Bộ môn Phát triển kỹ năng được thành lập vào ngày 13 tháng 6 năm 2007 theo
quyết định số 507/QĐ-ĐHTL-TCTB của Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi góp
phần thực hiện mục tiêu đào tạo trong chiến lược phát triển của trường. Nhiệm vụ
của bộ môn là nghiên cứu, giảng dạy các môn học kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy phê phán nhằm trang bị cho sinh viên những
kiến thức, kỹ năng cơ bản giúp sinh viên học tập và làm việc hiệu quả.
Trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, bên cạnh việc vững
vàng về kiến thức chuyên môn thì việc thành thạo các kỹ năng mềm là không thể
thiếu được và ngày càng quan trọng đối với người học. Các kỹ năng cần thiết có thể
đề cập đến như: kỹ năng tư duy, kỹ năng tự học, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết
trình, kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác. Nếu rèn luyện được các kỹ năng thành
thạo, các bạn sinh viên sẽ đạt kết quả cao hơn trong học tập và có nhiều cơ hội hơn
trong cuộc sống.
Để phục vụ cho việc học tập của sinh viên, bộ môn Phát triển kỹ năng đã biên
soạn bài giảng môn học Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm. Bài giảng gồm 3
chương chính sau:
- Chương 1: Kỹ năng giao tiếp
- Chương 2: Kỹ năng làm việc nhóm
- Chương 3: Hướng dẫn tiểu luận
122 trang |
Chia sẻ: thuychi11 | Lượt xem: 957 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng chuẩn kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
BỘ MÔN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
----------
BÀI GIẢNG CHUẨN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ LÀM VIỆC NHÓM
Hà Nội, tháng 9/2011
LỜI NÓI ĐẦU
Bộ môn Phát triển kỹ năng được thành lập vào ngày 13 tháng 6 năm 2007 theo
quyết định số 507/QĐ-ĐHTL-TCTB của Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi góp
phần thực hiện mục tiêu đào tạo trong chiến lược phát triển của trường. Nhiệm vụ
của bộ môn là nghiên cứu, giảng dạy các môn học kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy phê phán nhằm trang bị cho sinh viên những
kiến thức, kỹ năng cơ bản giúp sinh viên học tập và làm việc hiệu quả.
Trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, bên cạnh việc vững
vàng về kiến thức chuyên môn thì việc thành thạo các kỹ năng mềm là không thể
thiếu được và ngày càng quan trọng đối với người học. Các kỹ năng cần thiết có thể
đề cập đến như: kỹ năng tư duy, kỹ năng tự học, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết
trình, kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác. Nếu rèn luyện được các kỹ năng thành
thạo, các bạn sinh viên sẽ đạt kết quả cao hơn trong học tập và có nhiều cơ hội hơn
trong cuộc sống.
Để phục vụ cho việc học tập của sinh viên, bộ môn Phát triển kỹ năng đã biên
soạn bài giảng môn học Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm. Bài giảng gồm 3
chương chính sau:
- Chương 1: Kỹ năng giao tiếp
- Chương 2: Kỹ năng làm việc nhóm
- Chương 3: Hướng dẫn tiểu luận
Tham gia biên soạn bài giảng gồm có các giảng viên thuộc bộ môn Phát triển
kỹ năng:
- TS. Đặng Tùng Hoa, chủ biên
- ThS. Đoàn Thị Hường
- ThS. Vũ Huy Vĩ
- ThS. Phạm Thị Phương Thảo
- ThS. Phạm Thị Hải Yến
- ThS. Vũ Thị Vân Anh
- ThS. Trương Thị Hương
- CN. Trần Thị Hải Yến
- CN. Bùi Thị Phương Thảo
Nhóm tác giả xin cảm ơn PGS. TS. Lê Đức Ngọc, Giám đốc Trung tâm Kiểm
định, Đo lường và Đánh giá chất lượng giáo dục đã có những góp ý qúy báu để bộ
môn hoàn thiện bài giảng.
