Phần 1: Ngồi ở nhà thì nên làm gì ?
Phần 2: Làm gì khi phỏng vấn ?
Bí kíp 1 : Quy tắc chung khi trả lời phỏng vấn cũng như viết CV đó là mô tả càng CHI TIẾT càng tốt
Bí kíp 2 : Khi viết CV hay phỏng vấn, điều quan trọng không kém đó là phải biết “vẽ” ra.
Bí kíp 3 : Hãy làm những điều khác biệt so với những ứng viên còn lại.
8 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 988 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ba bí kíp chinh phục nhà tuyển dụng - Nguyễn Quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BA BÍ KÍP CHINH PHỤC NHÀ TUYỂN DỤNG
“Đây không chỉ là ebook. Đây là tương lai của bạn”
AUGUST 28, 2016
NGUYỄN QUANG
Nội Dung
LỜI MỞ ĐẦU
Chào các bạn, mình là Nguyễn Quang, tác giả của cuốn ebook “ Ba bí kíp chinh phục nhà tuyển dụng” này. Cũng như đa số các bạn sinh viên khi mới ra trường, ban đầu mình cũng rất khó khăn trong khi tìm được một công việc ưng ý và cũng có một quãng thời gian khá dài khi “ngồi chơi xơi nước” ở nhà. Sau nhiều lần thất bại, mình đã tự tìm cách khắc phục cũng như học hỏi kinh nghiệm từ những bậc đàn anh và mình đã thành công. Do đó, mình hiểu cảm giác thất nghiệp ngồi ở nhà trong khi bị so sánh, vì thế mình quyết định viết ebook này để chia sẻ những kinh nghiệm của mình. Tôi tin rằng tất cả bạn đọc cuốn sách của tôi đều là những người tài năng, chẳng qua là bạn chưa biết phát huy tài năng của các bạn, đặt nó đúng chỗ. Nội dung của ebook được chia làm hai phần gồm có những kinh nghiệm của mình, trong đó có ba bí kíp chính mà trên mạng sẽ không ai chia sẻ cho bạn biết :
Phần 1: Ngồi ở nhà thì nên làm gì ?
Phần 2: Làm gì khi phỏng vấn ?
Có ba điều lưu ý trước khi bạn đọc ebook này:
Cuốn sách này không cam kết 100% người đọc sau khi đọc xong sẽ đều thành công 100% NHƯNG ebook này cam kết một điều rằng : Những người đọc xong ebook này sẽ có lợi thế hơn nhiều so với so với phần còn lại trong cuộc phỏng vấn.
Tiêu đề của ebook này là ba bí kíp, nhưng mình cam đoan nội dung trong cuốn sách này mà bạn nhận được sẽ nhiều hơn ba.
Ba bí kíp được viết trong cuốn sách này là những kinh nghiệm thực tế và trên mạng không có.
Vì vậy, các bạn nào khi mua ebook này xin vui lòng đừng tự tiện chia sẻ miễn phí lên mạng cho người khác biết vì đó là quyền lợi của các bạn và để đảm bảo bản quyền của tác giả. Đây là cuốn ebook đầu tiên của mình làm, thế nên sẽ không tránh khỏi thiếu sót và khuyết điểm, mong các bạn thông cảm.Mọi chi tiết xin liên hệ facebook của tác giả. Ngoài ra, mình có một fanpage nho nhỏ về TOEIC, nếu các bạn có hứng thú thì có thể vào địa chỉ Nguyễn Quang Toeic bấm like và follow nhé. Xin chân thành cảm ơn !
Tp.HCM, ngày 28 tháng 8 năm 2016
Nguyễn Quang
Ngồi ở nhà thì nên làm gì ?
