Bài giảng Các số đo dịch tễ học - Trần Nguyễn Du

1. Trình bày được khái niệm về: Tỷ số, tỷ lệ, tỷ suất. 2. Trình bày được các chỉ số đo lường mắc bệnh và tử vong, các chỉ số đo lường kết hợp nhân quả. 3. Tính toán và phiên giải được các chỉ số trên.

pdf34 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Các số đo dịch tễ học - Trần Nguyễn Du, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BS. TRẦN NGUYỄN DU TRƯỜNG ĐH Y DƯỢC CẦN THƠ KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG BM DỊCH TỄ HỌC 1. Trình bày được khái niệm về: Tỷ số, tỷ lệ, tỷ suất. 2. Trình bày được các chỉ số đo lường mắc bệnh và tử vong, các chỉ số đo lường kết hợp nhân quả. 3. Tính toán và phiên giải được các chỉ số trên. MỤC TIÊU x y CÁC ĐƠN VỊ ĐO TẦN SỐ Tỷ số (Ratio) Tỷ lệ (Proportion) Tỷ suất (Rate) Tỷ số: - Là một phân số mà tử số không có liên hệ với mẫu số. - Giá trị: 0  ∞ - Vd: quần thể có 193 người: 95 nam, 98 nữ  tỷ số giới tính (sex ratio) nam:nữ = 95/98 CÁC ĐƠN VỊ ĐO TẦN SỐ x y Tỷ lệ: - Tử số là một phần của mẫu số. - Phải cùng đơn vị đo lường. - Giá trị: 0  1 (0%  100%) - Vd: trong 2490 người mắc tiêu chảy cấp có 377 người nhiễm V.Cholerae.  tỷ lệ nhiễm V.Cholerae = 377/2490 = 0,151 hay 15,1%. CÁC ĐƠN VỊ ĐO TẦN SỐ x y Tỷ suất: - Tử số có/không là một phần của mẫu số - Tử số và mẫu số có/không cùng đơn vị đo lường - Mẫu số có yếu tố thời gian và số đối tượng. - Giá trị: 0  ∞ CÁC ĐƠN VỊ ĐO TẦN SỐ x y Quần thể nguy cơ: - Số người có nguy cơ mắc bệnh đang được nghiên cứu. - Vd: quần thể nguy cơ của bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp là toàn bộ những người làm lưới bắt cá. ĐƠN VỊ ĐO TẦN SỐ MẮC BỆNH Tỷ lệ hiện mắc, tỷ lệ lưu hành (Prevalence – P): - Số ca bệnh hiện lưu hành trong một quần thể. - Vd: trong một điều tra trên 2932 người tại TP.HCM, phát hiện 111 người mắc bệnh ĐTĐ.  P = 111/2932 = 0,038 hay 3,8% Số ca mắc bệnh trong một quần thể Tổng số dân của quần thể đó ĐƠN VỊ ĐO TẦN SỐ MẮC BỆNH P = Tại một huyện đảo A, năm 2010 tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 5%. Năm 2011 các tổ chức y tế đã tiến hành chương trình can thiệp nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại huyện đảo này. Sau 5 năm thực hiện, người ta điều tra thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ tại huyện này là 11%. Bạn đánh giá như thế nào về Chương trình can thiệp y tế này? Tăng bởi: Giảm bởi: Thời gian bệnh kéo dài Thời gian bệnh ngắn Sự kéo dài thời gian sống của bệnh nhân không được chữa trị Tỷ lệ chết/mắc cao Tăng các trường hợp mới mắc Giảm các trường hợp mắc Nhập cư của người bệnh, người mẫn cảm Nhập cư của người khỏe Di cư của người khỏe Di cư của người bệnh Cải thiện điều kiện chẩn đoán Cải thiện tỷ lệ chữa trị Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ hiện mắc: ĐƠN VỊ ĐO TẦN SỐ MẮC BỆNH Tỷ suất mới mắc, tỷ suất phát sinh, tỷ lệ mật độ mới mắc (Incidence rate – IR or Incidence density rate – IDR): - Tốc độ xuất hiện những trường hợp mới mắc bệnh trong quần thể. - Vd: theo dõi 10 bệnh nhân từ năm 01/01/1995 đến 31/12/2015, có 3 bệnh nhân mắc bệnh tả. Kết quả của từng bệnh nhân như sau: Số ca mới mắc bệnh trong một quần thể trong khoảng thời gian Tổng số đơn vị thời gian theo dõi được của các cá thể trong quần thể trong khoảng thời gian ĐƠN VỊ ĐO TẦN SỐ MẮC BỆNH Bệnh nhân Ngày bắt đầu theo