Diệu của tấm áo dài Việt Nam, mặc dù ở nước họ, người phụ nữ cũng có những bộ áo váy dân tộc thêu rua với nhiều vẻ đẹp. Một nét duyên dáng như mây thu mơ hồ hay cái đẹp lộng lẫy của ngày hè chói chang hoa phượng có gió lộng xào xạc ngọn đề. Khó mà nói được niềm bay nhè nhẹ của tà áo tím bên hồ hay vẻ lâng lâng của màu áo trắng như tung đùa trong sắc xanh cây lá. Ngay giữa cái ồn ào tấp nập đua chen, tà áo dài như hoa cũng mang lại sự thanh thản như sau một tiếng thở dài. Dám đoán chắc không một cô gái Việt Nam nào lại không sung sướng được mặc tấm áo dài trong ngày hội, ngày lễ, ngày tết và nhất là ngày bước xuống chuyến đò hạnh phúc, khẽ cúi xuống nhìn tà áo dài mà mỉm cười e lệ và sung sướng hồi hộp bên người yêu đã thành chú rể ngượng ngùng. Và cũng dám đoán chắc rằng không một người đàn ông nào dù cực tả hay cực hữu, dù đang yêu hay trái tim đã rạn vỡ bao lần, lại không ưa thích tà áo dài, không ngắm cái đẹp đang chập chờn phía trước như cánh bướm trong giấc mộng Trang Chu, để về đến nhà bên người vợ thủy chung vẫn còn bảng lảng bóng hình của câu thơ bất chợt ấy làm xao xuyến."(1)
25 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2001 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Áo dài Việt Nam trên hành trình thể hiện cái đẹp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Áo dài Việt Nam trên hành trình thể hiện cái đẹp
Bức tranh “ Thiếu nữ bên hoa huệ”
Tà áo em, bay bay bay bay trong gió nhẹ nhàng.Tà áo em, bay bay bay bay trên phố dịu dàng.Áo bay trên đường như mây xuống phố,áo tung sân trường tựa cánh chim câụ Ðẹp xiết bao, quê hương cho ta chiếc áo nhiệm màụDù ở đâu, Paris, Luân Ðôn hay ở những miền xạThoáng thấy áo dài bay trên đường phố,sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó ... em ơi!Tung bay tà áo tung bay, xôn xao một trời nắng đỏ.Tung bay tà áo tung bay, áng mây trắng đầu ngọn gió.Tung bay tà áo tung bay, tím biếc những chiều hoàng hôn,Tung bay tà áo tung bay xanh xanh đồng cỏ quê hương.Ta nghe từng bước chân em, xôn xao đường về phố nhỏ.Tung bay tà áo thân quen, cánh chim vẫy chào ngọn gió.Ta nghe từ trái tim em tiếng hát ngập tràn yêu thương.Mai đây dù có đi xa trong tim là cả quê hương.
Thanh Tùng - Từ Huy
I. Lời giới thiệu
Tháng giêng em Áo Dài trang nhã
Tỉnh lỵ còn nguyên nét Việt Nam
Đài các chân ngà ai bước khẽ
Quyện theo tà lụa cả phương đông"
(Nguyễn Tất Nhiên)
Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một loại y phục đặc biệt mà chỉ cần nhìn vào chúng ta cũng có thể đoán được họ đến từ nơi nào. Phụ nữ Nhật Bản có bộ Kimono, phụ nữ Hàn Quốc có Hanbok , người Trung Quốc tự hào về nét gợi cảm trong bộ " xường sám " Thượng Hải…. Người Việt Nam chúng ta thường tự hào về chiếc áo dài, thậm chí nó được nâng lên thành quốc phục, mang trong đó bản sắc văn hoá, hương vị dân tộc thể hiện giá trị thẩm mỹ, cái đẹp được bảo lưu và đổi mới theo suốt chiều dài lịch sử dân tộc.
