Ảnh hưởng của một số yếu tố đến việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp cho gia súc nhai lại ở Quảng Ngãi

Mục đích chính của nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng của một số yếu tố đến việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp cho gia súc nhai lại ở nông hộ Quảng Ngãi. Tổng cộng 181 hộ chăn nuôi gia súc nhai lại đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau của tỉnh Quảng Ngãi được điều tra bằng bản câu hỏi chuẩn. Các thông tin thu thập bao gồm: tình hình chăn nuôi, tỷ lệ sử dụng các nguồn phụ phẩm và ảnh hưởng của một số yếu tố đến sử dụng phụ phẩm nông nghiệp cho gia súc nhai lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chăn nuôi gia súc nhai lại ở Quảng Ngãi chủ yếu là qui mô nhỏ với hơn 70% số hộ có quy mô ≤ 4 con, mục đích chăn nuôi chủ yếu là tận dụng (60,87%), phương thức chăn nuôi kết hợp giữa chăn thả và bổ sung thức ăn tại chuồng chiếm 59,67%. Khoảng 77% hộ chăn nuôi thiếu thức ăn cho gia súc nhai lại trong khoảng 2-3 tháng. Các nông hộ đã có những nỗ lực nhưng tình trạng thiếu thức ăn thô vào mùa mưa vẫn còn khá phổ biến. Hiện có đến 97,79% số hộ chăn nuôi có sử dụng các phụ phế phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Các yếu tố nghiên cứu: trình độ chủ hộ, quy mô nuôi, phương thức chăn nuôi và điều kiện kinh tế hộ không ảnh hưởng đến tỷ lệ hộ sử dụng và tỷ lệ hộ chế biến phụ phẩm nông nghiệp cho gia súc nhai lại (P >0,05).

doc8 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của một số yếu tố đến việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp cho gia súc nhai lại ở Quảng Ngãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP CHO GIA SÚC NHAI LẠI Ở QUẢNG NGÃI Nguyễn Xuân Bả, Nguyễn Hữu Văn Lê Đình Phùng, Lê Văn Phước Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Đinh Văn Dũng, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Nguyễn Hữu Nguyên, Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Quảng Ngãi Bùi Quang Tuấn, Trường Đại học Nông Nghiệp 1 Hà Nội TÓM TẮT Mục đích chính của nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng của một số yếu tố đến việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp cho gia súc nhai lại ở nông hộ Quảng Ngãi. Tổng cộng 181 hộ chăn nuôi gia súc nhai lại đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau của tỉnh Quảng Ngãi được điều tra bằng bản câu hỏi chuẩn. Các thông tin thu thập bao gồm: tình hình chăn nuôi, tỷ lệ sử dụng các nguồn phụ phẩm và ảnh hưởng của một số yếu tố đến sử dụng phụ phẩm nông nghiệp cho gia súc nhai lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chăn nuôi gia súc nhai lại ở Quảng Ngãi chủ yếu là qui mô nhỏ với hơn 70% số hộ có quy mô ≤ 4 con, mục đích chăn nuôi chủ yếu là tận dụng (60,87%), phương thức chăn nuôi kết hợp giữa chăn thả và bổ sung thức ăn tại chuồng chiếm 59,67%. Khoảng 77% hộ chăn nuôi thiếu thức ăn cho gia súc nhai lại trong khoảng 2-3 tháng. Các nông hộ đã có những nỗ lực nhưng tình trạng thiếu thức ăn thô vào mùa mưa vẫn còn khá phổ biến. Hiện có đến 97,79% số hộ chăn nuôi có sử dụng các phụ phế phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Các