Sẽ rất khó khăn khi bạn tốt nghiệp xong và thực hiện công tác “ rải truyền đơn”. Hơn nữa, phương châm của mình là sau khi học xong thì cứ từ từ nghỉ ngơi ít nhất 3 tháng ( nếu thật sự không bị áp lực về tài chính). Vì trong thời gian này, đó là khoảng thời gian mà bạn phải định hướng được mục tiêu của bản thân mình. Mình cũng đã từng thất nghiệp, và đôi khi việc ngồi ở nhà cũng chưa hẳn là một cái gì đó quá tệ hại vì nhờ nó mình mới có được suy nghĩ lạc quan của ngày hôm nay. Vậy thì trong thời gian này bạn nên làm gì ? Lời khuyên tốt nhất là mỗi tối trước khi các bạn đi ngủ, các bạn nên nhắm mắt hình dung ra công việc của các bạn sẽ ra sao, để đạt được mục tiêu đó các bạn cần phải làm những điều gì, trong khoảng thời gian bao lâu. Sau đó, hãy viết tất cả chúng vào một quyển sổ tay dạng mindmap ( biểu đồ xương cá). Dưới đây là một số ví dụ thự tế của mình trong lúc thất nghiệp:
Có một thời gian biểu hợp lý về giờ giấc sinh hoạt và nghiêm túc làm theo : Sáng 6h30 dậy, tối trước 23h ngủ ( chủ nhật có thể linh động một tí, tùy các bạn đặt ra thời gian của bản thân ra sao). Vì sao mình lại nói điều này ? Đa phần sinh viên có thói quen thức khuya sau 12h và sáng ngủ tới 9 10h mới dậy. Điều này nếu các bạn cứ lặp đi lặp lại thì sau dần nó trở thành thói quen xấu khi làm việc : lười biếng, làm việc ì ạch, chậm chạp, trễ giờHồi tôi mới đi làm lần đầu tiên, do đã quen với cái thời sinh viên nên khi đi làm, phải mất hơn một tháng mình mới bắt nhịp được cái lịch làm việc vì vô giờ làm toàn ngáp ngắn ngáp dài. Tốt nhất các bạn ở nhà nên sinh hoạt đúng theo lịch làm việc của các công ty, đa phần là nghỉ trưa được 1 tiếng đồng hồ để tới khi đi làm khỏi bỡ ngỡ, uể oải thì hiệu suất công việc không cao.
Điều tiếp theo mà mình muốn nói tới đó là về vấn đề sức khỏe. Tranh thủ trong lúc có thời gian rảnh, các bạn nên chơi ít nhất một môn thể thao để tăng cường sức khỏe. Điều này nghe có vẻ chả liên quan gì tới bí kíp chinh phục nhà tuyển dụng, nhưng bạn lầm to rồi. Khi bạn mới bắt đầu đi làm, bạn sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi để bắt kịp được với tiến trình công việc, về nhà là chỉ muốn ngủ và ngủ. Hơn nữa, một số công ty có phong trào thể thao, bạn không cần chơi tốt đâu nhưng nếu bạn tham gia thì sẽ tạo được thiện cảm với mọi người. Cứ thử đi, nếu học tập thì hiệu suất học tập bạn cũng tăng đáng kể đấy.
Hãy lập ra một danh sách điểm mạnh, điểm yếu để hiểu rõ chính mình hơn, nếu các bạn không biết được tính cách của các bạn phù hợp với công việc gì thì khi phỏng vấn sẽ rất khó để pass. Ví dụ : Nếu điểm yếu của các bạn là Tiếng Anh, thì cứ mạnh dạn đăng kí học thêm. Nếu công việc của bạn đòi hỏi sự hoạt bát, năng động như nhân viên kinh doanh, thì bạn phải tập thái độ đó đáp ứng cho công việc. Nếu tính chất công việc của các bạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận như nhân viên kiểm soát chất lượng thì hãy tập thái độ trả lời phỏng vấn một cách điềm tĩnh, rõ ràng, nghiêm túc.
Trong thời gian rảnh này, bạn hoàn toàn có thể làm những thứ mà mình yêu thích. Học làm web, blog, quản lý fanpage riêng, SEO, Google Adword, phần mềm MISA, ghost win 10, excel, phần mềm spam tin tự động, đọc báothiếu gì thứ trên Internet không tính phí mà bạn có thể tha hồ nghịch hehe. Như thế vừa biết thêm nhiều cái hay vừa không bị chán khi ở nhà.
