TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
Sự ra đời của trào lưu hợp tác xã quốc tế
• Anh, Pháp, Đức là những cái nôi đầu tiên của phong trào hợp tác
xã trên thế giới, có ảnh hưởng sâu rộng không chỉ ở Châu Âu mà
còn ở tất cả các châu lục khác trên thế giới, gắn liền với sự nghiệp
phát triển hợp tác xã của các nhà tư tưởng, đồng thời là các nhà tổ
chức hợp tác xã, mà nổi bật là: Owen, Fourier, Saint Simon,
Schulze-Delitzsch, Reiffeisen, Haas, v.v. với những tư tưởng sau:
• Owen, Fourier và Saint Simon đều là ba nhà hoạt động xã hội, đề
xướng xây dựng hợp tác xã trên cơ sở góc độ xã hội, tuy nhiên
Fourier nghiêng về hợp tác xã của người lao động, còn Owen và
Saint Simon nghiêng về hợp tác xã chung đất đai và tư liệu sản
xuất.
33 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Cẩm nang hướng dẫn đào tạo cán bộ chủ chốt hợp tác - Bài 4: Trao lưu hợp tác xã quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
CẨM NANG HƯỚNG DẪN
ĐÀO TẠO CÁN BỘ CHỦ CHỐT HỢP TÁC XÃ
BÀI 4
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
Sự ra đời của trào lưu hợp tác xã quốc tế
• Anh, Pháp, Đức là những cái nôi đầu tiên của phong trào hợp tác
xã trên thế giới, có ảnh hưởng sâu rộng không chỉ ở Châu Âu mà
còn ở tất cả các châu lục khác trên thế giới, gắn liền với sự nghiệp
phát triển hợp tác xã của các nhà tư tưởng, đồng thời là các nhà tổ
chức hợp tác xã, mà nổi bật là: Owen, Fourier, Saint Simon,
Schulze-Delitzsch, Reiffeisen, Haas, v.v... với những tư tưởng sau:
• Owen, Fourier và Saint Simon đều là ba nhà hoạt động xã hội, đề
xướng xây dựng hợp tác xã trên cơ sở góc độ xã hội, tuy nhiên
Fourier nghiêng về hợp tác xã của người lao động, còn Owen và
Saint Simon nghiêng về hợp tác xã chung đất đai và tư liệu sản
xuất.
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
Tiếp theo Fourier và Saint Simon là hàng loạt các nhà hoạt động hợp
tác xã ở Pháp, như: Considerant, Godin, Buchez, P.J. Benamin,
Lamenmais, Cabet, J Gay, T. Dezamy, Blanc, J.J.C. Louis, L.
Walras, E.Boye, C.Gide, theo đó hợp tác xã được mở rộng trên
nhiều lĩnh vực khác như tiêu thụ, vốn, giáo dục, đào tạo, đồng thời
các nguyên tắc hợp tác xã dần được hình thành và củng cố. Ví dụ
theo Buchez, hợp tác xã phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
• Nguyên tắc 1: Thành viên bầu ra người đại diện cho mình một
cách dân chủ.
• Nguyên tắc 2: Thành viên được nhận thù lao tương xứng với số
ngày làm việc, lượng công việc hoàn thành và trình độ kỹ thuật.
• Nguyên tắc 3: Lợi nhuận thuần (lãi ròng) được chia làm hai phần:
20% được tĩch luỹ làm tư bản xã hội; phần còn lại được sử dụng
làm quỹ hỗ trợ thành viên hoặc chia đều cho thành viên tương ứng
với thành quả lao động của họ.
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
Nguyên tắc 4: Tư bản xã hội không được phép chuyển nhượng, tức
không phân chia và thuộc về hợp tác xã.
Nguyên tắc 5: Người lao động không phải là thành viên trong hợp tác
xã sản xuất không được làm việc quá 01 năm. Hết thời hạn 01 năm,
hợp tác xã căn cứ kết quả lao động của người đó để xem xét kết
nạp làm thành viên hợp tác xã.
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
● Hợp tác xã tín dụng trường phái Schulze - Delitzsch của Đức có
các đặc điểm sau đây:
- Nguyên tắc tổ chức cởi mở, cho phép chuyển nhượng quyền đầu tư
và chấp nhận cho người ngoài được góp vốn.
- Nguyên tắc tự hỗ trợ, không chấp nhận sự hỗ trợ và sự can thiệp từ
bên ngoài.
- Nguyên tắc kinh doanh, đề cao tính hợp lý kinh tế và tính hiệu quả.