Bộ môn xin chân thành cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện cho bộ môn hoàn
thành cuốn bài giảng này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn chưa đáp
ứng được các yêu cầu của độc giả và còn có những sai sót nhất định. Chúng tôi rất
mong nhận được sự góp ý của Quý độc giả.
Các ý kiến đóng góp xin gửi về:
Bộ môn Phát triển kỹ năng.
Khoa Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Thủy Lợi
175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
ĐT : 04.38522982
hoặc hộp thư: bmphattrienkynang@wru.edu.vn; dangtunghoa@wru.edu.vn
MỤC LỤC
Chương 1: Kỹ năng giao tiếp 1
I. Khái quát về giao tiếp 1
1. Khái niệm giao tiếp 1
2. Vai trò của giao tiếp 2
3. Phân loại giao tiếp 4
4. Rào cản trong giao tiếp 6
5. Nguyên tắc trong giao tiếp 7
6. Phong cách giao tiếp 9
II. Các kỹ năng giao tiếp cơ bản 13
1. Kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp 13
1.1.Khái niệm ấn tượng ban đầu trong giao tiếp 13
1.2. Tầm quan trọng của ấn tượng ban đầu trong giao tiếp 13
1.3. Các kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu 14
1.4. Nghi thức giao tiếp 17
2. Kỹ năng lắng nghe 22
2.1. Khái niệm nghe và lắng nghe 22
2.2. Vai trò của lắng nghe 23
2.3. Những yếu tố cản trở việc lắng nghe 23
2.4. Các kiểu nghe và cấp độ nghe 25
2.5. Các kỹ năng khác trong lắng nghe hiệu quả 29
3. Kỹ năng phản hồi trong giao tiếp 34
3.1. Khái niệm phản hồi 34
3.2. Ý nghĩa của phản hồi 34
3.3. Các cách phản hồi 34
3.4. Nguyên tắc phản hồi 35
3.5. Kỹ năng phản hồi hiệu quả 37
4. Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản 43
4.1. Khái niệm giao tiếp bằng văn bản 43
4.2. Lợi ích của giao tiếp bằng văn bản 43
4.3. Bố cục của văn bản 45
4.4. Một số lưu ý chọn từ ngữ và văn phong 46
4.5. Các hình thức giao tiếp bằng văn bản 47
III. Kỹ năng thuyết trình 50
3.1. Khái niệm thuyết trình 50
3.2. Chuẩn bị buổi thuyết trình 50
3.3. Cấu trúc bài thuyết trình 54
3.4. Một số kỹ năng trong thuyết trình 59
Chương II: Kỹ năng làm việc nhóm 73
I. Khái quát về làm việc nhóm 73
1.1. Khái niệm làm việc nhóm 73
1.2. Ý nghĩa của làm việc nhóm 77
1.3. Nguyên tắc làm việc nhóm 79
1.4. Các giai đoạn phát triển nhóm 80
II. Kỹ năng làm việc nhóm 82
2.1. Kỹ năng lãnh đạo 82
2.2. Kỹ năng quản lý mâu thuẫn trong nhóm 88
2.3. Kỹ năng tổ chức và điều hành cuộc họp nhóm 96
Chương III: Quy trình thực hiện tiểu luận 100
I. Yêu cầu của tiểu luận 100
1.1. Yêu cầu về nội dung 100
1.2. Yêu cầu về hình thức 101
1.3. Yêu cầu về phương pháp 101
II. Các bước thực hiện tiểu luận 102
III. Tài liệu tham khảo và phụ lục 104
Tài liệu tham khảo 115
Danh mục các bảng và hình
Danh mục các bảng
STT Tên bảng
Trang
Bảng 01: Phân biệt nghe và lắng nghe
22
Bảng 02: Một số loại công cụ trực quan sử dụng trong thuyết trình
68
Bảng 03: Phân biệt giữa tổ và nhóm làm việc
74
Bảng 04: So sánh giữa người lãnh đạo truyền thống và hiện đại
83
Danh mục các hình
STT Tên bảng
Trang
Hình 01: Mô hình nghe và lắng nghe
22
Hình 02: Chu trình lắng nghe
29
Hình 03: Mô hình tổ làm việc
73
Hình 04: Các thành phần của giao tiếp trong nhóm
75
Hình 05: Mô hình 4M của người lãnh đạo 84
Chương I: KỸ NĂNG GIAO TIẾP
I. KHÁI QUÁT VỀ GIAO TIẾP
1. Khái niệm giao tiếp
Mỗi con người sinh ra và lớn lên trong một xã hội nhất định. Trong quá trình
sống, con người có rất nhiều mối quan hệ khác nhau (quan hệ gia đình, quan hệ
công việc, quan hệ bạn bè) và nhiều nhu cầu khác nhau (nhu cầu trao đổi thông tin,
trao đổi kinh nghiệm, nhu cầu chia sẻ tình cảm, ...). Tất cả những mối quan hệ và
những nhu cầu đó được thực hiện thông qua hoạt động giao tiếp.
