Ảnh hưởng của văn hóa cộng đồng đến việc phát triển mô hình du lịch Homestay

I. Đặt vấn đề Du lịch cộng đồng Homestay là một loại hình “du lịch xanh” phù hợp với các du khách quốc tế yêu thích khám phá văn hóa tại các nước bản địa. Khi đi du lịch Homestay, thay vì ở khách sạn hoặc các nhà nghỉ, du khách sẽ ở ngay tại nhà của dân địa phương để có thể có một góc nhìn gần gũi và thực tế hơn với cách sống và nền văn hóa của nước chủ nhà. Du khách được xem như một thành viên của gia đình và tham gia vào các sinh hoạt đời thường như ăn cơm chung mâm và trò chuyện trao đổi với các thành viên; được yêu cầu phải “nhập gia tùy tục” và phải tôn trọng các quy tắc và sự riêng tư nhất định của gia chủ. Trào lưu du lịch kết hợp với Homestay đang càng ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thế giới, và được các cộng đồng và chính phủ ủng hộ. Qua trải nghiệm thú vị homestay, sẽ tạo cơ hội để khách quốc tế kết bạn với người bản xứ. Mặc dù thường không mang lại lợi nhuận vật chất đáng kể cho gia đình tham gia chương trình, nhưng homestay giúp quảng bá hình ảnh về đất nước và con người một cách gần gũi và chân thật nhất. Lựa chọn hình thức „"Homestay", du khách không có được cảm giác thoải mái tuyệt đối như khi nghỉ dưỡng tại các khách sạn, resort Nhưng bù lại, họ được mang đến những trải nghiệm đời thường, thực tế và thú vị khi trực tiếp tham gia vào từng hoạt động của người dân địa phương.

pdf4 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa cộng đồng đến việc phát triển mô hình du lịch Homestay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
13 Ảnh hưởng của văn hóa cộng đồng đến việc phát triển mô hình du lịch Homestay TS. Đỗ Thị Thanh Vinh Báo cáo giới thiệu mô hình du lịch Homestay và ảnh hưởng của văn hóa cộng đồng đến việc phát triển bền vững mô hình này. I. Đặt vấn đề Du lịch cộng đồng Homestay là một loại hình “du lịch xanh” phù hợp với các du khách quốc tế yêu thích khám phá văn hóa tại các nước bản địa. Khi đi du lịch Homestay, thay vì ở khách sạn hoặc các nhà nghỉ, du khách sẽ ở ngay tại nhà của dân địa phương để có thể có một góc nhìn gần gũi và thực tế hơn với cách sống và nền văn hóa của nước chủ nhà. Du khách được xem như một thành viên của gia đình và tham gia vào các sinh hoạt đời thường như ăn cơm chung mâm và trò chuyện trao đổi với các thành viên; được yêu cầu phải “nhập gia tùy tục” và phải tôn trọng các quy tắc và sự riêng tư nhất định của gia chủ. Trào lưu du lịch kết hợp với Homestay đang càng ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thế giới, và được các cộng đồng và chính phủ ủng hộ. Qua trải nghiệm thú vị homestay, sẽ tạo cơ hội để khách quốc tế kết bạn với người bản xứ. Mặc dù thường không mang lại lợi nhuận vật chất đáng kể cho gia đình tham gia chương trình, nhưng homestay giúp quảng bá hình ảnh về đất nước và con người một cách gần gũi và chân thật nhất. Lựa chọn hình thức „"Homestay", du khách không có được cảm giác thoải mái tuyệt đối như khi nghỉ dưỡng tại các khách sạn, resort Nhưng bù lại, họ được mang đến những trải nghiệm đời thường, thực tế và thú vị khi trực tiếp tham gia vào từng hoạt động của người dân địa phương. Ở Việt nam, bước đầu loại hình này đã mang lại nhiều kết quả khả quan, chẳng hạn như tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện môi trường sống... Mặc dù vậy, mô hình du lịch homestay vẫn còn hạn chế, phát triển chưa hết tiềm năng, thế mạnh vốn có của các địa phương. Để phát triển loại hình du lịch homestay cần nhiều yếu tố quan trọng như : mức độ sẵn lòng tham gia của cộng đồng tại địa phương, các yếu tố về văn hóa - xã hội, lịch sử truyền thống, các yếu tố về lợi thế so sánh của tự nhiên,... Trong đó, yếu tố văn hóa cộng đồng được xem là yếu tố cốt lõi. 14 II. Văn hóa cộng đồng và các yếu tố cấu thành Cộng đồng là nhóm người thường sinh sống trên cùng khu vực địa lý, tự xác định mình cùng một nhóm. Những người trong cùng cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân và có thể thuộc cùng một nhóm tôn giáo, một tầng lớp chính trị (Keith và Ary, 1998). Khái niệm cộng đồng được xác lập theo hai nghĩa: (1) Nghĩa thứ nhất liên quan tới cái nhìn địa lý gắn kết với cộng đồng và cho cộng đồng là một nhóm cư dân cùng sinh sống trong một địa vực nhất định, có cùng các giá trị và tổ chức xã hội cơ bản. (2) Nghĩa thứ hai gắn liền với lịch sử, cuộc sống con người và nêu khái niệm cộng đồng là một nhóm dân cư cùng có chung những mối quan tâm cơ bản, có thể được biến đổi bởi quá trình vận động