Bài giảng An toàn sức khỏe môi trường - Chương 5: An toàn và sức khỏe cộng đồng

CHƯƠNG 5. AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG (SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG) 5.1 Các khái niệm 5.2 Các phương pháp đánh giá phơi nhiễm 5.3 Những thách thức toàn cầu về môi trường và sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ 21 và xa hơn 5.4 Khung đánh giá yếu tố nguy cơ trong sức khỏe môi trường 5.5 Các chính sách Sức khỏe môi trường trên thế giới 5.6 Hệ thống quản lý An toàn Sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam 5.7 Hiện trạng quản lý An toàn Sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam

pdf38 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng An toàn sức khỏe môi trường - Chương 5: An toàn và sức khỏe cộng đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1/25/2021 1 CHƯƠNG 5. AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG SUBTITLE CHƯƠNG 5. AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG (SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG) 5.1 Các khái niệm 5.2 Các phương pháp đánh giá phơi nhiễm 5.3 Những thách thức toàn cầu về môi trường và sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ 21 và xa hơn 5.4 Khung đánh giá yếu tố nguy cơ trong sức khỏe môi trường 5.5 Các chính sách Sức khỏe môi trường trên thế giới 5.6 Hệ thống quản lý An toàn Sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam 5.7 Hiện trạng quản lý An toàn Sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam 1 2 1/25/2021 2 5.1 CÁC KHÁI NIỆM 5.1 CÁC KHÁI NIỆM 5.1.1 Sức khỏe môi trường 5.1.2 Các yếu tố môi trường và sức khỏe 5.1.3 Phơi nhiễm và đường phơi nhiễm 5.1.4 Nồng độ 5.1.5 Phơi nhiễm và hồ sơ phơi nhiễm 5.1.6 Phơi nhiễm cấp tính, mãn tính và dưới mãn tính 5.1.7 Liều, liều xâm nhập, liều áp dụng, liều nội tại, liều hiệu quả sinh học 3 4 1/25/2021 3 5.1.1 Sức khỏe môi trường (Environmental Health) Vệ sinh công nghiệp (vệ sinh lao động) tập trung vào các mối nguy / phơi nhiễm nơi làm việc, chỉ ảnh hưởng đến tập hợp nhỏ trong toàn bộ dân số Sức khỏe môi trường (environmental health) hay sức khỏe cộng đồng (community health) quan tâm đến cộng đồng nói chung. Do vậy, Sức khỏe môi trường quan tâm đến độ phơi nhiễm trong các điều kiện không liên quan đến nghề nghiệp. Yếu tố môi trường Bệnh truyền nhiễm Cung cấp nước sạch (không đầy đủ, an toàn) Thương hàn, tả, đau mắt hột, ký sinh trùng, nhiễm trùng da, bệnh đường ruột Xử lý phân không hợp vệ sinh Tiêu chảy, tả, bệnh đường ruột, ký sinh trùng Thải bỏ chất thải rắn không phù hợp Bệnh đường ruột, ký sinh trùng Hệ thống thoát nước không hiệu quả Bệnh thông qua vật trung gian truyền bệnh (sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não nhật bản, giun chỉ) Vệ sinh cá nhân Bệnh đường phân miệng (faecal –oral), mắt, da An toàn thực phẩm Bệnh tiêu chảy, bệnh đường ruột Vệ sinh nơi ở Các bệnh đường hô hấp; cúm, sởi, rubella, bệnh đường tiêu hóa, cầu khuẩn não Nguồn: Chu & Simpson 2012 5.1.2 Các yếu tố môi trường và sức khỏe 5 6 1/25/2021 4 Yếu tố môi trường Bệnh không truyền nhiễm và chấn thương Ô nhiễm không khí trong nhà: hơi acid, Ozone, CO, khí phóng xạ, dung môi, khói thuốc, muội than (xây dựng, hút thuốc, sưởi...) Bệnh hô hấp mãn tính, khối u ác tính, nhiễm độc Ô nhiễm không khí ngoài trời: hơi acid, sương mù, CO, aerosol, kim loại năng Bệnh hô hấp mãn tính, khối u ác tính Các hóa