Bài giảng Chứng khoán và thị trường chứng khoán

NỘI DUNG MÔN HỌC: CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CHƯƠNG II. CHỨNG KHOÁN CHƯƠNG III. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN CHƯƠNG IV. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CHƯƠNG V. GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

pdf97 trang | Chia sẻ: thuychi11 | Lượt xem: 776 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chứng khoán và thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.BÀI GiẢNG CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN GiẢNG VIÊN: TH.SỸ BÙI HUY TÙNG - ĐHNH.TPHCM  NỘI DUNG MÔN HỌC: CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CHƯƠNG II. CHỨNG KHOÁN CHƯƠNG III. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN CHƯƠNG IV. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CHƯƠNG V. GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN  Tài liệu tham khảo: Giáo trình thị trường chứng khoán  Câu hỏi ôn tập thị trường chứng khoán  Luật doanh nghiệp 2005  Luật chứng khoán 2006 .CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I. GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I. GIỚI THIỆU VỀ TT TÀI CHÍNH 1. Khái niệm thị trường tài chính 2. Bản chất của thị trường tài chính 3. Chức năng của thị trường tài chính 4.Cấu trúc (phân loại) thị trường tài chính 5. Các công cụ của thị trường tài chính 6. Các trung gian tài chính 1. Khái niệm thị trường tài chính  Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động cung, cầu vốn cũng như các giấy tờ có giá. Hay nói cách khác:  Thị trường tài chính là nơi diễn ra sự luân chuyển vốn từ những người có vốn nhàn rỗi tới những người thiếu vốn. 2. Bản chất của thị trường tài chính  Các chủ thể luôn tồn tại 2 hiện tượng khách quan: các nguồn tiết kiệm và nhu cầu về vốn.  Người có cơ hội đầu tư lại thiếu vốn, người có vốn nhàn rỗi lại không có cơ hội đầu tư → hình thành một cơ chế chuyển đổi từ tiết kiệm sang đầu tư, được thực hiện trên TTTC.  Người thiếu vốn huy động bằng PH các chứng khoán (CCTC hay TSTC)  Người dư vốn, thay vì đầu tư vào máy móc, thiết bị, sẽ đầu tư vào các CCTC (TSTC) được PH bởi người cần vốn.  TTTC là nơi mua bán, trao đổi các chứng khoán. 3. Chức năng của thị trường tài chính Dẫn vốn từ những nơi thừa vốn sang những nơi thiếu vốn Hình thành giá của các tài sản tài chính  Tạo tính thanh khoản cho tài sản tài chính Giảm thiểu chi phí tìm kiếm và chi phí thông tin Ổn định và điều hòa lưu thông tiền tệ.  Dẫn vốn từ những nơi thừa vốn sang những nơi thiếu vốn  Là chức năng kinh tế chủ yếu của TTTC  Thông qua hoạt động của các chủ thể, các nguồn tài chính luân chuyển để cung và cầu về vốn gặp nhau → làm tăng quá trình chuyển các nguồn tiết kiệm thành đầu tư.  Dẫn vốn từ những nơi thừa vốn sang những nơi thiếu vốn(tt)  Người vay vốn  Hộ gia đình  DN  CP Thị trường Tài chính Các tr/gian tài chính (vốn) (vốn) (vốn) (vốn) (vốn)(vốn) (vốn)  Người cho vay  Hộ gia đình  DN  CP (vốn) Tài chính gián tiếp Tài chính trực tiếp  Dẫn vốn từ những nơi thừa vốn sang những nơi thiếu vốn(tt)  Người tiết kiệm – cho vay: Chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình, tuy nhiên, các DN, CP và người nước ngoài khi có tiền dư thừa đem cho vay.  Người đi vay: Chủ yếu là DN và CP, song cá nhân, hộ gia đình và người nước ngoài cũng đi vay.  