CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
1.1 Một số khái niệm về An toàn Vệ sinh lao động (ATVSLĐ)
1.2 Luật pháp về An toàn Vệ sinh lao động
1.3 Thực trạng công tác An toàn lao động
1.4 Triển khai công tác An toàn Vệ sinh lao động ở cơ sở sản xuất
1.5 Hệ thống quản lý An toàn Vệ sinh lao động OHSAS
29 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng An toàn sức khỏe môi trường - Chương 1: Tổng quan về an toàn vệ sinh lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1/25/2021
1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ
AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
SUBTITLE
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
1.1 Một số khái niệm về An toàn Vệ sinh lao động (ATVSLĐ)
1.2 Luật pháp về An toàn Vệ sinh lao động
1.3 Thực trạng công tác An toàn lao động
1.4 Triển khai công tác An toàn Vệ sinh lao động ở cơ sở sản xuất
1.5 Hệ thống quản lý An toàn Vệ sinh lao động OHSAS
1
2
1/25/2021
2
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ AN TOÀN VỆ SINH
LAO ĐỘNG
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
1.1.1 Điều kiện lao động
1.1.2 Các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại
1.1.3 An toàn lao động và vệ sinh lao động
1.1.4 Tai nạn lao động
3
4
1/25/2021
3
Điều kiện lao động
là tổng thể các yếu tố về tự nhiên,
xã hội, kỹ thuật, kinh tế, tổ chức thể
hiện qua quy trình công nghệ, công
cụ lao động, đối tượng lao động,
môi trường lao động, con người lao
động
và
sự tác động qua lại giữa chúng, tạo
điều kiện cần thiết cho hoạt động
của con người trong quá trình sản
xuất.
1.1.1 Điều kiện lao động
Quá trình
sản xuất
Các yếu tố
nguy hiểm
An toàn
lao động
Các yếu tố
có hại
Vệ sinh
lao động
Tai nạn và
cháy nổ
Ngộ độc và bệnh
Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong môi trường lao động
1.1.2 Yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại
5
6
1/25/2021
4
Nguồn: Luật An toàn Vệ sinh Lao động, Điều 3
là yếu tố gây bệnh tật, làm suy
giảm sức khỏe con người trong
quá trình lao động
là yếu tố gây mất an toàn, làm
tổn thương hoặc gây tử vong
cho con người trong quá trình
lao động
Yếu tố nguy hiểm Yếu tố có hại
1.1.2 Yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại
Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong môi trường lao động có thể là
- Các yếu tố vật lý: nhiệt độ, độ ẩm, Tếng ồn, rung động, bụi, bức xạ có hại
- Các yếu tố hóa học: hóa chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, chất phóng xạ
- Các yếu tố sinh học: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, côn trùng, rắn
- Các yếu tố bất lợi về tự thế lao động, không Tện nghi do không gian làm
việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh
- Các yếu tố tâm lý không thuận lợi
1.1.2 Yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại
7
8
1/25/2021
5
là giải pháp phòng, chống tác
động của yếu tố có hại gây
bệnh tật, làm suy giảm sức
khỏe cho con người trong quá
trình lao động
An toàn lao động Vệ sinh lao động
là giải pháp phòng, chống tác
động của các yếu tố nguy hiểm
nhằm bảo đảm không xảy ra
thương tật, tử vong đối với
con người trong quá trình lao
động
Nguồn: Luật An toàn Vệ sinh Lao động, Điều 3
1.1.3 Vệ sinh lao động và an toàn lao động
ACCIDENT
NEAR MISS EVENT
UNSAFE
CONDITION
UNSAFE
BEHAVIOUR
1.1.4 Tai nạn lao động
9
10
1/25/2021
6
Kim tự tháp tai nạn lao động của Heinrich
1.1.4 Tai nạn lao động
Một kim tự tháp tai nạn lao động
1.1.4 Tai nạn lao động
11
12
1/25/2021
7
Phân loại tai nạn lao động
Nguồn: Thông tư liên tịch
12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT, điều 3
Tai nạn lao động nhẹ
Tai nạn lao động nặng
Tai nạn lao động chết người
Chấn thương
Nhiễm độc nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp
Nguồn: giáo trình
1.1.4 Tai nạn lao động
- Tai nạn lao động là tai nạn gây
tổn thương cho bất kỳ bộ phận,
chức năng nào của cơ thể hoặc
gây tử vong cho người lao động,
xảy ra trong quá trình lao động,
gắn liền với việc thực hiện công
việc, nhiệm vụ lao động (điều 3,
Luật ATVSLĐ).
- Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề
nghiệp tác động đối với người lao động (điều 3, Luật ATVSLĐ).
1.1.4 Tai nạn lao động
13
14
1/25/2021
8
Các loại tai nạn lao động thường gặp
Tại sao an toàn vệ sinh lao động lại quan trọng?
Tai nạn
lao động
Chấn
thương
Gián đoạn
sản xuất
Thiệt hại
tài sản
Điều kiện
không an toàn
Hành động
không an toàn
15
16
1/25/2021
9
Tảng băng tai nạn – Chi phí cho tai nạn lao động
Tỉ lệ tử vong do tai nạn lao động
6.7/ 100,000 người lao động ở Việt Nam (2013)
3.5 / 100,000 người lao động ở Mỹ
0.3 / 100,000 người lao động ở Anh
(Nguồn: the 1st Draft,
the National Program on Labor Safety and Health)
1.1.4 Tai nạn lao động
17
18
1/25/2021
10
1.2 LUẬT PHÁP VỀ ATVSLĐ
1.2.1 Hệ thống luật pháp về ATVSLĐ của Việt Nam
1.2.2 Một số vấn đề ATVSLĐ cơ bản được quy định bởi luật
pháp
1.2 LUẬT PHÁP VỀ ATVSLĐ
19
20
1/25/2021
11
LUẬT LAO ĐỘNG 2019 CÁC LUẬT, SẮC LỆNH
Các Nghị định liên
quan 95/2013/ND-CP
NGHỊ ĐỊNH
xx/2020/NĐ-CP
Các thông tư Các hướng dẫn
Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia, Tiêu chuẩn
LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH
LAO ĐỘNG 2015
TT liên tịch 01/2011
TT liên tịch 12/2012
Thông tư 04, 05 (BLĐTBXH,
2015)
Thông tư 20 (BGTVT, 2013)
...
QCVN 21-30 (BYT, 2016)
QCVN 18 (BXD, 2014)
QCVN 30 (BLĐTBXH, 2016)
QCVN 04 (BGTVT, 2009)
NGHỊ ĐỊNH
39/2016/ND-CP
Hệ thống luật pháp về An toàn Vệ sinh lao động của Việt Nam
1.2.1 Hệ thống luật pháp về ATVSLĐ của Việt Nam
17 Chương
220 Điều
Chương IX.
An toàn, vệ sinh lao động
03 Điều
(Điều 132-134)
LUẬT
LAO ĐỘNG
2019
1.2.1 Hệ thống luật pháp về ATVSLĐ của Việt Nam
21
22
1/25/2021
12
Luật Lao động 2019
Chương 1. Những quy định chung
Chương 2. Việc làm, tuyển dụng và quản lý lao
động
Chương 3. Hợp đồng lao động
Chương 4. Giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ
năng nghề
Chương 5. Đối thoại tại nơi làm việc, thương
lượng tập thể, thỏa ước lao động tập
thể
Chương 6. Tiền lương
Chương 7. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Chương 8. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Chương 9. An toàn, vệ sinh lao động
Chương 10. Những quy định riêng đối với lao động
nữ và đảm bảo bình đẳng giới
Chương 11. Những quy định riêng đối với lao động
chưa thành niên và một số lao động
khác
Chương 12. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp
Chương 13. Tổ chức đại diện người lao động tại
cơ sở
Chương 14. Giải quyết tranh chấp lao động
Chương 15. Quản lý nhà nước về lao động
Chương 16. Thanh tra lao động, xử lý vi phạm
pháp luật về lao động
Chương 17. Điều khoản thi hành
7 Chương
(93 điều)
LUẬT AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
2015
Chương I. Quy định chung
Chương II. Các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người
lao động
Chương III. Các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Chương IV. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù
Chương V. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
Chương VI. Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
Chương VII. Điều khoản thi hành
23
24
1/25/2021
13
Quản lý nhà nước về ATVSLĐ (Chương VI, Nghị định 39/2016/NĐ-CP)
- Xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATVSLĐ
- Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về ATVSLĐ
- Hội đồng quốc gia ATVSLĐ, Hội đồng ATVSLĐ cấp tỉnh
- Thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ
- Xây dựng chương trình quốc gia, hồ sơ quốc gia về ATVSLĐ
- Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật về ATVSLĐ