chất nguy hại (ăn mòn, gây độc) Ngộ độc, bỏng, ảnh hưởng mãn tính chưa biết Sản phẩm gia dụng Ngộ độc (đặc biệt là trẻ em) Đô thị hóa và giao thông đông đúc Tai nạn trên đường, ô nhiễm tiếng ồn Công nghiệp hóa, an toàn cư trú Chấn thương, tai nạn, tiếng ồn Rủi ro tự nhiên: cháy, động đất, lũ, sập công trình ... Làm gia tăng các bệnh truyền nhiễm, chấn thương tinh thần Nguồn: Chu & Simpson 2012 5.1.2 Các yếu tố môi trường và sức khỏe Phơi nhiễm là sự tiếp xúc giữa một tác nhân hóa học, lý học hay sinh học và biên giới bên ngoài của một sinh vật. Phơi nhiễm có thể coi là quá trình hai giai đoạn trong đó chất ô nhiễm xâm nhập vào cơ thể thông qua tiếp xúc và hấp thụ. - Tiếp xúc xảy ra khi một chất hoặc hỗn hợp các chất được hấp thụ qua da hoặc đi vào cơ thể bằng mũi, miệng hoặc các cơ quan mở khác. - Hấp thụ là quá trình một chất được đưa vào cơ thể từ hệ hô hấp, đường tiêu hóa hoặc qua da. Đường phơi nhiễm: các con đường mà qua đó chất ô nhiễm di chuyển từ nguồn ô nhiễm đến người tiếp nhận. 5.1.3 Phơi nhiễm và đường phơi nhiễm 7 8 1/25/2021 5 Tiếp xúc trực tiếp với da Hô hấp Tiêu hóa 3 con đường phơi nhiễm cơ bản ở người 5.1.3 Phơi nhiễm và đường phơi nhiễm Các con đường phơi nhiễm 9 10 1/25/2021 6 Nồng độ: Các chất ô nhiễm thường được đo bằng nồng độ, biểu diễn bằng đơn vị là khối lượng trên khối lượng, hoặc khối lượng trên thể tích (vd. g/m3, ppm, ppb) 5.1.4 Nồng độ 5.1.5 Phơi nhiễm và hồ sơ phơi nhiễm Phơi nhiễm (exposure): nồng độ hoặc số lượng của một tác nhân cụ thể đến được một sinh vật đích, một hệ thống hoặc một quần thể ở một tần số cụ thể trong một khoảng thời gian xác định. Đơn vị tính: (g/m3)(giờ), v.v. Phơi nhiễm = nồng độ * thời gian 11 12 1/25/2021 7 Hồ sơ phơi nhiễm (exposure profile): ví dụ sau đây có cùng phơi nhiễm, nhưng khác nhau về hồ sơ phơi nhiễm (1,25 mg/m3)(8 h) = 10 (mg/m3).(h) (40 mg/m3)(0,25 h) =10 (mg/m3).(h) 5.1.5 Phơi nhiễm và hồ sơ phơi nhiễm 5.1.6 Phơi nhiễm cấp tính, dưới mãn tính và mãn tính Phơi nhiễm cấp tính: xảy ra trong thời gian ngắn và khi chúng xảy ra ở mức độ cao, ngộ độc hoặc các phản ứng cấp tính khác có thể xảy ra Phơi nhiễm mãn tính: xảy ra trong nhiều tháng, nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ. Phơi nhiễm mãn tính ở mức độ thấp có thể biểu hiện kết quả sức khỏe không bình thường. Phơi nhiễm dưới mãn tính: xảy ra trên thang thời gian trung gian, thường là vài tuần hoặc vài tháng, cũng có thể là theo từng đợt và tái phát. 13 14 1/25/2021 8 5.1.7 Liều, liều xâm nhập, liều áp dụng, liều nội tại, liều hiệu quả sinh học Liều là tổng số lượng của một tác nhân được đưa vào, ăn uống vào hoặc được hấp thụ bởi một sinh vật, một hệ thống hoặc một (bộ phận) dân số. Liều = nồng độ * thời gian phơi nhiễm * tốc độ chất ô nhiễm đến ranh giới thích hợp 15 16 1/25/2021 9 Các con đường phơi nhiễm Liều xâm nhập (potential dose): là lượng chất gây ô nhiễm mà con người hít vào / uống vào / tiếp xúc với da Liều áp dụng (applied dose) là lượng chất gây ô nhiễm tại hàng rào hấp thụ (ví dụ: đường hô hấp / đường ruột / da) có thể được cơ thể hấp thụ. 5.1.7 Liều, liều xâm nhập, liều áp dụng, liều nội tại, liều hiệu quả sinh học 17 18 1/25/2021 10 Liều nội tại / liều hấp thụ (internal/ absorbed dose) là lượng chất gây ô nhiễm vượt qua hàng rào hấp thụ (phổi / đường ruột) và vào máu, hoặc lượng chất gây ô nhiễm có thể tương tác với các cơ quan và mô để gây ra tác dụng sinh học. Liều nội tại (theo đường tiếp xúc qua da) là lượng chất gây ô nhiễm được hấp thụ và có sẵn để tương tác với các thụ thể sinh học (ví dụ: các cơ quan, mô). Liều hiệu quả sinh học (Biologically effective dose) là lượng chất gây ô nhiễm tương tác với mô / cơ quan đích bên trong. 