yếu tố nghiên cứu: trình độ chủ hộ, quy mô nuôi, phương thức chăn nuôi và điều kiện kinh tế hộ không ảnh hưởng đến tỷ lệ hộ sử dụng và tỷ lệ hộ chế biến phụ phẩm nông nghiệp cho gia súc nhai lại (P >0,05). I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nguồn thức ăn chính cho đàn gia súc nhai lại ở khu vực miền Trung nước ta nói chung và Quảng Ngãi nói riêng chủ yếu dựa vào cỏ tự nhiên và phế phụ phẩm nông nghiệp giàu xơ (Ba và cs, 2005). Diện tích đồng cỏ hạn chế nên gia súc nhai lại chủ yếu được chăn thả trên đất công cộng hoặc các vùng đất không thể canh tác được và được cho ăn thêm hàng ngày bằng các phụ phẩm nông nghiệp. Ở nước ta phụ phẩm nông nghiệp được xem là nguồn thức ăn tiềm năng cho gia súc nhai lại. Số lượng gia súc nhai lại ở nước ta còn ít so với nguồn thức ăn sẵn có và nếu những nguồn thức ăn này được sử dụng tốt thì có thể tăng gấp đôi số lượng gia súc này mà không phải sử dụng đến nguồn thức ăn của các loài dạ dày đơn (Orskov, 2001, xem Nguyễn Xuân Trạch, 2004). Có nhiều sự lựa chọn nhằm cải thiện hệ thống chăn nuôi gia súc nhai lại dựa trên nguồn thức ăn sẵn có. Một trong những giải pháp đang được quan tâm lớn ở các nước nhiệt đới là khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn phụ phẩm giàu xơ. Tuy vậy, ở Quảng Ngãi, đặc biệt là vùng núi, việc khai thác và sử dụng nguồn thức ăn giàu xơ từ phụ phẩm nông nghiệp còn hạn chế có thể do các yếu tố kỹ thuật, kinh tế và cả các vấn đề xã hội. Để góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi gia súc nhai lại trong nông hộ dựa trên nguồn thức ăn sẵn có, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Ảnh hưởng của một số yếu tố đến việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp cho gia súc nhai lại ở Quảng Ngãi”. Đề tài này nhằm mục đích đánh giá tình hình khai thác, chế biến, sử dụng các nguồn phụ phẩm và xác định ảnh hưởng của một số yếu tố đến việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp cho gia súc nhai lại ở nông hộ Quảng Ngãi. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu - Tình hình chăn nuôi gia súc nhai lại: quy mô chăn nuôi, phương thức chăn nuôi, mục đích chăn nuôi - Tỷ lệ sử dụng các nguồn phụ phẩm trong chăn nuôi gia súc nhai lại - Tỷ lệ chế biến các phụ phẩm hiện có - Một số yếu tố kinh tế – xã hội chính ảnh hưởng đến việc sử dụng phụ phẩm trong chăn nuôi 2.2. Phương pháp nghiên cứu Các thông tin được thu thập trực tiếp bằng cách phỏng vấn các hộ nông dân qua phiếu điều tra đã chuẩn hóa. Các xã đại diện cho các vùng sinh thái với mức độ phát triển chăn nuôi gia súc nhai lại khác nhau của tỉnh được chọn là Ba Động (miền núi), Tịnh Trà (Trung du), và Tịnh Ấn Tây (đồng bằng). Mỗi xã chọn ngẫu nhiên khoảng 60 hộ có chăn nuôi gia súc nhai lại để phỏng vấn. Người phỏng vấn được tập huấn trước về phương pháp phỏng vấn. Thông tin phỏng vấn được quản lý bằng EXCEL 2003 và được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 12. Hai phép phân tích cơ bản là thống kê mô tả và kiểm tra khi bình phương. Kiểm tra khi bình phương được sử dụng để kiểm tra sự phụ thuộc của tỷ lệ sử dụng và chế biến phụ phẩm lên các yếu tố như quy mô nuôi, mục đích nuôi, điều kiện kinh tế, trình độ của chủ hộ. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số nét về tình hình chăn nuôi gia súc nhai lại của các hộ điều tra ở Quảng Ngãi Kết quả điều tra 181 hộ chăn nuôi gia súc nhai lại ở 3 xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi cho thấy chăn nuôi gia súc nhai lại (bao gồm trâu, bò và dê) phổ biến là qui mô nhỏ (bảng 1). Số hộ nuôi qui mô 3-4 con chiếm tỉ lệ cao, rất ít hộ nuôi với qui mô 1 con hoặc lớn hơn 7 con. Những hộ nuôi 1 con thường là những hộ nghèo bắt đầu nuôi bò từ các nguồn vốn ưu đãi. Chăn nuôi qui mô lớn (> 7) chỉ thấy ở một số hộ vùng miền núi. Bảng 1: Quy mô chăn nuôi gia súc nhai lại ở các hộ điều tra Quy mô nuôi (con/hộ) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1 8 4,42 2 35 19,34 3-4 85 46,96 5 27 14,92 6-7 20 11,05 ≥ 8 6 3,31 Các nông hộ ở miền Trung nói chung, Quảng Ngãi nói riêng thì đa số đều khó có đủ điều kiện về đất đai và vốn để mở rộng qui mô chăn nuôi gia súc nhai lại. Vì thế, sự tồn tại của hình thức chăn nuôi qui mô nhỏ là tất yếu: vừa sử dụng nguồn thức ăn sẵn có, tận dụng công lao động, tạo nguồn phân bón hữu cơ và tăng thu nhập cho gia đình. Bảng 2: Mục đích chăn nuôi gia súc nhai lại của các nông hộ điều tra Mục đích Trâu Bò Dê Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Tận dụng 112 60,87 0 0 Kinh doanh 7 3,80 2 100 Tận dụng và kinh doanh 65 35,33 0 0 Chăn nuôi trâu bò mục đích tận dụng vẫn chiếm ưu thế. Riêng các hộ nuôi dê thì hoàn toàn là với mục đích kinh doanh. Điều cần lưu ý là trong tổng số 181 hộ điều tra, chỉ có 2 hộ chăn nuôi dê. Do vậy, tỷ lệ 100% hộ nuôi dê với mục đích kinh doanh có thể chưa phản ánh thực bản chất của quần thể. Phần đông nông hộ chăn nuôi tận dụng sẽ là một trở ngại lớn cho các hoạt động nhằm mục tiêu tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Vì thế, cần có phương pháp tiếp cận phù hợp để lựa chọn những kỹ thuật thích ứng với khả năng đầu tư, áp dụng và đáp ứng nhu cầu của nông hộ. Trong chăn nuôi gia súc nhai lại, cùng với sự phát triển nhanh về số lượng đầu con và dịch chuyển hướng sản xuất từ tận dụng sang kinh doanh, phương thức chăn nuôi cũng có thay đổi từ chăn thả tự do sang nuôi nhốt. Cụ thể về tỉ lệ hộ lựa chọn các phương thức chăn nuôi khác nhau được trình bày ở bảng 3. Kết quả bảng 3 cho thấy đã có hơn 1/3 số hộ nuôi bò theo phương thức nuôi nhốt là chủ yếu, nuôi chăn thả không bổ sung chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp (6,63%). Đây chính là một sự khác biệt cơ bản trong chăn nuôi gia súc nhai lại hiện nay so với truyền thống trước đây. Điều này, không những phản ánh tình trạng các bãi chăn thả bị thu hẹp, sự khan hiếm dần nguồn thức ăn tự nhiên; mà còn cho thấy sự lựa chọn chăn nuôi gia súc nhai lại với qui mô nhỏ ở nông hộ là tất yếu. Bảng 3: Phương thức chăn nuôi đàn gia súc nhai lại của các hộ điều tra Phương thức chăn nuôi Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Chăn thả không bổ sung 12 6,63 Nuôi nhốt 61 33,70 Kết hợp 108 59,67 Trên một góc độ khác, sự giảm phương thức nuôi chăn thả không bổ sung đồng nghĩa với giảm công lao động phục vụ cho nuôi trâu bò. Điều đáng quan tâm là