Tài sản “Trí tuệ” là Tài sản vô hình nhƣng lại vô giá của con ngƣời, nhân
loại. Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và nền kinh tế mở giữa các quốc gia thì những
tài sản sở hữu trí tuệ, đƣợc rất nhiều sự tiếp cận, tìm hiểu, nắm bắt so với nền kinh tế “đóng”
trƣớc đây.
Do những nhận thức về pháp luật sở hữu trí tuệ, cũng nhƣ nguồn lực về tài chính, rất
nhiều thƣơng hiệu về sản phẩm mang tính đặc sản, vùng miền của Việt Nam, mang tính chỉ
dẫn địa lý, bị “cƣớp mất”. Vậy làm thế nào để sử dụng, bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ một
cách hiệu quả, và vấn đề về tài chính, cơ chế tài trợ cho sở hữu trí tuệ nào để Việt Nam có
thể áp dụng trong xu thế phát triển kinh tế, hội nhập toàn cầu
13 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 611 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng cơ chế tài trợ quỹ trong bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của Việt Nam từ bài học kinh nghiệm nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
262
20. ÁP DỤNG CƠ CHẾ TÀI TRỢ QUỸ TRONG BẢO HỘ NHÃN HIỆU VÀ CHỈ
DẪN ĐỊA LÝ CỦA VIỆT NAM TỪ BÀI HỌC KINH NGHIỆM NƢỚC NGOÀI
APPLICATION OF SPONSORING MECHANISM IN THE PROTECTION OF
VIETNAM'S TRADEMARKS AND GEOGRAPHICAL INSTRUCTIONS FROM
FOREIGN EXPERIENCE
Mai Quốc Việt1
Hồ Nhƣ Thuyết2
TÓM TẮT: Tài sản “Trí tuệ” là Tài sản vô hình nhƣng lại vô giá của con ngƣời, nhân
loại. Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và nền kinh tế mở giữa các quốc gia thì những
tài sản sở hữu trí tuệ, đƣợc rất nhiều sự tiếp cận, tìm hiểu, nắm bắt so với nền kinh tế “đóng”
trƣớc đây.
Do những nhận thức về pháp luật sở hữu trí tuệ, cũng nhƣ nguồn lực về tài chính, rất
nhiều thƣơng hiệu về sản phẩm mang tính đặc sản, vùng miền của Việt Nam, mang tính chỉ
dẫn địa lý, bị “cƣớp mất”. Vậy làm thế nào để sử dụng, bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ một
cách hiệu quả, và vấn đề về tài chính, cơ chế tài trợ cho sở hữu trí tuệ nào để Việt Nam có
thể áp dụng trong xu thế phát triển kinh tế, hội nhập toàn cầu.
Từ khóa: Áp dụng cơ chế tài trợ quỹ, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bài học kinh nghiệm.
ABSTRACT: Intellectual property (IP) is an intangible which priceless asset of humanity.
In the 4.0 technology revolution and open economy in many countries, IP assets are much
more accessible, understood, and grasped compared to the previous “closed economy”.
Due to the awareness of IP law as well as financial resources, many brands of specialty
products, regions of Vietnam, geographical indications, have been robbed . So, How to
effectively in use and protect IP assets? and What is the funding mechanism for IP so that
Vietnam can apply in the trend of economic development and global integration?
Key words: Sponsor mechanism, brand, geographical indication, experience.