5.1.7 Liều, liều xâm nhập, liều áp dụng, liều nội tại, liều hiệu quả sinh học 5.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ PHƠI NHIỄM 19 20 1/25/2021 11 Đánh giá phơi nhiễm: Nhận dạng và đánh giá cộng đồng tiếp xúc với một tác nhân độc hại, mô tả thành phần và kích thước của nó, cũng như loại, cường độ, tần suất, đường phơi nhiễm và thời gian phơi nhiễm. 5.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ PHƠI NHIỄM 1. Tính toán hoặc mô hình hóa 2. Đo mức phơi nhiễm môi trường 3. Đo mức phơi nhiễm cá nhân 4. Đánh giá phơi nhiễm tổng hợp và tích lũy 5. Đo chất đánh dấu (biomarker) 5.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ PHƠI NHIỄM 21 22 1/25/2021 12 5.2.1 Tính toán hoặc mô hình hóa sử dụng các phương pháp đánh giá phơi nhiễm gián tiếp, trong đó không đo trực tiếp về mức phơi nhiễm quan tâm hoặc sử dụng dữ liệu một phần. Kịch bản phơi nhiễm là một phương pháp khác trong đó ước tính phơi nhiễm của các cá nhân từ các kiểu hoạt động. 5.2.2 Đo mức phơi nhiễm môi trường - Là phương pháp đánh giá phơi nhiễm trực tiếp - có thể dùng ở mức độ khu vực hay cá nhân 23 24 1/25/2021 13 5.2.3 Đo mức phơi nhiễm cá nhân Các phương pháp đánh giá phơi nhiễm trực tiếp có thể áp dụng ở mức độ khu vực / cá nhân, bằng cách trang bị cho một cá nhân một máy đo để đo mức phơi nhiễm trong các hoạt động hàng ngày, chính xác như được thực hiện tại nơi làm việc. 5.2.4 Đánh giá phơi nhiễm tổng hợp và tích lũy Khi đánh giá phơi nhiễm tổng hợp, các nhà khoa học xem xét đồng thời - tất cả các con đường phơi nhiễm - tất cả các con đường mà hợp chất đang quan tâm có thể phát tán từ nguồn ô nhiễm đến đối tượng tiếp nhận có thể liên quan đến việc tiếp xúc với một hợp chất. Phơi nhiễm tích lũy là sự tích lũy phơi nhiễm với các hợp chất nguy hại tiềm tàng khác nhau. 25 26 1/25/2021 14 5.2.5 Đo chất đánh dấu (biomarker) Vật liệu sinh học (khí thở ra, nước tiểu, máu, v.v.) được lấy mẫu và phân tích chất gây ô nhiễm đang quan tâm/ chất chuyển hóa / phản ứng sinh học được biết là phản ánh phơi nhiễm. 5.3 NHỮNG THÁCH THỨC TOÀN CẦU VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TRONG THẾ KỶ 21 VÀ XA HƠN 27 28 1/25/2021 15 Những thay đổi về kinh tế - xã hội, kỹ thuật và nhân khẩu học Những thay đổi về môi trường tự nhiên - Bùng nổ dân số và tiêu thụ quá mức - Dân số già và dịch vụ y tế - Thất nghiệp trẻ và tự sát trẻ tuổi - Mở rộng bất công và phân hóa xã hội - Thay đổi công nghệ nhanh chóng (gây quá tải thông tin, căng thẳng trong công việc và sức khỏe tinh thần) - Ảnh hưởng lối sống, cách sống - Dịch chuyển thương mại toàn cầu và phát triển không bền vững - Cạn kiệt các nguồn năng lượng không tái tạo - An ninh lương thực và an toàn thực phẩm - Ô nhiễm và các hợp chất hóa học độc hại - Chất lượng nước và an toàn nước - Chất lượng không khí trong nhà và ngoài nhà - Xói mòn đất và ô nhiễm đất - Thay đổi khí hậu toàn cầu - Suy giảm tầng ozone - Chất thải độc hại và không độc hai - Giao thông - Nhà ở - Đô thị hóa và siêu thành phố 5.3 Những thách thức toàn cầu đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ 21 và xa hơn Bùng nô ̉dân số Gia tăng số người: 2050 từ 7,1 tỷ đến 11,9 tỷ (theo The UN population Projections) Gia tăng về tiêu thụ - Bùng nổ công nghệ - Tiêu thụ quá mức Thay đổi mạnh mẽ đối với môi trường Bùng nổ dân số và vấn đề môi trường - sức khỏe cộng đồng 5.3 Những thách thức toàn cầu đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ 21 và xa hơn 29 30 1/25/2021 16 An ninh lương thực - Là vấn đề quan trọng nhất khi bùng nổ dân số - Các nước đang phát triển thiếu lương thực trầm trọng - Một nửa dân số thế giới thiếu ăn hàng ngày - 3,5 triệu người trong đó phần lớn là trẻ em chết đói mỗi năm Nguồn: Báo cáo của freedom from hunger 5.3 Những thách thức toàn cầu đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ 21 và xa hơn Suy thoái môi trường Sản xuất nhiều thực phẩm Cần một diện tích lớn đất (khai hoang và phá rừng) - Xói mòn đất - Xâm nhập mặn (đất, nước) - Cạn kiệt tài nguyên tự nhiên Trả giá đắt hơn cho lương thực 5.3 Những thách thức toàn cầu đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ 21 và xa hơn 31 32 1/25/2021 17 Bất bình đẳng, tiêu thụ quá mức và phát triển không bền vững - Tiêu thụ quá mức gây những tác hại nghiêm trọng đến môi trường - Mỹ chiếm 5% dân số thế giới, sử dụng 25% năng lượng thế giới và phát thải 22% lượng CO2 và chiếm 25% tổng sản lượng thế giới - Ấn Độ chiếm 16% dân số thế giới sử dụng 3% năng lượng thế giới và phát thải 3% lượng CO2, chiếm 1% GNP thế giới - Mức tiêu thụ khác nhau phản ánh sự bất công rất lớn trong phân phối năng lượng, sử dụng nguồn lực và đặt thế giới vào những nguy cơ bất ổn (chiến tranh, khủng bố...) 5.3 Những thách thức toàn cầu đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ 21 và xa hơn 5.3 Những thách thức toàn cầu đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ 21 và xa hơn Sự ô nhiễm - Để sản xuất nhiều thực phẩm, nhiều hóa chất bảo vệ thực vật được tổng hợp và sử dụng làm cho đất đai trở nên cằn cỗi hơn - Ô nhiễm đất bởi các hóa chất mà con người đang sử dụng - Ô nhiễm đại dương là vấn đề báo động: con người hàng ngày đang thải vào đại dương khoảng nửa triệu các loại hóa chất trừ sâu, chất tẩy rửa, dầu, chất thải phóng xạ, dung môi hữu cơ... - Không khí đang ô nhiễm 33 34 1/25/2021 18 5.3 Những thách thức toàn cầu đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ 21 và xa hơn Toàn cầu hóa Toàn cầu hóa là một khái niệm “trong một thế giới mà các xã hội liên kết tạo thành một mạng lưới quan hệ rộng khắp và quá trình toàn cầu hóa liên kết ngày càng nhiều hơn rộng khắp hơn trong mối quan hệ xã hội, trong văn hóa, trong các hoạt động kinh tế diễn ra hàng ngày được giải quyết thông qua những chế định thống nhất trong một mạng lưới Toàn cầu hóa là gì? - Kinh tế toàn cầu - Sức mạnh thị trường - Ngân hàng quốc tế - Hợp tác xuyên quốc gia Mặt tốt của toàn cầu hóa: - Ngôi nhà toàn cầu - Văn hóa toàn cầu - Chia sẻ lợi ích quốc tế trong lao động và thị trường Mặt xấu của toàn cầu hóa: - Bãi bỏ quy định - Tư hữu hóa kinh tế - Giảm tầm quan trọng của chính phủ - Bảo vệ xã hội giảm 5.3 Những thách thức toàn cầu đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ 21 và xa hơn Toàn cầu hóa đối với nước nghèo Áp lực xuất khẩu Điều kiện sản xuất (môi trường) - Bảo hộ lao động? - An toàn nhà xưởng? - Xử lý chất thải? - Khai thác tài nguyên? - Bảo vệ môi trường? Sản xuất giá rẻ Lao động giá rẻ Điều kiện sống (sức khỏe) - Thu nhập cá nhân? - Điều kiện sinh hoạt cá nhân? - Nhu cầu tinh thần? - Bù đắp tổn