1. Lý luận chung về chính sách thương mại quốc tế
1.1. Khái niệm
Chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống các
nguyên tắc, biện pháp kinh tế, hành chính và pháp luật
dùng để thực hiện các mục tiêu đã xác định trong lĩnh
vực thương mại quốc tế của một nước trong thời kỳ nhất định.
29 trang |
Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 807 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chính sách thương mại quốc tế - Chương V: Tổng quan về chính sách thương mại quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG V: TỔNG QUAN
VỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG
MẠI QuỐC TẾ
Nội dung chương
Lý luận chung về chính sách thương mại quốc tế1
Các nguyên tắc điều chỉnh buôn bán quốc tế2
Các loại hình chính sách thương mại quốc tế3
Các công cụ của chính sách thương mại quốc tế4
1. Lý luận chung về chính sách
thương mại quốc tế
1.1. Khái niệm
Chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống các
nguyên tắc, biện pháp kinh tế, hành chính và pháp luật
dùng để thực hiện các mục tiêu đã xác định trong lĩnh
vực thương mại quốc tế của một nước trong thời kỳ
nhất định.
1. Lý luận chung về chính sách
thương mại quốc tế
1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu chính sách TMQT
Giúp rút ra những kinh nghiệm về xây dựng và tổ chức thực
hiện chính sách ngoại thương của đất nước một cách có
khoa học và hiệu quả nhất.
Nắm rõ chính sách ngoại thương của các nước mới tìm
cách xâm nhập và phát triển thị trường, chọn thị trường
thích hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại thương.
1. Lý luận chung về chính sách
thương mại quốc tế
Giúp các nhà lãnh đạo ở tầm vĩ mô xây dựng chính
sách đối ngoại song phương và đa phương phù hợp.
Đối với học viên: khái quát được chính sách thương mại
quốc tế trên thế giới và cụ thể những nước thường có
quan hệ mậu dịch với nước ta, từ đó có kiến thức cơ
bản để hiểu rõ hơn chính sách ngoại thương của nhà
nước, tạo điều kiện vận dụng làm tốt công tác chuyên
môn trong lĩnh vực ngoại thương.
1. Lý luận chung về chính sách
thương mại quốc tế
1.3. Các phương pháp áp dụng trong chính sách TMQT
Phương pháp tự định: Nhà nước tự mình quyết định các
biện pháp ngoại thương khác nhau với mức độ khác
nhau trong mối quan hệ buôn bán với nước ngoài.
Phương pháp thương lượng: Nhà nước thực hiện
thương lượng với các bên tham gia quan hệ buôn bán,
thỏa thuận, lựa chọn các biện pháp và mức độ áp dụng
nó vào quan hệ buôn bán lẫn nhau.
2. Các nguyên tắc điều chỉnh buôn
bán quốc tế
2.1. Nguyên tắc tương hỗ
Các bên dành cho nhau những ưu đãi và nhân nhượng
tương xứng nhau trong quan hệ mua bán.
Ngày nay, nguyên tắc này ít được áp dụng trong quan hệ
buôn bán giữa các nước
2.2. Nguyên tắc tối huệ quốc (Most Favoured Nation – MFN)
Khái niệm
2. Các nguyên tắc điều chỉnh buôn bán
quốc tế
Các bên tham gia trong quan hệ kinh tế quốc tế sẽ dành
cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém hơn những
ưu đãi mà mình đã hoặc sẽ dành cho các nước khác.
Cách thức áp dụng
- Áp dụng chế độ tối huệ quốc có điều kiện
- Áp dụng chế độ tối huệ quốc không điều kiện
Lưu ý: Các ngoại lệ khi áp dụng MFN
2. Các nguyên tắc điều chỉnh buôn bán
quốc tế
Chế độ tối huệ quốc dành cho các nước đang phát
triển – Chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập GSP
(Generalized System of Preference)
Nội dung của GSP:
- Giảm thuế hoặc miễn thuế quan đối với hàng nhập
khẩu từ các nước đang hoặc kém phát triển.
- GSP áp dụng cho các loại hàng công nghiệp thành
phẩm hoặc bán thành phẩm và hàng loạt các mặt
hàng công nghiệp chế biến
2. Các nguyên tắc điều chỉnh buôn bán
quốc tế
Đặc điểm của việc áp dụng GSP
- Không mang tính chất cam kết.
- GSP chỉ dành cho các quốc gia đang và kém phát triển.
