Bài giảng Các kỹ năng tham vấn cơ bản

Khái niệm kỹ năng Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân trong một hoặc nhiều lĩnh vực được sử dụng để thực hiện hành động/ hoạt động nào đó có kết quả. Kỹ năng của cá nhân là phản xạ có điều kiện được hình thành từ khi cá nhân sinh ra, trưởng thành và tham gia các loại hình hoạt động khác nhau.

ppt101 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 21/06/2022 | Lượt xem: 95 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Các kỹ năng tham vấn cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC KỸ NĂNG THAM VẤN CƠ BẢN Khái niệm kỹ năng Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân trong một hoặc nhiều lĩnh vực được sử dụng để thực hiện hành động/ hoạt động nào đó có kết quả. Kỹ năng của cá nhân là phản xạ có điều kiện được hình thành từ khi cá nhân sinh ra, trưởng thành và tham gia các loại hình hoạt động khác nhau. .Sự nắm vững và vận dụng phương thức hành động vào thực tiễn trên cơ sở tri thức và những kinh nghiệm đã hình thành trước đó. Tiêu chí đánh giá kỹ năng: kết quả chính xác; khả năng linh hoạt; thái độ, động cơ cá nhân.  Kỹ năng = KIẾN THỨC + KỸ THUẬT + GIÁ TRỊ (thái độ, niềm tin) trong HOẠT ĐỘNG. Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. KỸ NĂNG KỸ NĂNG là khả năng lựa chọn những kiến thức, kỹ thuật thích hợp và sử dụng chúng có hiệu quả, sự lựa chọn này chịu ảnh hưởng của thái độ, niềm tin của cá nhân đối với hoạt động cụ thể. THAM VẤN là HĐ trợ giúp tâm lý sử dụng MQH tương tác tích cực giúp TC nhận thức & tự giải quyết vấn đề. Kết quả HĐ này phụ thuộc khá nhiều vào trình độ & kỹ năng của nhà tham vấn. Vai trò : Kỹ năng TV là yếu tố nền tảng vô cùng quan trọng cho việc tạo lập MQH tin cậy giữa TC & nhà tham vấn. Sự giúp đỡ cá nhân / gia đình giải quyết vấn đề có hiệu quả hay không là do khả năng kết hợp sáng tạo, linh hoạt các yếu tố: kiến thức, phương pháp, giá trị và niềm tin. 5 Lòng tin là nền tảng trong MQH trợ giúp LÒNG TIN KỸ NĂNG THÁI ĐỘ Thảo luận nhóm (10 phút) Theo bạn, các kỹ năng và thái độ nào là quan trọng nhất để nhà tham vấn làm tốt công việc của mình ? Các thái độ được đề cao trong tham vấn Quan tâm đến thân chủ Tôn trọng thân chủ Cởi mở Chấp nhận Quan tâm đến nhu cầu của thân chủ. Chân thành Đồng cảm và thấu hiểu. KỸ NĂNG THAM VẤN Quan điểm 1 : Cách thức giúp đỡ TC khám phá vấn đề, thu thập & xử lý thông tin, xây dựng & thực hiện kế hoạch hành động. Quan điểm 2 : KNTV là những kỹ năng GT tích cực giúp ĐT khám phá cảm xúc, hành vi để thay đổi thực trạng.  