hao thể xác? - Tệ nạn xã hội? - Bảo hiểm y tế? Tiền và công nghệ từ các nước giàu 35 36 1/25/2021 19 5.3 Những thách thức toàn cầu đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ 21 và xa hơn Toàn cầu hóa đối với nước giàu - Tỷ lệ thất nghiệp tăng? - Gia tăng công việc tạm thời? - Phúc lợi xã hội giảm (y tế, giáo dục)? - Bất bình đẳng? - Chính sách xã hội mong manh? - Tăng tiêu dùng xã hội? 5.4 KHUNG ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ NGUY CƠ TRONG SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG 37 38 1/25/2021 20 5.4 KHUNG ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ NGUY CƠ TRONG SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG 5.4.1 Quy mô toàn cầu 5.4.2 Quy mô khu vực 5.4.3 Quy mô địa phương 5.4.1 Quy mô toàn cầu SKMT ở quy mô toàn cầu: 1. Áp lực dân số - gây áp lực lớn lên tài nguyên thiên nhiên và toàn vẹn hệ sinh thái 2. Biến đổi khí hậu - có ảnh hưởng lớn đến cây trồng, chăn nuôi và đánh bắt cá. Con người sẽ có nguy cơ đói - có thể đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người 39 40 1/25/2021 21 3. Các quốc gia đang phát triển - Gánh nặng bệnh tật - Toàn cầu hóa và phát triển đô thị nhanh chóng ảnh hưởng đến sức khỏe ở các nước đang phát triển theo nhiều cách. 5.4.1 Quy mô toàn cầu SKMT ở quy mô khu vực: 1. Ô nhiễm không khí - đóng góp chính cho các điều kiện sức khỏe bất lợi của con người. 2. Sản xuất năng lượng - Những thay đổi lớn trong mô hình năng lượng sẽ có những hậu quả lớn đối với sức khỏe 5.4.2 Quy mô khu vực 41 42 1/25/2021 22 3. Sức khỏe cộng đồng - Thiết kế của các khu phố, thị trấn và thành phố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người - Các quyết định sử dụng và vận chuyển đất có thể hỗ trợ / làm suy yếu các yếu tố quyết định sức khỏe như: hoạt động thể chất thường xuyên, chất lượng không khí, an toàn, v.v. 5.4.2 Quy mô khu vực 4. Nước và Sức khỏe - Chúng ta đang đe dọa tài nguyên nước cả về chất lượng và số lượng - do đó, đang đe dọa sức khỏe của chính chúng ta và sức khỏe của hành tinh này 5.4.2 Quy mô khu vực 43 44 1/25/2021 23 - Chất thải rắn và chất thải nguy hại - Kiểm soát dịch hại và thuốc trừ sâu - An toàn thực phẩm - Tòa nhà tốt cho sức khỏe - Sức khỏe và an toàn nơi làm việc - Bức xạ - Chấn thương - Thảm họa môi trường - Tiếp xúc với tự nhiên - Trẻ em 5.4.3 Quy mô địa phương 5.5 CÁC CHÍNH SÁCH SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI 45 46 1/25/2021 24 5.5 CÁC CHÍNH SÁCH SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI - Một số chính sách có mục tiêu rõ ràng là sức khỏe môi trường - Một số chính sách không như vậy, nhưng có các hệ quả sâu sắc về sức khỏe môi trường Các chính sách có mục tiêu SKMT rõ ràng Các chính sách giúp cải thiện SKMT Các tiêu chuẩn không khí sạch Phân vùng dân cư và thương mại Các tiêu chuẩn chất lượng nước Luật xây dựng Các tiêu chuẩn chất lượng nước uống Quy hoạch giao thông và xây dựng Thu gom và thải bỏ chất thải rắn Sản xuất năng lượng Vệ sinh nhà hàng quán ăn Lượng nước Kiểm soát hóa chất độc hại Bảo tồn đất Quy định về thuốc trừ sâu Thương mại quốc tế và thuế quan Hỗ trợ giá cả hàng hóa nông nghiệp Bảo tồn đất đai và giải trí Ví dụ về các chính sách sức khỏe môi trường 47 48 1/25/2021 25 Các quy định mới đặt ra mức phơi nhiễm cho phép có tính đến các dự báo về gánh nặng sức khỏe, chi phí tuân thủ và tính khả thi của công nghệ thay vì chỉ đơn giản là cấm tiếp xúc