Dẫn vốn từ những nơi thừa vốn sang những nơi thiếu vốn(tt) Các dòng vốn chảy từ người cho vay sang người đi vay qua hai kênh: Ở kênh gián tiếp: các chủ thể thừa vốn cung ứng vốn gián tiếp cho người thiếu vốn thông qua các TGTC (các NH, các TCTD) Ở kênh trực tiếp: các chủ thể dư vốn trực tiếp chuyển vốn cho các chủ thể thiếu vốn bằng cách mua các TSTC trực tiếp do các chủ thể thiếu vốn PH thông qua các TTTC. Hình thành giá của các tài sản tài chính  Sự tác động qua lại giữa người mua và người bán hình thành giá TSTC và lợi tức của TSTC được xác định. Mức lợi tức mà các NĐT yêu cầu là yếu tố thúc đẩy DN gọi vốn.  Giá cả của TSTC là tín hiệu cho biết vốn được phân bổ như thế nào. Tạo tính thanh khoản cho TS tài chính  TTTC tạo môi trường để NĐT có thể bán các TSTC.  Nếu thiếu tính thanh khoản, buộc NĐT phải nắm giữa công cụ nợ tới khi đáo hạn, hoặc nắm giữ công cụ vốn tới khi CT bị phá sản hay giải thể.  Các TSTC đều có tính thanh khoản nhưng mức độ là không giống nhau.  Giảm thiểu c/phí tìm kiếm, c/phí thông tin Để có giao dịch, người mua và người bán phải tìm được nhau, phải tốn tiền và thời gian cho quảng cáo và tìm đối tác – là những chi phí tìm kiếm. Chi phí thông tin gắn liền với việc nhận định các giá trị đầu tư, tức là khối lượng và tính chắc chắn của dòng tiền dự kiến thu được. Khi có TTTC sẽ tập trung được khối lượng và giá trị lớn, thông tin đầy đủ, nhanh chóng cho phép giảm thiểu những chi phí.  Ổn định và điều hòa lưu thông tiền tệ  Thông qua mua bán TP, TPKB, của NHTW trên TTTC, CP tạo ra nguồn thu bù đắp thiếu hụt và kiểm soát LP.  NHTW mua bán ngoại tệ trên TTNH để điều chỉnh lượng cung cầu ngoại tệ giúp CP ổn định TGHĐ. 4. Cấu trúc (phân loại) TTTC Căn cứ vào thời gian luân chuyển vốn ◙ Thị trường tiền tệ ◙ Thị trường vốn Căn cứ vào cách thức huy động vốn ◙ Thị trường nợ ◙ Thị trường vốn cổ phần Các vào tính chất của việc PH các CCTC ◙ Thị trường sơ cấp ◙ Thị trường thứ cấp  Căn cứ vào t/gian luân chuyển vốn ◙ Thị trường tiền tệ ◙ Thị trường vốn ◙ Thị trường tiền tệ Khái niệm thị trường tiền tệ Đặc trưng của thị trường tiền tệ Các loại thị trường tiền tệ  Khái niệm thị trường tiền tệ  TTTT là thị trường mua bán, trao đổi các CCTC (TSTC) ngắn hạn, thường < 1 năm.  Thông qua TTTT, các nguồn vốn nhàn rỗi được dẫn từ nơi thừa sang nơi thiếu.  Là nơi để NHTW thực thi nghiệp vụ thị trường mở nhằm kiểm soát tiền dự trữ của các NHTM và điều tiết tiền cung ứng.  Đặc trưng của thị trường tiền tệ  Các công cụ của TTTT có tính thanh khoản cao, độ rủi ro thấp, khả năng sinh lợi thấp và tương đối ổn định.  Hoạt động của TTTT chủ yếu diễn ra trên thị trường tín dụng (TTTD), do đó giá cả hình thành trên thị trường này được biểu hiện thông qua LSTDNH.  Các loại thị trường tiền tệ  TTTD: các HĐTD của NHTM huy động và cho vay ngắn hạn.  Thị trường liên NH: giải quyết nhu cầu vốn tạm thời giữa các NH với nhau trước khi NHTM vay chiết khấu tại NHTW.  TTCK ngắn hạn: giao dịch mua bán, chuyển nhượng và trao đổi các GTCG ngắn hạn như TPKB, KPNH, CCTG tiết kiệm,  TTNH: giao dịch, mua bán, chuyển nhượng, vay và cho vay bằng ngoại tệ, sự tác động qua lại giữa cung-cầu trên TTNH hình thành và ảnh hưởng đến TGHĐ – một biến số quan trọng của nền KT. ◙ Thị trường vốn Khái niệm thị trường vốn Đặc trưng của thị trường vốn Các loại thị trường vốn  Khái niệm thị trường vốn  Là thị trường mua bán, trao đổi các CCTC trung và dài hạn, thường >1 năm.  