Nhà văn Băng Sơn đã có cả một "Bài thơ áo dài" trên những nẻo đường Hà Nội: "Đã có không ít người nước ngoài ngạc nhiên đến sững sờ trước vẻ đẹp kỳ diệu của tấm áo dài Việt Nam, mặc dù ở nước họ, người phụ nữ cũng có những bộ áo váy dân tộc thêu rua với nhiều vẻ đẹp. Một nét duyên dáng như mây thu mơ hồ hay cái đẹp lộng lẫy của ngày hè chói chang hoa phượng có gió lộng xào xạc ngọn đề. Khó mà nói được niềm bay nhè nhẹ của tà áo tím bên hồ hay vẻ lâng lâng của màu áo trắng như tung đùa trong sắc xanh cây lá. Ngay giữa cái ồn ào tấp nập đua chen, tà áo dài như hoa cũng mang lại sự thanh thản như sau một tiếng thở dài. Dám đoán chắc không một cô gái Việt Nam nào lại không sung sướng được mặc tấm áo dài trong ngày hội, ngày lễ, ngày tết và nhất là ngày bước xuống chuyến đò hạnh phúc, khẽ cúi xuống nhìn tà áo dài mà mỉm cười e lệ và sung sướng hồi hộp bên người yêu đã thành chú rể ngượng ngùng. Và cũng dám đoán chắc rằng không một người đàn ông nào dù cực tả hay cực hữu, dù đang yêu hay trái tim đã rạn vỡ bao lần, lại không ưa thích tà áo dài, không ngắm cái đẹp đang chập chờn phía trước như cánh bướm trong giấc mộng Trang Chu, để về đến nhà bên người vợ thủy chung vẫn còn bảng lảng bóng hình của câu thơ bất chợt ấy làm xao xuyến."(1)
Cùng với sự phát triển của con người, sự thay đổi trong thị hiếu thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ, áo dài Việt Nam cũng có nhiều nét cách tân và đổi mới. Nhưng nó vẫn bảo lưu nhiều đặc trưng cơ bản nhất, những đặc điểm mà chỉ "Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, đã thấy tâm hồn quê hương ở đó" như lời bài hát được cất lên trong đêm tôn vinh hoa hậu Việt Nam. Áo dài thân thuộc với mỗi người Việt Nam chúng ta trong cuộc sống hằng ngày, trong mổi trang thơ, trang văn, trong âm nhạc, trong hội hoạ, trong điêu khắc… Và có thể thấy trong Mỹ học, điều đó không có gì là khó hiểu bởi áo dài mang trong đó cái Đẹp, làm thăng hoa cái Đẹp.
II. Bản chất của cái Đẹp
Cái Đẹp giữ vị trí trung tâm trong đời sống thẩm mỹ, vì vậy, nó là phạm trù cơ bản của mỹ học.Phạm trù cái đẹp đựoc hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển tình cảm và ý thức của con người. Điều đó đồng nghĩa với việc quan niệm về cái đẹp cũng là một qúa trình nhận thức, không ngừng vận động đi lên.Cái đẹp vì thế là một sản phẩm của lịch sử của bản thân năng lực thẩm mỹ, vừa sự phát triển tư tưởng thẩm mỹ của chính loài người.
Bao thế kỷ nay con người nói chung và các nhà mỹ học nói riêng đều cố gắng tìm ra được một định nghĩa minh xác nhất về cái đẹp: "cái đẹp là gì và cái gì là đẹp? ", " bản chất cái đẹp là gì?". Nhưng tất cả các định nghĩa đều mang tính tương đối và đều mang tính lịch sử, gắn liền với lịch sử phát triển tư tưởng, quan niệm về cái đẹp của loài người.
Triết học Mác Lênin tạo nên bước ngoặt vĩ đại trong nhận thức , nó cũng là bước ngoặt lớn lao trong quan niệm về cái đẹp. Tiếp thu, kế thừa tinh hoa âc quan điểm thẩm mỹ trong lịch sử tư tưởng với phương pháp duy vật biện chứng, cái đẹp được các nhà duy vật macxit nhìng nhận một cách toàn diện từ các phía : Khách quan - chủ quan, tự nhiên – xã hội, lịch sử - cụ thể, vận động – phát triển…
Cái đẹp có thể là một sự vật, một hiện tượng, một hành vi, một ý tưởng. một thực thể đơn lẻ hay một quần thể phức hợp.