nguy hiểm như trong các quy định truyền thống 5.5 CÁC CHÍNH SÁCH SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI Vào cuối thế kỷ 20, các nhà sản xuất, thay vì các cơ quan quản lý của các chính phủ, phải chịu trách nhiệm chứng minh sự an toàn của một hóa chất. Liên minh Châu Âu REACH (Đăng ký, Đánh giá, Cấp phép và Hạn chế các chất hóa học) 5.5 CÁC CHÍNH SÁCH SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI 49 50 1/25/2021 26 Vào cuối thế kỷ 21, các quy định sẽ tiến đến việc kết hợp giữa hành động chính trị và bằng chứng khoa học. 5.5 CÁC CHÍNH SÁCH SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI 5.6 HỆ THỐNG QUẢN LÝ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 51 52 1/25/2021 27 5.6 HỆ THỐNG QUẢN LÝ SKMT Ở VIỆT NAM Khung thể chế - lập pháp - hành pháp - tư pháp Các cơ quan lập pháp - Quốc hội - Các Bộ: Bộ Y tế, Bộ TNMT, Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ KHĐT, Bộ GTVT, Bộ LĐTBXH 5.6 HỆ THỐNG QUẢN LÝ SKMT Ở VIỆT NAM 53 54 1/25/2021 28 Các cơ quan tư pháp - Tòa án là một phần của hệ thống quản lý sức khỏe môi trường. Công dân / công nhân có quyền khởi kiện ra tòa để giải quyết sự không tuân thủ của bất kỳ thực thể nào dẫn đến thiệt hại môi trường và / hoặc mất sức khỏe. - Cơ quan tùy ý Tòa án trao quyền cho các cơ quan hành chính trong việc giải thích luật mơ hồ. 5.6 HỆ THỐNG QUẢN LÝ SKMT Ở VIỆT NAM Các cơ quan hành pháp Bao gồm một loạt các cơ quan ở cấp quốc gia / địa phương, đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi chính sách 5.6 HỆ THỐNG QUẢN LÝ SKMT Ở VIỆT NAM 55 56 1/25/2021 29 Các cơ quan hành pháp “Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình; ” “Bộ Y tế thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, công trình quan trọng quốc gia sau khi được phê duyệt” (Nghị định 63/2012/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế, Điều 1, 2, khoản 4) 5.6 HỆ THỐNG QUẢN LÝ SKMT Ở VIỆT NAM Các cơ quan hành pháp “Y tế dự phòng bao gồm các lĩnh vực sau: - Vệ sinh môi trường và sức khỏe - Bệnh nghề nghiệp và chấn thương - Vệ sinh lao động” (Nghị định 63/2012/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế, Điều 2, khoản 5) 5.6 HỆ THỐNG QUẢN LÝ SKMT Ở VIỆT NAM 57 58 1/25/2021 30 Cơ quan Trách nhiệm liên quan đến SKMT Bộ y tế Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường quốc gia Nghiên cứu sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, dịch vụ và truyền thông Cục Y tế dự phòng Kiểm soát dịch Cục Quản lý môi trường y tế (VIHEMA) Bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường Cục An toàn thực phẩm (VFA) An toàn thực phẩm, chất lượng nước uống Các cơ quan hành pháp và trách nhiệm về sức khỏe môi trường Cơ quan Trách nhiệm liên quan đến SKMT Bộ Tài nguyên Môi trường Quản lý chất thải Quản lý tài nguyên thiên nhiên Bộ Công thương Cục Hóa chất (VINACHEMIA) An toàn thực phẩm, an toàn sản phẩm tiêu dùng, sử dụng năng lượng An toàn hóa chất Bộ Khoa học Công nghệ Quản lý bức xạ Bộ Xây dựng Vụ Quy hoạch - Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Các cơ quan hành pháp và trách nhiệm về sức khỏe môi trường 59 60 1/25/2021 31 Cơ quan Trách nhiệm liên quan đến SKMT Bộ Nông nghiệp PTNT Cung cấp thực phẩm NAFIQAD (Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) Chất lượng nông sản, lâm sản Cục Bảo vệ thực vật Chăm sóc sức khỏe cây trồng Cục Thú y Chăm sóc sức khỏe động vật Cục Kiểm Lâm
Tài liệu liên quan