Bài giảng Chăn nuôi trâu bò - Giống và công tác giống trâu bò

• GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG TRÂU BÒ • CHỌN LỌC TRÂU BÒ GIỐNG • NHÂN GIỐNG TRÂU BÒ • CHƯƠNG TRÌNH GIỐNG • TỔ CHỨC ĐÀN • QUẢN LÝ PHỐI GIỐNG • CÔNG TÁC GIỐNG TRÂU BÒ Ở VIỆT NAM

pdf73 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 07/06/2022 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chăn nuôi trâu bò - Giống và công tác giống trâu bò, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG TRÂU BÒ NỘI DUNG • GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG TRÂU BÒ • CHỌN LỌC TRÂU BÒ GIỐNG • NHÂN GIỐNG TRÂU BÒ • CHƯƠNG TRÌNH GIỐNG • TỔ CHỨC ĐÀN • QUẢN LÝ PHỐI GIỐNG • CÔNG TÁC GIỐNG TRÂU BÒ Ở VIỆT NAM - Các giống trâu bò nội - Các giống bò kiêm dụng - Các giống bò sữa - Các giống bò thịt - Giống trâu Mura GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG TRÂU BÒ CÁC GIỐNG TRÂU BÒ NỘI Trâu Việt Nam Bò Vàng Việt Nam Bò Lai Sind Trâu nội (Bubalus bubalis) Nguồn gốc: trâu đầm lầy (swamp buffalo) Ngoại hình: * Đầu: hơi bé; trán và sống mũi thẳng, có con hơi võng; tai nhỏ, mọc ngang, hay ve vẩy; sừng dài, dẹt, hình cánh cung, hướng về sau và hơi vểnh lên trên * Cổ: cái cổ nhỏ và hẹp; con đực cổ to tròn * Yếm: không có * U vai: không có * Lưng thẳng, mông xuôi, ngực nở * Bụng: to, tròn * Đuôi: dài đến kheo, tận cùng có chòm lông * Màu lông: đa số đen xám, dưới hầu và ức có khoang màu trắng; khoảng 5-10% trâu bạc Thể trọng: Sơ sinh: 28-30 kg Trưởng thành: cái 400-450 kg; đực 450-500kg Sinh sản: 2 lứa/3 năm Sản xuất sữa: Chu kỳ: 5-7 tháng * 3 kg/ngày Mỡ sữa: 9-12% Năng suất thịt: Thịt xẻ: 48%; Sức kéo: Trung bình: 600-800N Thích nghi: chịu đựng kham khổ, kháng bệnh tốt, thích nghi với khí hậu nóng ẩm Trâu nội (Bubalus bubalis) Bò vàng (Bos Indicus) Ngoại hình: * Đầu: Con cái đầu thanh, sừng ngắn; Con đực đầu to, sừng dài; mạch máu và gân mặt nổi rõ * Cổ: Cái cổ thanh, đực cổ to; lông thường đen * Yếm: kéo dài từ hầu đến xương ức * U vai: con đực cao, con cái không có * Lưng và hông: thẳng, hơi rộng * Bắp thịt: nở nang * Mông: hơi xuôi, hẹp và ngắn * Ngực: sâu nhưng hơi lép * Bụng: to, tròn nhưng không sệ * Bốn chân: thanh, 2 chân trước thẳng, 2 chân sau đi thường chạm kheo * Màu lông: vàng tươi, nâu thẫm hay cánh gián 8Thể trọng: Sơ sinh: 14-15 kg Trưởng thành: cái 200-250 kg; đực 250-300 kg Sinh sản: Phối giống lần đầu: 20-24 tháng tuổi Tỷ lệ đẻ hàng năm 70-80% Sữa: Chu kỳ: 4-5 tháng * 2 kg/ngày Mỡ: 5% Thịt: Thịt xẻ: 50-52%; thịt hồng, ít mỡ, khẩu vị tốt Sức kéo: Trung bình: cái 380-400N; đực 440-490N Tối đa: cái 1000-1500N; đực 1200-1800N Thích nghi: chịu đựng kham khổ, kháng bệnh tốt, thích nghi với thời tiết khí hậu nhiều vùng trong nước Bò vàng (Bos Indicus) 9Bò Lai Sind Nguồn gốc: Kết quả tạp giao giữa bò Sindhi và bò Vàng Việt Nam Ngoại hình: Trung gian giữa 