1.2.1 Hệ thống luật pháp về ATVSLĐ của Việt Nam
NGƯỜI SỬ DỤNG
LAO ĐỘNG
Lập Ban An toàn
Ký Hợp đồng LĐ với
người LĐ
Lập Kế hoạch An toàn
hàng năm
Chính sách an toàn,
Quy trình an toàn
Đăng kiểm
máy thiết bị
Thiết bị bảo hộ lao
động
Che chắn các khu vực
nguy hiểm
Đào tạo người LĐ
Kiểm tra ATVSLĐ
Kiểm tra an toàn máy
thiết bị hàng năm
Kiểm tra điện, hàng
năm
Áp dụng QCVN, TCVN
Thay đổi công nghệ, cải
thiện môi trường làm
việc
Cấp phát thiết bị bảo hộ
LĐ hàng năm
Quan trắc môi
trường lao động và
báo cáo định kỳ
Khám sức khỏe
Phụ cấp cho người LĐ
Đào tạo ATVSLĐ
Đóng bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm
tai nạn và bảo hiểm thất
nghiệp cho người LĐ
25
26
1/25/2021
14
Một số vấn đề cơ bản về ATVSLĐ được quy định bởi luật pháp
- Trách nhiệm của người sử dụng LĐ/ Trách nhiệm của người LĐ
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- Máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ
- Công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ
- Huấn luyện ATVSLĐ (xem phần 1.4.2)
- Xử phạt vi phạm hành chánh
- Quy chuẩn về an toàn lao động
- Kiểm định an toàn phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
- Quản lý hóa chất
- Quản lý Nhà nước về ATVSLĐ
1.2.2 Một số vấn đề cơ bản về ATVSLĐ được quy định bởi luật pháp
Câu hỏi ôn tập
- Bảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu
(các yếu tố nguy hiểm, có hại )
- Bảo đảm thiết bị, vật tư được sử dụng,
bảo trì đúng kỹ thuật
- Cung cấp phương tiện bảo vệ cá nhân
- Đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố
có hại để có biện pháp cải thiện
- Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị,
vật tư, nhà kho, nhà xưởng
- Tổ chức sơ cứu, cấp cứu cho
người lao động (điều 18, Thông
tư 39/2016)
- Khai báo tai nạn LĐ (Thông tư
liên tịch 12/2012/TTLT-
BLĐTBXH-BYT)
- Có bảng cảnh báo, chỉ dẫn đối với thiết
bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về
ATVSLĐ
- Đào tạo ATVSLĐ
- Xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp
Trách nhiệm của người sử dụng lao động (điều 16, Luật ATVSLĐ)
27
28
1/25/2021
15
- Chấp hành nội quy
- Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp
- Tham gia huấn luyện trước khi sử dụng các thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm
ngặt về ATVSLĐ
- Ngăn chặn/ báo cáo nguy cơ mất an toàn, tham gia ứng cứu sự cố
Trách nhiệm của người lao động (điều 17, Luật ATVSLĐ)
Thời giờ nghỉ ngơi
- Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với lao động nữ nuôi con dưới
12 tháng tuổi. (Nghị định xx/2013/NĐ-CP)
- Nghỉ trong giờ làm việc: làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên
được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, tính vào thời giờ làm
việc. (điều 109 Luật LĐ)
- Nghỉ chuyển ca: làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước
khi chuyển sang ca làm việc khác (điều 110 Luật LĐ)
Làm thêm giờ (điều 107 Luật
LĐ)
- không quá 50% số giờ làm
việc bình thường trong 1 ngày
- không quá 12 giờ/ngày khi làm
thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và
ngày nghỉ hằng tuần
- Không quá 40 giờ/tháng
- không quá 200 giờ/năm
- Không quá 300 giờ/ năm trong
một số trường hợp
Thời giờ làm việc
29
30
1/25/2021
16
- Nồi hơi các loại
- Chai khí nén, khí hóa lỏng áp suất làm
việc > 0,7 bar
- Cần trục các loại
- Pa lăng điện; Palăng kéo tay có tải trọng
nâng từ 1.000kg trở lên
- Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng
nâng từ 1.000kg trở lên
- Máy vận thăng
- Máy khoan, máy ép cọc, đóng cọc
chuyên dùng có hệ thống tời nâng.