1
Luật sƣ., Công ty Luật FDVN; Email: vietlaw94@gmail.com
2
Luật sƣ., Công ty Luật FDVN; Email: honhuthuyet@gmail.com
263
1. Đặt vấn đề
1.1. Sơ lược về khái niệm, vai trò của nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý.
Nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, cùng với sáng chế, quyền tác giả và những đối tƣợng khác của
quyền Sở hữu trí tuệ đang ngày càng nhận đƣợc nhiều sự quan tâm trên bình diện quốc gia
lẫn quốc tế. Nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý (và thƣơng hiệu) đang trở thành một loại tài sản đặc
biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhãn hiệu có thể đƣợc hiểu là bất kỳ dấu hiệu nào có thể nhận biết đƣợc bao gồm từ
ngữ, tên gọi, chữ cái, con số, biểu tƣợng, thiết kế, hình vẽ hay bất kỳ sự kết hợp nào của
chúng, và kiểu dáng hay bao bì hàng hóa đƣợc sử dụng hoặc sẽ đƣợc sử dụng trong thƣơng
mại để xác định và phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của chủ thể này với hàng hóa hay dịch
vụ của các chủ thể khác.
Còn chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc của hàng hoá: từ ngữ; dấu hiệu; biểu tƣợng;
hình ảnh để chỉ: một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phƣơng mà hàng hoá đƣợc sản
xuất ra từ đó. Vậy nên, cả nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý đều có điểm chung là đang mô tả các
dấu hiệu để phân biệt so với các hàng hóa, sản phẩm, hay một dịch vụ khác của chủ thể này
với chủ thể khác. Những nhãn hiệu, sản phẩm hàng hóa mang tính chỉ dẫn địa lý không chỉ
là đại diện cho tài sản của doanh nghiệp mà còn trở thành yếu tố quan trọng trong nền kinh
tế nơi chúng đƣợc đầu tƣ. Việt Nam hiện nay, xếp thứ 17 về Xuất khẩu nông lâm thủy sản
trên thế giới với kim ngạch năm 2020 đạt 41,2 tỷ USD. Tuy nhiên, mới chiếm 1,95% giá trị
nhập khẩu nông lâm thủy sản của thế giới. Thị trƣờng thế giới với 7,8 tỷ ngƣời nên nhu cầu
tiêu thụ nông lâm thủy sản rất lớn, sẽ còn nhiều dƣ địa để Việt Nam phát triển.3
Một ví dụ điển hình cho giá trị tăng thêm mà Nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý mang lại khi
đƣợc bảo hộ về mặt pháp lý có thể kể đến nhƣ: Mật ong bạc hà Mèo Vạc tăng giá gần gấp
đôi, nƣớc mắm Phú Quốc tăng giá 30-50%, bƣởi Phúc Trạch tăng 30-35%, cam Vinh tăng
hơn 50%... 4. Vậy nên, việc gia tăng giá trị chất lƣợng hàng hóa, bên cạnh với việc quảng
bá, bảo hộ sản phẩm thì góp phần tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bên cạnh việc
3
Nguyễn Hạnh (2021), Việt Nam đứng thứ 17 về xuất khẩu nông sản nhưng giá trị mới đạt gần 2%,
https://congthuong.vn/viet-nam-dung-thu-17-ve-xuat-khau-nong-san-nhung-gia-tri-moi-dat-gan-2-156459.html,truy cập
ngày 10/08/2021.
4
Thu Hằng (2021) Chỉ dẫn địa lý: Công cụ hữu hiệu nâng cao giá trị nông sản Việt, https://hanoimoi.com.vn/tin-
tuc/Nong-nghiep/1004324/chi-dan-dia-ly-cong-cu-huu-hieu-nang-cao-gia-tri-nong-san-viet, truy cập ngày 11/08/2021.
264
chuẩn bị kỹ lƣỡng về chất lƣợng hàng hóa, dịch vụ, thì vấn đề thiết lập cơ chế bảo hộ nhãn
hiệu của mình là điều cần nghiêm túc đầu tƣ.
Hiện doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở nƣớc ta chƣa quá chú trọng
về vấn đề sở hữu trí tuế nên dẫn đến bị mất thƣơng hiệu tại các thị trƣờng mới (ví dụ vụ cà
phê Trung Nguyên ở thị trƣờng Mỹ, nƣớc mắm Phú Quốc ở thị trƣờng Trung Quốc, Öc và
Mỹ hay nhƣ gần đây nhất là vụ tên giống lúa ST25 bị doanh nghiệp nƣớc ngoài đăng ký nhƣ
thƣơng hiệu cho sản phẩm gạo), hay mất quyền đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ (quyền đối với
giống cây trồng, sáng chế...).