Có thể tóm tắt như sau: giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin giữa các
chủ thể tham gia thông qua các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm đạt
được mục đích nhất định.
Giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin vì hoạt động giao tiếp luôn diễn
ra hai chiều: truyền thông tin - nhận thông tin - phản hổi. Chẳng hạn người A gửi
cho người B một thông điệp. Người B nhận được sẽ gửi lại cho người A một thông
điệp. Đến đây, người B lại đóng vai trò người gửi, người A lại đóng vai trò người
nhận. Như vậy vai của của nhận và người gửi luôn hoán đổi cho nhau.
Để giao tiếp được với nhau, các chủ thể giao tiếp phải nhờ đến các phương
ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Ngôn ngữ gồm lời nói, chữ viết; phi ngôn ngữ gồm có
cử chỉ, hành động, thái độ, nét mặt, ánh mắt, nụ cười... Kết hợp ngôn ngữ và phi
ngôn ngữ sẽ đem lại hiệu quả cao trong giao tiếp.
Mỗi cuộc giao tiếp đều có những mục đích nhất định. Mục đích ở đây có thể
là trao đổi công việc, hay chia sẻ tình cảm, hay giải trí...
Căn cứ vào khái niệm giao tiếp, chúng ta có thể sơ đồ hoá quá trình giao tiếp
như sau:
1
Nguồn: Bộ môn Phát triển kỹ năng (2009)
- Người gửi: người phát đi thông điệp (có thể là người nói hoặc người viết)
- Người nhận: người tiếp nhận thông điệp
- Thông điệp: thông tin mà các chủ thể giao tiếp muốn trao đổi với nhau
- Mã hoá: việc chuyển tải những ý nghĩ thành thông điệp dưới dạng ngôn
ngữ và phi ngôn ngữ.
- Kênh: cách liên lạc giữa người gửi và người nhận.
- Giải mã: quá trình người nhận lý giải để hiểu thông điệp của người gửi.
- Phản hồi: là việc người nhận đáp lại thông tin của người gửi.
- Nhiễu: những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giao tiếp
2. Vai trò của giao tiếp
2.1. Giao tiếp là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của con người
Con người hay bất cứ loài động vật nào cũng không thể tồn tại được nếu tách
biệt với đồng loại. Câu chuyện về hai bé gái Kamala và Amala ở Ấn Độ là một
minh chứng. Kamala và Amala bị lạc vào trong rừng khi còn rất nhỏ. Sau nhiều
năm sống trong rừng, Kamala và Amala đã được các nhà thám hiểm tìm thấy và đưa
2
trở về xã hội loài người. Nhưng khi trở về với xã hội loài người, Kamala và Amala
đã không thích nghi được, sau một thời gian ngắn thì cả hai đều chết.
Xã hội loài người không thể phát triển được nếu thiếu hoạt động giao tiếp.