Và phần quan trọng nhất khi ở nhà đó là bồi dưỡng kiến thức và viết CV, viết kịch bản cho buổi phỏng vấn. Có câu nói thế này : “Thất bại trong việc chuẩn bị là chuẩn bị cho sự thất bại”. Riêng bản thân mình thấy câu này luôn đúng. Ở nhà, bạn hãy soạn sẵn 1 file word trả lời những câu hỏi thường gặp như : Giới thiệu bản thân, điểm mạnh, điểm yếu, tại sao lại nghỉ việc công ty cũ, lý do công ty nên chọn bạnHãy đọc kĩ phần mô tả và yêu cầu công việc ( Job Description và Job Requirement). Để ý những yêu cầu và mô tả về công việc rồi dựa vào đó bắt chước cách viết của họ rồi đem copy vào CV, chỉnh sửa lại. Chi tiết ra sao xin mời mọi người xem tiếp phần II.
Ý cuối cùng trong phần này là mình muốn nhắc tới là cách suy nghĩ của mỗi người. Hãy cứ nộp CV nhiều lên, đừng nản chí. Khi mới ra trường mình nộp cả vài trăm chỗ mới được mười mấy chỗ gọi điện thoại. Đừng ngại lương thấp, ngại công ty nhỏ. Vì thật ra những công ty nhỏ và tầm trung, ở đó có thể lương thấp nhưng bù lại quy trình tuyển nhận sẽ không đòi hỏi gắt gao như những công ty lớn. Và có một điều chắc chắn là cơ hội nghề nghiệp ở đó sẽ cao hơn, học hỏi cũng được nhiều hơn. Bạn tôi khi ra trường làm nhân viên ở một công ty khá lớn với mức lương đối với sinh viên mới ra trường là khá tốt. Tuy nhiên, sau 2 năm làm việc, mức lương của anh bạn tôi thay đổi không đáng kể và vị trí vẫn là nhân viên. Còn tôi làm nhân viên kiểm soát chất lượng ở một công ty không mấy tên tuổi nhưng bù lại ở đó, tôi được học rất nhiều thứ ngoài chuyên môn từ nhân sự, hành chính văn phòng, kho cho tới việc sử dụng những phần mềm của dân kế toán để xuất nhập hóa đơn dữ liệu và chỉ sau vài tháng hoàn thành tốt nhiệm vụ tôi được lên chức quản lý cấp tiểu. Tóm lại, khi mới ra trường , mình chưa tạo ra được cho công ty lợi ích gì hết thì đừng chê bai, hãy xác định tư tưởng mong muốn học hỏi trước đã rồi sau này đạt được thành tích thì hãy đòi hỏi.
Làm gì khi phỏng vấn:
“ Khiêm tốn nhưng không rụt rè. Tự tin chứ không tự cao”
Đây là một trong những sai lầm thường gặp đối với các bạn ít kinh nghiệm. Khi mới phỏng vấn, đa phần các bạn hay trả lời rụt rè, không trôi chảy vì không có sự chuẩn bị tốt ở nhà nên vô đó sợ “ Không biết lát nữa sẽ hỏi câu gì ? Không biết lát nữa mình có bị hỏi trúng câu khó hay không ? Không biết lát mình có đậu hay rớt ?”. Lúc ấy, các bạn sẽ bị rối trí và trong lúc phỏng vấn đầu óc không được linh hoạt, nhà tuyển dụng sẽ lợi dụng điều này áp đặt buổi phỏng vấn thành một chiều kiểu một người hỏi, một người trả lời, khiến bạn rơi vào thế bị động. Để một cuộc phỏng vấn thành công thì ứng viên phải biết cách để tạo ra cuộc trao đổi hai chiều. Đặc điểm của những người có kĩ năng giao tiếp không tốt thường là nói ngắn gọn, cụt lủn, hỏi gì đáp nấy. Ví dụ khi được hỏi “ Em mong muốn mức lương bao nhiêu cho vị trí này ?”