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
● Reiffeisen đã chỉ đạo thành lập một loạt hợp tác xã tín dụng với
nguyên tắc tự thân vận động. Tiếp đó Reiffeisen dành công sức
cho việc xây dựng ngân hàng trung ương của hợp tác xã nhằm
đối phó với tình trạng thiếu vốn của hợp tác xã. Hợp tác xã tín
dụng Reiffeisen đã mở rộng hoạt động, không chỉ cấp tín dụng
cho thành viên, mà còn hoạt động bán nguyên vật liệu sản xuất,
thu mua, chế biến sản phẩm nông sản,..., từ đó phát triển thành
hợp tác xã nông nghiệp hoạt động đa chức năng.
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
● Mô hình hợp tác xã của Schulze- Delitzsch hướng về các nhà
thủ công nghiệp và kinh doanh nhỏ ở thành thị; Mô hình hợp tác
xã của Reiffeisen hướng về nông dân ở nông thôn; từ đó hình
thành hai trường phái hợp tác xã Schulze- Delitzsch và hợp tác xã
Reiffeisen. Năm 1872 hai trường phái trên đã được hợp nhất với
nhau.
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
● Tư tưởng hợp tác xã nông nghiệp của Haas khác với Reiffeisen ở
chỗ:
- Phân quyền cho địa phương, trong khi Reiffeisen tập trung quyền
lực ở cấp trung ương;
- Nguyên tắc cơ bản là tự hỗ trợ, tự chịu trách nhiệm, trung lập về
chính trị và tôn giáo, trong khi Reiffeisen nhấn mạnh tinh thần nhân
đạo thiên chúa giáo, “thương yêu những người xung quanh”;
-Mỗi cá nhân phải có cách lãnh đạo dân chủ dựa theo nguyện vọng
của cả tập thể, trong khi Reiffeisen nhấn mạnh sự tự phát huy sức
mạnh lãnh đạo của mỗi cá nhân;
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
- Thực hiện chế độ thưởng tiền công cho ban điều hành hợp tác xã và
không áp dụng chế độ trách nhiệm vô hạn đối với thành viên, trong
khi Reiffeisen thực hiện nguyên tắc trách nhiệm vô hạn và không
thưởng tiền công cho ban điều hành hợp tác xã;
- Việc mở ra quyền tự chủ cho các liên minh và liên đoàn hợp tác xã ở
cấp địa phương là bước tiến mới của phong trào hợp tác xã Đức mà
Haas khởi xướng. Hai trường phái hợp tác xã nông nghiệp của
Reiffeisen và Haas cùng phát triển và hợp nhất vào năm 1930.
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
Tình hình phát triển hợp tác xã ở một số nước
● Trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Ở Mỹ, có tổng cộng 3.140 hợp tác xã, thu hút 2,8 triệu thành viên
tham gia (tuyệt đại bộ phận nông dân và các chủ trang trại nuôi gia súc
ở Hoa Kỳ), tạo việc làm cho 220.000 lao động, chiếm 30% thị trường
sản phẩm nông nghiệp trong cả nước; các hợp tác xã sữa cung cấp
86% sản lượng sữa cho toàn thị trường.
-Ở Nhật, có 851 hợp tác xã nông nghiệp đa chức năng, với 9,6 triệu
thành viên, chiếm 98% tổng số hộ nông dân, cung cấp hơn 80% số
lượng rau và 40% số lượng hoa quả trên thị trường, đáp ứng 69% nhu
cầu tiêu thụ sữa, 96% nhu cầu tiêu thụ gà và trứng gà, 53% nhu cầu
tiêu thụ các sản phẩm thịt trên cả nước Nhật.
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
- Ở Hàn Quốc, hiện có 1.237 hợp tác xã sản xuất cây lương thực và
chăn nuôi gia súc, 88 hợp tác xã trồng cây ăn quả, hoa, rau, nhân sâm,
thu hút 100% nông dân tham gia hợp tác xã.
- Ở Ấn Độ, 100% các làng đều có hợp tác xã, thu hút 75% số hộ nông
dân tham gia với tổng số 236 triệu thành viên. Các hợp tác xã nông
nghiệp cung cấp 46,15% các khoản vay tín dụng nông nghiệp, 36,22%
số lượng phân bón, 59% số lượng đường, 50% lượng thức ăn gia súc,
95% số lượng cao su chế biến.
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
- Ở Pháp, hiện có 3.500 hợp tác xã nông nghiệp với 400.000 hộ
thành viên (chiếm 90% tổng số nông dân), trực tiếp sản xuất hơn
95% sản phẩm rượu vang, 60% nông sản và chiếm 40% số lượng
lương thực, thực phẩm chế biến.