2 giống bò trên * Đầu: hẹp; trán gồ; tai to và cụp * Rốn và yếm: rất phát triển, kéo dài từ hầu đến rốn, có nhiều nếp nhăn * U vai: nổi rõ * Lưng ngắn, ngực sâu, mông dốc * Bầu vú khá phát triển * Đuôi dài, chót đuôi thường không có xương * Màu lông: vàng hoặc sẫm, một số con có vá trắng 10 Bò Lai Sind Thể trọng: Sơ sinh: 17-19 kg Trưởng thành: cái 250-300 kg; đực 350-450kg Sinh sản: Phối giống lần đầu: 18-24 tháng tuổi Khoảng cách lứa đẻ khoảng 15 tháng Sữa: Chu kỳ: 6-9 tháng * 4-7 kg/ngày Mỡ: 5-5,5% Thịt: Thịt xẻ: 48% Sức kéo: Trung bình: 560-600N Tối đa: cái 1300-2500N; đực 2000-3000N Thích nghi: Chịu đựng kham khổ, kháng bệnh tốt, thích nghi với khí hậu nóng ẩm CÁC GIỐNG BÒ KIÊM DỤNG Bò Red Sindhi Nguồn gốc: Pakistan Màu lông: đỏ cánh dán hay nâu thẫm Ngoại hình: thân ngắn, chân cao, mình lép, tai to và rũ xuống, có yếm và nếp gấp da dưới rốn và âm hộ rất phát triển. Bò đực có u vai rất cao, đầu to, trán gồ, rộng, sừng ngắn, cổ ngắn, vạm vỡ, ngực sâu nhưng không nở. Bò cái có đầu và cổ nhỏ hơn, phần sau phát triển hơn phần trước, vú phát triển, núm vú to, dài, tĩnh mạch nổi rõ. Thể vóc: bò đực 450-500kg, bò cái 350-380kg. Sức sản xuất sữa: 1400-2100kg/chu kỳ 270-290 ngày; mỡ sữa 5-5,5%. Thích nghi: khí hậu nóng ẩm, chịu đựng kham khổ và kháng bệnh tốt. Bò Shahiwal Nguồn gốc: Pakistan Màu lông: đỏ vàng hay vàng thẫm Ngoại hình: tương tự như bò Sind đỏ, nhưng bầu vú phát triển hơn Thể vóc: cái 360-380kg, đực 470-500kg Sức sản xuất sữa: 2100-2300kg/chu kỳ 9 tháng; mỡ sữa 5-5,5%. Thích nghi: khí hậu nóng ẩm, chịu đựng kham khổ và kháng bệnh tốt. Bò Nâu Thuỵ Sỹ Nguồn gốc: Thuỵ Sỹ Màu lông: Nâu Ngoại hình: - Đầu ngắn, trán dài và rộng, mồm rộng, sừng ngắn, cong, gốc sừng trắng. - Thân hình dài, ngực nở, sâu, rộng, sườn bụng thon. - Bốn chân chắc chắn khoẻ mạnh, tư thế vững vàng, móng đen. - Bầu vú phát triển. Thể vóc: bò cái 650-700kg bò đực 800-950kg Sức sản xuất sữa: 3500-4500kg/chu kỳ; mỡ sữa 3,5-4%. Thích nghi: vùng núi cao, chịu nóng tốt hơn bò HF. 16 CÁC GIỐNG BÒ SỮA Bò Hà Lan (Holstein Friesian) Nguồn gốc: Hà Lan Ngoại hình: toàn thân có dạng cái nêm * Đầu con cái đầu dài, nhỏ, thanh, sừng ngắn; Con đực đầu thô; Sừng nhỏ, ngắn, chĩa về phía trước; Trán phẳng hoặc hơi lõm * Cổ thanh, dài vừa phải, không có yếm * Vai-Lưng-Mông nằm trên một đường thẳng * Bầu vú rất phát triển, tỉnh mạch vú ngoằn ngoèo nổi rõ * Bốn chân thẳng, 2 chân sau doãng Màu lông: lang trắng đen (chiếm ưu thế), lang trắng đỏ, toàn thân đen riêng đỉnh trán và chót đuôi trắng. Bò Hà Lan (Holstein Friesian) Thể trọng: Sơ sinh: 36-42 kg Trưởng thành: cái 550-650 kg; đực 800-1000 kg Sinh sản: Khoảng cách lứa đẻ 12-13 tháng Sữa: Sản lượng: 5000-10000 kg/chu kỳ Mỡ sữa: 3,2-3,5% Thịt: Thịt xẻ: 40-45% Thích nghi: chịu nóng và chịu đựng kham khổ kém, dễ cảm nhiễm bệnh tật; chỉ nuôi thích nghi tốt ở nhiệt độ dưới 20oC Bò Jersey • Nguồn gốc: Anh (đảo Jersey) • Màu lông: Vàng sáng hoặc sẫm, có thể có đốm trắng ở bụng, chân và đầu • Ngoại hình: Đầu nhẹ, mặt cong, mắt lồi, cổ thành dài và có yếm khá phát triển. Vai cao và dài. Ngực sâu, xương sườn dài. Lưng dài, rộng. Mông dài, rộng và phẳng. Bụng to, tròn. Bốn chân mảnh, khoảng cách giữa hai chân rộng. Đuôi nhỏ. Bầu vú phát triển tốt cả về phía trước và phía sau, tĩnh mạch vú to và dài. • Thể vóc: bò cái 350-400kg, bò đực 450-500kg • Sức sản xuất sữa: 3000-5000kg/chu kỳ; • mỡ sữa 4,5-5,2%, màu vàng, hạt to • Thích nghi: chịu nóng tốt hơn bò Holstein 20 CÁC GIỐNG BÒ THỊT Bò Brahman Nguồn gốc: Mỹ (kết quả lai 4 giống bò Zebu với nhau) Màu lông: trắng gio hoặc đỏ Sức sản xuất thịt: Trưởng thành bò đực năng 680- 900kg, bò cái nặng 450-630kg. Lúc 1 năm tuổi con đực năng khoảng 375kg, con cái nặng 260kg. Tăng trọng của bê đực từ 6-12 tháng tuổi khoảng 900-1000g/ngày. Tỷ lệ thịt xẻ: 52-58%. Nguồn gốc: bò thịt nhiệt đới được tạo ra ở Australia bằng cách lai giữa bò Shorthorn với bò Brahman. Màu lông: đỏ Sức sản xuất thịt: Trưởng thành bò đực nặng 820-1000kg, bò cái nặng 550-680kg. Lúc 1 năm tuổi con đực nặng 450kg, con cái nặng 325kg. Bê đực 6-12 tháng tuổi được nuôi dưỡng tốt cho tăng trọng 1000-1200g/ngày và cho tỷ lệ thịt xẻ 55-60% khi giết thịt lúc 14-16 tháng tuổi. Bò Drought Master Bò Charolais Nguồn gốc: Vùng Charolais của Pháp Màu lông: trắng ánh kem Ngoại hình: cân đối, thân rộng, mình dày, mông không dốc, đùi phát triển Sức sản xuất thịt: Bò đực trưởng thành nặng 1000-1400kg, bò cái 700-900kg. Nếu nuôi tốt, lúc 12 tháng tuổi bê đực đạt 450-540kg, bê cái 380kg. Trong giai đoạn 6-12 tháng tuổi bê có thể tăng trọng 1450-1550g/ngày. Giết thịt lúc 14-16 tháng tuổi, tỷ lệ thịt xẻ 65-69%. Bò Blanc Blue Belge (B.B.B.) Nguồn gốc: Bỉ Màu lông: trắng, xanh lốm đốm, Ngoại hình: cơ bắp rất phát triển Sức sản xuất thịt: Khi trưởng thành bò đực có khối lượng 1100-1200kg, bò cái 710-720kg. Nếu nuôi dưỡng tốt bê 1 năm tuổi bê đực nặng trung bình 480kg, bê cái 370- 380kg. Bê 6-12 tháng tuổi có tăng trọng bình quân 1300g/ngày. Bê đực nuôi dưỡng tốt giết thịt lúc 14- 16 tháng tuổi cho tỷ lệ thịt xẻ 66%. Trâu Mura Nguồn gốc: Ân độ, thuộc nhóm trâu sông (river buffalo) Ngoại hình * Đầu thanh, trán gồ, mắt con cái lồi, mũi rộng, hai lỗ mũi xa nhau. Tai to, mỏng, thường rủ xuống. Sừng cuốn kèn như sừng cừu * Yếm: không có * U vai: không phát triển * Mông nở * Bốn chân to, ngắn, bắp nổi rõ * Bầu vú rất phát triển, tĩnh mạch vú ngoằn ngoèo, nổi rõ Màu lông: toàn thân đen tuyền, riêng trán và đuôi thường có đốm trắng Trâu Mura Thể trọng: Sơ sinh: 35-40 kg Trưởng thành: cái 500-600 kg; đực 700-750 kg Sinh sản: 15-16 tháng/ lứa Sữa: 1500-1800kg/chu kỳ 9-10 tháng Mỡ sữa: 7-9% Thịt: Thịt xẻ: 48%; Sức kéo: Trung bình: 600-800N Thích nghi: khí hậu nóng ẩm • Các tính trạng chọn lọc cơ bản • Phương pháp chọn lọc đa tính trạng • Đánh giá trâu bò đực giống • Đánh giá trâu bò cái giống • Tổ chức chọn lọc và gây tạo trâu bò giống CHỌN LỌC TRÂU BÒ GIỐNG Các tính trạng chọn lọc cơ bản - Đối với trâu bò sữa: sản lượng sữa, hàm lượng mỡ, protein và vật chất khô trong sữa, thể trọng, kích thước và hình dạng bầu vú, hệ số ổn định của chu kỳ sữa, tốc độ thải sữa, hiệu quả sử dụng thức ăn, khả năng sinh sản, thời gian sử dụng, khả năng kháng bệnh, các đặc trưng cơ bản về ngoại hình thể chất, v.v. - Đối với trâu bò thịt: thể trọng, tỷ lệ thịt xẻ, tăng trọng hàng ngày, FCR, khối lượng mô cơ, các chỉ tiêu về chất lượng thịt (thành phần hoá học,nhiệt năng, tỷ lệ cơ, mỡ, xương, mô liên kết trong thân thịt), các chỉ tiêu về sinh sản, tính dễ đẻ, tập tính nuôi con và sức sản xuất sữa.v.v. 30 Phương pháp chọn lọc đa tính trạng - Chọn lọc lần lượt: Trong một vài thế hệ chỉ chọn lọc trên một tính trạng, đến khi đạt được mức độ dự định thì chuyển sang chọn lọc theo tính trạng khác. - Chọn lọc theo mức không phụ thuộc: Xác định yêu cầu tối thiểu cho mỗi tính trạng và những con có các chỉ tiêu vượt các giá trị tối thiểu đó thì được chọn lọc. - Chọn lọc theo dòng: Chọn lọc theo những tính trạng riêng ở những nhóm gia súc khác nhau nhằm tạo ra những dòng có sự phát triển tốt nhất của từng tính trạng, sau đó bằng cách lai chéo dòng nhằm phối hợp được những đặc điểm mong muốn. - Chọn lọc phối hợp các tính trạng có bổ sung: Trong mỗi thế hệ chọn làm giống những con phối hợp được toàn bộ hay đa số những tính trạng mong muốn, còn bổ sung những thiếu sót bằng cách cho giao phối những cá thể tốt nhất với những con có các chất lượng cần thiết. - Chọn lọc theo chỉ số: Đánh giá tổng hợp các tính trạng cần chọn lọc thành một chỉ tiêu tổng hợp (chỉ số). Đánh giá và chọn lọc đực giống 1. Đánh giá và chọn lọc theo nguồn gốc - Đánh giá sơ bộ về phẩm giống - Dự đoán về tiềm năng của con giống - Nguyên tắc ghép đôi giao phối ở bố mẹ và tổ tiên - Thông tin về anh em ruột thịt và nửa ruột thịt rất quan trọng 2. Đánh giá và chọn lọc theo bản thân - Ngoại hình thể chất, sinh trưởng, sức khoẻ - Số lượng và chất lượng tinh dịch 3. Đánh giá và chon lọc theo đời sau - So sánh SSX của con của các đực giống nuôi trong cùng điều kiện - So sánh SSX của con đực giống với bạn đàn - So sánh SSX của con gái với mẹ 4. Đánh giá và chọn lọc theo giá trị giống ước tính (EBV) - Phối hợp thông tin của nhiều thế hệ để ước tính giá trị giống cho từng tính trạng (EBV) - Phối hợp thông tin EBV từ nhiều tính trạng thành chỉ số chọn lọc + Chän ®èi tưîng: chØ nh÷ng con ®¹t yªu cÇu khi ®¸nh gi¸ vÒ nguån gèc vµ ngo¹i h×nh th× míi ®îc dù kiÓm tra qua ®êi sau. + Bª ®ùc ®ưîc nu«i ®Õn 14-15 th¸ng tuæi th× khai th¸c tinh cho phèi víi sè bß c¸i ®· chän + Trong khi chê kÕt qu¶ kiÓ tra, khai th¸c tinh dÞch