Kỹ năng GT ở đây là những KN nghề nghiệp cơ bản rất chuyên sâu, phối hợp với các kỹ thuật đặc thù và giá trị nghề nghiệp, tạo nên công nghệ của quá trình tham vấn. Định nghĩa Kỹ năng tham vấn là sự vận dụng kinh nghiệm, tri thức, hiểu biết chuyên môn và giá trị nghề nghiệp của nhà tham vấn vào hoàn cảnh tham vấn cụ thể, nhằm tạo lập MQH hợp tác, qua đó giúp đỡ đối tượng tự nhận thức bản thân và vấn đề đang tồn tại, từ đó tự xác định giải pháp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Phân loại kỹ năng E.Tan (2004) Kỹ năng tham vấn cơ bản; Kỹ năng tham vấn bậc trung; Kỹ năng tham vấn nâng cao; Siêu KNTV. E.D.Neukrug (1999) KN thiết yếu; KN chung; KN nâng cao; KN đặc biệt. CƠ SỞ HÌNH THÀNH KỸ NĂNG 1 Những hiểu biết về: - Mục đích của HĐ tham vấn - Hành vi con người trong MT VH-XH 2 Thái độ nghề nghiệp 3 Kinh nghiệm XH, vốn sống Một số kỹ năng tham vấn cơ bản KN giao tiếp không lời KN lắng nghe KN đặt câu hỏi KN phản hồi KN thấu hiểu KN tóm lược KN khuyến khích làm rõ ý KN giúp TC trực diện vấn đề KN xử lý im lặng KN chia sẻ bản thân KN cung cấp thông tin KN giao nhiệm vụ về nhà KN khai thác cảm xúc, suy nghĩ, hành vi KN điều phối KN làm mẫu KN xử lý tình huống khó xử và hành vi lệch chuẩn trong nhóm. BÀI TẬP NHÓM: SẮM VAI 1 / Nhà tham vấn đã tập trung chủ yếu vào những câu hỏi gì? 2/ Nhà tham vấn đã sử dụng những kỹ năng nào? 3/ Những kỹ năng này có tác động như thế nào đối với thân chủ? NTV v à TC c ó những ng ô n ngữ cử chỉ g ì ? NTV l à m g ì để thiết lập quan hệ với TC? NTV thể hiện sự đồng cảm với TC thế n à o? Ai l à người l à m chủ cuộc n ó i chuyện? NTV c ó lắng nghe TC kh ô ng, hay thường xuy ê n ngắt lời? NTV c ó vẻ n ó ng vội giải quyết vấn đề của TC? NTV c ó l à m r õ những điều đ ã nghe từ TC kh ô ng? NTV c ó thả lỏng để TC kể chuyện theo c á ch của họ? 1. KỸ NĂNG GIAO TIẾP KHÔNG LỜI Việc sử dụng thái độ, nét mặt, cử chỉ, hành vi để GT với TC. Lưu ý : - GT bằng mắt hợp lý, luôn duy trì ánh mắt tới TC, đôi khi có thể nhìn đi nơi khác; Nét mặt; - Tư thế ngồi đối diện, thể hiện sự quan tâm chú ý toàn bộ; Thái độ cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ; - Tư thế ngả về phía trước một chút  tâm thế sẵn sàng quan tâm, chia sẻ, lắng nghe ; - Phong thái thoải mái, giản dị, tự nhiên, gần gũi Khoảng cách không quá gần, không quá xa; chiều cao giữa 2 bên nên tương đồng, tạo tâm lý ngang bằng, bình đẳng (VD: với trẻ em, người bệnh nặng); Ăn mặc: Trang phục phù hợp với tình huống tham vấn cụ thể; Âm giọng, tốc độ nói: Giọng ấm áp, chân tình, biểu cảm; Sự động chạm cơ thể: Cần chú ý khi sử dụng, phụ thuộc tình huống và văn hóa (VD: Cầm tay người già; vuốt đầu trẻ em, các ca bị lạm dụng TDvv) LƯU Ý Những vấn đề trong GT là nguồn gốc chính dẫn đến sự khó khăn trong QH giữa người và người. Ví dụ, những vấn đề trong hôn nhân & gia đình đều bắt nguồn từ sự hiểu lầm nhau và từ sự giao tiếp không hiệu quả , từ đó dẫn đến hụt hẫng, tức giận, khi các kỳ vọng, ước muốn cá nhân không được thỏa mãn. Những người đi tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp là vì họ bị mất khả năng nhận biết đâu là vấn đề của mình và mất khả năng thông tin cho người khác biết nhu cầu thật sự của mình. LƯU Ý KNGT tốt luôn là