Việc bị mất quyền tài sản trí tuệ sẽ đồng nghĩa với mất vị trí của doanh nghiệp trên thị
trƣờng. Mặt khác, khi chi phí bỏ ra cho phát triển nhãn hiệu hay cho nghiên cứu sáng tạo
không phải là nhỏ, thì việc mất quyền tài sản trí tuệ cũng đồng nghĩa với thiệt hại tài chính
đáng kể cho doanh nghiệp.
1.2. Các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý theo
pháp luật Việt Nam
Theo đánh giá của Ủy ban liên minh Châu Âu thì pháp luật về Sở hữu trí tuệ của Việt
Nam hiện nay tƣơng đối toàn diện, bao gồm hầu hết các khía cạnh của việc bảo hộ quyền Sở
hữu trí tuệ phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế theo yêu cầu của Hiệp định về các khía cạnh
liên quan đến thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) và các quy định thực
hiện liên quan của Hiệp định.
Mặc dù hiện nay đã có khung pháp lý lành mạnh hơn nhƣng các cơ chế thực thi vẫn cần
đƣợc tăng cƣờng và cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền SHTT
của ngƣời tiêu dùng Việt Nam5. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thiệt thòi trên thƣơng
trƣờng quốc tế, do việc phát triển thƣơng hiệu, đăng ký bảo hộ đang gặp các khó khăn khi
đăng ký ở các nƣớc.
Thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ cho thấy, hiện nay, các nhãn hiệu đăng ký nội địa là
khoảng 50.000 đơn/năm, nhƣng chỉ có khoảng 280 đơn yêu cầu đăng ký quốc tế, một con số
thực sự rất khiêm tốn.6
5
DG Trade, Vietnam IP Factsheet, https://www.southeastasia-iprhelpdesk.eu/en/country-factsheets/vietnam-ip-
factsheet, truy cập ngày 08/08/2021.
6
Hoàng Giang (2021), Bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài: Không để doanh nghiệp chông chênh,
truy cập ngày 09/08/2021.
265
Tính đến đầu năm 2021, có 94 chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ, trong đó có 88 chỉ dẫn địa lý
của Việt Nam và 6 chỉ dẫn địa lý của nƣớc ngoài. Ngoài ra, Hiệp định Thƣơng mại tự do
Việt Nam-EU (EVPTA) tạo tiền đề cho 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam chính thức bảo hộ ở
Liên minh châu Âu (EU) và ngƣợc lại 169 chỉ dẫn địa lý của EU đƣợc bảo hộ ở Việt Nam.
Tuy nhiên, rất ít nông sản Việt Nam đƣợc gắn nhãn chỉ dẫn địa lý khi xuất khẩu ra nƣớc
ngoài
7. Điều này cho thấy rằng, các doanh nghiệp đã có ý thức trong việc đăng ký bảo hộ tại
thị trƣờng trong nƣớc, nhƣng số lƣợng doanh nghiệp thực hiện việc này ở nƣớc ngoài còn
rất ít. Những nỗ lực và cố gắng của Việt Nam trong thời gian qua để bảo vệ cho các sản
phẩm của Việt Nam đang bị xâm phạm sở hữu trí tuệ là đáng ghi nhận, song nhìn chung còn
mang tính vĩ mô nhiều hơn mà chƣa đi vào giải quyết một cách kịp thời và hiệu quả những
nhu cầu thực tiễn mà xã hội đang đặt ra. Việc thực hiện là từ nội tại của doanh nghiệp, nhà
nƣớc không thể làm thay cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nhìn rộng ra thì khi tham gia kinh doanh, các doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ
sẽ rất nhiều, nhƣng với nguồn lực từ chính phủ thì không thể làm thay cho doanh nghiệp
đƣợc, nhƣ việc bỏ chi phí để nộp, cũng nhƣ việc tiến hành lập hồ sơ và nộp hồ sơ.