lµm tinh ®«ng viªn/cäng r¹ dù tr÷ it nhÊt lµ 5000 liÒu/®ùc. + Bª c¸i (>30 con g¸i/®ùc gièng) ®Î ra ®uîc nu«i duìng tèt, ®Õn 18 th¸ng tuæi th× cho phèi gièng. §Õn khi c¸c con g¸i ®ùc gièng ®Î th× theo dâi søc s¶n xuÊt s÷a cña løa thø nhÊt. Dùa vµo kÕt qu¶ nµy ®Ó ®¸nh gi¸ gi¸ trÞ cña con ®ùc gièng. Tổ chức chọn lọc đực giống Mẹ đực giống Bố đực giống Đực hậu bị Chọn lọc theo ngoại hình và sinh trưởng Đực kiểm định Chọn lọc theo hoạt tính sinh dục, số lượng và chất lượng tinh Đực trưởng thành Loại thải sau khi khai thác đủ tinh dịch dự trữ Ngân hàng tinh Loại thải tinh HN Phối kiểm tra 120.000 bò cái 300 cái hạt nhân 150 bê 60 bê đực hậu bị Phối 1000 liều tinh mỗi đực 100 con gái/đực (tổng số 6000 con) Theo dõi sinh trưởng, sinh sản và SSX của các con gái Phối giống cho các con gái Hàng năm chọn 5 đực giống (loại thải 55 đực) 20 BÒ DỰC Đà KIỂM TRA 3 đực ngoại tốt nhất 4 đực nội tốt nhất Mô hình chọn lọc đực giống bò sữa của Ixraen Đánh giá và chọn lọc cái giống 1. Đánh giá và chọn lọc theo nguồn gốc - Đánh giá sơ bộ về phẩm giống - Dự đoán về tiềm năng của con giống - Nguyên tắc ghép đôi giao phối ở bố mẹ và tổ tiên - Thông tin về anh em ruột thịt và nửa ruột thịt rất quan trọng 2. Đánh giá và chọn lọc theo bản thân - Ngoại hình, thể chất, sinh trưởng, sức khoẻ - Khả năng sinh sản (tuổi phối lần đầu, tỷ lệ thụ thai, phối lại sau đẻ) - Sức sản xuất sữa 3. Đánh giá và chọn lọc theo đời sau Không thực hiện được trong thực tế 4. Đánh giá và chọn lọc theo chỉ số - Phối hợp thông tin của nhiều thế hệ để ước tính giá trị giống cho từng tính trạng (EBV) - Phối hợp thông tin EBV từ nhiều tính trạng thành chỉ số chọn lọc • Nhân giống thuần – Nhân giống theo dòng – Nhân giống hạt nhân hình tháp – Nhân giống hạt nhân có MOET • Lai giống – Lai giống kết thúc – Lai giống liên tục – Lai giống kết hợp NHÂN GIỐNG TRÂU BÒ Nhân giống theo dòng + Tạo dòng: Phát hiện cá thể có chất lượng tốt thông qua đánh giá chất lượng đời sau để làm con đầu dòng. Ghép đôi giao phối cẩn thận để có đàn con cháu của con đầu dòng đó đủ lớn hình thành nên dòng gia súc thuần có những chất lượng đặc thù nổi bật. + Tiêu chuẩn hoá hoá dòng và xây dựng nhóm hạt nhân của dòng thông qua chọn lọc những con đáp ứng được yêu cầu về ngoại hình thể chất và sức sản xuất theo tiêu chuẩn của dòng. + Ghép đôi giao phối giữa các cá thể đực và cái cùng dòng để duy trì và củng cố những đặc điểm tốt của dòng đó. Thông thường cho ghép đôi giao phối nội bộ dòng ở đời thứ ba (III- III) hoặc đời thứ ba với đời thứ tư (III-IV). + Nhân giống chéo dòng: Cho những các thể thuộc các dòng khác nhau giao phối với nhau nhằm phối hợp được nhiều đặc điểm tốt ở các dòng khác nhau nhằm mục đích kinh tế trực tiếp hay tạo dòng mới. Nhân giống hạt nhân hình tháp Đùc vµ c¸i gièng Đùc gièng Đùc gièng (TTNT) A: Nhân giống hạt nhân đóng Hạt nhân Các đàn