điều kiện cơ bản cho tiến trình tham vấn. Trong MQH chính thức này luôn đòi hỏi phải xác định rõ vai trò và vị thế của hai đối tác: NTV và TC. Nhiều nét tính cách đặc trưng của NTV có thể ảnh hưởng tích cực lên MQH hỗ trợ. Nếu một người càng đi sâu tìm hiểu các khía cạnh trong đời sống của bản thân mình như xu hướng theo giới, theo văn hóa, những niềm tin, giá trị, cảm xúc và hành vi , thì người đó càng có khả năng GT một cách chân thành, minh bạch và có tính thấu cảm, có khả năng hiểu mình và hiểu người khác , có thể thông tin những hiểu biết này cho TC. Những hành vi nên làm Ngôn ngữ Dùng từ dễ hiểu / Phản hồi và làm rõ lời của TC. Diễn giải ý một cách phù hợp /Tóm tắt nội dung giúp TC. Đáp ứng với thông điệp ban đầu. Dùng những tác động củng cố bằng lời (à à, vâng, tôi hiểu...) Gọi thân chủ bằng tên, xưng hô phù hợp. Cung cấp thông tin phù hợp / Trả lời những câu hỏi về bản thân /Thỉnh thoảng hài hước để làm giảm căng thẳng. Không phê phán / Bổ sung những hiểu biết vào lời nói của TC. Dùng những đoạn câu diễn giải một cách chừng mực để giúp thân chủ phản hồi một cách thật lòng những gì họ cảm thấy. Những hành vi nên làm Phi ngôn ngữ Giọng nói đồng điệu với thân chủ Duy trì sự tiếp xúc qua ánh mắt Thỉnh thoảng gật đầu / Khích lệ qua nét mặt Thỉnh thoảng mỉm cười /Thỉnh thoảng ra điệu bộ bằng tay / Giữ khoảng cách ở gần thân chủ Tốc độ nói trung bình Thân người hơi nghiêng về phía trước hướng về thân chủ Những hành vi không nên Ngôn ngữ Cho lời khuyên/ Thuyết giảng Xuê xoa, ”nói vuốt”/ Khiển trách / Dỗ dành Thúc giục / Cật vấn, tra hỏi (sử dụng nhiều câu hỏi tại sao?) / Chỉ đạo, đòi hỏi/ Thái độ kẻ cả, bề trên Diễn giải quá nhiều / Dùng những từ thân chủ không hiểu Nói đi lạc chủ đề / Duy lý trí/ Phân tích quá nhiều / Nói về bản thân mình quá nhiều Những hành vi không nên Phi ngôn ngữ Không nhìn vào thân chủ Ngồi cách xa TC hoặc xoay đi hướng khác Cười khẩy, nhếch mép/ Cau mày Vẻ mặt cau có/ Mím môi /Vung vẩy ngón tay trỏ Cử chỉ huyên náo / Ngáp/ Nhắm mắt Giọng điệu nói không vui Tốc độ nói quá chậm hoặc quá nhanh. .. 2. LẮNG NGHE HĐ tâm lý tích cực có sự tham gia của ý thức, đòi hỏi người nghe tập trung chú ý cao độ để tiếp nhận và hiểu được ý nghĩa của thông tin. Lắng nghe trong tham vấn là công cụ quan trọng tạo lập MQH giữa nhà tham vấn & TC; biểu hiện sự tôn trọng, chấp nhận, khích lệ, tin tưởng, chia sẻ, đồng cảm của nhà tham vấn đối với TC; tạo sự tự tin, hợp tác của TC. BIỂU HIỆN CỦA LẮNG NGHE Im lặng tập trung chú ý trong khoảng thời gian dài. Lắng đọng, không bị xao lãng, tĩnh tâm. Quan sát tinh tế & giải nghĩa chính xác các biểu hiện không lời của TC. Duy trì GT bằng mắt, tư thế hướng về phía TC. Nhận biết những cảm xúc, suy nghĩ vô thức ngầm ẩn sau lời nói (A. Mehrabian,1971: 7% thông tin chuyển tải qua ngôn ngữ; 38% - âm giọng; 55% - nét mặt). Đưa ra phản hồi khi cần thiết. BIỂU HIỆN CỦA