Hiện nay, trên cổng thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ có đầy đủ thông tin, các hƣớng dẫn,
mẫu đơn cho mọi ngƣời tham khảo để nộp đơn,.. nhƣng việc hỗ trợ chỉ dừng đến đây. Trong
khi đó, tại Việt Nam hiện có khoảng 200 tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp, họ đều có thể
tƣ vấn chuyên nghiệp, đảm nhận việc đăng ký nhãn hiệu ra nƣớc ngoài của doanh nghiệp.
Ngoài ra, còn hàng loạt các biện pháp hỗ trợ Doanh nghiệp về chuyên môn, tài
chínhtrong khuôn khổ các chƣơng trình phát triển tài sản trí tuệ đƣợc triển khai ở cả
Trung ƣơng và địa phƣơng.8
Nhƣng một vấn đề đặt ra, khi doanh nghiệp chƣa đủ nhân sự, kỹ năng cũng nhƣ tài chính
để thực hiện các thủ tục để đăng ký thì ngay việc đọc các hƣớng dẫn thì với việc không có
chuyên môn doanh nghiệp cũng rất khó khăn. Bên cạnh đó, với việc không có chi phí thì
việc sử dụng các dịch vụ từ các đơn vị chuyên nghiệp cũng rất khó khăn. Vậy cần phải có
7
Vũ Long – Văn Thắng (2020), Điểm 39 mặt hàng của Việt Nam được EU bảo hộ khi thực thi EVFTA,
https://laodong.vn/infographic/diem-39-mat-hang-cua-viet-nam-duoc-eu-bao-ho-khi-thuc-thi-evfta-818057.ldo, truy cập
ngày 12/08/2021.
8
Hoàng Giang (2021), Bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài: Không để doanh nghiệp chông chênh,
truy cập ngày 09/08/2021.
266
biện pháp, chính sách, cơ chế trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và cần phải tƣ nhân hóa việc
này để tận dụng tối đa nguồn lực của xã hội.
Tài trợ sở hữu trí tuệ sẽ là mối liên kết giữa tài sản trí tuệ và vốn xã hội, và đây là một
sáng kiến mới nhằm mở rộng con đƣờng hiện thực hóa giá trị của tài sản trí tuệ, có ý nghĩa
to lớn đối với các doanh nghiệp có khó khăn về mặt tài chính.
2. Cơ chế tài trợ, quỹ bảo hộ sở hữu trí tuệ
Hiện nay, một số nƣớc trên thế giới, một số tổ chức thực hiện việc đầu tƣ, hỗ trợ cho các
cá nhân, tổ chức để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ; và các tổ chức thực hiện việc đầu tƣ, hỗ
trợ sẽ đƣợc hƣởng lợi nhuận từ quyền khai thác giá trị tài sản sở hữu trí tuệ.
Vấn đề đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không mới nhƣng khi đƣa thƣơng
hiệu ra thị trƣờng nƣớc ngoài, doanh nghiệp nếu không có sự chuẩn bị trƣớc thì dẫn đến
viễn cảnh là có sự tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, việc nâng cao nhận thức và hỗ
trợ thực tế là bài toán hiệu quả nhất để giải quyết sự việc.
2.1. Áp dụng cơ chế tài trợ quỹ trong bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của Việt Nam.
Theo trao đổi của ông Vũ Bá Phú - Cục trƣởng Cục Xúc tiến Thƣơng mại (Bộ Công
Thƣơng), quy định hiện hành không cho phép Bộ Công Thƣơng hay bộ, ngành nào bỏ tiền
ra đăng ký bảo hộ sở hữu cho doanh nghiệp cụ thể. Chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại quốc
gia hay thƣơng hiệu quốc gia chỉ có thể hỗ trợ quảng bá các ngành hàng nói chung, chứ
không hỗ trợ quảng bá riêng cho một vài nhãn hiệu, doanh nghiệp nào. Chƣa kể, việc hỗ trợ
trực tiếp nhƣ vậy có thể vi phạm các quy định của WTO về bảo hộ hàng hoá trong nƣớc.