Quy định đối với hàng hóa được hưởng GSP (3 điều
kiện)
- Điều kiện xuất xứ từ nước được hưởng
- Điều kiện về vận tải
- Điều kiện về giấy chứng nhận xuất xứ: Form A
2. Các nguyên tắc điều chỉnh buôn bán
quốc tế
2.3. Nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment – NT)
Các bên tham gia trong quan hệ thương mại quốc tế
cam kết dành cho hàng hóa, công dân hay doanh
nghiệp nước khác các ưu đãi trên thị trường nội địa
giống như các ưu đãi dành cho hàng hóa, công dân và
doanh nghiệp nước mình.
Ngoại lệ: Mua sắm chính phủ
3. Các loại hình chính sách thương mại
quốc tế
3.1. Phân loại theo mức độ tham gia của Nhà nước trong
điều tiết hoạt động ngoại thương
Chính sách bảo hộ mậu dịch
• Khái niệm: Là 1 hình thức trong chính sách TMQT trong
đó nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ
thị trường nội địa, bảo vệ nền sản xuất trong nước trước
sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.
• Biện pháp:
3. Các loại hình chính sách thương mại
quốc tế
- Đối với hàng nhập khẩu: giấy phép nhập khẩu, hạn
ngạch, hàng rào kỹ thuật, thuế quan d
- Đối với hàng xuất khẩu: giảm hoặc miễn các loại thuế
xuất khẩu, thuế lợi tức, trợ cấp xuất khẩu,d.
• Ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm:
- Nhược điểm:
3. Các loại hình chính sách thương mại
quốc tế
Chính sách mậu dịch tự do
• Khái niệm: Là 1 hình thức trong chính sách TMQT trong đó
nhà nước từng bước:
- giảm dần và tiến tới xóa bỏ những cản trở trong quan hệ
buôn bán với bên ngoài.
- không can thiệp trực tiếp vào quá trình điều tiết ngoại thương
mà mở cửa hoàn toàn thị trường nội địa để cho hàng hóa và
tư bản được tự do lưu thông giữa trong và ngoài nước.
3. Các loại hình chính sách thương mại
quốc tế
- tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển trên cơ
sở quy luật tự do cạnh tranh.
• Ưu, nhược điểm
- Ưu điểm:
- Nhược điểm:
3. Các loại hình chính sách thương mại
quốc tế
3.2. Phân loại theo cách tiếp cận của nền kinh tế quốc gia với
nền kinh tế thế giới
Chính sách hướng nội ( Inward Oriented Trade Policies)
• Khái niệm: Là chính sách mà nền kinh tế ít có quan hệ với
thị trường thế giới, phát triển tự lực cánh sinh bằng sự can
thiệp tuyệt đối của Nhà nước.
• Ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm
- Nhược điểm
3. Các loại hình chính sách thương
mại quốc tế
Chính sách hướng ngoại (Outward Oriented Trade
Policies)
• Khái niệm: là chính sách mà nền kinh tế lấy xuất khẩu
làm động lực để phát triển, tham gia vào quá trình phân
công lao động khu vực và quốc tế, chuyên môn hóa vào
sản xuất những sản phẩm mà quốc gia có lợi thế phát
triển.
• Ưu, nhược điểm:
4. Các công cụ của chính sách thương
mại quốc tế
4.1. Thuế quan
Khái niệm: Là một khoản tiền mà người chủ hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh phải nộp
cho hải quan là cơ quan đại diện cho nước chủ nhà.
Cách tính thuế
Thuế tính theo số lượng: là một số tiền nhất định
đánh vào từng đơn vị hàng nhập khẩu
Ví dụ : 3 USD/1 thùng dầu
4. Các công cụ của chính sách thương
mại quốc tế
Thuế tính theo giá trị: là loại thuế được tính bằng
một tỷ lệ nhất định đánh vào giá trị hàng nhập khẩu.
Ví dụ: thuế quan nhập khẩu xe tải của Mỹ là 25%
đánh vào giá trị xe tải
- Ở nước ta, cách tính thuế là căn cứ vào số lượng từng
mặt hàng thực tế nhân với giá tính thuế, nhân với
thuế suất của từng mặt hàng ghi trong biểu thuế.