của lịch sử, làm cho các thành viên của cộng đồng cũng phải biến đổi nhận thức và hành vi. (Knop và Steward, 1973) Một số các tác giả Bandit Santikul (2009), Kan Set Aung (2009), Kang Santran (2008), Bùi Thanh Hương và Nguyễn Đức Hoa Cương (2007), Nguyễn Quốc Nghi (2010) đã chứng minh tác động của việc phát triển du lịch đến đời sống kinh tế- xã hội của cộng đồng dân cư. Văn hóa cộng đồng được xác lập bởi các yếu tố như chuẩn mực đạo đức văn hóa, hệ thống giá trị hình thành và được kế tục qua lịch sử, thái độ và nhận thức của người dân. Nó có thể được đo lường bởi các nhân tố như : - Các mối quan hệ xã hội tốt đẹp trong cộng đồng - An ninh địa phương và cộng đồng - Các mối quan hệ gia đình tốt đẹp, bền vững - Người dân thân thiện - Cộng đồng có tính hỗ trợ cao KẾT LUẬN Văn hóa cộng đồng có tác động qua lại tương hỗ với sự phát triển loại hình du lịch Homestay. Phát triển du lịch cộng đồng góp phần tạo ra sự hài lòng của cộng đồng qua việc cải thiện đời sống, hội nhập môi trường văn hóa quốc tế. Ngược lại văn hóa cộng 15 đồng được xác lập phù hợp góp phần tạo ra hiệu quả của loại hình kinh doanh này, thu hút du khách và các tổ chức cũng như đối tác tham gia. Chính vì vậy, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng cư dân ở địa phương đối với những lợi ích của mô hình du lịch homestay cũng như các yếu tố quyết định dến việc phát triển bền vững loại hình du lịch này là hết sức cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Thanh Hương, Nguyễn Đức Hoa Cương (2007). “Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng Việt Nam”, dựán tổchức phát triển du lịch Hà Lan, Trường Đại học Hà Nội. 2. Knop, Edward C., và Steward R. (1973), “Community Satisfaction: Conceptual and Methodological Problems”, Paper presented at Rocky Mountain Social Science Association annual meeting, Laramie, Wyoming. 3. Nguyễn Quốc Nghi, Võ Phạm Tân, Trần Thị Kim Trang, (2009), Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Tiền Giang. Tạp chí Du lịch Viêt Nam. 4. Bandit Santikul (2009), “Community Based Tourism Development at the East Coast of Phuket Island”, thesis, Faculty of Hospitaity and Tourism Management Prince of Songkla University. 16 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI KHÁNH HÒA Đoàn Nguyễn Khánh Trân Du lịch hiện nay đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và mang lại nhiều lợi ích cho nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Song, qua mỗi giai đoạn thì xu hướng đi du lịch lại khác nhau, kéo theo đó là phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch sinh tháivà một xu thế hiện nay là sự phát triển của loại hình du lịch homestay. Nắm bắt được xu hướng phát triển đó, bài viết sẽ giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về loại hình du lịch homestay và nhận định được những tiềm năng đang có của tỉnh Khánh Hòa để có những chiến lược, mục tiêu và đầu tư để loại hình du lịch này phát triển trong những năm tới đây. 1. Tổng quan về homestay Trong tiếng anh “ home” có nghĩa là nhà, “stay” có nghĩa là ở. Du lịch “ homestay” được bắt nguồn từ nhu cầu của du khách muốn tiếp cận, gần gũi, được tìm hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử, đời sống hàng ngày và con người hay ẩm thựctại nơi đến tham quan du lịch. Điều này đồng nghĩa với việc khách du lịch sẽ cùng sinh hoạt với gia chủ mọi hoạt động trong gia đình, từ giờ giấc nghỉ ngơi, ăn uống đến hoạt động vui chơi giải trí Đối tượng khách du lịch của loại hình du lịch này là những du khách có mong muốn tiếp cận triệt để văn hóa, con người, ẩm thực của điểm đến đã chọn. Homestay là dịch vụ lưu trú cho phép khách du lịch được ở chung với dân địa phương tại nhà của họ với điều kiện nơi lưu trú có các tiện nghi căn bản cần thiết cho khách du lịch. Ngoài ra, theo tổng cục Du lịch thì Homestay là nơi sinh sống của người sở hữu nhà hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà. 2. Tiềm năng phát triển loại hình du lịch homestay tại Khánh Hòa 2.1 Điều kiện về tài nguyên tự nhiên 2.1.1. Địa hình Đối với du lịch homestay địa hình đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển du lịch homestay. Trong đó địa hình đồng bằng, vùng đồi và miền núi là cần thiết (Vùng đồng bằng tạo điều kiện để tìm hiểu văn hóa, văn minh của một đất nước; vùng đồi tạo nên các cảnh quang đẹp, không gian thoáng đãng và các di tích khảo cổ; vùng miền núi tạo điều kiện phát triển các hình thức leo núi, nghĩ dưỡng). Có thể thấy được, Khánh Hòa được thiên
Tài liệu liên quan