Tuy nhiên, Bộ Công Thƣơng sẽ kiến nghị Chính phủ xem xét, thí điểm giao Bộ Công
thƣơng phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, hiệp hội ngành hàng, chọn ra các sản
phẩm xuất khẩu thƣơng hiệu tốt để hỗ trợ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ trên các thị trƣờng
xuất khẩu trọng điểm, phù hợp các quy định của WTO.9
Tại mục tiêu đƣợc đề ra trong Chƣơng trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-
2020, do Thủ tƣớng Chính phủ ban hành theo Quyết định 1062/QĐ-TTg thì nhà nƣớc sẽ “hỗ
trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong và ngoài nước đối với các sản phẩm quốc
gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.”
9
Anh Minh (2021), Vì sao doanh nghiệp 'quên' đăng ký bảo hộ thương hiệu, https://vnexpress.net/vi-sao-doanh-nghiep-
quen-dang-ky-bao-ho-thuong-hieu-4267314.html, truy cập ngày 10/08/2021.
267
Những sản phẩm đƣợc hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và bảo vệ tài sản trí tuệ là những
sản phẩm, dịch vụ, ƣu tiên các đối tƣợng là kết quả nghiên cứu khoa học, sản phẩm chủ lực,
sản phẩm quốc gia, kiểu dáng sản phẩm và giống cây trồng mới.
Tại Điều 6 Thông tƣ 14/2019/TT-BTC quy định về quản lý tài chính thực hiện Chƣơng
trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 thì việc hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ
trong nƣớc, cũng nhƣ ngoài nƣớc đƣợc liệt kê gồm: đăng ký bảo hộ sáng chế, đăng ký bảo
hộ kiểu dáng công nghiệp, đối với giống cây trồng mới.
Bên cạnh đó, đối với các sản phẩm đặc thù của địa phƣơng mang địa danh đã đƣợc bảo
hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể thì đƣợc hỗ trợ kinh phí thực
hiện nhiệm vụ quản lý và phát triển tài sản trí tuệ.
Nhƣ vậy, những sản phẩm đƣợc hỗ trợ đăng ký bảo hộ có thể nhận thấy là những sản
phẩm đƣợc lựa chọn, sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia; là những đối tƣợng về đăng ký
bảo hộ sáng chế, đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, đối với giống cây trồng mới. Trong
khi đó nhãn hiệu, hay chỉ dẫn địa lý thì lại không đƣợc quy định cụ thể về việc hỗ trợ đăng
ký, mà nhà nƣớc chỉ hỗ trợ cho nhiệm vụ quản lý. Do đó, giới hạn để đối tƣợng đƣợc đăng
ký, bảo hộ cũng phần nào bị giới hạn, theo các tiêu chí lựa chọn.
Tuy nhiên, tại Quyết định 2205/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chƣơng trình phát triển
tài sản trí tuệ đến năm 2030 do Thủ tƣớng Chính phủ ban hành thì đã đề ra mục tiêu số
lƣợng đơn đăng ký nhãn hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam tăng trung bình 8 - 10%/năm.
Tăng cƣờng thúc đẩy đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở trong và ngoài nƣớc, đối với nhãn hiệu
của các tổ chức, cá nhân. Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu
tập thể cho các sản phẩm quốc gia, sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù của địa phƣơng.