- Sàn treo nâng người sử dụng trong thi
công xây dựng
- Thang máy các loại
- Động cơ đốt trong (thể tích cacte
>0,6m3, đường kính xi lanh trên
200mm)
- Động cơ điện phòng nổ
-
Danh mục máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ (thông tư
53/2016/TT-BLĐTBXH):
- Chế tạo, lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, kiểm định
, giám sát hoạt động máy, thiết bị thuộc Danh mục máy, thiết bị, vật tư, chất
có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, giám sát hoạt động máy,
thiết bị sử dụng trong thi công xây dựng gồm: máy đóng cọc, máy ép cọc, khoan
cọc nhồi, búa máy,
- Trực tiếp sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại
theo phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất.
- Làm việc ở các nơi thiếu dưỡng khí hoặc có khả năng phát sinh các khí độc như
hầm, đường hầm, bể, giếng, đường cống
-
Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
(thông tư 13/2016/TT-BLĐTBXH):
Người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ phải được huấn luyện an
toàn (nhóm 3) và cấp thẻ an toàn trước khi làm việc
31
32
1/25/2021
17
Xử phạt vi phạm hành chánh (Nghị định 28/2020/NĐ-CP)
Phạt NSDLĐ khi: Không trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân /có trang
cấp nhưng không đạt tiêu chuẩn, quy cách; không thực hiện chế độ bồi dưỡng
bằng hiện vật cho NLĐ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại; bồi
dưỡng bằng hiện vật không đúng mức theo quy định; trả tiền thay cho việc bồi
dưỡng bằng hiện vật:
a) 3 – 6 triệu đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 NLĐ;
b) 6 – 10 triệu đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 NLĐ
c)
đ) 20 – 30 triệu đồng với vi phạm từ 301 NLĐ trở lên.
đ) 20.000.000 - 30.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người LĐ trở lên.
Xử phạt vi phạm hành chánh (Nghị định 28/2020/NĐ-CP)
Phạt tiền người sử dụng lao động vi phạm quy định về sử dụng các loại máy, thiết bị,
vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ:
a) 1 - 2 triệu đồng: không khai báo với Sở LĐTBXH 30 ngày trước / sau khi đi vào sử
dụng
b) 5 - 10 triệu đồng: không lưu giữ đầy đủ hồ sơ kỹ thuật
c) 50 - 75 triệu đồng: tiếp tục sử dụng máy khi kết quả kiểm định không đạt yêu cầu
d) 2 - 3 lần tổng giá trị phí kiểm định, không dưới 20 triệu: không kiểm định trước khi
đưa vào sử dụng / không kiểm định định kỳ.