lực lượng lao động thực hiện chăn dắt trâu bò chủ yếu là lao động phụ, trong đó có nhiều em là học sinh phổ thông. Vì thế, chiến lược thúc đẩy sự phát triển của phương thức nuôi nhốt còn có ý nghĩa xã hội quan trọng, nhằm góp phần giảm lao động trẻ em và nâng cao chất lượng học tập. Thực hiện chăn nuôi gia súc nhai lại theo phương thức nụôi nhốt sẽ tiện lợi cho việc lai tạo giống, kiểm soát dịch bệnh và chăm sóc; nhưng chắc rằng cần nhiều hơn về lượng thức ăn để cung cấp cho gia súc và khi không đảm bảo khẩu phần ăn thì tất yếu sẽ dẫn đến những kết quả ngoài mong muốn. Vì thế, một vấn đề lớn đặt ra là làm thế nào có đủ số lượng và chất lượng thức ăn để thoả mãn nhu cầu của gia súc, đồng thời chi phí cho một đơn vị sản phẩm là có thể chấp nhận được. Trong thực tế sản xuất, không phải tất cả các nông hộ đều giải quyết tốt việc cung cấp thức ăn cho đàn gia súc của mình. Kết quả điều tra cho thấy có 70,7% số hộ (128/181 hộ) thiếu thức ăn thô cung cấp cho vật nuôi (bảng 4). Bảng 4: Tình trạng thiếu thức ăn cho gia súc nhai lại ở các hộ điều tra Số tháng thiếu TA (tháng) Số hộ (hộ) Trong đó số hộ Tỉ lệ (%) Thiếu vào mùa khô (tháng 2-8) Thiếu vào mùa mưa (tháng 9-1) Thiếu cả mùa mưa và mùa khô 6 1 1 - - 0,78 5 5 1 2 2 3,91 4 11 1 7 3 8,59 3 60 4 53 3 46,88 2 38 4 32 2 29,69 1 13 1 12 - 10,16 Tổng 128 12 106 10 100 Phần đông các hộ thiếu thức ăn cho chăn nuôi gia súc nhai lại trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng (chiếm 76,57%) và mùa thiếu thức ăn chủ yếu là mùa mưa (chiếm 82,8%). Thời điểm thiếu thức ăn thô trong mùa khô tập trung vào tháng 5-6 và mùa mưa là tháng 10-11 hàng năm. Những thời điểm này đối với sản xuất ngành trồng trọt là giai đoạn đã thu hoạch xong và gieo trồng cho vụ tới, và không có các phụ phẩm (ngọn lá) hoặc sản phẩm kết hợp (cỏ tự nhiên ngoài đồng bãi) có thể tận dụng để chăn nuôi gia súc nhai lại. Mặt khác, vào mùa mưa thì sản lượng cỏ trồng giảm đáng kể đối với giống cỏ trồng phổ biến là cỏ Voi. Đối với nông hộ, trong tình trạng thiếu thức ăn thô đã có những cách giải quyết khác nhau nhằm duy trì đàn gia súc, các biện pháp thực hiện của 128 nông hộ thiếu thức ăn thô được mô tả ở bảng 5. Khi thiếu thức ăn thô bình quân mỗi nông hộ thường có hơn 2 cách giải quyết, trong đó trồng cỏ và cắt thêm cỏ tự nhiên là cách được nhiều nông hộ thực hiện, việc dự trữ và mua thêm thức ăn chưa được đa số hộ quan tâm, đặc biệt có một số nông hộ (chiếm 27,34%) giải quyết theo hướng thiếu tích cực là cho ăn ít đi. Bảng 5: Cách giải quyết thiếu thức ăn thô cho đàn gia súc nhai lại của các hộ điều tra Cách giải quyết Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Trồng cỏ 92 71,88 Cắt thêm cỏ tự nhiên 107 83,59 Mua thêm 53 41,41 Chế biến dự trữ 42 32,81 Cho ăn ít đi 35 27,34 Khi tìm hiểu từng cách giải quyết của nông hộ, chúng tôi ghi nhận được: Cỏ trồng được nông hộ chú trọng là cỏ Voi và cỏ Sả, bên cạnh tận dụng đất vườn, ven đê ... nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển một phần diện tích đất canh tác cây trồng sang trồng cỏ. Cỏ tự nhiên chủ yếu khai thác ở đồng bãi trong thời kỳ cây trồng đang sinh trưởng. Loại thức ăn thô các nông hộ mua