LẮNG NGHE Hạn chế nói Không làm việc khác khi đang lắng nghe. Không suy diễn hay dự đoán, để TC nói hết ý. Tóm lược, đưa ra phản hồi ngắn gọn. Nghe không chọn lọc, không phê phán. Gật đầu khích lệ, thể hiện sự thấu hiểu, tôn trọng, chấp nhận. 3. KỸ NĂNG HỎI Hỏi để gợi mở, nêu vấn đề, khích lệ TC chia sẻ nhằm khám phá con người & vấn đề của TC. Hỏi để thu thập, làm sáng tỏ thông tin chi tiết về vấn đề, về MQH, nhu cầu, mong muốn của TC. Tổng hợp thông tin, có được bức tranh tổng thể Tạo ra quá trình tự nhận thức, tự thay đổi của TC, tạo lập MQH tích cực trong tham vấn. Giúp TC xem xét lựa chọn giải pháp phù hợp Hỏi trong tham vấn là HĐ đa chức năng. KN ĐẶT CÂU HỎI Những câu hỏi mở thường bắt đầu với những từ “điều gì”, “cái gì”, “thế nào”, “ở đâu”, “tại sao”, “khi nào”, “có thể”, “sẽ” Nên hạn chế các câu hỏi “tại sao”: Tại sao cháu lại làm như vậy? Tại sao phải học môn Tham vấn? Tại sao cháu lại để điều đó xảy ra? Tại sao cháu lại nghĩ như thế?... Câu hỏi “có thể ” được coi là câu mở nhất, lợi thế của nó là thu được nhiều thông tin, cung cấp một bức tranh khái quát về thân chủ. CÁC LOẠI CÂU HỎI Câu hỏi đóng/ mở * Câu hỏi mở thường bắt đầu bằng “điều gì”, “vì sao” hoặc kết thúc bằng “như thế nào?”. VD:- Vì sao chị lại nghĩ điều đó là tốt cho cháu? - Việc học tập của em ở trường như thế nào? - Điều gì làm chị cảm thấy lo lắng? * Câu hỏi đóng là câu hỏi chỉ có một phương án trả lời, “có”/ “không”, nhằm nắm bắt thông tin cụ thể/ khoanh vùng nội dung trao đổi/ Kiểm soát các TC nói nhiều/ Công cụ trấn an TC. CÂU HỎI MỞ Giúp bắt đầu cuộc vấn đàm : VD: - Anh/chị muốn nói gì ngày hôm nay? - Anh/ chị có thể nói cho tôi nghe điều gì khiến anh/ chị muốn gặp tôi không? - Mọi việc thế nào sau lần gặp trước chúng ta nói chuyện với nhau? - Lần trước gặp nhau chúng ta đã nói về việc làm thế nào để anh/ chị khỏi sợ hãi. Sau đó mọi chuyện thế nào? (khoanh vùng vào trọng tâm vấn đề) CÂU HỎI MỞ Làm cho cuộc nói chuyện cụ thể, phong phú hơn: - Anh/ chị có thể nói thêm cho tôi nghe về chuyện đó được không? - Anh/ chị cảm thấy thế nào khi chuyện đó xảy ra? - Theo những gì anh/ chị kể thì anh/ chị thấy biện pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề là gì? CÂU HỎI MỞ “CÓ THỂ” Nhằm gợi ra các dẫn chứng cụ thể : - Cháu có thể cho cô một ví dụ cụ thể không? - Cháu có thể nói cho cô hôm nay cháu muốn làm gì không? - Cháu có thể nói về tình hình của mình cho cô nghe được không? Dạng câu hỏi hướng tới cảm xúc, suy nghĩ, hành vi VD: - Chị cảm thấy thế nào? Em nghĩ gì về điều đó? Em thấy thế nào về hành động đó?...vv  Giúp nhà tham vấn thu thập thông tin mong muốn. Giúp TC tăng cường nhận thức về diễn biến tâm lý của mình. Nhìn nhận lại cảm xúc thật sự của mình. Phân biệt rõ những cảm xúc mơ hồ, lẫn lộn. Khích lệ TC nói lên những suy nghĩ khó nói bên trong. Nhận thức rõ hơn về ảnh hưởng & hậu quả của hành vi. Câu hỏi hướng