Nhƣ vậy, tại Quyết định số 2205/QĐ-TTg thì Thủ tƣớng chính phủ đã xác định rõ mục
tiêu về việc bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Hiện nay, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tƣ
75/2021/TT-BTC quy định về quản lý tài chính thực hiện Chƣơng trình phát triển tài sản trí
tuệ đến năm 2030 (ngày 25/10/2021 có hiệu lực) thì thể hiện rõ nguồn kinh phí hỗ trợ để
đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho các sản
phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù của địa phƣơng, sản phẩm gắn với Chƣơng trình mỗi xã một
sản phẩm. Tuy nhiên, việc đăng ký bảo hộ đƣợc hỗ trợ xây dựng dƣới hình thức các nhiệm
268
vụ khoa học và công nghệ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ. Dự toán kinh phí
thực hiện nhiệm vụ theo quy định về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nƣớc.
Nhƣ vậy, quy định về việc hỗ trợ đã có, tuy nhiên, cách thức hỗ trợ không mang tính
“trực tiếp” mà dƣới dạng các nhiệm vụ giữa tổ chức, cá nhân với cơ quan nhà nƣớc. Điều
này dẫn đến đối tƣợng đƣợc áp dụng sẽ bị giới hạn và hiệu quả thực thi không cao, không
mang tính cạnh tranh, kịp thời khi huy động đƣợc nguồn lực của xã hội.
2.2. Áp dụng cơ chế tài trợ quỹ trong bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của một số nước
trên thế giới.
Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới hiện nay.
Có đƣợc điều này không thể không kể đến những thành tựu to lớn của hệ thống pháp luật
quốc gia của Hoa Kỳ trong việc điều tiết xã hội cũng nhƣ nền kinh tế.
Trong danh sách Top Ten của các thƣơng hiệu hàng đầu thế giới theo kết quả điều tra
của Tuần báo Doanh nghiệp năm 2003, có đến 8 nhãn hiệu của Hoa Kỳ, ngoài ra có đến 62
nhãn hiệu của Hoa Kỳ đƣợc xếp vào danh sách 100 thƣơng hiệu giá trị nhất thế giới.10
Những thành công mà Hoa Kỳ đạt đƣợc cho đến nay là nhờ những chính sách và chiến
lƣợc đúng đắn trong việc kích thích quảng cáo và nâng cao chất lƣợng sản phẩm của các
doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống pháp
luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nói riêng và hệ thống các chính sách về bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ nói chung. Chính sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật này đã tạo đƣợc một nền
tảng cơ bản và tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nền kinh tế.
Vƣơng quốc Anh bao gồm 4 quốc gia: Anh, Scotland, Wales và Bắc Ireland, là nền kinh
tế thuộc top đầu thế giới và lớn thứ ba tại Châu Âu sau Đức và Pháp. Đây là trung tâm tài
chính lớn nhất thế giới, cùng với New York – Mỹ, nơi có 100 tập đoàn hàng đầu thế giới.
Thƣơng hiệu vƣơng quốc Anh đƣợc công nhận về chất lƣợng và sự khéo léo. Các thƣơng
hiệu vƣơng quốc Anh đã tạo đƣợc dấu ấn trong mọi lĩnh vực. Trong trà, từ British Gourmet
đến Twinings, xe hơi sang trọng từ Bentley đến Jaguar và McLaren. Tại Anh việc điều phối
về sở hữu trí tuệ do cơ quan chuyên trách giải quyết, ở tầm quốc gia, giải quyết tội phạm sở
hữu trí tuệ (hàng giả và vi phạm bản quyền), có chức năng điều phối và trao đổi thông tin
giữa cơ quan thực thi sở hữu trí tuệ khu vực tƣ nhân và nƣớc ngoài.
10
Bộ Công nghiệp Việt Nam (2004), Quyền Sở hữu trí tuệ - Thương hiệu Việt Nam, NXB Thanh niên năm 2004.
269
Công việc của nhóm thực thi bao gồm xây dựng chính sách, làm việc với các cơ quan
chính phủ khác để bảo đảm rằng luật pháp phù hợp với mục đích thực thi pháp luật sở hữu
trí tuệ. Chính điều này đã và đang làm cho hoạt động sở hữu trí tuệ tại Anh phát triển.