dõi Ngày mắc bệnh tả Thời gian theo dõi, tính từ lúc bắt đầu đến khi khóa sổ 31/12/2015 (năm) 1 01/01/1995 - 21 2 01/01/1995 30/6/2001 7,5 3 01/01/1995 - 21 4 01/01/1995 - 21 5 01/01/1995 28/02/2003 9,2 6 01/01/1995 15/7/2015 20,6 7 01/01/1995 - 21 8 01/01/1995 - 21 9 01/01/1995 - 21 10 01/01/1995 - 21 Tổng cộng 184,3 Tổng thờ gian theo dõi: 184,3 người – năm (person – year) Tỷ suất mới mắc = 3 = 0,016 hay 1,6% người – năm 184,3 Giải thích: Nếu theo dõi quần thể 100 người trong 1 năm thì có 1,6 người mắc bệnh hoặc Nếu theo dõi quần thể 1000 người trong 1 năm thì có 16 người mắc bệnh. ĐƠN VỊ ĐO TẦN SỐ MẮC BỆNH Tỷ lệ mới mắc tích lũy (Cumulative Incidence – CI): Số ca mới mắc bệnh trong khoảng thời gian xác định Số người không bị bệnh trong quần thể nguy cơ khi bắt đầu nghiên cứu ĐƠN VỊ ĐO TẦN SỐ MẮC BỆNH Năm 2001, 2000 phụ nữ 40 tuổi trở lên tại phường A được khám sức khỏe tổng quát, phát hiện 100 người tăng huyết áp. Năm năm sau, 2000 người này được kiểm tra sức khỏe lần 2 cho thấy có 300 người khác mắc bệnh tăng huyết áp. 1. Tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp ở những phụ nữ 40 và 45 tuổi? 2. Có bao nhiêu phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp vào thời điểm đầu nghiên cứu? 3. Tỷ lệ mới mắc tích lũy bệnh THA trên nhóm phụ nữ này? Ý nghĩa của các số đo mắc bệnh: ĐƠN VỊ ĐO TẦN SỐ MẮC BỆNH Hiện mắc (P) Mới mắc (CI, IR) - Đánh giá sức khỏe quần thể với một bệnh - Lập dự án về nhu cầu CSSK (số NVYT, số giường bệnh) - Khai thác quan hệ - nhân quả (tính toán cỡ mẫu) - Đánh giá hiệu lực của biện pháp can thiệp y tế - Đánh giá một hiện tượng mắc hàng loạt Tỷ suất tử vong thô (Crude death rate – CDR): Tỷ suất tử vong đặc trưng theo nguyên nhân (Mortality rate – MR): Số tử vong xuất hiện trong một giai đoạn Kích thước trung bình của quần thể trong giai đoạn đó Số tử vong do 1 nguyên nhân trong một giai đoạn Kích thước trung bình của quần thể trong giai đoạn đó ĐƠN VỊ ĐO TẦN SỐ TỬ VONG Tỷ suất tử vong theo tuổi: Tỷ suất tử vong đặc trưng theo giới: Số tử vong ở một độ tuổi (nhóm tuổi) trong một giai đoạn Số người trong độ tuổi (nhóm tuổi) đó của quần thể trong giai đoạn đó Số tử vong của nam (nữ) trong một giai đoạn Tổng số nam (nữ) trong giai đoạn đó ĐƠN VỊ ĐO TẦN SỐ TỬ VONG Tỷ suất tử vong trên trường hợp bệnh, tỷ lệ chết/mắc (Case fatality rate – CFR): Số tử vong quy cho bệnh riêng biệt trong khoảng thời gian xác định Số trường hợp mới mắc của bệnh đó trong cùng khoảng thời gian CFR = ĐƠN VỊ ĐO TẦN SỐ TỬ VONG Ý nghĩa các số đo tử vong: - So sánh, đánh giá sửa khỏe cộng đồng - Đánh giá nhu cầu sức khỏe cộng đồng - Xác định ưu tiên các chương trình hành động - Xếp loại tầm quan trọng các bệnh - Ước lượng tuổi thọ trung bình - Đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp ĐƠN VỊ ĐO TẦN SỐ TỬ VONG CÁC CHỈ SỐ MÔ TẢ MỐI LIÊN HỆ GIỮA TIẾP XÚC & BỆNH TẬT Khái niệm về Risk (nguy cơ): - Xác suất một biến cố bất lợi xảy ra trong một thời gian xác định. - Vd: nhóm bệnh nhân 100 người được điều trị. 3 năm sau có 25 người tử vong.  