến số con sơ sinh, số con còn sống đến 24 giờ, số con cai sữa/lứa, thời gian từ cai sữa đến phối lại có kết quả, khoảng cách lứa đẻ và hệ số lứa đẻ (P<0,01). Ảnh hưởng của lứa đẻ đến các tính trạng sinh sản của lợn nái MC phản ánh đúng quy luật sinh sản của lợn. Lứa đẻ nhóm I có số con sơ sinh thấp hơn/lứa (9,57 con) so với lứa đẻ nhóm II (12,21 con) và nhóm III (11,33 con). Số con cai sữa của những nái có lứa đẻ nhóm II (10,64 con) cao hơn so với nái có lứa đẻ nhóm III (10,21 con) và thấp nhất ở những nái nhóm I là 9,03 con. Nái đẻ nhóm 2 có hệ số lứa đẻ cao nhất, 1,95 so với 1,92 và 1,87 lứa/năm của nhóm I và nhóm III. Không có ảnh hưởng của lứa đẻ đến thời gian cai sữa. Bảng 3: Ảnh hưởng của số lứa đẻ đến các tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái nuôi tại huyện Hương Thuỷ (Trung bình ± sai số của số trung bình) Chỉ tiêu Đơn vị Nhóm lứa đẻ I (n=94) II (n=181) III (n=43) Số con sơ sinh/lứa Con 9,57±0,20 12,21±0,16 11,33±0,34 Số con ss sống đến 24giờ/lứa Con 9,17±0,18 11,27±0,14 10,65±0,30 Trọng lượng sơ sinh/con Kg 0,55±0,01 0,56±0,01 0,54±0,01 Số con cai sữa/lứa Con 9,03±0,16 10,64±0,10 10,21±0,26 Trọng lượng cai sữa/con Kg 9,44±0,18 9,06±0,12 9,86±0,21 Thời gian cai sữa Ngày 53,68±0,75 54,01±0,53 54,88±1,00 Phối lại có kết quả Ngày 20,47±0,86 16,9±0,57 24,00±1,44 Khoảng cách lứa đẻ Ngày 190,8±0,99 187,42±0,7 195,67±1,70 Hệ số lứa đẻ Lứa/năm 1,92±0,01 1,95±0,01 1,87±0,02 Ghi chú: Nhóm I = Lứa đẻ 1, 2; nhóm II = Lứa đẻ 3 - 6; nhóm III = Lứa 7 trở đi 3.3. Ảnh hưởng của mùa vụ đến các tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái nuôi tại huyện Hương Thuỷ Bảng 4: Ảnh hưởng của mùa vụ đến các tính trạng sinh sản của lợn nái MC nuôi tại huyện Hương Thuỷ (Trung bình ± sai số của số trung bình) Chỉ tiêu Đơn vị Mùa vụ Xuân (n=35) Hè (n=107) Thu (n=40) Đông (n=136) Tuổi đẻ lứa đầu Tháng 11,98 ± 0,12 11,85 ± 0,07 11,75 ± 0,11 11,97 ± 0,06 Số con ss/ lứa Con 11,09 ± 0,39 11,05 ± 0,24 11,45 ± 0,29 11,54 ± 0,22 Sốcon ss còn sống đến 24giờ/ lứa Con 10,04 ± 0,35 10,36 ± 0,20 10,85 ± 0,27 10,68 ± 0,19 Trọng lượng ss/con Kg 0,58 ± 0,01 0,55 ± 0,01 0,58 ± 0,01 0,55 ± 0,01 Số con cai sữa/ lứa Con 10,09 ± 0,31 9,93 ± 0,16 10,22 ± 0,22 10,22 ± 0,15 Trọng lượng cs/con Kg 9,35 ± 0,22 9,49 ± 0,10 8,53 ± 0,23 9,32 ± 0,14 Thời gian cai sữa Ngày 53,97± 1,19 53,19± 0,74 53,45± 0,85 54,88± 0,61 Phối lại có kết quả Ngày 17,17 ± 1,31 19,85 ± 0,86 16,35 ± 1,29 19,37 ± 0,71 Khoảng cách lứa đẻ Ngày 187,03 ± 1,36 190,38 ± 1,07 183,78 ± 1,27 192,22 ± 0,84 Hệ số lứa đẻ Lứa/năm 1,96 ± 0,01 1,92 ± 0,01 1,99 ± 0,01 1,91 ± 0,01 Bảng 5: Mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố tới các tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái nuôi tại huyện Hương Thuỷ Chỉ tiêu Vùng Đực giống Mùa vụ Lứa đẻ Chuồng trại Phương thức nuôi Tuổi đẻ lứa đầu *** NS NS NS *** NS Số con sơ sinh/lứa *** **** NS **** * NS Số con còn sống đến 24giờ/lứa *** **** NS **** * NS Trong lượng sơ sinh/con **** *** * NS NS ** Số con cai sữa/ lứa **** *** ** **** NS NS Trọng lượng cai sữa/con NS **** NS NS **** NS Thời gian cai sữa ** NS * NS NS *** Phối lại có kết quả * * NS *** ** NS Khoảng cách lứa đẻ *** * *** *** *** NS Hệ số lứa đẻ **** * *** *** *** NS Ghi chú: NS: không có ý nghĩa; *: P< 0,1; **: P <0,05; ***: P<0,01;****: P<0,001 Bảng 4 và bảng 5 trình bày ảnh hưởng của mùa vụ lúc lợn nái MC sinh con đến một số tính trạng sinh sản của lợn nái MC. Mùa vụ ảnh hưởng tới một số tính trạng sinh sản như số con cai sữa/lứa, khoảng cách lứa đẻ và hệ số lứa đẻ (P<0,05). Lợn nái MC sinh con vào mùa Xuân và mùa Thu có khoảng cách lứa đẻ ngắn hơn và hệ số lứa đẻ cao hơn so với lợn nái sinh con vào mùa Hè và mùa Đông. Kết quả này khá phù hợp với công bố của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006). IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Các tính trạng sinh sản của lợn nái MC chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như vùng sinh thái, đực giống, số lứa đẻ, mùa vụ, chuồng trại và chế độ nuôi