Từ góc độ bản thể luận, cái đẹp có đưọc trước hết là do các yếu tố kết cấu khách quan của đối tượng (sự vật, hiên tượng …) có tính cân đối, mực thước, tỷ lệ vừa phải… tính nhịp điệu, nhạc tính…đem lại. Các yếu tố đó chuyển động thăng giáng theo những số lượng và chất lượng, kích thước hết sức linh hoạt theo những điều kiện như khoảnh và khắc của không gian và thời gian, gam và nhịp của màu sắc và âm thanh… Cái tạo nên một tỉ lệ vừa phải với thị giác, thính giác mà mỹ học gọi là " độ" gây nên cảm xúc thẩm mỹ .Từ góc độ đó chúng ta phát hiện ra các quy luật của cái đẹp.
Yếu tố tập trung quan trọng nhất tạo nên cái đẹp được thừa nhận từ xưa đến nay là hài hoà. Tính cân đối, tỷ lệ, mức độ, nhịp nhàng là những yếu tố tạo nên cảm giác hài hoà. Nhưng chỉ thế thì chưa đủ, cái đẹp còn là một chỉnh thể toàn vẹn, nó mang tính thống nhất các đặc trưng về nội dung và hình thức.
Từ quan hệ chủ thể - khách thể, cái đẹp có tính khách quan của nó. Nhưng con người lại là chủ thể thẩm định thẩm mỹ. Do đó cái đẹp được thể hên trong quan hệ hai chiều: chủ quan – khách quan. Cái đẹp vừa mang tính chất tự nhiên, vừa mang tính chất xã hội, vừa có tính lịch sử vừa có tính nhân loại.
"Phạm vi biểu hiện cái đẹp hết sức rộng lớn , phong phú và sinh động: cái đẹp tự nhiên, cái đẹp sản xuất vật chất và tinh thần, cái đẹp xã hội và cái đẹp nghệ thuật" . Cái đẹp nghệ thuật là hình thức sáng tạo độc đáo nhất cái đẹp tinh thần con người. Không ở đâu , lý tưởng, khát vọng , ý chí vươn lên của con người lại được tập trung cao đọ như trong cái đẹp nghệ thuật, nó mang tính chất là một tín hiệu thẩm mỹ đặc biệt.
Trong cuốn Mỹ học đại cương, chúng ta có một định nghĩa vắn tắt về cái đẹp: “Cái đẹp là một hiện tượng thẩm mỹ vô cùng đa dạng và phức tạp. Nó là lĩnh vực vừa có tính bản thể vừa có tính định hướng. Có tính bản thể là vì cái đẹp có theer là một hiện tượng, một sự vật hay một ý nghĩa, một hành vi, là tinh thần hay vật chất... nó tồn tại như những chỉnh thể độc lập. Có tính định hướng là vì cái đẹp còn là chuẩn mực do con người xác định lý tưởng sống sao cho đạt tới độ Chân - Thiện - Mỹ.
Đẹp là một lĩnh vực tinh thần, tình cảm. Dù có thể tồn tại dưới dạng vật chất, cái đẹp cũng liên quan đến đời sống tinh thần, tình cảm. đồng thời cái đẹp là giá trị: nó là sự đánh giá, thẩm định của con người về bản thân mình. Trong sự cảm nhận, vì cái đẹp có yếu tố khách quan, nên sự đánh giá cái đẹp mang tính vô tư chú không phải vô dịnh .
Đẹp vừa có tính khách quan, vừa có tính chủ quan. Nó vừa được tạo thành bởi các kết cấu hài hoà – toàn vẹn tự thân, vừa chịu sự đánh giá của chủ thể thẩm mỹ.
Cái đẹp trong nghệ thuật là cái đẹp của mọi cái đẹp ( của cả tự nhiên lẫn xã hội ), mà chủ thể nghệ sĩ đã kết tinh lại bằng những sáng tạo độc đáo của mình , đồng thời đêm cống hiến cho xã hội, cho sự hoàn thiện , hòn mỹ vô tận của con người.
Tiêu chí cơ bản để đánh giá , cảm thụ cái đẹp là Chân - Thiện - Mỹ, trong biểu hiện phong phú của nó qua tính dân tộc, tính nhân dân, tính giai cấp và tính nhân loại.”
Tóm lại, Cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm của mỹ học dùng để chỉ thực tại thẩm mỹ khách quan. Thực tại này chúng ta biết được nhờ hệ thống cảm nhận phổ biến có tính xã hội sâu sắc. Dưới ánh sáng của lý tưởng thẩm mỹ chân chính, hệ thống cảm nhận thẩm mỹ phản ánh lại thực tại cái đẹp. Đặc trưng ngôn ngữ của sự phản áh đó là hình thượng. Thành tựu cao nhất của sự phản ánh đó là nghệ thuật. Cái đẹp bắt nguồn từ cái chân thật, và cái tốt; nó toả chiếu bằng những xung động thẩm mỹ có sức cuốn hút, giúp cho con người định hướng đời sống theo luật hoàn thiện, hoàn mỹ. Tác độn của cái đẹp mang tính thanh cao, hài hoà biện chứng, ở tự thân bên trong tâm hồn con người , bên trong xã hội loài người.
III. Áo dài Việt Nam dưới cái nhìn Mỹ học
1. Lich sử áo dài
Dân tộc Việt Nam có một chiều dài lịch sử trên bốn ngàn năm theo như sử sách đã ghi, trong đó có một ngàn năm bị Bắc thuộc, tám mươi hai năm bị Pháp đô hộ, tiếp theo là cuộc kháng chiến kiến quốc lâu dài! Một dân tộc mà bị dân tộc khác đô hộ trên ngàn năm quả là quá lâu. Bao nhiêu tài sản của quốc gia, sử sách quí giá, tài liệu về lịch-sử v.v... đã cướp đi hoặc tiêu hủy hết. Mục đích của kẻ thống thị là triệt tiêu nền văn hóa của ta để đồng hóa. Mặc dầu bị ngoại xâm, chiến tranh li ên mi ên nh ưng ch úng ta vẫn trường tồn. Sử gia Ðào Duy Anh chép: "Theo sách Sử-ký chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc áo dài về bên tả (tả nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Ðiên dạy cho dân quận Cửu Chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu. Theo những lời sách chép đó thì ta có thể đoán rằng trước hồi Bắc thuộc thì dân ta gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốc mới mặc áo gài về tay phải." (Việt Nam Văn-Hóa Sử, Ðào Duy Anh, trang 172). Mặc dầu cuộc sống chung đụng và bắt chước theo người ngoại quốc, nhưng tổ tiên ta vẫn khôn khéo duy trì nét đặc thù của nền văn hóa, không đánh mất bản sắc dân tộc.
Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao, vì thiếu tài liệu kiểm chứng. Mới đây, nhân đọc cuốn kể chuyện "Chín Chúa , Mười Ba Vua Triều Nguyễn" của ông Tôn Thất Bình, (Nhà Xuất Bản Ðà Nẵng, 1997) có bài "Những Trang Ðầu của Lịch-Sử Áo Dài" tác-giả chép như sau:
"Chiếc áo dài tha-thướt xinh đẹp hiện nay phải qua một quá-trình phát-triển. Nó được hình-thành từ đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Nguyên chúa Nguyễn Phúc Khoát nghe người Nghệ-an truyền câu sấm: "Bát đại thời hoàn trung nguyên" (tám đời trở về trung nguyên), thấy từ Ðoan Quốc Công đến nay vừa đúng tám đời bèn xưng hiệu lấy thể-chế áo mũ trong Tam tài đồ hội làm kiểu... lại hạ lệnh cho trai gái hai xứ đổi dùng áo quần Bắc quốc để tỏ sự biến đổi, khiến phụ-nữ bận áo ngắn hẹp tay như áo đàn ông thì Bắc quốc không có thế.
