Asem và hội nghị thượng đỉnh Asem 5 tại Hà Nội năm 2004

Hơn mười năm về trước, Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) đã ra đời tại thủ đô Băng Cốc - Thái Lan. ASEM được thai nghén bởi những yếu tố chủ quan và khách quan, nhưng hơn hết đó là sản phẩm, là mong muốn của các thành viên hai châu lục, nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai châu lục Á và Âu. Cho đến nay, ASEM đã trải qua 6 kỳ Hội nghị Thượng đỉnh và hàng trăm cuộc họp ở các cấp khác nhau được tổ chức luân phiên ở các nước thành viên thuộc hai châu lục. Những hoạt động của ASEM được triển khai đồng đều trên cả ba trụ cột là đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác trong các lĩnh vực khác. Sau hơn một thập kỷ tồn tại và phát triển (1996 - 2007), ASEM đã gặt hái được những thành tựu quan trọng, đóng góp vào sự thịnh vượng chung của hai châu lục và thế giới. Cùng với chín thành viên ASEAN và ba nước Đông Bắc Á, Việt Nam cũng đã gia nhập vào tiến trình này. Hơn nữa, là một trong 25 nước sáng lập nên Việt Nam có cơ hội tham gia một cách chủ động và tích cực vào các hoạt động của Diễn đàn. Được sự tín nhiệm của các thành viên, Việt Nam đã đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu lần thứ 5 (ASEM 5) vào tháng 10/2004 tại thủ đô Hà Nội. Đây cũng là lần thứ ba mà Hội nghị Cấp cao ASEM được tổ chức ở một nước thành viên châu Á. Một điều thú vị là các kỳ Hội nghị Cấp cao này đều là những dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của tiến trình hợp tác Á - Âu: ASEM 1 tại Băng Cốc, Thái Lan khai sinh ra ASEM; ASEM 3 tại Xê-un, Hàn Quốc cung cấp cho ASEM một Khuôn khổ hợp tác; ASEM 5 tại Hà Nội - Việt Nam đưa tiến trình phát triển ở một tầm cao mới, sống động và thực chất hơn, là cột mốc cho việc mở rộng ASEM.

doc106 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2048 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Asem và hội nghị thượng đỉnh Asem 5 tại Hà Nội năm 2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hơn mười năm về trước, Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) đã ra đời tại thủ đô Băng Cốc - Thái Lan. ASEM được thai nghén bởi những yếu tố chủ quan và khách quan, nhưng hơn hết đó là sản phẩm, là mong muốn của các thành viên hai châu lục, nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai châu lục Á và Âu. Cho đến nay, ASEM đã trải qua 6 kỳ Hội nghị Thượng đỉnh và hàng trăm cuộc họp ở các cấp khác nhau được tổ chức luân phiên ở các nước thành viên thuộc hai châu lục. Những hoạt động của ASEM được triển khai đồng đều trên cả ba trụ cột là đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác trong các lĩnh vực khác. Sau hơn một thập kỷ tồn tại và phát triển (1996 - 2007), ASEM đã gặt hái được những thành tựu quan trọng, đóng góp vào sự thịnh vượng chung của hai châu lục và thế giới. Cùng với chín thành viên ASEAN và ba nước Đông Bắc Á, Việt Nam cũng đã gia nhập vào tiến trình này. Hơn nữa, là một trong 25 nước sáng lập nên Việt Nam có cơ hội tham gia một cách chủ động và tích cực vào các hoạt động của Diễn đàn. Được sự tín nhiệm của các thành viên, Việt Nam đã đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu lần thứ 5 (ASEM 5) vào tháng 10/2004 tại thủ đô Hà Nội. Đây cũng là lần thứ ba mà