Nguy cơ tử vong: p=25/100 hay 25%. TỶ SỐ NGUY CƠ (RISK RATIO – RR) Bệnh Tổng Có (B+) Không (B-) Tiếp xúc T+ a b a+b T- c d c+d Tổng a+c b+d a+b+c+d Nguy cơ mắc bệnh trong nhóm Có tiếp xúc Nguy cơ mắc bệnh trong nhóm Không tiếp xúc p1 = a p2 = c a+b c+d Tỷ số nguy cơ RR = p1 = a/(a+b) = a x (c+d) p2 c/(c+d) c x (a+b) Vd: một nghiên cứu đoàn hệ trên 2400 người hút thuốc lá và 2700 người không hút. Kết quả như sau: Bệnh mạch vành Tổng Có Không Hút thuốc Có 70 2330 2400 Không 40 2660 2700 Tổng 110 4990 5100 - Nguy cơ mắc bệnh trong nhóm có hút thuốc: p1 = 70/2400 = 0,03 - Nguy cơ mắc bệnh trong nhóm không hút thuốc: p2 = 40/2700 = 0,015  RR = 0,03/0,015 = 2  Nhóm người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao gấp 2 lần so với nhóm không hút thuốc lá. TỶ SỐ NGUY CƠ (RISK RATIO – RR) - Nếu RR = 1: nguy cơ giữa 2 nhóm là như nhau. - Nếu RR > 1: nguy cơ trong nhóm tiếp xúc > nguy cơ trong nhóm không tiếp xúc. - Nếu RR < 1: nguy cơ trong nhóm tiếp xúc < nguy cơ trong nhóm không tiếp xúc. TỶ SỐ NGUY CƠ (RISK RATIO – RR) NGUY CƠ QUY TRÁCH (ATTRIBUTABLE RISK - AR) NGUY CƠ QUY TRÁCH (ATTRIBUTABLE RISK - AR) AR = Tỷ lệ mới mắc tích lũy/Tỷ suất mới mắc (CIe) (IRe) Tỷ lệ mới mắc tích lũy/Tỷ suất mới mắc (CIo) (IRo) - NHÓM PHƠI NHIỄM NHÓM KHÔNG PHƠI NHIỄM Quy trách nhiệm bao nhiêu (%) bệnh là do phơi nhiễm Bệnh mạch vành Tổng Có Không Hút thuốc lá 70 2330 2400 Không hút thuốc lá 40 2660 2700 Tổng 110 4990 5100 AR = (IRe) (CIe) (IRo) (CIo) -NGUY CƠ QUY TRÁCH (ATTRIBUTABLE RISK - AR) CIe = 70/2400 = 2,9% (nguy cơ mắc bệnh trong nhóm hút thuốc) CIo = 40/2700 = 1,5% (nguy cơ mắc bệnh trong nhóm không hút) AR = CIe – CIo = 2,9% - 1,5% = 1,4%  1,4% (nguy cơ mắc) bệnh mạch vành trong nhóm hút thuốc lá có thể quy cho thuốc lá % NGUY CƠ QUY TRÁCH (ATTRIBUTABLE RISK - AR) = = AR% = CIe - CIo CIe AR% = IRe - IRo IRe AR CIe AR IRe Cho biết bao nhiêu % nguy cơ bệnh có thể ngừa được nếu kiểm soát được yếu tố nguy cơ trong nhóm phơi nhiễm. Tỷ lệ % của AR trong CIe: Bệnh mạch vành Tổng Có Không Hút thuốc lá 70 2330 2400 Không hút thuốc lá 40 2660 2700 Tổng 110 4990 5100 % NGUY CƠ QUY TRÁCH (% ATTRIBUTABLE RISK – AR%) CIe = 70/2400 = 2,9% CIo = 40/2700 = 1,5% AR% = (CIe – CIo)/CIe = 1,4%/2,9% = 48%  Nếu kiểm soát việc hút thuốc lá thì có thể làm giảm 48% nguy cơ (tức là 1,4%) mắc bệnh mạch vành trong nhóm hút thuốc lá. AR% = CIe - CIo CIe Khái niệm về Odds: - Tỷ số của số lần biến cố xảy ra trên số lần biến cố đó không xảy ra. - Vd: một nhóm bệnh nhân 100 người được điều trị. 3 năm sau có 25 người tử vong.  Odds tử vong = 25/75 = 0,33 TỶ SỐ ODDS (ODDS RATIO – OR) Bệnh Tổng Có (B+) Không (B-) Tiếp xúc T+ a b a+b T- c d c+d Tổng a+c b+d a+b+c+d Odds tiếp xúc trong nhóm Bệnh Odds tiếp xúc trong nhóm Không bệnh O1 = a O2 = b c d Tỷ số Odds OR = O1 = a/c = a x d O2 b/d b x c Vd: một nghiên cứu bệnh chứng trên 130 người mắc bệnh mạch vành và 2970 người không mắc bệnh. Kết quả như sau: Bệnh mạch vành Tổng Có Không Hút thuốc Có 80 2320 2400 Không 50 2650 2700 Tổng 130 4970 5100 - Odds hút thuốc trong nhóm bệnh: O1 = 80/50 = 1,6 - Odds hút thuốc trong nhóm không bệnh: O2 = 2320/2650 = 0,9  OR = 1,6/0,9 = 1,8  Nhóm người mắc bệnh mạch vành có Odds hút thuốc cao gấp 1,8 lần so với nhóm không mắc bệnh. TỶ SỐ ODDS (ODDS RATIO – OR) Bệnh Tổng Có (B+) Không (B-) Tiếp xúc T+ a b a+b T- c d c+d Tổng a+c b+d a+b+c+d Tỷ số nguy cơ (RR) Tỷ số Odds (OR) Cách tính: RR = a/(a+b) OR = a/c c/(c+d) b/d Cách diễn giải: Nguy cơ bệnh của nhóm tiếp xúc vs không tiếp xúc Odds tiếp xúc của nhóm bệnh vs không bệnh Nghiên cứu: Đoàn hệ (thuần tập) Bệnh chứng
Tài liệu liên quan