Ở Phần Lan, hợp tác xã chiếm 60% sản lượng nông sản của cả nước,
cung cấp cho đại bộ phận nông dân nguyên liệu đầu vào phục vụ sản
xuất và tiêu dùng, cung cấp 96% sản lượng sữa, 50% tổng sản lượng
trứng, 34% tổng sản lượng thuỷ sản.
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
- Ở Thụy Điển, hầu hết hơn 300.000 nông dân Thụy Điển đều là
thành viên của các hợp tác xã nông nghiệp và đều mua nguyên liệu
đầu vào, tiêu thụ nông sản làm ra thông qua hợp tác xã. Các hợp tác
xã nông nghiệp nắm giữ hầu hết thị trường ngũ cốc, bơ, phomát,
trứng, sữa, thịt, len và chiếm khoảng 75% sản lượng nông nghiệp.
- Các hợp tác xã nông nghiệp của Hà Lan chiếm đến 83% lượng
nông sản, ở Italia là 55%.
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
● Trong lĩnh vực bán lẻ
• Ở Anh, tổ hợp hợp tác xã là hợp tác xã bán lẻ lớn nhất trên thế giới
với 4.500 siêu thị/cửa hàng trên khắp cả nước với 4,5 triệu thành
viên, 87.500 nhân viên.
• Ở Thuỵ Điển, liên hiệp hợp tác xã tiêu dùng Thụy Điển (tổ chức
liên kết của 65 hợp tác xã tiêu dùng cơ sở) - sở hữu các chuỗi siêu
thị, cửa hàng bách hoá, các điểm bán lẻ là tổ chức bán lẻ lớn nhất
của Thụy Điển, thu hút khoảng 3 triệu thành viên (gần bằng 1/3 dân
số) và chiếm tới 65% thị phần bán lẻ trên toàn quốc.
• Ở Nhật, hệ thống hợp tác xã bán lẻ tại Nhật Bản, thu hút 21 triệu
thành viên, chiếm 17% dân số cả nước. Theo ước tính, khoảng 1/5
số hộ gia đình ở Nhật là thành viên của hợp tác xã bán lẻ.
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
● Trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng
• Ở Pháp, tổ hợp hợp tác xã tín dụng của Pháp là một trong những
hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng lớn nhất
thế giới và là một trong những tổ chức tài chính, ngân hàng lớn
nhất của Pháp với 21 triệu thành viên và 9.100 chi nhánh trên toàn
nước Pháp.
• Ở Đức, ngân hàng hợp tác xã của Đức đã hình thành nên một mạng
lưới ngân hàng sâu rộng nhất và đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế với khoảng 1.500 hợp tác xã tín dụng nông nghiệp và công
nghiệp.
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
• Ở Mỹ, có 9.346 liên hiệp hợp tác xã tín dụng với tổng tài sản
là 668 tỷ USD, thu hút hơn 86 triệu thành viên, tạo việc làm
cho 235.000 lao động.
• Ở Canada, Tập đoàn hợp tác xã tín dụng Desjardin là tổ
chức tài chính lớn nhất ở bang Québec với mạng lưới 500
hợp tác xã cơ sở và tổng tài sản là 125 tỷ đô la Canada, tạo
việc làm cho 37.000 lao động, thu hút hơn 5,6 triệu thành
viên (bằng 4/5 dân số vùng Québec).
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
● Trong lĩnh vực bảo hiểm
• Ở Đức, khu vực hợp tác xã chiếm vị trí hàng đầu trong các tổ chức
bảo hiểm của quốc gia này. Chỉ riêng 4 hợp tác xã là Debeka Group,
R&V Versicherung AG, Signal Iduna và HUK Coburg đã có tổng tài
sản lên đến 185,5 tỷ USD.
• Ở Canada, các hợp tác xã bảo hiểm đang quản lý số tài sản hơn 16
tỷ USD, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho khoảng 10 triệu thành
viên.
• Ở Pháp, hợp tác xã Groupama là tổ chức bảo hiểm lớn nhất tại Pháp
đứng thứ 16 châu Âu trong danh sách các tập đoàn bảo hiểm lớn
nhất với tổng số 33.500 nhân viên, tổng tài sản 95.057 triệu USD,
doanh thu trong năm 2004 đạt 15.684 triệu USD.
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
• Ở Thụy Điển, hợp tác xã bảo hiểm Folksam là nhà bảo hiểm
hàng đầu cung cấp các loại hình bảo hiểm khác nhau với
khoảng 3.700 cán bộ, nhân viên và hơn 100 văn phòng, chi
nhánh trên toàn Thụy Điển, cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho
khoảng 1/2 hộ gia đình, 1/2 dân số.