Hội nghị Cấp cao ASEM được tổ chức ở một nước thành viên châu Á. Một điều thú vị là các kỳ Hội nghị Cấp cao này đều là những dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của tiến trình hợp tác Á - Âu: ASEM 1 tại Băng Cốc, Thái Lan khai sinh ra ASEM; ASEM 3 tại Xê-un, Hàn Quốc cung cấp cho ASEM một Khuôn khổ hợp tác; ASEM 5 tại Hà Nội - Việt Nam đưa tiến trình phát triển ở một tầm cao mới, sống động và thực chất hơn, là cột mốc cho việc mở rộng ASEM. Có thể nói, ASEM 5 là sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá lớn nhất của Việt Nam năm trong 2004. Nhận thức được việc đăng cai tổ chức ASEM 5 sẽ là một cơ hội vàng cho nước ta trong tiến trình hội nhập quốc tế, nên Hà Nội nói riêng và cả nước đã vào cuộc để chuẩn bị thật tốt cho sự kiện lớn nhất của năm này. Nhằm hiểu rõ hơn về tiến trình hợp tác Á - Âu, vai trò của diễn đàn trong việc thúc đẩy quá trình hợp tác giữa hai châu lục, sự tham gia và vai trò của Việt Nam trong ASEM, đặc biệt là tìm hiểu về ASEM5 được tổ chức tại thủ đô Hà Nội vào tháng 10/2004, tôi đã chọn đề tài khoá luận là ASEM và Hội nghị Thượng đỉnh ASEM 5 tại Hà Nội năm 2004. Với lượng kiến thức hạn chế thu nhận được từ sách báo, tạp chí..., tôi hi vọng khoá luận sẽ là tổng quan về ASEM và vai trò của Việt Nam trong ASEM. 2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của bài khoá luận là Diễn đàn Hợp tác Á –Âu, trọng tâm là tìm hiểu về sự ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động và những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của ASEM. Thứ hai là đi sâu tìm hiểu về Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu lần 5 (ASEM 5) tại Việt Nam năm 2004. ASEM ra đời cách đây không lâu (năm 1996), bài viết không đi suốt quá trình hình thành và phát triển của ASEM, mà tập trung chủ yếu vào những năm đầu của thế kỉ XXI, đặc biệt là năm 2004 - năm diễn ra ASEM 5 tại Hà Nội. Để hoàn thành khoá luận, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lý luận, phân tích tài liệu, so sánh và khoa học lịch sử. Phương pháp nghiên cứu thuộc chuyên ngành Quan hệ quốc tế. 3. Nguồn tài liệu Do phạm vi nghiên cứu chủ yếu là những năm đầu thế kỷ XXI nên yêu cầu những số liệu và thông tin phải thật mới, cập nhật. Đó là một khó khăn để hoàn thành tốt bài khoá luận. Tuy nhiên, qua tìm đọc tài liệu, tôi đã thu thập được tài liệu là sách viết về ASEM như: “ASEM - Diễn đàn hợp tác Á - Âu tiến tới quan hệ sống động và thực chất hơn” của Bộ Ngoại giao; “ASEM 5 cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập Á - Âu” của tác giả Hoàng Lan Hoa; “Tiến trình hợp tác Á - Âu và những đóng góp của Việt Nam” của Nguyễn Duy Quý... Tài liệu từ các báo, tạp chí, bản tin của TTX VN như “Chiến lược Châu Á mới của EU và vai trò của ASEM” của Bùi Huy Khoát; “ASEM trong tiến trình toàn cầu hoá” của Lê Bộ Lĩnh; tài liệu tham khảo đặc biệt của TTX VN,... Một nguồn tài liệu không thể thiếu là các trang website. “irv.moi.gov.vn Http:// www.mofa.gov Tài liệu là các khoá luận của các khoá trước: Tiến trình ASEM: Những kết quả bước đầu và trở ngại của Phạm Phương Dung, sinh viên K44 (1999-2003). Tiến trình ASEM và tình hình tham gia của Việt Nam của Bùi Thị Thu Lan, sinh viên K45 (2000-2004). 4. Cấu trúc của khoá luận Khoá luận bao gồm ba phần chính là: Mở đầu, nội dung và kết luận. Trong đó, phần nội dung gồm ba chương nêu lên các vấn đề cơ bản sau đây: Chương 1: Tổng quan về Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM). Nêu lên những nét cơ bản về ASEM như hoàn cảnh ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động và các lĩnh vực hoạt động... Chương 2: Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu lần thứ năm (ASEM 5) Hà Nội năm 2004. Sự chuẩn bị của nước chủ nhà Việt Nam về cơ sở vật chất, các hoạt động diễn ra bên lề ASEM 5 và chương trình làm việc trong hai ngày 8 và 9/10/2004. Chương 3: Đánh giá về ASEM và thành công của ASEM 5. Những nhận xét về ASEM và thành tựu đã đạt được qua ASEM 5, vai trò của Việt Nam trong ASEM. Ngoài ba phần chính nêu trên, còn có phần bảng chữ cái viết tắt, phụ lục, danh mục sách tham khảo, tranh ảnh về ASEM và ASEM 5. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DIỄN ĐÀN HỢP TÁC Á-ÂU (ASEM) Hoàn cảnh ra đời 1.1.1. Bối cảnh thế giới đầu những năm 90 Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc với sự sụp đổ của Liên Xô, thế giới “hai cực” dần mất đi, cục diện chính trị quốc tế có nhiều thay đổi. Hiển nhiên, sự thay đổi mạnh mẽ về trật tự thế giới sẽ dẫn đến sự phân bố quyền lực cũng thay đổi: đơn cực hay đa cực? Với sự thay đổi nhanh chóng cả về kinh tế và chính trị, xu thế hợp tác và cạnh tranh về kinh tế đang dần chiếm vai trò chủ đạo, thay thế cho chạy đua về quân sự, bản thân các nước không còn cách nào khác là phải tự tìm kiếm con đường đi của mình. Hơn nữa, khái niệm toàn cầu hoá và khu vực hoá ngày càng diễn ra mạnh mẽ, trở thành một thực tế sinh động, tác động đến mọi mặt của đời sống quốc tế, cuốn hút mọi quốc gia tham gia vào dòng chảy của nó. Những tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và cuộc cách mạng công nghệ - thông tin đã làm cho sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia trên các mặt trận chính trị - kinh tế - xã hội. Dưới tác động của toàn cầu hoá, tăng cường hợp tác giữa các nước và các khu vực là một xu thế nổi trội. Do đó, các mối quan hệ đa phương, đa chiều được thiết lập ngày càng nhiều. Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, xu thế liên kết kinh tế khu vực phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức và nhiều cấp độ khác nhau. Ở châu Âu, từ Cộng đồng Kinh tế châu Âu - EEC(1957), đến Liên minh châu Âu - EU (1993) - một tổ chức khu vực đạt đến mức độ liên kết rất cao, với thị trường thống nhất, liên minh kinh tế - tiền tệ, có chính sách an ninh - đối ngoại và nội vụ riêng... Còn ở châu Á là sự ra đời của ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á năm 1967) với việc thành lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) năm 1992 và việc hình thành cơ chế ASEAN + 3 (1997). Cùng thời gian đó, Hiệp định thành lập Khối tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) được ký kết và Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) đã ra đời vào năm 1991. Không chỉ liên kết ở quy mô châu lục mà đã xuất hiện liên kết liên châu lục như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC năm 1989)... Sự xuất hiện, phát triển và mối quan hệ giữa ba khu vực kinh tế lớn nhất thế giới Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á