thêm và dự trữ chủ yếu là rơm khô. Với đặc thù của vùng Quảng Ngãi, tuy bình quân diện tích canh tác/hộ thấp nhưng canh tác cây trồng ở nông hộ là khá đa dạng. Trong đó, các cây chủ lực là lúa, bắp, mì, mía và lạc. Phụ phẩm của các cây trồng này đã tạo nên nguồn thức ăn đáng kể cho gia súc nhai lại. Tuy nhiên, số lượng sẵn có và sử dụng nó vào chăn nuôi có sự khác nhau, kết quả điều tra về tỷ lệ sử dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi được trình bày ở bảng 6. Bảng 6: Tỷ lệ sử dụng nguồn phụ phẩm nông trong chăn nuôi của các hộ điều tra Loại phụ phẩm Số hộ sử dụng (hộ) Tỷ lệ hộ sử dụng (%) KL phụ phẩm có sẵn (tấn/hộ/năm) KL phụ phẩm sử dụng (tấn/hộ/năm) Tỷ lệ sử dụng (%) Rơm lúa 175 96,69 2,72 1,97 72,43 Thân lá cây ngô 70 38,67 0,48 0,45 93,75 Ngọn lá mía 22 12,15 1,10 0,34 30,91 Ngọn lá sắn 0 0 0,53 0 0,00 Dây lá lạc 55 30,39 0,61 0,21 34,43 Khối lượng sẵn có và việc sử dụng các nguồn phụ phẩm để làm thức ăn cho gia súc nhai lại ở nông hộ có sự khác biệt lớn. Chỉ trừ ngọn lá sắn không được sử dụng vì sợ gia súc bị ngộ độc, các loại phụ phẩm cây trồng khác đều được nông hộ sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Rơm lúa là loại có khối lượng lớn nhất và được nhiều hộ sử dụng nhất (96,69%). Ngọn lá mía tuy khối lượng xếp vị trí thứ 2, nhưng số hộ có sử dụng và tỉ lệ sử dụng làm thức ăn là thấp nhất. Thân lá cây ngô sau thu hoạch thì khối lượng ít nhất và có tỉ lệ sử dụng cao nhất (93,75%). Ngọn lá lạc có khối lượng khá lớn (xếp thứ 3) nhưng tỉ lệ sử dụng chưa nhiều (34,43%). Rơm lúa tuy chưa được sử dụng triệt để như thân lá ngô, nhưng với tỉ lệ sử dụng là 72,43% thì cao hơn rất nhiều so với kết quả điều tra của Đào Lệ Hằng (2007) ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long - chỉ có khoảng 5% số lượng rơm sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Các loại phụ phẩm cây trồng ngoài lúa (thân lá cây ngô sau thu hoạch, ngọn lá mía và dây lá lạc) được các nông hộ sử dụng chủ yếu là cho gia súc ăn dạng tươi. Chỉ có riêng cây ngô được thu hoạch dần nên tỉ lệ sử dụng cao, còn ngọn lá mía và cây lạc thì thu hoạch đồng loạt. Như vậy, một khối lượng lớn nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp dùng làm thức ăn cho gia súc nhai lại đã bị lãng phí, trong đó có những loại nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng cao (thân lá lạc và ngọn lá sắn). Tuy rằng, các loại phụ phẩm cây trồng có tính mùa vụ và kích thước cồng kềnh, nhưng nếu nông hộ thực hiện các biện pháp chế biến, dự trữ thì chắc rằng sẽ góp phần giải quyết tình trạng thiếu thức ăn thô cho gia súc. 3.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến việc sử dụng phụ phẩm nông cho gia súc nhai lại *Trình độ học vấn của chủ hộ Trình độ học vấn liên quan đến khả năng tiếp nhận thông tin và quyết định hành động của mỗi con người. Các nông hộ chăn nuôi gia súc nhai lại trong diện điều tra thuộc 3 nhóm học vấn khác nhau. Kết quả về ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến sử dụng phụ phẩm nông nghiệp được trình bày ở bảng 7. Bảng 7: Ảnh hưởng của một số yếu tố đến việc sử dụng phụ phẩm nông công nghiệp làm thức ăn cho gia súc nhai