Đặc trưng của thị trường vốn  CCTC trên thị trường vốn có tính thanh khoản kém.  Khả năng rủi ro cao, khả năng sinh lợi cao.  Vai trò chủ yếu của TTV là cung cấp tài chính cho các khoản đầu tư dài hạn.  Các loại thị trường vốn  Thị trường chứng khoán  Thị trường vay nợ trung và dài hạn  Thị trường tín dụng thuê mua (cho thuê tài chính).  Thị trường cho vay đầu tư BĐS . Căn cứ vào cách thức huy động vốn ◙ Thị trường nợ ◙ Thị trường vốn cổ phần ◙ Thị trường nợ  Là thị trường mua bán các công cụ nợ như TP, CCTG, TPKB, TPCP, các khoản cho vay, Trong đó, người mua (đầu tư) trở thành chủ nợ, người PH trở thành con nợ.  Đặc trưng của các công cụ nợ:  Có kỳ hạn nhất định  Có số lượng  Có lãi suất  Thị trường nợ phụ thuộc rất lớn vào biến động LS. ◙ Thị trường vốn cổ phần  Là thị trường mua bán các công cụ góp vốn như cổ phiếu của CTCP hay CCĐT của quỹ đầu tư.  Người mua (đầu tư) trở thành người góp vốn, người bán trở thành CTPH.  Đặc trưng: các công cụ không có kỳ hạn, chỉ có thời điểm PH, không có ngày đáo hạn.  Người mua thu hồi vốn bằng cách bán trên thị trường hoặc khi CTPH giải thể hoặc phá sản.  TTVCP chủ yếu phụ thuộc vào HĐKD của CTPH. ◙ Phân biệt thị trường vốn cổ phần và thị trường nợ  T/trường vốn cổ phần  Thị trường nợ Người mua là người góp vốn, họ trở thành thành viên (chủ sở hữu) của CTPH Không có thời hạn Không ghi lãi suất Khi CTPH kinh doanh thua lỗ, thì không phải trả cổ tức Được quyền tham gia biểu quyết Khả năng sinh lợi cao, khả năng rủi ro cao Khi CTPH bị phá sản thì không được ưu tiên Người mua là người cho CTPH vay nợ, họ trở thành chủ nợ Có thời hạn nhất định Có ghi lãi suất Khi CPPT kinh doanh thua lỗ thì vẫn phải trả tiền lãi Không được tham gia biểu quyết Khả năng sinh lợi thấp, khả năng rủi ro thấp Khi CTPH bị phá sản thì được ưu tiên Các vào t/chất của việc PH các CCTC ◙ Thị trường sơ cấp ◙ Thị trường thứ cấp ◙ Thị trường sơ cấp  Là thị trường cấp một, trong đó các CCTC được PH lần đầu tiên và được bán cho những người đầu tiên mua chúng.  Việc PHCK lần đầu được tiến hành theo phương thức đấu giá với sự trợ giúp của CTCK làm nhiệm vụ BLPH. ◙ Thị trường thứ cấp (TTT/C) Là thị trường cấp hai, giao dịch các CCTC sau khi được PH trên TTSC. TTT/C không làm thay đổi nguồn vốn của TCPH mà chỉ chuyển vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Hoạt động của TTT/C diễn ra trong phạm vi rộng hơn với tổng mức lưu chuyển vốn lớn hơn rất nhiều so với TTSC. TTT/C làm cho các CCTC có tính lỏng cao hơn, tạo thuận lợi cho PH trên TTSC, tạo động lực phát triển TTSC. 5. Các công cụ của TTTC  Các công cụ của TT tiền tệ  Các công cụ trên TT vốn  Các công cụ của TT tiền tệ ◙ Tín phiếu kho bạc ◙ Thương phiếu ◙ Chứng chỉ tiền gửi và tiết kiệm ◙ Kỳ phiếu ngân hàng ◙ Tín phiếu kho bạc Là công cụ vay nợ ngắn hạn trong năm tài khóa của CP do KBNN PH, thường định kỳ 3, 6, 9 tháng, LS thấp, nhưng an toàn và thanh khoản cao nên được ưa chuộng. Là công cụ nắm giữ chủ yếu của NHTM, để thu lợi tức và quan trọng hơn, dùng nó như tiền dự trữ cấp hai. NHTW cũng sử dụng công cụ này để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở nhằm điều chỉnh lượng tiền cung ứng ra lưu thông và kiểm soát TTTD. ◙ Thương phiếu Thương phiếu là một loại giấy nhận nợ đặc biệt mà người giữ nó có quyền đòi tiền khi đến hạn, gồm:  Hối phiếu: là phiếu ghi nợ do người bán ký phát cho người mua, yêu cầu phải trả tiền khi đến hạn cho người bán hoặc bất cứ người nào xuất trình HP (người thụ hưởng).  