Nằm trong vùng kinh tếtrọng điểm phía Nam, các khu công nghiệp ở
Đồng Nai ngày càng nhiều, các doanh nghiệp có vốn đầu tưtrong nước và
nước ngoài và nước ngoài ngày càng phát triển cảvềsốlượng và chất lượng.
Cùng với sựphát triển nêu trên, hệthống Ngân hàng trên địa bàn Tỉnh
đã thu hút rất nhiều Ngân hàng trong và ngoài nước, các tổchức tín dụng mở
chi nhánh đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp hoạt động cũng nhưthu
hút nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn.
Năm 2008 với sựsụp đổcủa các Ngân hàng lớn trên thếgiới, khủng hoảng
kinh tế, suy thoái kinh tếtoàn cầu, đặt ra nhiều thách thức với các Ngân hàng trong
nước[4].UBND Tỉnh Đồng Nai đã nghiên cứu vào đềra những chiến lược, chỉtiêu
đểtăng năng lực cạnh tranh, đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng và mở
rộng quy mô tín dụng của các Ngân hàng thương mại trong địa bàn Tỉnh [2]. Tuy
nhiên, bên cạnh các mục tiêu, định hướng mà Tỉnh đềra thì hầu hết các Ngân hàng
đều tựtìm ra những chiến lược cạnh tranh riêng, những hướng đi, những giải pháp
cho riêng mình và bảo mật các ý tưởng này cho đến khi được thực hiện đểcó thể
cạnh tranh lành mạnh với các đối thủtrong cũng nhưngoài Tỉnh, đảm bảo cho sự
phát triển bền vững thương hiệu của mình [3].
2
Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập đáng kểcho các
ngân hàng thương mại nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đềtài vềhoạt động tín
doanh nghiệp là đềtài khá phổbiến trong các báo cáo nghiên cứu khoa học của sinh
viên. Mỗi một tác giảvới đềtài của mình điều có phong cách riêng vềnội dung,
hình thức thểhiện cũng như định hướng đềtài hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào
thời điểm nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu . Đềtài “Giải
pháp nâng cao hiệu quảhoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu
TưVà Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai” được tác giảtiến hành
nghiên cứu trong giai đoạn kinh tếcó nhiều biến động cụthểlà suy giảm kinh tế
toàn cầu và lạm phát tại Việt Nam
7 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài báo Giải pháp nâng cao hiệu quảhoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tưvà phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh đồng nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI
Lê Thị Mai Trâm (*)
Trong năm 2008 với sự sụp đổ của các Ngân hàng lớn tại Mỹ kéo theo
kinh tế thế giới bị khủng hoảng và suy thoái, hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp gặp khó khăn. Kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng từ kinh tế thế
giới và bị lạm phát. Hoạt động tài chính cúa các ngân hàng thương mại bị
ảnh hưởng nghiêm trọng.
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các khu công nghiệp ở
Đồng Nai ngày càng nhiều, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và
nước ngoài và nước ngoài ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Cùng với sự phát triển nêu trên, hệ thống Ngân hàng trên địa bàn Tỉnh
đã thu hút rất nhiều Ngân hàng trong và ngoài nước, các tổ chức tín dụng mở
chi nhánh đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp hoạt động cũng như thu
hút nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn.
Năm 2008 với sự sụp đổ của các Ngân hàng lớn trên thế giới, khủng hoảng
kinh tế, suy thoái kinh tế toàn cầu, đặt ra nhiều thách thức với các Ngân hàng trong
nước[4].UBND Tỉnh Đồng Nai đã nghiên cứu vào đề ra những chiến lược, chỉ tiêu
để tăng năng lực cạnh tranh, đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng và mở
rộng quy mô tín dụng của các Ngân hàng thương mại trong địa bàn Tỉnh [2]. Tuy
nhiên, bên cạnh các mục tiêu, định hướng mà Tỉnh đề ra thì hầu hết các Ngân hàng
đều tự tìm ra những chiến lược cạnh tranh riêng, những hướng đi, những giải pháp
cho riêng mình và bảo mật các ý tưởng này cho đến khi được thực hiện để có thể
cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ trong cũng như ngoài Tỉnh, đảm bảo cho sự
phát triển bền vững thương hiệu của mình [3].