dưỡng. Lợn nái MC nuôi ở vùng đồng bằng có năng suất sinh sản cao nhất, ở vùng gò đồi có năng suất sinh sản thấp nhất. Số con sơ sinh/ lứa, số con còn sống đến 24 giờ và số con cai sữa/lứa của lợn nái MC được phối với đực MC cao hơn khi được phối với đực Landrace và đực Yorkshire nhưng điều ngược lại xảy ra đối với tính trạng trọng lượng sơ sinh/ con và trọng lượng cai sữa/ con. Lợn nái MC có khả năng sản xuất tốt nhất trong giai đoạn từ lứa đẻ thứ 3 đến 6. Bổ sung thức ăn công nghiệp giàu protein vào khẩu phần cho lợn nái MC trong giai đoạn có chữa và sau khi sinh nâng cao trọng lượng cai sữa của lợn con. Nuôi lợn nái trong chuồng trại đảm bảo kỹ thuật có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng sản xuất của lợn nái. Điều này được thể hiện qua hệ số lứa đẻ cao hơn, khoảng cách lứa đẻ ngắn hơn và trọng lượng cai sữa của lợn con cao hơn so với nuôi trong chuồng trại không đảm bảo kỹ thuật. Lợn nái sinh con vào mùa xuân và mùa thu có hệ số lứa đẻ cao hơn so với lợn nái sinh con vào mùa đông và mùa hè. Cần tiếp tục đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến các tính trạng sinh sản của lợn nái MC, nái lai và nái ngoại nuôi tại các vùng sinh thái khác nhau, các chế độ chăm sóc nuôi dưỡng khác nhau để phát hiện hiện tượng tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Từ đó phát hiện con giống tối ưu nhất trong từng hệ thống sản xuất cụ thể. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đặng Vũ Bình. Phân tích một số tính trạng trong một lứa đẻ của lợn nái Móng Cái. Tạp chí Khoa học kỹ thuật và Công nghệ thực phẩm (1986) Đặng Vũ Bình. Chỉ số chọn lọc ba tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái. Tạp chí Khoa học kỹ thuật và Công nghệ thực phẩm (1992) Hoàng Nghĩa Duyệt. Ảnh hưởng của các mức protêin khác nhau đến khả năng sinh sản của lợn Móng Cái. Kỷ yếu nghiên cứu khoa học kỷ thuật Nông Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội (2002). Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thị Tám và Lê Thanh Hải. Khả năng sinh sản của nái Móng Cái được phối tinh với lợn Pietrain tại Đông Anh. Thông tin Khoa học kỹ thuật chăn nuôi (2001) Nguyễn Văn Nhiệm, Đặng Vũ Bình, Nguyễn Văn Đức. Một số nhân tố ảnh hưởng tới các tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái. Tạp chí chăn nuôi, (2002) Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình. Năng suất sinh sản, nuôi thịt, chất lượng thân thịt và chất lượng thịt của giống lợn nái Móng Cái phối với lợn đực Yorkshire và Pietrain. Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, tập IV (2006) Nguyễn Văn Thiện, Đinh Hồng Luận. Một số đặc điểm di truyền về năng suất của hai giống lợn nội Ỉ và Móng Cái. Kết quả nghiên cứu bảo tồn quỹ gene ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội (1994). Đặng Đình Trung, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Thị Viễn. Hiện trạng chăn nuôi lợn tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam. Báo cáo khoa học năm 2006, phần công nghệ sinh học và các vấn đề kỹ thuật chăn nuôi, Viện Chăn nuôi Quốc gia, Hà Nội, (2007) 194-200. EFFECTS OF SOME FACTORS ON REPRODUCTIVE TRAITS OF MONGCAI SOWS IN HUONGTHUY DISTRICT THUA THIEN HUE PROVINCE Le Dinh Phung, Phan Huu Tuan College of Agriculture and Forestry, Hue University SUMMARY A study on the effects of some factors on reproductive traits was done on 318 Mong Cai sows kept in farm household conditions in Huong Thuy district, Thua Thien Hue province. Data collected included various reproductive traits and factors of agricultural ecological zones, sires, number of litters, seasons, pig housing condition and commercial feed rich in protein. Mong Cai sows kept in the lowland agricultural zone had the highest reproductive performance while the lowest was found in the upland agricultural zone. Number of piglets/litter, number of piglets alive until 24 hours after calving, number of weaning piglets of Mong Cai sows mated with Mong Cai boars were higher than those of Mong Cai
Tài liệu liên quan