nhân giống Các đàn thương phẩm Những con tốt nhất Những con tốt nhất Đùc vµ c¸i gièng Đùc gièng Đùc gièng (TTNT) B: Nhân giống hạt nhân mở 40 Nhân giống hạt nhân có MOET • Sử dụng công nghệ gây rụng nhiều trứng và cấy truyền phôi (MOET) cho phép tạo ra được nhiều bê nghé cùng một lúc từ mỗi bò mẹ • Áp dụng MOET trong nhân giống đàn hạt nhân để tăng tốc độ cải tiến di truyền nhanh hơn. • Mỗi năm chọn ra một số con đặc biệt xuất sắc và sử dụng công nghệ MOET để sản xuất ra nhiều bê cái và bê đực. • Số bê cái sau khi đẻ lứa đầu được bổ sung vào đàn hạt nhân. • Toàn bộ bê đực được nuôi dưỡng và được đánh giá giá trị giống trên cơ sở đánh giá thành tích của chị em gái (nhờ MOET tạo ra), từ đó chọn ra những con tốt nhất dùng cho sản xuất tinh đông lạnh. • Tinh của những đực giống này được dùng để phối cho đàn cái hạt nhân, đồng thời cũng được phối cho các đàn cái khác trong điều kiện sản xuất đại trà và có thể kiểm tra năng suất con gái của chúng trong điều kiện sản xuất. 45 Sử dụng bò loại thải nuôi lấy thịt • Trâu bò cái loại thải sau khi hết thời kỳ sinh sản hữu ích trong bất cứ hướng sản xuất nào cũng có thể tận thu để vỗ béo lấy thịt. • Trâu bò cày kéo loại thải cũng có thể đưa vào vỗ béo trước khi giết thịt. • Những bò này thường cho tăng trọng cao trong tháng đầu tiên đưa vào vỗ béo và sau đó mức tăng trọng giảm xuống. • Thịt bò loại thải được vỗ béo thoả đáng vẫn có chất lượng tốt và có thể sử dụng để chế biến món ăn khác nhau. Sử dụng các con giống đã được chọn lọc • Phụ thuộc vào các quyết định về cấu trúc di truyền của quần thể nhằm đạt được các mục tiêu nhân giống một cách tối ưu. • Quyết định này gồm: phạm vi sử dụng TTNT, đàn hạt nhân, vai trò của các giống/con lai khác nhau. • Các phưương pháp chọn phối cụ thể nhằm phát huy tốt nhất những phẩm chất quý của con giống. 53 Cấu trúc đàn Tái sản xuất đàn TỔ CHỨC ĐÀN Cấu trúc đàn • Cấu trúc (cơ cấu) đàn là tỉ lệ % các nhóm theo giới tính và độ tuổi trong một cơ sở chăn nuôi. • Xác định cơ cấu đàn tuỳ theo hướng sản xuất (sữa, thịt), ý nghĩa kinh tế (giống, thương phẩm), đặc điểm tự nhiên và kinh tế của mỗi vùng, điều kiện cụ thể của cơ sở; đồng thời phải tính đến nhiệm vụ phát triển chăn nuôi và sản phẩm, thành phần theo tuổi đàn, thời kì bán bê và loại thải bò cái. • Cơ cấu đàn thay đổi trong năm do có bê cái sinh ra, chuyển từ nhóm tuổi này sang nhóm tuổi khác, cũng như do loại thải và giết thịt. • Khi xác định cấu trúc đàn, số lượng đầu con trong các nhóm ít tuổi (bò tơ, bê trên và dưới 1 tuổi) phải nhiều hơn so với yêu cầu phải thay thế. • Xuất phát từ cấu trúc đàn, lập kế hoạch chu chuyển đàn, quyết định thời kì chuyển nhóm tuổi này vào nhóm tuổi khác, bán thịt, cũng như việc xuất nhập gia súc trong trại. • Trên cơ sở chu chuyển đàn lập kế hoạch sản xuất và nhu cầu thức ăn Ví dụ: Tổ chức và chu chuyển đàn của một