Khi phát sinh các tranh chấp, nếu một chủ thể không có nguồn tài chính để theo đuổi vụ
kiện, hoặc không có kiến thức, nhân sự tài chính để thực hiện các thủ tục thì cần có một nhà
tài trợ đứng ra hỗ trợ. Nhà tài trợ này sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý, nhân sự để thực hiện,
việc tài trợ là tất cả hoặc một phần chi phí pháp lý.11
Nhà tài trợ sẽ kiếm đƣợc một tỷ lệ phần thăm của giá trị tài sản, phí dịch vụ khi công
việc thành công hoặc là cả hai. Nếu trƣờng hợp thất bại, nhà tài trợ mất khoản đầu tƣ và
không đƣợc thanh toán.
Các yếu tố đƣợc các nhà tài trợ xem xét khi quyết định có nên đầu tƣ, hỗ trợ hay không
gồm: (1) giá trị và độ phức tạp của sự việc (2) số tiền tài trợ cần thiết và ngân sách kiện
tụng, (3) khả năng thành công của yêu cầu khởi kiện (4) liệu các bên khác có quan tâm đến
khiếu nại không (5) thẩm quyền xét xử trọng tài diễn ra (6) tổ chức trọng tài xét xử vụ án (7)
liệu các tuyên bố phản đối có thể đƣợc thực hiện và (8) sự dễ dàng thi hành phán quyết của
trọng tài sẽ đƣợc đƣa ra.
Các nhà tài trợ thƣờng quan tâm đến vấn đề thời gian, nguồn lực cần thiết để lựa chọn
đơn vị đứng ra giải quyết tranh chấp trƣớc khi đồng ý tài trợ. Ở Anh và Wales thì có Hiệp
hội các nhà tài trợ kiện tụng (ALF) với sự tham gia của rất nhiều hãng luật12, và có sự kết
nối với đơn vị hỗ trợ tài chính là Hiệp hội Tài chính Pháp lý Quốc tế (ILFA)13.
Hiệp hội ALF đƣợc thành lập vào tháng 11/2011, và hoạt động của Hiệp hội tuân thủ
theo Bộ Quy tắc Ứng xử dành cho các nhà tài trợ Tố tụng của Hội đồng tƣ pháp dân sự (một
cơ quan tƣ vấn cho chính phủ và cơ quan tƣ pháp về dân sự ở Anh và xứ Wales). Hiện ALF
có mƣời ba thành viên sáng lập và sáu thành viên liên kết.
Nhiệm vụ của ALF là thúc đẩy khả năng tiếp cận pháp luật, thủ tục pháp lý, việc khiếu
nại, khởi kiện cho những chủ thể đang bị tác động, đang tìm cần nguồn tài chính để chi trả
cho các phí sử dụng dịch vụ.
11
Aceris Law LLC, Bên thứ ba tài trợ cho Trọng tài quốc tế, https://www.international-arbitration-
attorney.com/vi/third-party-funders-international-arbitration, truy cập ngày 15/08/2021.
12
Association of Litigation Funders, https://associationoflitigationfunders.com/about-us/our-founding, truy cập ngày
15/08/2021.
13
International Legal Finance Association, Contracts, https://www.ilfa.com, truy cập ngày 17/08/2021.
270
Hiệp hội ILFA là đơn vị phủ sóng toàn cầu, duy nhấ, cung cấp tài chính pháp lý cho hoạt
động thƣơng mại. Nhiệm vụ của ILFA là đảm bảo sự công bằng cho mọi ngƣời trong việc
tiếp cận pháp luật, chống lại các đối thủ mạnh hơn khi kiện tụng. ILFA cung cấp tài chính
để giải quyết vụ việc, tìm kiếm các giải pháp giải quyết phù hợp. Khi cung cấp dịch vụ,
ILFA không đƣợc đƣa ra các cam kết đầu tƣ khi chƣa có đủ nguồn vốn hoặc xác định đƣợc
các chi