2
Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các
ngân hàng thương mại nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đề tài về hoạt động tín
doanh nghiệp là đề tài khá phổ biến trong các báo cáo nghiên cứu khoa học của sinh
viên. Mỗi một tác giả với đề tài của mình điều có phong cách riêng về nội dung,
hình thức thể hiện cũng như định hướng đề tài hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào
thời điểm nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu…. Đề tài “Giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu
Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai” được tác giả tiến hành
nghiên cứu trong giai đoạn kinh tế có nhiều biến động cụ thể là suy giảm kinh tế
toàn cầu và lạm phát tại Việt Nam
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết và thực tiển, người viết đã thu thập số liệu
thống kê, tài liệu về tình hình tín dụng trong những trong 2 năm tại Ngân hàng Đầu
Tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai, qua đó sử dụng phương pháp
so sánh, phân tích, mô tả để đưa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng hoạt động
tín dụng doanh nghiệp thông qua các chỉ số như: doanh số cho vay, huy động vốn,
dư nợ, nợ quá hạn,….
Từ thực trạng về hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu Tư và
Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai, người viết đưa ra đưa ra các giải
pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, mà Chi nhánh có thể áp
dụng vào thực tiển trong toàn hệ thống, góp phần khẳng định vị trí, thương hiệu của
Ngân hàng trong nền kinh tế trong nước cũng như quốc tế.
* Thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển
Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai:
Phân tích tình hình biến động dư nợ:
Trong năm 2008, dư nợ tín dụng KHDN tăng 19% tương đương với 246 tỷ
đồng so với năm 2007. Điều này đã góp phần chính vào sự tăng trưởng của tổng dư
nợ năm 2008 so với năm 2007(tăng 21% tương đương 302 tỷ đồng). Trong sự tăng
3
trưởng của dư nợ khách hàng doanh nghiệp chỉ có sự đóng góp tích cực của dư nợ
ngắn hạn doanh nghiệp (tăng 22% tương đương 97 tỷ đồng) trong khi đó dư nợ
trung và dài hạn doanh nghiệp lại giảm đáng kể(giảm 18% tương đương 37 tỷ đồng).
Bảng 2.6: Tình hình dư nợ theo đối tượng cho vay ĐVT:Tỷ đồng
Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Chỉ tiêu Giá
trị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Tỷ lệ
Dư nợ khách hàng DN 1,321 93% 1,567 91% 246 19%
Dư nợ khách hàng CN 99 7% 155 9% 56 56%
Tổng dư nợ 1,420 100% 1,722 100% 302 21%
Nguồn :Phòng QHKH 2[1]
. Tình hình nợ quá hạn:
Bảng 2.10: Tình hình biến động nợ quá hạn ĐVT:Tỷ đồng
Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Chỉ tiêu Giá
trị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Tỷ lệ
Nợ nhóm I (nợ đủ chuẩn) 810 57% 1,502 87% 692 85%
Nợ nhóm II (nợ cần lưu ý) 525 37% 199 12% -326 -62%
Nợ nhóm III (nợ dưới chuẩn) 80 5.6% 21 1% -59 -74%
Nợ nhóm IV (nợ nghi ngờ) - 0% - 0% 0 0%
Nợ nhóm V (nợ có khả năng
mất vốn)
5 0.4% - 0% -5 -100%
Tổng dư nợ 1,420 100% 1,722 100% 302 21%
Nguồn :Phòng QHKH 2[1]
Tổng dư nợ trong năm 2008 so với năm 2007 có sự tăng trưởng khá tốt (tăng
302 tỷ đồng), nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm rõ rệt. Cụ thể: năm 2008 so với năm
2007, nợ nhóm 2 giảm 62% tương đương 326 tỷ đồng. Nợ nhóm 3 giảm 59 tỷ đồng
(giảm 74%). Nợ nhóm 4 không phát sinh và nợ nhóm 5 giảm 5 tỷ đồng (giảm
4
100%). Năm 2008 thật sự là một năm rất thành công của Ngân hàng trong việc kiểm
soát nợ quá hạn, trong tình hình nền kinh tế Việt Nam và thế giới bất ổn nhưng Chi
nhánh đã giải quyết hoàn toàn nợ nhóm 5 tồn động của năm 2007. Đây là nỗ lực rất
lớn của toàn Chi nhánh.