tới khám phá vấn đề VD: Theo như chị nói thì hình như vấn đề là nằm trong MQH giữa cháu và ba cháu? Nhằm khám phá đầy đủ vấn đề, nguyên nhân, hậu quả. Thăm dò để tập trung vào 1 vấn đề cụ thể. Xác định vấn đề & sự đối phó của TC. Những MQH cá nhân liên quan đến vấn đề. Câu hỏi tăng năng lực, tập trung vào giải pháp:  Khích lệ TC suy nghĩ về tiềm năng của mình, hướng đi, các rào cản cần loại bỏ. VD: - Để thực hiện việc đó, theo em, điều gì em có thể làm được trước tiên? Câu hỏi trực tiếp/ gián tiếp: VD: Dạng câu hỏi “tại sao”, “vì sao” (Vì sao anh lại nghĩ như vậy?)  Khẳng định/ thăm dò thông tin.  Sử dụng loại câu hỏi nào tùy thuộc vào mục đích của việc hỏi/ loại thông tin cần được làm rõ.  Nên sử dụng câu hỏi một cách linh hoạt, tăng cường câu hỏi mở, hạn chế câu hỏi đóng, tránh sử dụng nhiều câu hỏi “tại sao”, tránh sử dụng câu hỏi đa nghĩa, câu có nhiều từ để hỏi, tạo cảm giác bị tra khảo dồn dập. CÁCH THỨC HỎI Cách hỏi phải cho phép TC nhìn nhận vấn đề theo hướng mới/ Tạo cơ hội cho TC suy nghĩ, xem xét các khía cạnh khác nhau của vấn đề. Xác định loại câu hỏi, thái độ hỏi, nội dung hỏi, cách thức hỏi thích hợp. Lưu ý tần suất và thời điểm đặt câu hỏi. Nên hỏi vừa phải, từng câu, chú ý phản ứng TC khi hỏi. Có thể khai phá “tảng băng chìm” – điều mà TC không muốn đề cập tới/ không ý thức được. Tạo môi trường an toàn cho việc hỏi. Những thông tin cần lưu ý khi hỏi Hỏi về cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của TC, không chỉ hỏi về diễn biến/ nguyên nhân vấn đề Hỏi về thông tin liên quan hiện tại, không chỉ về quá khứ. Không né tránh hỏi về cảm xúc/ vấn đề tế nhị. Hỏi về suy nghĩ, mong muốn, nhu cầu & hướng giải quyết của chính TC. Chú ý hỏi sâu những điều TC quan tâm. Thái độ cần có khi hỏi Lắng nghe, chú ý quan sát những phản ứng của TC. Tôn trọng sự im lặng, giành thời gian cho TC suy nghĩ. Không phê phán. Không dẫn dắt, “mớm lời”.. Không hối thúc, không vội vàng. Có hành vi khích lệ như phản hồi, tóm lược, khen ngợi BÀI TẬP: KỸ NĂNG ĐĂT CÂU HỎI Chị phụ nữ 27 tuổi: - Chồng tôi vừa thú thật với tôi rằng anh ấy có quan hệ tình dục với một cô gái bán bia ôm. Tôi sợ rằng anh ấy đã mắc bệnh từ cô gái đó và lây sang tôi. CÁC CÂU HỎI CÓ THỂ Chị có thể nói rõ hơn về việc chị đã phát hiện sự không chung thủy của chồng chị như thế nào được không? Chị đã xử sự với tình huống đó như thế nào? Chị đã nói gì với chồng chị khi anh ấy thú thực về mọi chuyện? KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI Trẻ lang thang: - Cháu không muốn về nhà. Cháu thích sống ở Hà Nội và rong chơi với các bạn. CÁC CÂU HỎI CÓ THỂ Cháu có thể nói rõ hơn cho cô nghe tại sao cháu lại không muốn về nhà không? Điều gì làm cháu cảm thấy thích Hà Nội mà cháu không tìm thấy ở nhà mình? Cháu có thể nói rõ hơn về hoàn cảnh của cháu cho cô nghe được không? Kỹ năng đặt câu hỏi Thanh niên trẻ: - Tôi muốn kết hôn