Lệnh phiếu: là giấy nhận nợ do người mua ký phát trao cho người bán, người mua cam kết trả tiền khi đến hạn cho người thụ hưởng. ◙ Chứng chỉ tiền gửi và tiết kiệm  Là giấy chứng nhận về việc gửi tiền, là một công cụ vay nợ của NH.  Người nắm giữ không được rút tiền trước khi đến hạn mà chỉ có thể bán lại trên TTT/C.  Là công cụ quan trọng trong việc tạo nguồn vốn và tính thanh khoản cho NH. ◙ Kỳ phiếu ngân hàng  Các công cụ trên TT vốn ◙ Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư ◙ Trái phiếu ◙ Các khoản tín dụng thế chấp ◙ Các khoản tín dụng trung-dài hạn ◙ Các công cụ phái sinh ◙ Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư  CP là giấy chứng nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với thu nhập và TS của CTCP.  Cổ phiếu gồm nhiều loại: CPPT, CPƯĐ cổ tức, CPƯĐ biểu quyết,  CCQ là một loại CK do CTQLQ đại diện cho một QĐTCK PH, xác nhận quyền hưởng lợi của NĐT.  CP và CCQ có bản chất giống nhau.  Sự phân biệt giữa CP và CCQ là sự khác biệt về việc sử dụng vốn sau khi phát hành. ◙ Trái phiếu  Là giấy chứng nhận nợ vay vốn của CTPH đối với chủ thể cho vay.  Hàng kỳ CTPH phải trả cho người nắm giữ một khoản tiền (lợi tức) và khi đáo hạn phải hoàn trả khoản vốn ban đầu (MG).  Có nhiều loại TP: TPCT, TPCP, TP đô thị, TP có thể chuyển đổi, ◙ Các khoản tín dụng thế chấp  Là các khoản cho vay để mua nhà ở, đất đai, BĐS, và dùng chính TS này làm thế chấp. ◙ Các khoản tín dụng trung-dài hạn  Là các khoản cho vay trung, dài hạn của NHTM hoặc các CTTC cho người tiêu dùng hoặc các DN vay.  Chúng không được giao dịch trên TTT/C nên tính thanh khoản rất thấp. ◙ Các công cụ phái sinh  Chứng khoán phái sinh là chứng khoán được hình thành và tồn tại phụ thuộc vào một loại chứng khoán khác.  Các chứng khoán phái sinh như trái phiếu có thể chuyển đổi, quyền tiên mãi (quyền ưu tiên mua trước), 6. Các trung gian tài chính  Khái niệm trung gian tài chính  Các loại hình trung gian tài chính  Vai trò của trung gian tài chính  Khái niệm trung gian tài chính  TGTC là những tổ chức làm cầu nối giữa những chủ thể cầu vốn và những chủ thể cung vốn trên TTTC  Các TGTC PH các CCTC để thu hút vốn. Mức chênh lệch mà TGTC nhận được giữa LS cho vay với LS huy động vốn chính là chi phí trung gian hay hoa hồng trung gian.  Khi những người có vốn ký thác vốn vào TGTC, gọi là ĐTGT; còn khi TGTC đầu tư số vốn này, gọi là ĐTTT.  Các loại hình trung gian tài chính ◙ Các tổ chức nhận tiền gửi ◙ Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng ◙ Các trung gian đầu tư ◙ Các tổ chức nhận tiền gửi (TCTD)  Đây là các TGTC lớn nhất trên TTTC xét theo phạm vi hoạt động và khả năng về vốn.  Huy động vốn bằng cách mở TK séc và TK tiết kiệm cho KH, và sử dụng để cho vay theo nhiều hình thức hoặc ĐTCK.  Thu nhập: từ các khoản cho vay, từ ĐTCK, từ các khoản phí.  Các tổ chức này gồm: Các NHTM, các hiệp hội tiết kiệm và cho vay, các NH tiết kiệm và các hiệp hội tín dụng. ◙ Các t/chức tiết kiệm theo hợp đồng  Là các TGTC huy động vốn dựa trên cơ sở hợp đồng theo định kỳ.  