Năm 2008 là một năm đầy biến động về tình hình kinh tế quốc tế và trong
nước làm ảnh hưởng rất lớn đến Đồng Nai(nói chung)và BIDV Đồng Nai(nói riêng).
Việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng là cơ sở
cho người viết đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
doanh nghiệp tại đây.
III ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP:
Việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng là
cơ sở cho người viết đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín
dụng doanh nghiệp.Đây là các giải pháp được xây dựng trên cơ sở những tồn tại
những hoạt động tín dụng doanh nghiệp.
Đẩy mạnh việc thu hút nguồn vốn huy động nhằm cân đối cơ cấu vốn:
Đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi, chú trọng phát triển những sản phẩm,
dịch vụ mới, nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, điều chỉnh lãi suất phù hợp,
cạnh tranh so với các Ngân hàng khác, có các chương trình quảng cáo, khuyến mãi
dành cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng.
Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
Xây dựng và phát triển một đội ngũ nhân sự đủ lớn mạnh về chất và lượng
với những tiêu chí như năng lực, trình độ, hiệu quả công tác và phẩm chất đạo đức
tốt. Đưa ra kế hoạch và thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ bằng
các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn Ngoài kiến thức chuyên môn ra thì yêu cầu quan
trọng là phải tuyên truyền, giáo dục tư tưởng cho cán bộ quan hệ khách hàng phải
luôn tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao tính kỷ luật, ý thức tinh thần trách
nhiệm trong công việc để mọi người hiểu và chấp hành đúng quy trình, nghiệp vụ
của Ngân hàng. Xây dựng chế độ thưởng cho cán bộ quan hệ khách hàng: dựa vào
5
doanh số cho vay hoặc dựa vào thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng nhưng vẫn đảm
bảo tốt tình hình kiểm soát nợ quá hạn. Chuyên môn hóa cán bộ quan hệ khách
hàng: mỗi cán bộ sẽ được giao một nhóm khách hàng nhất định có đặc điểm chung
về ngành nghề kinh doanh hoặc loại hình doanh nghiệp
Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng
* Xây dựng chính sách lãi vay linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng:
Tại BIDV Đồng Nai việc xác định lãi vay khách hàng doanh nghiệp dựa vào hệ
thống xếp hạng tín nội bộ, những khách hàng có xếp hạng tín dụng khác nhau sẽ có
lãi suất vay khác nhau và được điều chỉnh bằng biên độ giao động lãi suất giữa các
nhóm khách hàng do BIDV Việt Nam quy định.. Để khuyến khích khách hàng
doanh nghiệp sử dụng trọn gói các dịch vụ do Ngân hàng cung cấp nhằm giảm thiểu
chi phí giao dịch cho các doanh nghiệp và tăng thu nhập cho Ngân hàng.
* Đa dạng các hình thức tín dụng:
Nâng cao nghiệp vụ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu mà cụ thể là hình thức cho
vay hàng xuất khẩu theo L/C đã mở, hình thức chiết khấu hối phiếu, chiết khấu
chứng từ thanh toán theo hình thức tín dụng chứng từ
Hỗ trợ tín dụng trung và dài hạn đối với các DNNVV trên địa bàn Tỉnh.
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định đánh giá dự án đầu tư, thẩm
định tài sản bảo đảm.
Thẩm định dự án đầu tư là một khâu quan trọng, là cơ sở để Ngân hàng ra quyết
định cho vay hoặc từ chối cho vay dự án đó.Công tác thẩm định tập trung vào các
vấn đề sau: thẩm định đầy đủ nội dung để đảm bảo đánh giá dự án một cách toàn
diện; Xây dựng phần mềm hiện đại phục vụ trực tiếp cho công tác thẩm định để
nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian thẩm định; Đào tạo cán bộ có chuyên môn
cao về thẩm định dự án…
Nâng cao nghiệp vu nhân viên hướng dẫn:
Nâng cao nghiệp vụ nhân viên hướng dẫn: Hướng dẫn hồ sơ và thủ tục cho
khách hàng; Hướng dẫn khách hàng đến các bộ phận có liên quan;Nắm bắt thông
6
thông tin về lãi suất, tỷ giá, thông tin về các chương trình khuyến mãi của Ngân
hàng…. nhằm trả lời nhanh chóng cho khách hàng
Nâng cao chất lượng phục vụ:.