- Lưu ý: Giá tính thuế nhập khẩu là giá CIF
4. Các công cụ của chính sách thương
mại quốc tế
Vai trò của thuế quan
Điều tiết xuất khẩu và nhập khẩu
Bảo hộ hàng nội địa
Tăng thu ngân sách nhà nước
Là công cụ phân biệt đối xử trong thương mại và gây áp
lực đối với bạn hàng
4. Các công cụ của chính sách thương
mại quốc tế
4.2. Một số công cụ phi thuế quan
Hạn ngạch nhập khẩu
- Hạn ngạch nhập khẩu có nghĩa là số lượng hàng hóa
hoặc giá trị hàng hóa mà Chính phủ một nước quy định
nhập khẩu nói chung hoặc từ một quốc gia cụ thể nào
đó trong một thời gian nhất định, thường là một năm.
- Phân loại : hạn ngạch tuyệt đối – hạn ngạch thuế quan
- So sánh với thuế quan?
4. Các công cụ của chính sách thương
mại quốc tế
Trợ cấp xuất khẩu
- Trợ cấp xuất khẩu là khoản tiền Chính phủ trả cho
một công ty hay một cá nhân đưa hàng ra bán ở
nước ngoài .
- Trợ cấp xuất khẩu có thể là theo khối lượng (một
lượng trợ cấp cố định đối với mỗi đơn vị), hay theo
giá trị (một tỷ lệ nào đó của giá trị xuất khẩu).
(Giống thuế quan)
- Trợ cấp có tác động ngược lại với thuế quan
4. Các công cụ của chính sách thương
mại quốc tế
Chống bán phá giá
Thế nào là bán phá giá?
Một sản phẩm được coi là “phá giá” nếu giá xuất khẩu thấp hơn
giá trị thông thường của sản phẩm đó ở nước xuất khẩu.
Phương pháp xác định bán phá giá
- Giá xuất khẩu của sản phẩm < trị giá thông thường của sản
phẩm tương tự được tiêu thụ tại nước xuất khẩu. Trị giá thông
thường của sản phẩm tương tự được xác định theo qui tắc:
trung thực, cùng một mức độ và ở cùng một thời điểm.
4. Các công cụ của chính sách thương
mại quốc tế
- Giá xuất khẩu của sản phẩm < mức giá có thể so
sánh được của sản phẩm tương tự được xuất khẩu
sang một nước thứ ba thích hợp
- Trường hợp nước xuất khẩu được xác định là có nền
kinh tế “phi thị trường” thì bán phá giá được xác định
bằng cách so sánh giá xuất khẩu với giá trị cấu thành
của hàng hóa tương tự được sản xuất tại nước thứ ba,
có nền kinh tế thị trường và mức độ phát triển tương
đương.
4. Các công cụ của chính sách thương
mại quốc tế
Tiêu chí áp dụng biện pháp chống bán phá giá
- Một sản phẩm được coi là “phá giá” nếu giá xuất
khẩu thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm
đó ở nước xuất khẩu.
- Có sự thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa
- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập
khẩu bán phá giá với thiệt hại của ngành sản xuất
nội địa
- Một số tiêu chí khác
4. Các công cụ của chính sách thương
mại quốc tế
Biện pháp chống bán phá giá
- Biện pháp tạm thời: nước nhập khẩu có thể áp dụng một
mức thuế chống bán phá giá tạm thời. Tiền thu thuế
chống bán phá giá tạm thời sẽ được hoàn lại nếu mức
thuế cuối cùng được quyết định thấp hơn mức thuế tạm
thời.
- Cam kết về giá: Nhà xuất khẩu đưa ra cam kết sửa lại giá
và việc xuất khẩu trong tương lai sẽ được bán ở mức
không thể gây tổn thương cho công nghiệp nội địa của
nước nhập khẩu.
4. Các công cụ của chính sách thương
mại quốc tế
- Quyết định đánh thuế chống bán phá giá: Nước nhập
khẩu áp đặt một mức thuế quan đặc biệt đánh vào
việc nhập khẩu các hàng hóa bán phá giá; số lượng
thuế chống bán phá giá được xác định riêng biệt cho
từng nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất; các nhà xuất
khẩu thuộc quốc gia bị đánh thuế bán phá phá không
tham gia vụ kiện sẽ phải chịu mức thuế nhập khẩu cao
hơn các nhà xuất khẩu tham gia vụ kiện.
4. Các công cụ của chính sách thương
mại quốc tế
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Trợ cấp tín dụng xuất khẩu
Tỷ giá hối đoái
Hàng rào hành chính và kỹ thuật: Cấm nhập
khẩu, giấy phép XNK, Hàng rào kỹ thuật về công
nghệ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm,
nguồn gốc xuất xứ, môi trường, .