Những câu trả lời quá ngắn gọn và không để lại ấn tượng nhiều như “ Dạ em nghĩ mức lương 6 triệu là phù hợp với em” hoặc “ Dạ em có tham khảo mức lương ở vị trí này tầm 5-6 triệu” theo mình là sẽ không được đánh giá cao. Thay vì thế hãy hỏi ngược lại nhà tuyển dụng và đưa kèm lý do giải thích. Câu ví dụ mẫu “ Anh nghĩ thế nào nếu em đưa ra lời đề nghị 6 triệu đồng ? Như anh đã biết, em có kinh nghiệm XXX năm làm vị trí XXX ở công ty cũ với mức lương 7 triệu. Với kinh nghiệm trước đó, em nghĩ với mức lương này là hợp lý để em có sức khỏe và tinh thần ở trạng thái tốt nhất cống hiến cho công ty”.
Bí kíp 1 : Quy tắc chung khi trả lời phỏng vấn cũng như viết CV đó là mô tả càng CHI TIẾT càng tốt
Đây là bí kíp đầu tiên được nhắc tới trong ebook này. Nghe có vẻ đơn giản nhưng thực ra cách này cực kì hiệu quả. Nếu ngay từ câu hỏi đầu tiên giới thiệu bản thân mà các bạn trả lời trong vòng 1 phút thì nguy cơ bị loại là rất cao, thông thường ở nhà nên suy nghĩ soạn sẵn và tập nói trước gương trong 3 phút. Vì bên nhân sự khi phỏng vấn có thể sẽ không nắm được kiến thức chuyên ngành của bạn nhưng thông qua cách bạn diễn đạt, họ sẽ biết được bạn kĩ năng giao tiếp và mức độ hiểu rõ công việc của bạn tới đâu. Bạn có thể dựa vào cái mô tả công việc trên mạng ở vị trí mà bạn muốn nộp vô rồi lựa ý copy paste vào , bám sát phần job description mà ghi.
Những câu ghi trong CV hoặc khi phỏng vấn trả lời chung chung sẽ không thuyết phục được nhà tuyển dụng. Ví dụ như : “ Mục tiêu của em là tìm kiếm công việc ổn định, làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệp” nghe có vẻ hay nhưng thực chất ra đó là những câu trả lời không để lại nhiều ấn tượng. Thay vì thế bạn hãy trả lời một cách tự tin, dứt khoát, vạch ra kế hoạch càng tốt. Ví dụ có thể ghi 3-5 năm tới sẽ thành manager cũng được.
Một ví dụ khác mà mình trả lời khi được hỏi câu hỏi : “ Theo em nghề QC phòng lab là làm những công việc gì ?”.
Nếu trà lời chung chung như : “ Kiểm tra nguyên vật liệu từ đầu vào cho tới đầu ra khi thành sản phẩm. Phân tích mẫu.” thì sẽ không được đánh giá cao.
Đây là câu trả lời chi tiết của mình ghi trong CV, còn nếu khi phỏng vấn thì bạn phải thêm nội dung sao cho câu văn đầy đủ, có đầu có đuôi hơn :
- Lấy mẫu nguyên liệu Lactacyd đầu giờ hàng ngày: 2 lần/ngày.
- Lấy mẫu nước hàng tuần theo sự phân công của trưởng QC để phân tích các chỉ số về độ pH, độ điện dẫn, amoni, nhôm, sắt, asen, mangan, chì ,kẽm, thủy ngân
- Kiểm tra hóa lý phân tích mẫu thông qua các dung cụ, thiết bị như cân điện tử, cân sấy ẩm hồng ngoại, đo PH, đo hàm lượng nước bằng máy Karl-Fishcher, máy chuẩn độ điện thế, máy khuấy từ gia nhiệt, tủ sấy...
- Lưu mẫu bán thành phẩm và thành phẩm trong kho.
- Đảm bảo cho nhân viên trong phòng tuân thủ an toàn thực hiện đúng theo HSE, GMP, GLP.
- Phụ giúp một vài công việc khác khi được yêu cầu : nhập dữ liệu vào file excel, phụ giúp công việc dưới kho.