• Ở Singapore, hợp tác xã NTUC Income là tổ chức bảo hiểm
đứng đầu Sigapore về cả bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm hỗn
hợp, cứ 03 người thì có 01 người mua bảo hiểm của NTUC
Income.
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
● Trong lĩnh vực y tế
• Ở Nhật Bản, hầu hết các tỉnh, thành phố của Nhật Bản đều có hợp
tác xã hoạt động trong lĩnh vực y tế. Chỉ riêng Liên hiệp các hợp tác
xã tiêu dùng Nhật Bản đã có gần 200 hợp tác xã y tế với hơn 2 triệu
hộ gia đình thành viên, có khoảng 20.000 nhân viên làm việc để
nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ cho
thành viên và cộng đồng.
• Ở Braxin, có 369 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực y tế với 98.000
thành viên, hàng năm điều trị nội trú cho 1,3 triệu lượt bệnh nhân, tư
vấn, khám cho 46 triệu lượt người.
• Ở châu Âu, có khoảng 30 triệu người là thành viên của các hợp tác
xã dược phẩm, chiếm hơn 10% thị phần dược phẩm của đại lục này.
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
● Trong lĩnh vực nhà ở
• Hiện nay, hợp tác xã nhà ở đã phát triển mạnh ở hơn 50 quốc gia
trên tất cả các châu lục, trong đó phổ biến nhất là ở châu Âu. Hầu
hết các hợp tác xã nhà ở (khoảng 95%) tập trung ở các thành phố
lớn, nơi có nhu cầu bức thiết về nhà ở.
• Ở Áo (đến cuối năm 2005) có 101 hợp tác xã nhà ở với 334.000 căn
hộ, chiếm 15% tổng số nhà ở trên cả nước, thu hút 412.000 thành
viên.
• Ở Đức có khoảng 2.000 hợp tác xã nhà ở, sở hữu hơn 2.200.000 căn
hộ. với khoảng 5.000.000 người dân Đức sinh sống.
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
• Ở Mỹ có khoảng 7.500 hợp tác xã nhà ở với hơn 1,2 triệu căn hộ.
• Ở Thụy Điển, tính đến cuối năm 2005, Thụy Điển có khoảng 7.600
hợp tác xã nhà ở với hơn 1,3 triệu thành viên, 750.000 căn hộ, nhà
ở, chiếm 18% tổng số căn hộ, nhà ở của Thụy Điển và 35% nhà ở
tại Stockholm.
• Ở các nước Đông Âu cũ, mô hình hợp tác xã nhà ở cũng đang phát
triển mạnh theo 02 hướng: xây mới các khu nhà ở hợp tác xã và
chuyển đổi từ mô hình nhà ở do Nhà nước quản lý sang hợp tác xã.
Ở các vùng Ban-tích, hầu hết nhà ở (gần 100%) do Nhà nước quản
lý được chuyển đổi sang cho người dân sở hữu và tự quản theo mô
hình hợp tác xã nhà ở.
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
• Liên minh hợp tác xã quốc tế
● Liên minh hợp tác xã quốc tế được thành lập và thông qua Điều lệ
vào ngày 19/8/1895.
● Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trở thành thành viên chính thức
của Liên minh Hợp tác xã quốc tế vào năm 1988. Hiện nay, Liên
minh Hợp tác xã quốc tế đại diện cho 251 tổ chức hợp tác xã cấp
vùng, quốc gia từ 110 nước với trên 800 triệu thành viên.
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
● Vai trò và sứ mệnh của Liên minh Hợp tác xã quốc tế:
- Phát triển và bảo vệ giá trị và nguyên tắc hợp tác xã.
- Nâng cao nhận thức, giúp các cá nhân, các cơ quan chính phủ, các
tổ chức quốc tế và khu vực hiểu về mô hình hợp tác xã.
-Đề xuất tham gia xây dựng môi trường chính sách giúp hợp tác xã
phát triển; hỗ trợ thành viên trong quá trình vận động và xây dựng
các chính sách; hỗ trợ kỹ thuật và chính sách giúp hợp tác xã cạnh
tranh bình đẳng.
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
- Cung cấp thông tin, tạo diễn đàn trao đổi, liên hệ thường xuyên
giữa các thành viên; tổ chức cuộc họp, hội nghị, hội thảo nhằm trao
đổi, giải quyết các vấn đề quan trọng có ảnh hưởng đến hợp tác xã;
thúc đẩy, khuyến khích sự liên kết giữa các hợp tác xã.