Thông qua hoạt động giao tiếp, con người chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm
sống, kinh nghiệm sản xuất. Chẳng hạn như kinh nghiệm chăn nuôi gia súc, gia
cầm; kinh nghiệm trồng các loại cây trái; kinh nghiệm chế tác các loại dụng cụ lao
động; kinh nghiệm chế biến các loại thực phẩm; kinh nghiệm nhận biết và điều trị
các loại bệnh.
Như vậy, giao tiếp làm phong phú thêm sự hiểu biết, vốn sống, kinh nghiệm
của mỗi người, giúp cho con người tồn tại và phát triển.
2.2. Giao tiếp là phương tiện để con người chia sẻ thông tin, tình cảm
Con người luôn có nhu cầu được chia sẻ những thông tin mình biết và muốn
biết. Để thực hiện được được điều đó, không có cách nào khác là con người phải
nhờ đến phương tiện giao tiếp. Giao tiếp giúp cho con người có thể chia sẻ bất cứ
thông tin nào. Nếu chúng ta muốn biết loài cây này trồng như thế nào thì có thể hỏi
nhà sinh vật học, muốn biết bài toán này giải thế nào thì có thể người giáo viên dạy
toán, muốn biết máy móc này vận hành như thế nào thì có thể hỏi người kĩ sư chế
tạo ra nó.
Mỗi con người đều có nhiều mối quan hệ khác nhau. Khi mối quan hệ phát
triển tốt, con người cảm thấy vui; khi mối quan hệ xấu đi, con người cảm thấy buồn.
Đã là con người ai cũng có nhu cầu được chia sẻ những tâm tư, tình cảm của mình
với người khác. Bởi vì niềm vui được chia sẻ thì niềm vui sẽ tăng lên gấp bội, nỗi
buồn được chia sẻ thì nỗi buồn sẽ vơi đi.
2.3. Giao tiếp là môi trường con người hoàn thiện nhân cách
Trong tiếng Hán có một chữ “nhân” có nghĩa là “lòng nhân từ” - một phẩm
chất đạo đức tốt đẹp của con người. Chữ này do hai chữ “nhân” (nghĩa là người) và
“nhị” (nghĩa là hai) cấu thành. Cách cấu tạo như thế cho ta một thông điệp “muốn
đánh giá một người thì phải xem cách giao tiếp ứng xử của người đó với những
người khác”. Quả đúng vậy, nếu một người không giao tiếp với ai thì sẽ không biết
mình là người thế nào. Thông qua giao tiếp với những người khác, con người nhận
thức được thế nào là tốt, thế nào là xấu, học hỏi ở nhau những điều hay lẽ phải, loại
bỏ những điều chưa đúng để hoàn thiện mình. Như vậy giúp cho con người hoàn
thiện nhân cách.
3
3. Phân loại giao tiếp
3.1. Căn cứ vào phương thức giao tiếp
Giao tiếp trực tiếp
Giao tiếp trực tiếp là cách giao tiếp trong đó các chủ thể giao tiếp trực tiếp
gặp gỡ, trao đổi với nhau. Điển hình của loại hình giao tiếp này là các cuộc phỏng
vấn tuyển dụng, các cuộc hội đàm song phương, các buổi hội thảo,
Giao tiếp trực tiếp là loại hình giao tiếp thông dụng nhất, vì nó có nhiều ưu
điểm như:
- Thông tin truyền - nhận nhanh chóng;
- Thấy được hình thức, thái độ của nhau;
- Thông tin có độ chính xác, tin cậy cao;
- Hai bên có thể trao đổi được nhiều vấn đề;
- Có thể điều chỉnh nội dung, cách trình bày.
Bên cạnh những ưu điểm trên, giao tiếp trực tiếp cũng có một số hạn chế:
- Không gian giao tiếp bị giới hạn
- Các chủ thể giao tiếp dễ bị chi phối bởi yếu tố ngoại cảnh.