với bạn gái của tôi, nhưng gia đình tôi sẽ không chấp nhận cô ấy. Họ muốn tôi kết hôn với một người khác, tôi chẳng biết phải làm gì. Tôi chỉ yêu bạn gái của tôi mà không thể yêu ai khác được. Các câu hỏi có thể Anh có thể nói cho tôi nghe về những điểm gia đình anh không thích ở bạn gái của anh được không? Anh có thể kể cho tôi nghe một chút về bạn gái của anh được không? Anh muốn điều gì sẽ xảy ra? Kỹ năng đặt câu hỏi Cô gái trẻ: - Cháu ghét chị gái của cháu! Chị ấy làm mọi chuyện rất tốt và dường như chẳng bao giờ mắc lỗi. Mọi người muốn cháu giống chị ấy, nhưng cháu không muốn thế. Những câu hỏi có thể Cháu có thể đưa ra một vài ví dụ cụ thể về việc mọi người muốn cháu giống chị cháu cho cô nghe được không? Cháu có thể kể cho cô nghe về chị gái của cháu được không? Cháu khác chị cháu ở những điểm gì? 4. KỸ NĂNG PHẢN HỒI Sự đáp lại những thông tin tiếp nhận từ TC. Diễn diễn đạt lại một cách ngắn gọn những điều TC trình bày, phản ánh lại những cảm xúc họ đang trải nghiệm. Mục đích: Kiểm tra thông tin, thể hiện sự quan tâm chú ý tới TC, nền tảng tạo lập MQH tích cực. Khích lệ TC chia sẻ bởi sự cảm nhận họ đang được hiểu. Giúp TC tự nhận thức, chấp nhận & kiểm soát những cảm xúc tiêu cực. Có ý nghĩa đặc biệt trong MQH tương tác giữa TC & nhà tham vấn, hướng tới nhiều mục đích. MỘT VÀI LƯU Ý Sự tiến bộ luôn đi cùng với sự nhận biết của TC về cảm xúc/ suy nghĩ của bản thân, kể cả những cảm xúc tiêu cực (sợ hãi, tức giận). Những cảm xúc tiêu cực có thể làm cho con người trượt xuống vực thẳm, còn những cảm xúc tích cực lại có khả năng vực họ trở lại. Con người thường không dễ dàng xác định & thể hiện cảm xúc của mình ra bên ngoài. Sự lẫn lộn các cảm xúc trái ngược nhau khiến họ khó mô tả chúng một cách chính xác. Rất khó khăn khi bộc lộ ý tưởng đang nung nấu. Ý NGHĨA CỦA SỰ PHẢN HỒI Giúp TC bộc lộ bản thân, học cách thể hiện cảm xúc, suy nghĩ. Tạo cơ hội để TC bày tỏ, để hiểu lẫn nhau. TC sẽ trở nên tự tin, tin tưởng, cởi mở. Sự ghi nhận từ phía nhà tham vấn những cảm xúc tiêu cực của TC sẽ thúc đẩy sự chấp nhận của chính TC. Thể hiện sự quan tâm chú ý, khích lệ TC tự nhận thức, từ đó TC thay đổi bản thân. CÁC LOẠI PHẢN HỒI 1/ Phản hồi nội dung : Diễn đạt lại ngắn gọn, có chọn lọc những thông tin đã nghe được từ TC với sự thấu hiểu, chấp nhận không phê phán. 2/ Phản hồi cảm xúc : Mô tả lại trạng thái cảm xúc hiện tại của TC mà nhà tham vấn nhận biết được qua quá trình trao đổi. Diễn đạt lại những câu nói, hành vi liên quan tới cảm xúc của TC. Biểu hiện của phản hồi nội dung Lắng nghe, ghi nhận không phê phán những quan điểm, hành vi, cảm xúc của TC. Nói lại cảm xúc, suy nghĩ, quan điểm của TC, không làm thay đổi ý nghĩa của nó. Sử dụng từ ngữ gần nghĩa để nói lại ngắn gọn điều TC trình bày, diễn đạt lại những thông tin TC chia sẻ, không suy diễn theo ý chủ quan. Lắng nghe và tóm lược lại những điều TC chia