- Hỗ trợ kỹ thuật cho hợp tác xã thông qua việc xây dựng và triển
khai các chương trình phát triển; thúc đẩy các chương trình nâng cao
năng lực, hỗ trợ tín dụng, tạo việc làm, hỗ trợ xoá đói, giảm nghèo,
tài chính vi mô trên toàn thế giới.
- Đại diện cho phong trào hợp tác xã trước Liên hiệp quốc và các tổ
chức quốc tế.
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
● Cơ cấu tổ chức Liên minh Hợp tác xã quốc tế:
- Hệ thống tổ chức Liên minh Hợp tác xã quốc tế bao gồm Đại hội
đồng toàn cầu, Đại hội đồng khu vực, chủ tịch, các phó chủ tịch và các
uỷ ban chuyên môn.
-Đại hội đồng toàn cầu là cơ quan ra quyết định cao nhất của Liên
minh Hợp tác xã quốc tế. Đại hội đồng quyết định các phương hướng,
nội dung, chương trình hoạt động của Liên minh Hợp tác xã quốc tế,
bầu chủ tịch, các phó chủ tịch và thành viên Ban lãnh đạo Liên minh
Hợp tác xã quốc tế với nhiệm kỳ 4 năm. Đại hội đồng toàn cầu họp 2
năm 1 lần.
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
-Đại hội đồng khu vực có trách nhiệm thúc đẩy sự hợp tác giữa các
tổ chức thành viên và là diễn đàn thảo luận các vấn đề liên quan đến
phong trào hợp tác xã các nước trong khu vực. Liên minh Hợp tác xã
quốc tế chia ra 4 khu vực: Châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương,
châu Phi và châu Mỹ. Đại hội đồng khu vực được tổ chức 2 năm 1
lần vào những năm không tổ chức Đại hội đồng toàn cầu.
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
- Các Uỷ ban chuyên môn của Liên minh Hợp tác xã quốc tế: Uỷ ban
nghiên cứu hợp tác xã, Uỷ ban thông tin, Uỷ ban phát triển nguồn
nhân lực, Uỷ ban bình đẳng giới.
- Bộ máy điều hành hoạt động của Liên minh Hợp tác xã quốc tế bao
gồm tổng giám đốc, với Văn phòng chính và các Văn phòng khu vực
tại các châu lục: Văn phòng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại
New Delhi - Ấn Độ, Văn phòng khu vực châu Mỹ tại San Jose -
Costa Rica, Văn phòng khu vực châu Phi tại Nairobi - Kenya, Văn
phòng khu vực châu Âu tại Brussels - Bỉ,
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
• Các tổ chức hợp tác xã quốc tế chuyên ngành: có 9 tổ chức hợp
tác xã quốc tế chuyên ngành cùng là thành viên của Liên minh
Hợp tác xã quốc tế: Tổ chức Hợp tác xã nông nghiệp quốc tế, Hiệp
hội Ngân hàng hợp tác xã quốc tế, Tổ chức Hợp tác xã tiêu dùng
quốc tế, Tổ chức Hợp tác xã nghề cá quốc tế, Tổ chức Hợp tác xã
y tế, Tổ chức Hợp tác xã nhà ở quốc tế, Liên đoàn bảo hiểm Hợp
tác xã và bảo hiểm tương hỗ quốc tế, Tổ chức Hợp tác xã công
nghiệp, thủ công và sản xuất quốc tế, Hiệp hội du lịch Hợp tác xã
quốc tế.
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
● Liên minh Hợp tác xã quốc tế và Liên hợp quốc:
- Liên hợp quốc có quan hệ chặt chẽ với Liên minh Hợp tác xã quốc
tế. Từ năm 1946, Liên minh Hợp tác xã quốc tế là đối tác tư vấn về
các vấn đề kinh tế, xã hội của Liên hợp quốc.
-Từ năm 1956, hai năm một lần, Tổng thư ký Liên hợp quốc có một
báo cáo trước Đại hội đồng về vấn đề hợp tác xã trên qui mô toàn cầu.
Các báo cáo của Liên hợp quốc ghi nhận đóng góp hiệu quả của hợp
tác xã trong tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo và tăng cường hội nhập
xã hội.
Tài liệu này do nhóm chuyên gia Socencoop phát triển
với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Australia và Quỹ Châu Á
TRÀO LƯU HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ
• Liên hợp quốc đã thông qua 26 Nghị quyết kêu gọi chính phủ các
quốc gia thành viên, các tổ chức quốc tế có liên quan, các cơ quan
chuyên môn, các tổ chức hợp tác xã quốc gia và quốc tế ghi nhận
tầm quan trọng của hợp tác xã trong phát triển kinh tế - xã hội; ban
h