có những tác động nhất định đến việc hình thành quan hệ hợp tác Á - Âu. Nhiều ý kiến cho rằng ba trung tâm này sẽ chi phối sự phát triển của nền kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI. Trong khi hai khối kinh tế Tây Âu và Bắc Mỹ đã được nối với nhau bằng Tổ chức Thị trường xuyên Đại Tây Dương, Đông Á với Bắc Mỹ là APEC. Như vậy là thiếu cạnh thứ ba giữa liên kết Âu và Á trong tam giác phát triển Á - Âu - Mỹ. Bên cạnh đó, với đường lối chủ nghĩa bá quyền, Mỹ đang ngày càng tăng cường vị thế của mình trên trường quốc tế cả về chính trị và kinh tế, tối đa hoá lợi thế của mình bằng cách lập ra và tham gia rất nhiều nhóm khu vực, tạo ra một khối nước mà trong đó Mỹ làm trung tâm (ví dụ như APEC,...). Mỹ cho rằng mình có đủ khả năng để không phải tuân thủ các luật chơi đa phương và các kênh song phương trong việc giành lợi thế với các đối thủ khác. Với địa vị quốc tế và tâm lý về ưu thế của Mỹ, quốc gia này càng mong muốn xây dựng một trật tự thế giới mới do Mỹ đứng đầu trên cơ sở quyền lực và quan niệm của mình. Điều này đi ngược lại với mong muốn xây dựng một thế giới đa cực của các nước thời kỳ hậu chiến tranh lạnh và nó có thể làm gia tăng những bất ổn cho tình hình thế giới. Trước tình hình đó, cả châu Á và châu Âu đều nhận thấy sự thiếu vắng mối liên hệ giữa hai châu lục sẽ gây ra sự mất cân bằng trong tam giác kinh tế thế giới Á - Âu - Mỹ, sự phụ thuộc của cả châu Á và châu Âu vào Mỹ sẽ tăng thêm, trong đó Mỹ có thể lợi dụng để khai thác cả quan hệ với EU thông qua NATO và quan hệ với châu Á thông qua APEC. Như vậy, tình hình thế giới và khu vực đã tạo môi trường thuận lợi để hạt giống ASEM nảy mầm. Sáng kiến ASEM chính là một hành động lô-gich nhằm làm tăng sức mạnh tương quan giữa châu Á và châu Âu, đồng thời đóng góp vào sự bình ổn của tình hình thế giới. 1.1.2. Chiến lược châu Á mới của châu Âu Quan hệ Á - Âu đã được hình thành từ rất lâu, lịch sử đã từng ghi nhận sự hiện diện rất sớm của người châu Âu ở châu Á, khi mà vào thế kỷ thứ XVI, những người Bồ Đào Nha đã lần theo đường biển sang châu Á để kiếm những lợi ích cả về kinh tế và chính trị. Tiếp đó là người Anh đã từng có mặt ở Nam Á và Đông Nam Á, Hồng Kông… Người Pháp ở Đông Dương, người Hà Lan ở In-đô-nê-xi-a, người Tây Ban Nha ở Phi-lip-pin… Nếu bỏ qua một bên những dấu ấn thực dân thì có thể thấy ảnh hưởng của châu Âu được ghi nhận khá rõ nét trong đời sống xã hội châu Á, ví dụ như ở văn hoá, ngôn ngữ, thiết chế nhà nước… Như vậy, người châu Âu đã sớm nhận ra những tiềm năng to lớn của một vùng châu Á từ xa xưa. Và có thể, những bước thăm trầm, biến động trong lịch sử đã làm cho mối quan hệ giữa hai châu lục này không được phát triển mạnh mẽ và liên tục. Một điều dễ nhận thấy là rất lâu sau khi ra đời, Cộng đồng châu Âu (EC) và nay là Liên minh châu Âu (EU) không thấy châu Á có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình và EU cũng chưa bao giờ có một chính sách châu Á rõ ràng. Trong thời kì chiến tranh lạnh, châu Âu là trọng điểm đối đầu Xô - Mỹ nên EC quan tâm chủ yếu đến vấn đề an ninh châu Âu, do đó không quan tâm và cũng không có khả năng quan tâm đến các vấn đề của châu Á. Các nước châu Á, trừ Nhật Bản, còn lại hầu hết là các nước có nền kinh