33
34
1/25/2021
18
Ví dụ về các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
QCVN 01: 2008/BLĐTBXH An toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực
QCVN 03: 2011/BLĐTBXH An toàn lao động đối với máy hàn điện và công
việc hàn điện
QCVN 07: 2012/BLĐTBXH An toàn lao động đối với thiết bị nâng
QCVN 20: 2015/BLĐTBXH An toàn lao động đối với sàn nâng dùng để nâng
người
QCVN 25: 2015/BLĐTBXH An toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng
động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên
QCVN 34:2018/BLĐTBXH An toàn lao động khi làm việc trong không gian
hạn chế
Ví dụ về các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
QCVN 24:2016/BYT Tiếng ồn nơi làm việc;
QCVN 26:2016/BYT Vi khí hậu nơi làm việc
QCVN 27:2016/BYT Độ rung nơi làm việc
QCVN 18:2014/BXD An toàn trong xây dựng
Các quy phạm của ngành điện lực
35
36
1/25/2021
19
Quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ (Thông tư 70/2015/TT-BGTVT)
- Ô tở chở người, oto tải, oto chuyên dùng, oto đầu kéo, rơ moóc,
sơmi rơ moóc
- Kiểm định lần đầu và định kỳ tại các Đơn vị đăng kiểm
- 3 mức Đánh giá khiếm khuyết, hư hỏng: không quan trọng, quan
trọng, nguy hiểm
- Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định, hồ sơ kiểm định
Quản lý Hóa chất
- Hóa chất nguy hiểm, độc hại theo phân loại của Hệ thống hài hòa toàn
cầu xem (Luật Hóa chất 2007, điều 4 khoản 4)
- Phân loại hóa chất, huấn luyện an toàn (Nghị định 113/2017/NĐ-CP)
- Tiêu chí phân loại hóa chất (Thông tư 32/ 2017/TT-BCT)
37
38
1/25/2021
20
Sản xuất, kinh doanh hóa chất:
- Yêu cầu cơ sở vật chất, chuyên
môn
- Danh mục hóa chất sản xuất, kinh
doanh có điều kiện/ hạn chế sản
xuất, kinh doanh / cấm (Nghị định
113/2017/NĐ-CP)
- Giấy chứng nhận, giấy phép
- Phiếu an toàn hóa chất (Nghị định
113)
- Vận chuyển, cất giữ, bảo quản
- Khoảng cách an toàn
Sử dụng hóa chất:
- Kế hoạch / Biện pháp phòng ngừa,
ứng phó sự cố hóa chất (Danh mục:
TT 113/2017/NĐ-CP)
- Cất giữ, bảo quản, xử lý thải bỏ
Nhập khẩu hóa chất (Luật hóa chất):
- Khai báo hóa chất
- Bộ LĐTBXH chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất thực hiện quản
lý nhà nước về ATVSLĐ
- Bộ Y Tế chịu trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về ATVSLĐ đối với các yếu tố vệ sinh lao động trong môi trường lao
động
- UBND các cấp chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện chính
sách, pháp luật về ATVSLĐ tại địa phương
- Bộ LĐTBXH chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan
tổ chức lập kế hoạch xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
ATVSLĐ
- Bộ KHCN phê duyệt kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về an toàn, vệ
sinh lao động và công bố tiêu chuẩn quốc gia về ATVSLĐ
Quản lý Nhà nước về VSATLĐ (Luật ATVSLĐ 2015, điều 83-87)
39
40
1/25/2021
21
1. Nội dung “an toàn lao động, vệ sinh lao động” được quy định trong
Chương mấy của Luật Lao động?
2. Một công ty đã tổ chức cho người lao động làm thêm quá 300 giờ trong 1
năm. Công ty này có làm đúng Luật Lao động hay không?
3. Người làm công tác an toàn vệ sinh lao động tại một cơ sở sản xuất kinh
doanh có thể có trình độ như thế nào?
4. Mỗi tổ sản xuất phải có ít nhất mấy an toàn vệ sinh viên là người lao động
trực tiếp kiêm nhiệm trong giờ làm việc?
MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP
PHẦN 1.2 PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
1.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ATVSLĐ
41
42
1/25/2021
22
Năm 2018 tính trên toàn Việt Nam có
- Số vụ tai nạn lao động: trên 7.997 vụ
- Số người chết vì tai nạn lao động: 1.039 người
- Số người bị thương nặng: 1.939 người
(Theo Bộ LĐTBXH)
1.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ATVSLĐ
Ngành xây dựng chiếm
15,7% tổng số vụ tai nạn
lao động chết người, sau
đó là sản xuất vật liệu xây
dựng, dệt may và da giày.
1.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ATVSLĐ
43
44
1/25/2021
23
Nguyên nhân tai nạn lao động
- 46% số vụ do lỗi của người sử dụng lao động:
- không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn
- tổ chức lao động và điều kiện lao động kém
- không huấn luyện an toàn /huấn luyện chưa đầy đủ cho người lao động
- thiết bị không đảm bảo an toàn
- 18% số vụ do thiếu sót của người lao động, chủ yếu do thao tác không
đúng quy định
- 35,06 % số vụ còn lại do các nguyên nhân khác như: tai nạn giao thông,
nguyên nhân tai nạn lao động do người khác, khách quan khó tránh...