Thế là do tinh-thần độc-lập, muốn dân chúng trong địa-phận mình cai-tri. mang y-phục riêng để phân-biệt với miền Bắc, Nguyễn Phúc Khoát hiểu dụ:
"Y-phục bản quốc vốn có chế độ, địa-phương này từ trước cũng chỉ tuân theo quốc-tục, nay kính vâng thượng đức, dẹp yên cõi biên, trong ngoài như nhau, chính-tri. và phong-tu.c cũng nên thống-nhất. Nếu còn có người mặc quần áo kiểu người khách ( Người Hoa) thì nên đổi theo thể chế của nước nhà. Ðổi may y phục thì theo tục nước mà thông dụng vải, lụa, duy có quan chức thì mới cho dùng xen the, là, trừu, đoạn, còn gấm vóc và các thứ hoa rồng phượng thì nhất thiết không được quen thói cũ dùng càn. Thường ph ục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay hoặc rộng hoặc hẹp tùy-tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền không cho xẻ mớ. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn và hẹp tay cho tiện làm việc thì cũng được. Lễ phục thì dùng áo cổ đứng tay dài, vải xanh chàm hoặc vải đen, hay vải trắng tùy nghi. Còn các bức viền cổ và kết lót thì đều theo như điều hiểu dụ năm trước mà chế dùng."
Như vậy từ thế kỷ XVIII, chiếc áo dài đã được ra đời, dù ban đầu còn thô-sơ, nhưng kín đáo. Nó là sản-phẩm mang màu sắc dung-hòa Bắc Nam. Cũng ở thời Nguyễn Phúc Khoát, phụ-nữ đã biết trang điểm, thêu-thùa hoa lá quanh cổ áo để tăng vẻ đẹp, hàng vải khá tốt và tinh xảo. Các loại áo đoạn hoa bát ty, sa, lương, địa, the là hàng hoa được mặc vào ngày thường, áo vải, áo mộc bị chê là vải xấu.
Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã viết những trang lịch-sử đầu cho chiếc áo dài vậy." (Theo Lê Quý Ðôn-Phủ biên tạp lục, trong cuốn "Kể chuyện Chín Chúa - Mười Ba Vua Triều Nguyễn, của Tôn Thất Bình, trang 29.)
Chúa Nguyễn Phúc Khoát hùng cứ ở xứ Ðàng Trong, sau khi chiếm trọn nước Chiêm thành, mở mang bờ cõi về phương Nam, theo Lê Quý Ðôn, đã có được thời kỳ thịnh vượng bình yên. Chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương hiệu là Vũ Vương, có triều nghi xây hai điện Kim Hoa, Quang Hoa, có các nhà Tụ Lạc, Chính Quang, Trung Hoà, Di Nhiên, đài Sướng Xuân, các Dao Trì, các Triều Ðương, các Quan Thiên, đình Thụy Vân, hiên Ðồng Lạc, an Nội Viên, đình Giáng Hương, điện Trường Lạc, hiên Duyệt Võ v.v., có cơ chế chính trị, hành chính, xã hội có kỷ cương, nhưng chưa có quốc hiệu. Tuy nhiên, người ngoại quốc tới lui buôn bán tại cửa Hội An thường gọi là "Quảng Nam quốc". Ðể chứng tỏ tinhthần độc lập, Chúa Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát đã chú trọng đến vấn đề cải cách xã hội, phong tục mà điều quan trọng là sự cải cách về y phục.
Nếu căn cứ theo tài liệu kể trên thì chiếc áo dài Việt Nam đã ra đời vào thế kỷ XVIII, trong thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739-1765) (?).
Từ đó đến nay chắc chắn chiếc áo dài Việt Nam cũng đã thay hình đổi dạng để thích nghi với trào lưu tiến hóa và sự trường tồn của dân tộc. Sách Ðại Nam thực lục tiền biên cũng có chép: "Vào khoảng năm 1744 chúa Võ Vương ở phương Nam bắt dân gian cải cách y phục". Có lẽ vào thời xa xưa đàn bà Việt Nam mặc áo thắt vạt và mặc váy. Ta đọc đoạn sử sau đây: "Ðến đời Minh Mệnh có lệnh cho đàn bà đường ngoài phải mặc quần, nhưng chỉ những người giàu sang ở thành thị tuân theo,chứ ở nhà quê thì đến nay đàn bà cũng vẫn mặc váy." (Việt-Nam Văn-Hóa Sử, Ðào Duy Anh, trang 173).
