Theo Điều 79 Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) 2003 về Các biện pháp và căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn,thì không chỉ có Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án mới có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn mà cả "người có thẩm quyền theo qui định của Bộ luật này (Luật TTHS) có thể áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn ."
Khoản 2 Điều 81 BLTTHS quy định về thẩm quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp, trong đó có người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
Theo khoản 2, Điều 86 BLTTHS 2003 quy định “những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại khoản 2, Điều 81 của bộ luật này. Chỉ huy trưởng vùng cảnh sát biển có quyền ra lệnh tạm giữ”
Theo Điều 82, Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì bất kì người nào cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang và giải ngay đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất.
3 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1929 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 1Tố tụng hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm
a. Chỉ Cơ qua điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án mới có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn => Khẳng định này Sai.
Theo Điều 79 Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) 2003 về Các biện pháp và căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn,thì không chỉ có Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án mới có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn mà cả "người có thẩm quyền theo qui định của Bộ luật này (Luật TTHS) có thể áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn ..."
Khoản 2 Điều 81 BLTTHS quy định về thẩm quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp, trong đó có người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
Theo khoản 2, Điều 86 BLTTHS 2003 quy định “những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại khoản 2, Điều 81 của bộ luật này. Chỉ huy trưởng vùng cảnh sát biển có quyền ra lệnh tạm giữ”
Theo Điều 82, Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì bất kì người nào cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang và giải ngay đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất.
Như vậy, những người có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn không hoàn toàn là những người đại diện của các cơ quan tiến hành tố tụng mà bao gồm cả những người của các cơ quan Nhà nước khác hoặc trong lực lượng vũ trang. Những qui định về thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn này là hoàn toàn hợp lý để đảm bảo ngăn chặn hành vi phạm tội, hoặc hành vi cản trở việc điều tra khám phá tội phạm của người bi nghi là thực hiện hành vi phạm tội, tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền đủ thời gian để xác định tính chất, mức độ của hành vi, nhân thân của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội để từ đó có thể quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can hoặc không khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can hoặc các quyết định quản lý cần thiết khác, hoặc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác hay trả tự do cho người bị bắt.
b. Không chỉ có Cơ quan điều tra mới có quyền thu thập chứng cứ => Khẳng định này Đúng.
Thu thập chứng cứ là một giai đoạn của quá trình chứng minh. Đó là việc thu nhận các dữ liệu thực tế có chứa nguồn chứng cứ do BLTTHS quy định, Điều 65 đã quy định rõ những cơ quan có quyền thu thập chứng cứ: " 1. Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án."
Vậy: chứng cứ phải được thu thập bởi cơ quan tiến hành tố tụng mà cụ thể là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và phải tuân theo trình tự nhất định do BLTTHS quy định.
Ngoài ra có nhiều ý kiến cho rằng người bào chữa cũng có quyền thu thập chứng cứ, căn cứ vào Điểm d Khoản 2 Điều 58 Bộ Luật TTHS về việc cho phép người bào chữa “thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật Nhà nước, bí mật công tác”.
Tuy nhiên theo qui định tại Điểm a khoản 2 Điều 58 và qui định tại Điều 78 BLTTHS ta thấy thấy rằng, những tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc người bào chữa xuất trình chỉ được coi là chứng cứ trong tố tụng hình sự khi chúng được các cơ quan tiến hành tố tụng là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án ghi nhận. Việc lập biên bản tiếp nhận tài liệu, đồ vật để đưa vào hồ sơ vụ án chính là hành vi tố tụng xác nhận chứng cứ. Vì thế, cho đến khi biên bản tố tụng đó được xác lập, chứng cứ xem như không tồn tại. Người bào chữa không phải là chủ thể độc lập thu thập chứng cứ, những hoạt động được quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 58 mà chỉ có ý nghĩa hỗ trợ cho hoạt động thu thập chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Như vậy, ngoài Cơ quan điều tra có quyền thu thập chứng cứ, thì chứng cứ còn được thu thập bởi cơ quan có thẩm quyền tố tụng khác là: Viện kiểm sát và Tòa án.