tế đang hoặc kém phát triển nên không có vị trí đáng kể trong đời sống kinh tế thế giới. Tây Âu nói chung và EC nói riêng tuy rất cần thị trường và nguồn nguyên nhiên liệu mới, nhưng do những yếu tố chính trị, tâm lý và địa lý… nên họ đã chọn Trung Đông, châu Phi và Mỹ La - tinh chứ không phải là châu Á. Cho đến nay, khi xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá lôi cuốn tất cả các quốc gia trên thế giới phải tham gia vào, thì quan hệ Á- Âu đã có nhiều thay đổi. Bởi, châu Á đang là một khu vực phát triển năng động trên thế giới. Trong đó, tiếp theo “sự thần kì” Nhật Bản là sự nổi lên của “các con rồng” châu Á (Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po….). Các nền kinh tế ASEAN có tốc độ tăng trưởng là 6,5 % năm 1994 và 6,9 % năm 1995[13;5]. Châu Âu trong những năm cuối của thế kỷ XX, cũng đạt được những thành tựu đáng mừng về kinh tế: năm 1995 là năm thứ ba liên tiếp kinh tế các nước châu Âu tăng trưởng khá, tốc độ tăng trung bình của tổng sản phẩm quốc dân của cả Liên minh trong năm 1995 là từ 2,9% - 3,1% (so với 2,6% năm 1994 và 0,4% năm 1993[8;8]. Tuy nhiên, bên cạnh những con số tốt đẹp về kinh tế thì lại có hàng loạt các vấn đề như thất nghiệp, lạm phát, thâm hụt ngân sách,... Tăng trưởng kinh tế không còn là bài thuốc hữu hiệu giúp họ giải quyết các vấn đề này. Những vấn đề nêu trên là một trong những nguyên nhân làm cho tình hình chính trị xã hội các nước thành viên Liên minh có nhiều biến động, uy tín bị giảm sút. Bên cạnh đó, Liên minh Châu Âu còn phải chạy đua trong việc gây ảnh hưởng trên trường quốc tế với các cường quốc và các khu vực khác, ví dụ như Mỹ đang gia tăng nhanh ảnh hưởng của mình ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương bằng Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC – thành lập năm 1989). Trước tình hình đó, đặc biệt là sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, dường như châu Âu đã bừng tỉnh để nhận ra rằng mình không thể “bỏ lỡ chuyến tàu châu Á”. Đầu tiên là CHLB Đức công bố “Kế hoạch ngoại giao châu Á” (tháng 10/1993), tiếp đó là Pháp với “Hành động chủ động của Pháp tại châu Á” (tháng 12/1994). Còn EU đã đưa ra văn kiện “Chiến lược mới đối với châu Á” (tháng 7/1994) để điều chỉnh quan hệ với các nước Nam Á, Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Chiến lược xác định 4 mục tiêu chủ yếu là Tăng cường sự hiện diện kinh tế của EU trong khu vực. Đóng góp cho sự ổn định chính trị thông qua việc mở rộng các quan hệ chính trị và kinh tế. Ủng hộ sự phát triển của các nước kinh tế chậm phát triển. Đóng góp cho sự mở rộng dân chủ và cai quản bằng pháp luật. Kèm theo đó là việc khẳng định 8 ưu tiên chính sau đây Tiếp tục tăng cường các quan hệ song phương. Tăng cường sự hiện diện của EU tại châu Á. Ủng hộ hợp tác khu vực (theo hướng củng cố hoà bình, an ninh). Khuyến khích châu Á đóng vai trò lớn hơn trên các diễn đàn đa phương. Bảo đảm các thị trường mở và khuôn khổ kinh doanh không phân biệt đối xử. Khuyến khích sự liên kết các nền kinh tế nhà nước vào thị trường tự do Đóng góp cho sự phát triển bền vững và xoá đói nghèo ở các nước kinh tế kém phát triển nhất. Đảm bảo cách tiếp cận phối hợp giữa các nước EU đối với sự phát triển quan hệ của EU với khu vực([14;7]. Như