sẻ chứ không phải ra lời khuyên về giải pháp. Bài tập: Phản hồi nội dung Bà mẹ trẻ: - Tôi không thể kiểm soát được cháu Duy một tí nào nữa. Cháu làm những gì cháu muốn và không nghe ai cả. Phản hồi – Diễn đạt lại Cháu làm những điều cháu muốn. Cháu không nghe ai cả. Không thể kiểm soát cháu. Bài tập: Phản hồi nội dung Trẻ lang thang: - Cháu không hề gặp bố kể từ khi cháu lên đây. Cháu không biết ông ấy đang ở đâu, cháu ghét bố cháu. Ông ta chẳng quan tâm tới cháu. Phản hồi – Diễn đạt lại Cháu không biết bố ở đâu. Việc đó làm cháu ghét bố. Cháu cảm thấy bố cháu không quan tâm đến cháu. PHẢN HỒI NỘI DUNG Nữ thanh niên: - Cháu biết là cháu không nên gặp bạn trai đó vì bố mẹ cháu cấm nhưng cháu yêu bạn ấy. Diễn đạt lại Cháu yêu bạn ấy. Cháu biết là cháu không nên. Phản hồi nội dung Ông bố: - Tôi không hiểu sao con trai tôi không bao giờ nghe lời tôi cả. Diễn đạt lại Cháu không bao giờ nghe lời anh. Anh không hiểu tại sao. Quy trình phản hồi cảm xúc Quan tâm đến những cảm xúc TC thể hiện. Xác định cảm xúc của TC  khó, đòi hỏi sự nhạy cảm với những cảm xúc ẩn giấu trong câu nói, hành vi, sử dụng ngôn từ chính xác để thể hiện. Lựa chọn từ ngữ để chuyển tải lại cảm xúc + có thái độ phù hợp tương ứng với cảm xúc được đề cập. Kiểm tra những phản ứng của TC sau phản hồi qua quan sát thái độ, hành vi của họ, qua các câu nói đáp lại của họ. Biểu hiện của phản hồi cảm xúc Chú ý lắng nghe, quan sát những cảm xúc của TC qua thái độ , hành vi, lời nóiGhi nhận mọi cảm xúc tích cực/ tiêu cực. Xác định cảm xúc của TC, quan tâm đến sự biểu cảm, ý nghĩa cảm xúc đằng sau biểu hiện bên ngoài. Sử dụng từ ngữ biểu cảm để nói lại những cảm xúc đó. Bắt đầu bằng: “Anh/ chị cảm thấy”; “Liệu tôi hiểu có đúng là”. Tránh đưa ra những câu khẳng định: “Tôi chắc rằng”. Trao đổi với TC về cảm xúc của họ. BÀI TẬP: PHẢN HỒI CẢM XÚC 1 / “Cháu ghét bố cháu. Nhiều lúc cháu muốn bố cháu chết đi”. PHẢN HỒI CẢM XÚC 1/ Cháu cảm thấy rất giận bố cháu và đôi khi cháu còn muốn bố cháu chết đi. Nhiều khi chúng ta có những cảm giác lẫn lộn về một người rất quan trọng đối với chúng ta. Cháu có thể nói cho cô nghe cháu ghét bố cháu về điểm gì không? BT PHẢN HỒI CẢM XÚC 2/ “Nhiều khi tôi cứ băn khoăn không biết tôi sẽ làm gì trong suốt phần còn lại của cuộc đời. Tôi cảm thấy có rất ít cơ hội cho tôi”. PHẢN HỒI CẢM XÚC 2/ Chị có vẻ lúng túng và hơi chán nản, thậm chí thất vọng về những gì chị muốn làm trong cuộc đời mình. Chị có thể nói cho tôi nghe chị bắt đầu có cảm giác đó từ khi nào không? BT PHẢN HỒI CẢM XÚC 3/ “ Cháu thực sự muốn nghỉ học. Cháu cảm thấy chán nản và dù sao thì nó cũng chẳng giúp ích gì cho cháu”. PHẢN HỒI CẢM XÚC 3/ Cháu cảm thấy chán học và không muốn học một chút nào nữa. Rất nhiều trẻ có cảm giác đó.Cháu có thể kể cho cô nghe một vài ví dụ cụ thể làm cháu cảm thấy chán học không? BT PHẢN HỒI CẢM XÚC 4/ “Cháu khôn
Tài liệu liên quan