Mặc dầu bị ngoại xâm và bị đô hộ lâu dài, nhưng tổ tiên ta vẫn khôn khéo duy trì một xã hội có kỷ cương, tôn ti trật tự. Cứ nhìn vào trang ph ục và màu sắc để phân biệt giai tầng trong xã hội. Sách Vũ Trung Tùy Bút chép: "Ðời xưa học trò và người thường, khi có việc công thì mặc áo xanh lam (thanh cát), lúc thường thì mặc áo mùi thâm (chuy y), người làm lụng thì mặc áo mùi sừng (quì sắc). Từ đời Lê về sau thì sắc trắng ít dùng. Cứ trạng thái y phục gần nhất của người nưóc ta thì các quan hay mặc áo xanh lam, học trò cùng những chức viên, tổng lý và hạ lại thường dùng mùi sừng và mùi đen, người nhà quê và người làm lụng thì thường dùng mùi nâu. Người giàu sang thì mặc the lụa gấm vóc, còn người nghèo hèn thì chỉ dùng vải to ... vua quan thì có phẩm phục, quân lính thì có nhung phục, thường dân thì có lễ phục".
Qua các đoạn sử vừa trích dẫn ở trên, ta thấy y phục là một biểu-tượng của quốc gia dân tộc. Trải qua bao biến thiên của đất nước, chiếc áo dài cũng đã được cải tiến. Vào khoảng thập niên 1930, nhóm văn sĩ trong Tự Lực Văn Ðoàn đã chủ xướng cuộc cải cách văn hóa, tư tưởng mới cho thế hệ trẻ. Trong nhóm này có hai họa sĩ du học từ Pháp về, đó là các ông Nguyễn Cát Tường và Lê Phổ, dùng hai tờ báo Ngày Nay và Phong Hóa. Hai họa-sĩ đã vẽ và chỉnh trang kiểu áo dài phụ nữ gọi là áo "Le Mur Cát Tường" cổ cao, không có eo. Ông Nguyễn Cát Tường viết trong tờ Phong Hóa, có đoạn: "Muốn biết nước nào có tiến bộ, có kỷ thuật hay không? Cứ xem y phục người nước của họ, ta cũng đủ hiểu." (Phong-Hóa số 86, tháng 2-1934).
Kiểu Le mur được vẽ theo kiểu áo đầm Tây Phương với nối vai và tay phồng, cổ lá xen, cài khuy trên vai, mặc với quần trắng, đeo bóp, che dù, v. v... Sau đó, họa sĩ Lê Phổ cải tiến áo Le mur và mẫu áo dài này đã được hoan nghênh trong Hội Chợ Nữ Công Ðà Nẵng. Ðây là một kết hợp giữa áo Le mur và áo tứ thân, rất gần với chiếc áo dài tân thời ngày nay: nối vai và tay không phồng lên, cổ kín, cài nút bên phải, thân ôm sát người, hai tà áo mềm mại bay lượn. Áo dài Lê Phổ được may bằng vải màu, mặc với quần trắng, tóc búi lỏng hay vấn trần hoặc vấn khăn nhung. Trong suốt gần 30 năm sau đó, chiếc áo dài Việt Nam không thay đổi bao nhiêu, ngoại trừ cổ áo, gấu áo, và eo áo: cổ áo thì lúc cao, lúc thấp, lúc rộng, lúc hẹp; gấu áo thì lúc vén cao, lúc hạ thấp; eo áo thì lúc nhỏ, lúc to. Những thay đổi này đi đôi với những thay đổi nho nhỏ của chiếc quần phụ nữ: chân què qua đáy giữa, lưng quần thắt giải rút rồi tới giây thung, gài nút, và sau cùng là phẹc-mơ-tuya (fermeture). Ống quần thì lúc rộng lúc hẹp theo thị hiếu thẩm mỹ của từng giai đoạn một.
Mãi đến đầu thập niên 1960, nhà may Dung Ðakao ở Sài Gòn đưa ra một kiểu áo dài mới: áo dài tay raglan mặc với quần xéo. Vì tay áo và thân áo được nối xéo góc khoảng 45 độ, kiểu áo dài raglan này tránh được những đường nhăn hai bên nách và vai (so với kiểu áo Lê Phổ). Chiếc quần xéo may bằng vải mềm, được xếp xéo góc khi cắt, có hông ôm sát người và hai ống lòa xòa dài quá mắt cá chân giúp cho nữ giới có được những bước đi tha thước qua đôi guốc ẩn hiện dưới hai ống quần.