1.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ATVSLĐ
Các vụ tai nạn lao động năm 2018 đã
làm thiệt hại
- thiệt hại về tài sản khoảng 5 tỷ đồng
- tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao
động: 127.034 ngày
1.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ATVSLĐ
45
46
1/25/2021
24
80% các tai nạn
chấn thương
Không nhận diện
được mối nguy
Không có kế
hoạch làm việc
Thông tin / liên lạc
kém
Vi phạm quy định,
hướng dẫn và quy
trình làm việc an
toàn
1.4 TRIỂN KHAI CÔNG TÁC ATVSLĐ Ở CƠ SỞ
SẢN XUẤT
47
48
1/25/2021
25
1.4 TRIỂN KHAI CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO
ĐỘNG Ở CƠ SỞ SẢN XUẤT
1.4.1 Sơ đồ tổ chức
1.4.2 Phân công trách nhiệm, quyền hạn
1.4.3 Nhiệm vụ ATVSLĐ tại cơ sở sản xuất
1.4.4 Thành lập Ban ATVSLĐ
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý BHLĐ trong doanh nghiệp
Giám đốc
Khối trực tiếp sản xuất
Quản đốc Phân xưởng
Tổ trưởng sản xuất
Khối phòng ban chức năng
Phòng kỹ thuật
Phòng Kế hoạch
Phòng Tổ chức L.động
Phòng Tài vụ
Khối quản lý ATVSLĐ
Phòng ATVSLĐ /
Ban ATVSLĐ /
Cán bộ chuyên trách
ATVSLĐ
Mạng lưới ATVS viên
Hội đồng ATVSLĐ
cơ sở
1.4.1 Sơ đồ tổ chức
49
50
1/25/2021
26
Trách nhiệm, quyền hạn của
- Hội đồng ATVSLĐ cơ sở (điều 75, Luật ATVSLĐ)
- Phòng, Ban, cán bộ chuyên trách ATVSLĐ (điều 72, Luật ATVSLĐ)
- Mạng lưới An toàn, vệ sinh viên (điều 74, Luật ATVSLĐ)
- Quản đốc (hoặc chức vụ tương đương)
- Tổ trưởng sản xuất (hoặc chức vụ tương đương)
- Các phòng ban khác (phòng TC-LĐ, Kế toán )
1.4.2 Phân công trách nhiệm, quyền hạn
Ma trận RASCI
Trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng ATVSLĐ cơ sở (điều 75, Luật ATVSLĐ)
- Tư vấn, phối hợp với người sử dụng lao động trong việc xây dựng nội quy,
quy trình, kế hoạch và các biện pháp ATVSLĐ
- Hằng năm, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc giữa người LĐ và người sử
dụng LĐ nhằm chia sẻ thông tin
- Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện ATVSLĐ
- Yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục
nếu phát hiện thấy nguy cơ mất ATVSLĐ
1.4.2 Phân công trách nhiệm, quyền hạn
51
52
1/25/2021
27
Trách nhiệm của Bộ phận ATVSLĐ (điều 72, Luật ATVSLĐ)
- Xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp ATVSLĐ và phòng, chống cháy, nổ
- Xây dựng, đôn đốc thực hiện kế hoạch ATVSLĐ
- Đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;
- Quản lý khai báo, kiểm định thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về
ATVSLĐ;
- Tổ chức truyền thông, đào tạo ATVSLĐ; sơ cấp cứu, phòng chống bệnh nghề
nghiệp
- Tổ chức tự kiểm tra về ATVSLĐ; điều tra sự cố/ tai nạn lao động
- Tổ chức giám sát, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại;
-
1.4.2 Phân công trách nhiệm, quyền hạn
Quyền hạn của Bộ phận ATVSLĐ (điều 72, Luật ATVSLĐ)
- Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc /
quyết định tạm đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp khi phát
hiện nguy cơ gây tai nạn lao động
- Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết
hạ