Ở câu trả lời trên, những chỗ chi tiết mình có bôi màu vàng, những chỗ càng chi tiết này khiến cho nhà tuyển dụng tin tưởng mình hơn thay vì viết chung chung.
Bí kíp 2 : Khi viết CV hay phỏng vấn, điều quan trọng không kém đó là phải biết “vẽ” ra.
Trên mạng thì luôn bảo các bạn đi phỏng vấn thì nên trung thực, nhưng các bạn phải biết phải biết khi nào trung thực, khi nào cần “ vẽ” ra để thêm thông tin show những cái mà bạn có 1 thì bạn nói lên 3,4 lần.
Đa phần những bạn mới ra trường hoặc ít kinh nghiệm sẽ không có gì để ghi vào phần kinh nghiệm. Trong khi phần này lại là phần được nhà tuyển dụng chú ý tới nhất, do đó nếu các bạn đi làm/thực tập cho 1 công ty X trong vòng 3 tháng thì cứ ghi trong CV thành 6 tháng. Mấy cái này khi được hỏi thì các bạn cứ trả lời chi tiết như cái bí kíp 1 mình chỉ. Đối với các bạn không biết làm sao để chém gió gì khi gặp nhà tuyển dụng thì các bạn ở nhà tự đặt những câu hỏi liên quan: What, Why, When, How
Ví dụ :
- What : Công việc trong lúc làm ở công ty cũ/ thực tập là làm những việc gì ?
- Why : Làm những bước đó để nhằm mục đích gì ?
- When : Làm công việc đó với tần suất bao lâu ? ( Vd: Việc thử mẫu Lactacyd hàng ngày, mỗi ngày 2 lần vào đầu giờ sáng và chiều).
-How : Làm công việc đó bằng cách nào ? ( Những thiết bị, dụng cụ đã làm để thực hiện việc đó).
Bí kíp 3 : Hãy làm những điều khác biệt so với những ứng viên còn lại.
Đến đây, sẽ có bạn hỏi làm điều khác biệt là làm như thế nào ? Mình chỉ gợi ý cho các bạn một số cái mà mình đươc tiếp thu bởi những anh, chị, cấp trên đã từng góp ý hoặc kể cho mình nghe.
Khi phỏng vấn, hãy có thói quen cầm 1 cuốn sổ và 1 cây bút để ghi chép. Các bạn không phải ghi chép từng lời của nhà tuyển dụng đâu, khi ghi chép thì nên note theo kiểu mindmap dạng xương cá sao cho logic, dễ đọc. Thái độ tỏ vẻ quan tâm tới lời người đối diện, thậm chí các bạn ghi tầm bậy tầm bạ trong sổ người ta cũng không để ý bạn ghi cái gì trong đó đâu, nhưng người ta sẽ đánh giá cao rằng bạn là người có tổ chức, cẩn thận, quan tâm tới lời nói người khác. Không chỉ trong phỏng vấn mà trong học tập, làm việc, mình thấy cách note lại trong sổ là 1 cách cực kì hiệu quả, các bạn nên có thói quen này.
Trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng đưa ra bằng cách thêm vào những thuật ngữ chuyên môn. Mỗi ngành sẽ có những từ ngữ chuyên môn khác nhau, khi làm việc các bạn nên rèn luyện tính chuyên nghiệp bằng cách sử dụng những thuật ngữ này sao cho hiệu quả. Trong một nhóm phỏng vấn, sẽ có nhiều người, trong đó có thể có trái ngành. Nếu các bạn xin đúng ngành các bạn học thì thuật ngữ chuyên ngành, bằng cấp liên quan tới ngành học các bạn là lợi thế của các bạn vượt qua những người trái ngành. Nếu có những bằng cấp quốc tế thì đó là lợi thế lớn khi xin việc của bạn, ví dụ : kinh tế, tài chính ngân hàng thì có CFA, anh văn thì có TOEIC, IELTS, TESOL, thực phẩm có HACCP, ISO, HSE này nọ