Chúng có thể dự đoán tương đối chính xác các khoản tiền sẽ thanh toán nên không phải lo lắng về việc thiếu vốn.  Chúng có thể đầu tư vào các loại CK dài hạn như TPCP, CP, các khoản cho vay cầm cố  Chúng gồm: CTBH, quỹ hưu trí.  Công ty bảo hiểm (CTBH)  Là những TGTC thực hiện thanh toán khi có rủi ro BH xảy ra, với khoản đóng góp trước của KH.  CTBH huy động vốn từ PBH của KH và sử dụng phần lớn số tiền đó để đầu tư.  CTBH cũng có thể đầu tư vào CP song không nhiều do rủi ro cao.  Thu nhập của CTBH là phần chênh lệch giữa khoản phí và các khoản chi trả, các khoản lợi tức từ đầu tư.  Quỹ hưu trí  Thiết lập để thanh toán cho người lao động khi về hưu.  Chủ thể thành lập: các DNTN; các CQNNTW hoặc ĐP; các nghiệp đoàn; các cá nhân có nhu cầu.  Đặc điểm quỹ: TS rất kém tính thanh khoản - là hợp đồng tiền hưu trí.  TS này không được đem sử dụng, dù chỉ là để thế chấp cho một khoản vay, cho đến khi về hưu.  Lợi thế của quỹ: đóng góp của ông chủ, một phần đóng góp của người lao động, thu nhập từ TS của quỹ, và được đóng thuế chậm.  Về thực chất, đây là một hình thức trả công của ông chủ mà người làm công không bị đánh thuế cho đến khi rút số tiền này.  Nó khuyến khích người làm công ở lại với DN. ◙ Các trung gian đầu tư Công ty tài chính (CTTC) Quỹ tương hỗ Quỹ tương hỗ TTTT  Công ty tài chính (CTTC)  CTTC huy động vốn bằng cách bán các thương phiếu hoặc PH CP, TP, và cho người tiêu dùng vay. Một số CTTC được một CT mẹ thành lập để bán TS của CT mình.  CTTC không được huy động tiền gửi không kỳ hạn và không được thực hiện dịch vụ thanh toán.  Quỹ tương hỗ  Huy động vốn bằng cách bán CCQ cho các cá nhân và đầu tư vào danh mục CP và TP đã được đa dạng hóa.  Các quỹ này được quản lý bởi một CTQLQ. Một CTQLQ có thể quản lý nhiều quỹ để đa dạng hóa đầu tư do mỗi quỹ thường chỉ đầu tư một số loại CK.  Quỹ tương hỗ TTTT  Nó mang các đặc trưng của quỹ tương hỗ nhưng được phép mở TK tiền gửi.  Được phép bán CP để huy động vốn và sử dụng chúng để mua các công cụ an toàn và có tính thanh khoản cao trên TTTT.  LS của các TS này được thanh toán định kỳ cho CĐ.  Vai trò của các trung gian tài chính ◙ Chuyển đổi thời gian đáo hạn của các công cụ tài chính ◙ Giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hóa đầu tư ◙ Giảm thiểu chi phí hợp đồng và chi phí xử lý thông tin ◙ Cung cấp một cơ chế thanh toán ◙ Chuyển đổi thời gian đáo hạn của các công cụ tài chính  Người gửi tiền và người đi vay đều có thể lựa chọn được thời gian thích hợp.  Nhờ các TGTC mà cả NĐT và người đi vay đều có thể lựa chọn những thời hạn thích hợp với mục đích của mình. ◙ Giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hóa đầu tư  “Trứng không bỏ vào một giỏ”.  Thông qua các công ty đầu tư.  Loại hình TGTC càng phong phú, các SP tài chính do chúng tạo ra càng đa dạng.  CTĐT có thể đầu tư nhiều loại CK, vào nhiều loại hình đầu tư nhằm đa dạng hóa và giảm rủi ro.  Đây không chỉ là ưu thế của các TGTC và còn là lợi ích KT quan trọng của các TTTC. ◙ Giảm thiểu chi phí hợp đồng và chi phí xử lý thông tin  NĐT phải có những kỹ năng đánh giá khoản đầu tư, phân tích khả năng lợi nhuận, mức độ rủi ro của các TSTC cũng như của toàn bộ khoản mục đầu tư.  NĐT cá nhân thường hạn chế những kỹ năng này.  Họ thường phải thuê người viết hợp đồng, làm phát sinh chi phí.  