Chất lượng phục vụ tại Ngân hàng khá tốt với lợi thế đội ngủ cán bộ quan hệ
khách hàng trẻ, năng động, chủ động liên lạc điện thoại, email với khách hàng, hạn
chế số lần khách hàng đến Ngân hàng giao dịch tạo nên phong cách phục vụ chuyên
nghiệp.
Giải pháp Marketing và quan hệ công chúng(PR):
* Tổ chức hội nghị khách hàng
Biện pháp này giúp Ngân hàng chủ động giới thiệu các sản phẩm của mình
đến khách hàng mà Ngân hàng đang hướng tới(các DN nuớc ngoài, DNNVV),các
chính sách ưu đãi khi khách hàng sử dụng trọn gói dịch vụ tại Ngân hàng, cũng như
duy trì mối quan hệ với các khách hàng thân thiết với các chính sách cạnh tranh và
ưu đãi hơn so với các đối thủ.
* Quảng cáo tại các nhà chờ xe buýt và trên xe buýt:
Biện pháp này là cơ hội rât tốt để BIDV Đồng Nai quảng hình ảnh của mình tới
các DN trong các khu công nghiệp và nhân nhân trong Tỉnh với mức chi phí thấp.
Các biện pháp khác:
Gởi “ Thư Cảm Ơn “đến khách hàng DN khi lần đầu sử dụng các dịch vụ của
Ngân hàng.
Gởi “Thứ Chúc Mừng “ nhân ngày thành lập DN, lễ, tết, giáng sinh,…
Gởi “Thư Ngỏ “ khi Ngân hàng có các chính sách khuyến mãi, tăng lãi suất
huy động, phát hành miễm phí thẻ ATM,…
4. KIẾN NGHỊ:
Với nhà nước và các sở ngành có liên quan
Nhà Nước cần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, đơn giản hoá thủ tục hành
chính tạo môi trường thông thoáng thuận tiện cho hoạt động Ngân hàng phát triển.
Nhà nước cần phải có những chính sách, biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô nhằm đảm
7
bảo tình hình kinh tế ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp, các Ngân hàng
và các tổ chức tín dụng khác.
Ngân hàng nhà nước phối hợp với Chính phủ cần xem xét, rà soát lại các văn
bản liên quan đến hoạt động tín dụng đã ban hành, nhanh chóng phát hiện chỉnh sửa
kịp thời những mâu thuẫn giữa các văn bản này. Đề nghị Ngân hàng Nhà nướcquan
tân trong việc xác lập nền tảng kinh doanh đúng pháp luật, đảm bảo công khai minh
bạch giữa các tổ chức tín dụng.Nâng cao chất lượng thu thập, phân tích và dự báo
thông tin của trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước (CIC)
Với Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam:
Tìm kiếm và xây dựng trụ sở Chi nhánh tại địa điểm mới. Tạo điều kiện mở rộng
mạng lưới các phòng giao dịch tại các huyện như Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thị xã
Long Khánh…
Các sản phẩm tín dụng bán lẻ còn chưa thực sự đa dạng và hấp dẫn. Đề nghị
BIDV Việt Nam nghiên cứu phát triển các sản phẩm tín dụng bán lẻ, nghiên cứu sửa
đổi cơ chế xét duyệt, cấp tín dụng bán lẻ: đơn giản và thông thoáng hơn.
Đề nghị BIDV Việt Nam nghiên cứu sửa đổi, tạo thêm một số chức năng trên hệ
thống SIBS, liên kết hệ thống SIBS và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ doanh
nghiệp.Hổ trợ Chi nhánh trong việc chuẩn bị nâng cấp phòng giao dịch Long Bình
Tân trở thành Chi nhánh cấp bán lẻ.
Tài liệu tham khảo:
[1] BIDV Đồng Nai,”Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007- 2008”-
Tài liệu lưu hành nội bộ.
[2]
[3]
[4] Vnexpress.com
(*) Sinh viên lớp 05KT2 – Khoa tài chính kế toán – ĐH Lạc Hồng – số 10, Huỳnh Văn
Nghệ, Phường Bửu Long, Tp Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai – ĐT: 061.3.951050, FAX:
061.3.952397.