Giao tiếp gián tiếp
Giao tiếp gián tiếp là cách giao tiếp trong đó các chủ thể giao tiếp trao đổi
thông tin với nhau thông qua người thứ ba hoặc qua các phương tiện truyền tin: điện
thoại, thư từ
Ưu điểm của loại hình giao tiếp này là các đối tượng giao tiếp có thể giao
tiếp với nhau trong một khoảng không gian rộng. Ví dụ người ta có thể trao đổi
thông tin với nhau ở hai nửa địa cầu nhờ điện thoại, e-mail...
Tuy nhiên loại hình giao tiếp này cũng có một số hạn chế: sự phản hồi thông
tin thường rất chậm, chủ thể giao tiếp thường không thấy được vẻ mặt của người
đối thoại, không biết họ đang làm gì, trong hoàn cảnh nào...
3.2. Căn cứ vào hình thức tổ chức giao tiếp
Giao tiếp chính thức
Giao tiếp chính thức là giao tiếp mang tính công vụ, tuân theo những quy
định cụ thể. Ví dụ: hội họp, mít tinh, đàm phán giữa các tổ chức...
4
Trong giao tiếp chính thức, nội dung giao tiếp thường được ấn định trước,
chuẩn bị trước, vì vậy tính chính xác của thông tin khá cao. Giao tiếp chính thức đòi
hỏi chủ thể của cuộc giao tiếp phải chuẩn bị công phu nội dung cần trao đổi và phải
có kỹ năng nói lưu loát, trôi chảy. Muốn vậy, cần phải có vốn từ ngữ phong phú và
sự hiểu biết sâu rộng về vấn đề cần trao đổi.
Giao tiếp không chính thức
Giao tiếp không chính thức là giao tiếp không theo sự quy định nào cả, nó
mang nặng tính cá nhân. Ví dụ: lãnh đạo trò chuyện riêng với nhân viên, bạn bè nói
chuyện với nhau...
Hình thức giao tiếp này có ưu điểm: không khí giao tiếp chân tình, cởi mở,
giúp hiểu biết lẫn nhau.
Giao tiếp không chính thức thành công sẽ góp phần vào sự thành công của
giao tiếp chính thức.
3.3. Căn cứ vào phạm vi giao tiếp
Cá nhân – cá nhân
Giao tiếp giữa hai cá nhân với nhau là giao tiếp chỉ có 2 người tham gia. Ví
dụ: hai người bạn trò chuyện với nhau, người bán hàng trao đổi với khách hàng...
Cá nhân – nhóm
Đây là kiểu giao tiếp giữa một người với nhiều người. Ví dụ: trưởng nhóm
trao đổi với các thành viên trong nhóm, lãnh đạo nói chuyện với các nhân viên,,
giảng viên với sinh viên
Nhóm – nhóm
Đây là kiểu giao tiếp giữa các nhóm xã hội với nhau, như giao lưu văn nghệ,
thể thao các phòng ban trong công ty, đàm phán giữa phái đoàn các nước...
3.4. Căn cứ vào phương tiện giao tiếp
Giao tiếp ngôn ngữ
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng của con người. Ngôn ngữ giúp
chúng ta có thể truyền đi bất kì một thông điệp nào, như miêu tả sự vật hiện tượng, trao
đổi công việc, bày tỏ tình cảm... Ngôn ngữ được thể hiện dưới hai dang: nói và viết.
- Ngôn ngữ nói: gồm có ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại. Ngôn
ngữ đối thoại diễn ra ở một người với một người khác hoặc một người với một số
5
người khác. Ngôn ngữ độc thoại là hình thức một người nói cho số đông nghe mà
không có chiều ngược lại, vì vậy người nói phải chuẩn bị kỹ. Ngôn ngữ nói có hiệu
quả cao trong các trường hợp:
+ Thông tin cần truyền đạt nhanh
+ Muốn có sự phản hồi ngay
+ Thể hiện cảm xúc
+ Không cần phải ghi chép lại
- Ngôn ngữ viết: Là ngôn ngữ hướng vào người khác, được biểu đạt bằng chữ
viết và thu nhận bằng thị giác. Ngôn ngữ viết có hiệu quả cao trong các trường hợp:
+ Thông tin cần được lưu giữ để tham khảo, sử dụng trong tương lai
+ Thông tin (các hợp đồng, thỏa thuận) cần được lưu giữ để làm căn cứ tổ
chức thực hiện, giám sát công việc và giải quyết tranh chấp (nếu có) sau này
+ Thông tin cần được giữ bí mật.