Để xác nhận mức độ tin cậy và xử lý những thông tin thu thập được về TS và về TCPH, NĐT phải bỏ ra thời gian và chi phí - là người xử lý thông tin.  Các TGTC có thể giảm thiểu các chi phí do có ưu thế về tínhtập trung, chuyên môn hóa, quy mô lớn ◙ Cung cấp một cơ chế thanh toán  Thông qua việc thanh toán không dùng tiền mặt tại các TGTC.  Ngày nay, các giao dịch thường không dùng tiền mặt, mà sử dụng séc, thẻ tín dụng hoặc chuyển tiền điện tử, và một số TGTC cung cấp những phương thức thanh toán này.  Thanh toán không dùng tiền mặt trở thành một chức năng quan trọng của TGTC. II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1. Lịch sử hình thành và phát triển TTCK 2. Bản chất và chức năng của TTCK 3. Các chủ thể tham gia TTCK 4. Các nguyên tắc hoạt động của TTCK 5. Cấu trúc và phân loại TTCK 6. Cơ chế điều hành và giám sát TTCK 7. Sự hình thành và phát triển TTCK ở VN 1. L/sử hình thành và phát triển TTCK  TTCK ban đầu phát triển tự phát vào giữa TK XV tại những thành phố trung tâm buôn bán ở phương Tây, từ những nhóm nhỏ trở thành khu chợ riêng  Cuối TK XV, khu chợ trở thành “thị trường” với những quy ước và hình thành những quy tắc bắt buộc chung cho tất cả thành viên tham gia  Năm 1453 hình thành phiên chợ đầu tiên tại TP Bruges, Bỉ với từ tiếng Pháp: “Bourse” có nghĩa là “mậu dịch thị trường” hay “Sở giao dịch”  Năm 1547 chuyển sang Auvers, Bỉ  Giữa TK XVI thành lập mậu dịch thị trường London, kế tiếp tại Pháp, Đức, Bắc Âu... 1. L/sử hình thành, phát triển TTCK(tt)  Phát triển mạnh cả về lượng lẫn chất nên phân thành nhiều thị trường: TT giao dịch HH, TT hối đoái, TT giao dịch các hợp đồng tương lai và TTCK  Các giao dịch ban đầu diễn ra ngoài trời với ký hiệu giao dịch bằng tay  Năm 1921, tại Mỹ giao dịch ngoài trời chuyển vào nhà, hình thành SGDCK  Các giao dịch thủ công kết hợp với máy vi tính và chuyển dần sang hệ thống giao dịch điện tử  Lịch sử TTCK trải qua  1875-1913: TTCK phát triển mạnh  29/10/1929 (ngày thứ Năm đen tối): TTCK khủng hoảng  19/10/1987 (ngày thứ Hai đen tối): TTCK khủng hoảng  Cho đến nay có khoảng 160 SGDCK. 2. Bản chất và chức năng của TTCK  Bản chất của TTCK  Chức năng của TTCK  Bản chất của TTCK  TTCK là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán.  TTCK là nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm.  TTCK là định chế tài chính trực tiếp.  Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành hoặc quyền sở hữu.  Chức năng của TTCK ◙ Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế ◙ Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng ◙ Tạo tính thanh khoản cho các CK ◙ Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp ◙ Tấm gương phản chiếu, đánh giá hoạt động của nền kinh tế ◙ Huy động vốn đ.tư cho nền k.tế  Các CTPH phát hành chứng khoán để huy động vốn  Nhà đầu tư mua chứng khoán ◙ C.cấp m.trường đ.tư cho công chúng  Các CK rất phong phú, khác nhau về tính chất, thời hạn, mức độ rủi ro.  Công chúng có thể lựa chọn đầu tư phù hợp. ◙ Tạo tính thanh khoản cho các CK  Nhà đầu tư có thể chuyển đổi các CK thành tiền mặt hoặc các loại CK khác.  Nếu không có TTCK thì NĐT phải nắm giữ CK đó tới khi đáo hạn hay TCPH bị giải thể hay phá sản. ◙Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp  Hoạt động của TTCK phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là hoạt động của doanh nghiệp.  Doanh nghiệp phát
Tài liệu liên quan