cơ sở chăn nuôi bò thịt Bò cái tơ loại thai Bò cái loại thai hàng nam Bò cái sinh san Bò cái tơ Bê đực sau cai sưa đến 1 tuổi Bê cái sau cai sưa đến 1 tuổi Bê đực 13-18 tháng tuối Bê cái 13-18 tháng tuối Vỗ béo (3 tháng) Bán Bê bú sưa (5 tháng) Tái sản xuất đàn • Thời gian đưa con giống vào sử dụng – Ba yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thành thục sinh dục là khối lượng, tuổi và giống, trong đó khối lượng là yếu tố quyết định. – Thời gian đưa vào sử dụng quá sớm hay quá muộn đều không tốt. – Bò cái hậu bị vào thời điểm phối giống lần đầu cần đạt được 65-70% khối lượng trưởng thành (khoảng 15-18 tháng tuổi) • Thời gian phối giống lại sau khi đẻ – Để thu được tổng khối lượng bê tối đa trong cả một đời bò thì nó phải đẻ mỗi năm một lứa kể từ 2 năm tuổi  phối lại tháng thứ 2-3 sau đẻ. – Phụ thuộc tình trạng sức khoẻ, năng suất, các điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, hướng sản xuất, mùa vụ trong năm • Ghép đôi giao phối (chọn phối) a. Các nguyên tắc chọn phối b. Các phương pháp ghép đôi c. Các hình thức chọn phối • Phương thức phối giống a. Phối giống tự nhiên b. Phối giống nhân tạo QUẢN LÝ PHỐI GIỐNG Các nguyên tắc chọn phối - Xác định mục tiêu giống rõ ràng và tuân thủ phương pháp dự kiến để đạt mục tiêu đó thông qua nhân giống thuần hay lai tạo. - Đực giống phải có ưu thế di truyền cao hơn con cái ghép đôi. - Tăng cường sử dụng những con xuất sắc. - Củng cố di truyền ở đời sau những đặc điểm tốt có ở một hoặc hai bên bố mẹ. - Cải tiến ở đời sau những đặc điểm không thoả mãn ở bố mẹ. - Đưa vào đàn (dòng, giống) những đặc điểm mong muốn mới bằng cách sử dụng những con có những đặc tính mong muốn ở đàn cơ bản hay giống (dòng) khác. - Điều khiển mức độ đồng huyết nhằm không cho phép suy thoái cận huyết. - Phát hiện và sử dụng những phối hợp tốt nhất giữa những nhóm (về mặt di truyền) nào đó để ghép đôi lặp lại. Các phương pháp ghép đôi - Ghép đôi cá thể: Ghép đôi từng cá thể đực và cái cụ thể với nhau. - Ghép đôi theo nhóm: Đàn cái được chia thành các nhóm và mỗi nhóm cái được phối giống với một nhóm đực giống có phẩm chất di truyền cao hơn. Có thể phân ra hai loại: + Ghép đôi theo nhóm có phân biệt: Trong số đực giống của một nhóm có 1 con giữ vai trò chính còn những con khác đóng vai trò thay thế (dự trữ). + Ghép đôi theo nhóm đồng đều: Dùng 2-3 con đực giống tương tự về nguồn gốc và chất lượng giống cho ghép đôi với các nhóm cái. Phương pháp này có thể áp dụng để kiểm tra chất lượng di truyền của các đực giống. - Ghép đôi cá thể-nhóm: Mỗi nhóm cái được ghép đôi với 1 đực giống có chất lượng di truyền cao hơn. Các hình thức chọn phối • Chọn phối theo huyết thống – Giao phối đồng huyết – Giao phối không đồng huyết • Chọn phối theo tuổi – Tuổi của con vật có liên quan đến sức khoẻ, sức sản xuất, khả năng ổn định di t
Tài liệu liên quan