+ Những điều tế nhị, khó nói bằng lời
Giao tiếp phi ngôn ngữ
Thay vì dùng lời nói, giao tiếp sử dụng những cử chỉ, hành động, thái độ để
ngầm truyền đi quan điểm của mình. Trong giao tiếp, giao tiếp phi ngôn ngữ chiếm
từ 55-65%, giao tiếp ngôn ngữ chỉ chiếm 7%, sự kết hợp giữa giao tiếp ngôn ngữ và
phi ngôn ngữ chiếm khoảng 38%. Giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ ít khi tách
rời nhau, mà thường bổ sung cho nhau. Để giao tiếp hiệu quả, chủ thể giao tiếp phải
biết kết hợp giữa ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
4. Rào cản trong giao tiếp
4.1. Rào cản chủ quan
Không phải cuộc giao tiếp nào cũng diễn ra một cách suôn sẻ, thành công,
mà có nhiều khi gặp trở ngại, thất bại. Vậy có những yếu tố nào ảnh hưởng tiêu cực
đến quá trình giao tiếp? Những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc giao tiếp thì có rất
nhiều, nhưng có thể chia làm hai nhóm yếu tố: yếu tố chủ quan và khách quan. Chúng
ta có thể gọi những yếu tố là những cản chủ quan và những rào cản khách quan.
Rào cản chủ quan là những rào cản xuất phát từ chính chủ thể giao tiếp. Rào
cản chủ quan bao gồm:
- Thái độ không thiện chí, không hợp tác, tự cao, tự đại, bảo thủ hoặc tự ti
6
- Nội dung giao tiếp không phù hợp: nhiều, khó hiểu, không hấp dẫn
- Cách trình bày không thu hút: dài dòng, khó hiểu, từ địa phương, đơn
điệu...
- Tâm sinh lý không tốt: mệt mỏi, căng thẳng, ốm đau
- Ngoại hình không ưa nhìn; trang phục, trang sức, trang điểm không phù
hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.
4.2. Rào cản khách quan
Rào cản khách quan là những rào cản bên ngoài hoặc là do đối tượng giao
tiếp. Rào cản khách quan bao gồm:
- Bất đồng ngôn ngữ
- Bất đồng văn hoá
- Môi trường không thuận lợi (tiếng ồn, khói, bụi, nóng, lạnh, mưa, nắng...)
- Thái độ không hợp tác của đối tượng giao tiếp
5. Nguyên tắc trong giao tiếp
5.1. Khái niệm nguyên tắc giao tiếp
Nguyên tắc giao tiếp là hệ thống những quy tắc giao tiếp ứng xử được xã hội
thừa nhận là chuẩn mực và con người cần phải tuân theo.
5.2. Các nguyên tắc trong giao tiếp
Nguyên tắc tôn trọng đối tượng giao tiếp
Tôn trọng đối tượng giao tiếp là tôn trọng phẩm giá, tâm tư nguyện vọng và
những khác biệt về văn hoá của nhau. Trong quá trình giao tiếp, các cá nhân đều là
chủ thể, bình đẳng với tất cả mọi người trong các quan hệ xã hội. Mặt khác mỗi
người có đặc điểm tâm lý riêng biệt (nhận thức, tình cảm, thái độ...) cần được tôn
trọng đó là chưa nói độ tuổi, giới tính, địa vị xã hội người này có thể khác với người
kia. Tôn trọng người khác chính là tôn trọng mình. Tôn trọng tuổi tác, địa vị xã hội,
giới tính, nhân cách... người đối thoại sẽ tạo ra ở họ niềm tin, sẽ cởi mở hơn trong
giao tiếp. Để đạt những điều trên, cần lưu ý một số điểm sau:
- Chúng ta phải hiểu tâm lý của đối tác khi đến giao tiếp, dành thời gian để
tìm hiểu mục đích của đối tượng giao tiếp, đồng thời trong hoạt động giao tiếp này,
mình cần đạt được mục đích gì.