vậy, đây là lần đầu tiên EU đã đưa ra một kế hoạch tổng thể trong quan hệ với châu Á. Điều này cũng chứng tỏ EU đã sớm nhận thấy sự cần thiết phải có định hướng mới về chính sách đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển năng động nhất thế giới này. Xét về đối ngoại và an ninh chung thì qua chính sách này, EU đã tiến thêm một bước đáng kể, nâng cao được vị thế của mình tại châu Á. Thông qua chiến lược mới này ta thấy rằng châu Âu đã nhìn nhận châu Á bằng con mắt thực tế hơn, EU thấy rõ lợi ích của mình trong sự hợp tác thương mại với một khu vực mà tới năm 2000 có thể chiếm từ 1/4 đến 1/3 kinh tế thế giới. Đồng thời chính sự phát triển nhanh chóng của Đông Á đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế của EU thoát khỏi những khó khăn. Hơn nữa, trong xu thế toàn cầu hoá, thị trường nội địa EU đã trở nên bão hoà, EU lại bị tụt hậu khá xa so với Mỹ và Nhật. Để điều chỉnh kinh tế và khai thác thị trường mới, EU đã chủ động tạo dựng và duy trì những tiền đề cả bên trong lẫn bên ngoài cho một EU phát triển bền lâu, nhanh chóng đón bắt kịp xu thế của thời đại mới. Do đó việc đưa ra một chiến lược mới đối với châu Á không phải là điều ngẫu nhiên mà hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của thế giới ngày nay. Đồng thời EU cũng đạt được mục đích cân bằng cán cân kinh tế - thương mại trong tam giác phát triển Á -Âu - Mỹ. Bên cạnh đó là mục đích chính trị. EU muốn tăng cường ảnh hưởng của mình tại châu Á, khi mà sự hiện diện trực tiếp về quân sự của Nga và Mỹ đang giảm dần ở đây, làm xuất hiện một khoảng trống quyền lực ở châu lục này mà trước mắt chưa một chủ thể nào có thể lấp thay thế được. Với chiến lược châu Á mới năm 1994, châu Âu đã phần nào gây ảnh hưởng của mình tại châu Á. Cho đến những năm đầu thế kỷ XXI, với những diễn biến phức tạp, những biến động to lớn của tình hình thế giới, trong Chiến lược châu Á mới (năm 2001) định hướng cho những năm đầu thế kỷ XXI, EU đã đề ra các mục tiêu cụ thể sau: Đóng góp cho hoà bình và an ninh trong khu vực và trên toàn cầu qua việc mở rộng cam kết của EU với khu vực. Tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại và đầu tư với khu vực Khuyến khích sự phát triển của các nước kém phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực xoá nghèo Đóng góp cho việc mở rộng dân chủ, quản trị tốt và cai quản bằng pháp luật. Xây dựng quan hệ đối tác và đồng minh toàn cầu Trợ giúp cho việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa châu Á và châu Âu [14;9] Như vậy, với chiến lược châu Á mới, EU muốn khẳng định tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc phát triển hơn nữa quan hệ với châu Á và nhấn mạnh ở bình diện liên quốc gia rằng châu Á đáng được ưu tiên hơn nữa. Mục đích của chính sách này là phối hợp với từng quốc gia và phạm vi của cả liên minh, để tăng cường sự hiện diện của châu Âu ở châu Á cả trên bình diện kinh tế và chính trị, đồng thời tăng cường hơn nữa vai trò của châu Âu đối với châu Á nhằm mục đích hàng đầu là “duy trì vai trò dẫn đầu của EU trong nền kinh tế thế giới” và nhờ đó sẽ đảm bảo được lợi của châu Âu trong khu vực châu Á. 1.1.3. Sáng kiến của Thủ tướng Xin-ga-po - Gô Chôc Tông Như những nhìn nhận và phân tích ở trên thì hợp tác Á - Âu là