lại của các hộ điều tra Số hộ điều tra (hộ) Có sử dụng Có chế biến Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%) Trình độ văn hoá Tiểu học cơ sở 64 62 96,88 2 3,12 Trung học cơ sở 79 77 97,47 7 8,86 Trung học phổ thông 31 31 100 0 0 Cao đẳng, đại học 0 0 0 0 0 Quy mô chăn nuôi (con/hộ) ≤ 2 43 41 95,35 0 0 3 – 5 114 113 99,12 6 5,26 ≥ 6 24 23 95,83 3 13,64 Phương thức chăn nuôi Thả rông 0 - - Chăn thả không bổ sung 12 11 91,67 0 - Chăn thả có bổ sung 108 105 97,22 9 8,33 Nuôi nhốt 61 61 100 0 - Mức kinh tế hộ Hộ nghèo 27 25 92,59 0 - Trung bình trở lên 154 152 98,70 9 5,84 Qua bảng 7 cho thấy không có sự khác biệt rõ về việc có hay không có sử dụng phụ phẩm vào chăn nuôi gia súc nhai lại ở các nhóm nông hộ khác nhau về trình độ học vấn (P >0,05). Điều này dễ hiểu, bởi lẽ chăn nuôi trâu bò là nghề truyền thống và hệ thống chăn nuôi kết hợp trồng trọt đã tồn tại lâu đời, các phụ phẩm cây trồng dễ dàng sử dụng làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Mặc dù số hộ thực hiện chế biến phụ phẩm cây trồng (ủ rơm với u rê) quá ít, nhưng qua đó cũng có thể nhận định việc áp dụng kỹ thuật chế biến này không phụ thuộc nhiều vào trình độ học vấn của nông hộ. * Quy mô chăn nuôi gia súc nhai lại Việc dùng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò không có sự khác nhau giữa các hộ chăn nuôi qui mô khác nhau (bảng 7). Tuy nhiên, với cách sử dụng thì sự sai khác giữa các nhóm hộ là khá rõ, nhóm hộ có qui mô nuôi từ 6 con trở lên thực hiện chế biến phụ phẩm cao hơn so với nhóm hộ nuôi qui mô 3- 5 con, riêng nhóm hộ nuôi 1-2 con thì hoàn toàn không chế biến. Một hạn chế của kết luận này là số lượng hộ có chế biến phụ phế phẩm quá ít, điều này giảm mức độ tin cậy của kết luận đưa ra cho quần thể. *Phương thức chăn nuôi gia súc nhai lại Trong phạm vi số hộ điều tra, hiện đang tồn tại 3 phương thức chăn nuôi trâu bò: chăn thả không bổ sung, chăn thả có bổ sung thức ăn tại chuồng và nuôi nhốt. Tỉ lệ hộ sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc thì phương thức nuôi nhốt là cao nhất, tiếp đến là phương thức nuôi chăn thả có bổ sung thức ăn và thấp nhất là phương thức nuôi chăn thả không có bổ sung (100%, 97,22% và 91,67%), nhưng sự sai khác này chưa có ý nghĩa thống kê (P >0,05). * Mức kinh tế hộ: Trong sản xuất nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng, thường gắn với mỗi điều kiện kinh tế thì nông hộ có sự lựa chọn một cách làm thích ứng. Nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ, bởi có nhiều yếu tố tác động đến cách thức hành động của nông hộ. Tỉ lệ hộ sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc nhai lại ở 2 nhóm không chênh lệch nhiều, nhưng về việc chế biến rơm thì chỉ có nhóm hộ có mức kinh tế từ trung bình trở lên thực hiện. Hầu hết các nông hộ chăn nuôi gia súc nhai lại đều có canh tác cây trồng, nên nguồn phụ phẩm là sẵn có. Tuy nhiên, các nông hộ có mức kinh tế khá hơn thường chăm sóc nuôi dưỡng gia súc chu đáo hơn để chăn nuôi đạt hiệu quả cao, nên họ quan tâm hơn đến nguồn phụ phẩm nhằm có nhiều thức ăn cho gia súc và giảm chi phí sản xuất. Vì thế, tỉ lệ hộ có mức kinh tế từ trung bình trở lên sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc có cao hơn so với hộ nghèo. IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chăn nuôi gia súc nhai lại ở Quảng Ngãi chủ yếu là chăn nuôi qui mô nhỏ với hơn 70% số hộ có quy mô ≤ 4 con, mục đích chăn nuôi chủ yếu là tận dụng (60,87%), phương thức chăn nuôi kết hợp giữa chăn thả và bổ sung thức ăn tại chuồng chiếm 59,67%. Khoảng 77% các hộ chăn nuôi thiếu thức ăn cho gia súc nhai lại trong khoảng 2-3 tháng. Các nông hộ đã có những nỗ lực nhưng tình trạng thiếu thức ăn thô vào mùa mưa vẫn còn khá phổ biến. Hiện có đến 97,79% số hộ (177/181 hộ) chăn nuôi có sử dụng các phụ phế phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Các yếu tố nghiên cứu: trình độ chủ hộ, quy mô nuôi, phương thức chăn nuôi và điều kiện kinh tế xã hội không ảnh hưởng đến tỷ lệ hộ sử dụng và tỷ lệ hộ chế biến phụ phẩm nông nghiệp cho gia súc nhai lại (P >0,05). TÀI LIỆU THAM KHẢO Ba NX, Ngoan LD, Gloag CM, Doyle PT. Feed resources for cattle in Quang Ngai, south central Vietnam. Proceedings of AHAT/BSAS International conference: Integrating systems to meet the challenges of globalisation. Vol 2, (2005) 4 Nguyễn Xuân Bả. Sử dụng rơm xử lý urê làm thức ăn gia súc. Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học và kinh tế nông nghiệp 1967 – 1997, Trường Đại học Nông Lâm Huế. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội (1997) 157 – 160 Đào Lệ Hằng. Một số giải pháp thức ăn hiệu quả cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, 4 (2007) 25-27. Nguyễn Xuân Trạch. Sử dụng phụ phẩm nuôi gia súc nhai lại. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội (2004) EFFECTS OF SOME FACTORS ON THE USE OF AGRICULTURAL BY-PRODUCTS FOR RUMINANTS IN QUANGNGAI PROVINCE Nguyen Xuan Ba, Nguyen Huu Van Le Dinh Phung, Le Van Phuoc College of Agriculture and Forestry, Hue University Dinh Van Dung, College of Pedagogy, Hue University Nguyen Huu Nguyen Center for Agriculture and Forestry extension, Quang Ngai Province Bui Quang Tuan, Hanoi University of Agriculture SUMMARY The main objective of this study is to indentify effects of some potential factors on the use of agricultural by-products for ruminants in Quangngai province. In total, 181 households rearing ruminants from different agri-ecological zones of Quangngai province were surveyed by using a standardized questionnair. Information collected consisted of ruminant production situations, the use of raw and processed agricultural by-products, and the factors affecting the use of agricultural by-products for ruminants. Results show that more than 70% surveyed households kept ruminants with a small scale. Ruminants were fed based on exploiting local resources (60.87%). More than 77% households were short of feed for ruminants from 2 to 3 months. About 97,79% surveyed households used agricultural by-products as feed for ruminants. Studied factor including: education of the householder, ruminant herd scale, production system, and living standard did not affect the percentage of households using raw and processed agricultural by products as a feed resource for ruminants (P >0,05).
Tài liệu liên quan