Sau áo dài raglan là áo dài mini-raglan, vốn là áo raglan may với tà áo cao gọn ghẽ. Kiểu mini-raglan này được các nữ sinh Sài Gòn ưa chuộng mãi cho đến ngày 30-4-1975.
Ngày nay áo dài hiện diện trong đời sống thường ngày như một phần tất yếu của cuộc sống. Chúng ta có thể thấy thấp thoáng áo dài nữ sinh trên đường đi học, áo dài trong mỗt dịp tết đến xuân về, áo dài của các mẹ, các chị đi chùa, áo dài theo những người đệp thăng hoa trong những đêm festival hay thi hoa hậu... Ở đâu áo dài cũng mang một hơi thở riêng, một sức sống riêng và một sự quyến rũ riêng.
2. Áo dài – trước câu hỏi muôn đời của Mỹ học: “Cái đẹp là gì và cái gì là đẹp?”
Nằm trong quy luật chung của thế giới tự nhiên, thế giới áo dài cũng muôn màu muôn vẻ, cũng có cái đẹp và không đẹp, tuy nhiên nó phụ thuộc vào sự cảm nhận mang tính chủ quan của từng người, theo từng giai đoạn lịch sử. Nhưng điều chắc chắn là lý do để áo dài trở thành một biểu tượng của dân tộc Việt Nam, cùng song hành với vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam là bởi áo dài là cái đẹp , một cái đẹp được thừa nhận không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn mang tính quốc tế rộng lớn.
Nhìn nhận áo dài dưới góc độ mỹ học, chúng ta cũng có thể soi chiếu dưới những góc độ cơ bản của mỹ học Mác Lênin ( bản thể luận, khách quan - chủ quan, tự nhiên – xã hội , lịch sử - cụ thể, vận động- phát triển...), bên cạnh đó là cảm nhận áo dài trong quan niệm mỹ học của người phương Đông, và cảm nhận của người Việt Nam. Nói một cách khác, chúng ta nhận thức về cái đẹp áo dài trên cả hai phương diện khoa học và cảm thụ cái đẹp cảm quan.
Tìm hiểu bản chất của áo dài, chúng ta sẽ cố gắng trả lơì những câu hỏi vẫn thường thấy trong mỹ học:
1. Áo dài có thể nhìn dưới góc độ bản thể luận được hay không?
2. Áo dài có phải là một hiện tượng thẩm mỹ khách quan hay không?
3. Áo dài có hội tụ tính thống nhất và cụ thể của cái đẹp?
4. Áo dài trong cái nhìn cảm giác và siêu cảm giác như thế nào?
5. Áo dài trong nghê thuật biểu hiện như thế nào?
3. Vẻ đẹp áo dài có phải là một hiện tượng thẩm mỹ khách quan hay không? Chúng ta có thể nhìn nhận áo dài dưới góc độ bản thể luận hay không?
Áo dài là một sự vật sinh ra do du cầu mặc của con người. Áo dài có thể tồn tại tự nó, cũng tự nó có thể mang những nét hài hoà,cân xứng, toàn vẹn. Như vậy , áo dài là cái đẹp có tính khách quan.
Nhưng nếu như vậy có lẽ chúng ta sẽ nhìn thấy áo dài trong những đêm trưng bày của nghệ thuật sắp đặt hay trong những cửa hàng thời trang đầy vô hồn . Các bạn nước ngoài đã từng trầm trồ “Ở đâu có phụ nữ Việt - ở đó có Áo dài Việt". cũng như lưu luyến một quê nhà…
độc quyền của thứ trang phục ứ trang phục rất riêng của dân tộc mình. Sự độc quyền vô
độc cũng như lưu một quê nhà…
Như vậy có thể nói, áo dài không phải là một hiện tượng thẩm mỹ khách quan, mà nó có quan hệ gắn bó chặt chẽ với chủ nhân của nó. Tà Áo dài và người con gái Việt, sự kết dính cứ nhẹ nhàng như "tơ chăng'', nhưng lại bền bỉ và chặt chẽ. Những thiếu nữ Việt trong chiếc áo tinh khôi tới trường, chững ch