một xu thế tất yếu, nhằm mục đích cân đối các cạnh của tam giác Á - Âu - Mỹ, bằng cách tạo ra mối quan hệ đối tác mới giữa châu Á và châu Âu. Đương nhiên, ASEM chính là mong muốn của cả châu Á và châu Âu. Vào thời điểm đó, thực tế là châu Âu muốn tăng cường sự hiện diện của mình ở châu Á, nơi mà Mỹ, ngoài các mối quan hệ truyền thống với một số nước trong khu vực, còn không ngừng củng cố ảnh hưởng và vị thế của mình thông qua Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Vì vậy, tuy ASEM không phải là một mặt trận chính thức được lập ra để đối phó với Mỹ, nhưng phần nào có thể xem đó là câu trả lời cho APEC và như là một giải pháp trước một liên minh Á - Mỹ có thể hình thành - trở thành một thách thức mới đối với EU. Về phía châu Á, cũng không khó hiểu khi ý tưởng thành lập ASEM lại xuất phát từ một nước châu Á, thành viên của ASEAN. Hay nói cách khác, nhìn lại quá trình quan hệ lâu dài giữa EU và ASEAN, việc ASEAN đóng góp một vai trò mắt xích không có gì là lạ. Châu Âu và Đông Nam Á từ lâu đã có những mối quan hệ đặc biệt cả trong lịch sử và trong hiện tại, một số nước vẫn duy trì quan hệ chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực kể cả chính trị và kinh tế. Hơn nữa, trước khi ASEM trở thành hiện thực, ASEAN và EU đã có những mối quan hệ hợp tác đối thoại song phương dần được thể chế hoá. Các nước châu Á cũng dần nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển quan hệ cân bằng với cả Mỹ và châu Âu, không bị lệ thuộc quá nhiều vào bên nào. Với nhu cầu hợp tác xuất phát từ cả hai châu lục, tại Hội nghị Kinh tế cấp cao châu Âu - Đông Á lần thứ ba tại Xin-ga-po tháng 10/1994, Thủ tướng Xin-ga-po Gô Chôc Tông đã đưa ra sáng kiến tổ chức một Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu nhằm tăng cường sự hiểu biết và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai châu lục. Đề nghị này được Thủ tướng Xin-ga-po chính thức đặt ra với Thủ tướng Pháp trong chuyến thăm của ông Gô - Chôc - Tông đến Pháp cuối năm 1994, một đại diện của châu Á và một đại diện của châu Âu. Ngay lập tức, sáng kiến này được nhiều nước Á - Âu hưởng ứng. Đến tháng 3/1996, Hội nghị các nguyên thủ quốc gia về Hợp tác Á - Âu (Asia Europe Meeting - ASEM) lần đầu tiên được tổ chức tại Băng Cốc - Thái Lan với sự tham dự của các nguyên thủ quốc gia 15 nước thuộc Liên minh châu Âu và 10 nước châu Á (bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và 7 nước ASEAN là Bru-nây, In-đo-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Thái Lan, Việt Nam) và Uỷ ban châu Âu (EC). Sau Hội nghị Thượng đỉnh này, Diễn đàn Hợp tác Á - Âu chính thức ra đời, được viết tắt là ASEM. Đến năm 2004, tại ASEM 5 Hà Nội đã kết nạp thêm 13 thành viên (bao gồm 10 nước mới gia nhập EU và 3 nước còn lại của ASEAN), đến nay ASEM có tổng cộng là 39 thành viên. 1.2. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động Một tổ chức khi mới thành lập, dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì cũng sẽ có những mục tiêu và nguyên tắc hoạt động cụ thể. Nhờ vậy mà tổ chức hay diễn đàn đó có những nét riêng, khác biệt so với các tổ chức khác. ASEM ngay từ khi thành lập (năm 1996) cũng đã đưa ra những mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của mình. 1.2.1. Mục