7
- Trong quá trình giao tiếp, chúng ta phải đặt mục tiêu sao cho mục đích của
mình đạt và lợi ích của đối tượng tham gia giao tiếp (đối tác) cũng được thỏa mãn
một phần hay toàn bộ. Có như vậy thì việc giao tiếp mới đem lại kết quả cao.
Ngược lại, nếu trong giao tiếp chúng ta chỉ chú trọng tới lợi ích của mình mà không
chú ý tới hoặc gạt bỏ hoàn toàn lợi ích của đối tác thì hoạt động giao tiếp này chưa
hẳn đã là thành công (ngay cả khi kết quả được phía bên kia chấp thuận).
- Trong trường hợp lợi ích của đối tượng giao tiếp không được thỏa mãn thì
chúng ta cũng cần phải tỏ thái độ cảm thông, chia sẻ chứ không nê có thái độ hiếu
thắng hoặc thờ ơ.
Tôn trọng nhân cách cũng có nghĩa là coi họ là một con người, có đầy đủ các
quyền con người và được bình đẳng trong các mối quan hệ xã hội.
Nguyên tắc thiện chí trong giao tiếp
Thiện chí trong giao tiếp là sự tin tưởng ở đối tượng giao tiếp, luôn nghĩ tốt
về họ; dành những tình cảm tốt đẹp và đem lại niềm vui cho đối tượng giao tiếp,
luôn động viên, khuyến khích họ làm việc tốt.
Nguyên tắc thiện chí trong giao tiếp đòi hỏi khi giao tiếp phải biết đặt lợi ích
của đối tượng giao tiếp lên trên lợi ích bản thân, không tính toán thiệt hơn, suy bì
với thành công hay chế giễu sự thất bại của người khác. Cần tin tưởng ở đối tượng
giao tiếp, chân thành, cởi mở, biết quan tâm đến người khác là những điều rất quan
trọng. Ngoài ra, công bằng trong nhận xét, đánh giá, có sự khuyến khích động viên,
trong hành vi ứng xử luôn hướng tới cái thiện và hành thiện cũng rất cần thiết.
Nguyên tắc đồng cảm trong giao tiếp
Chủ thể giao tiếp cần biết đặt bản thân mình vào vị trí của đối tượng giao
tiếp để biết được tâm tư, tình cảm, thái độ của họ, trên cơ sở đó có thể lựa chọn cách
ứng xử phù hợp. Không nên bắt người khác phải suy nghĩ và hành động như mình.
Chủ thể giao tiếp cần phải biết vui với niềm vui của đối tượng giao tiếp và đồng
thời biết chia sẻ nỗi buồn của họ để động viên, khuyến khích kịp thời. Phải hiểu bản
chất vấn đề giao tiếp thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ, thái độ. Biết khen, chê
đúng lúc, đúng mức và chân thành. Sự đồng cảm sẽ giúp chủ thể chiếm được niềm
tin, tình cảm trong giao tiếp.
Những nguyên tắc trong giao tiếp trên nhằm mục đích nâng cao hiệu quả
trong quá trình giao tiếp. Vấn đề cơ bản nhất là chúng ta phải biết vận dụng các
nguyên tắc đó vào trong những trường hợp cụ thể một cách linh hoạt và phù hợp thì
8
mới thành công. Điều này lại phụ thuộc rất nhiều vào những năng lực và phẩm chất
của mỗi người khi giao tiếp.
6. Phong cách giao tiếp
6.1. Khái niệm phong cách giao tiếp
Trong cuộc sống, ở mỗi con người hay mỗi nhóm người dần dần