Microsoft Excel là một phần mềm trong bộ Microsoft Office của hãng Microsoft, Excel thực sự là một công cụ rất hữu ích để quản lý các dữ liệu không quá lớn và những tính toán, đánh giá hàng ngày trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Excel có các đặc tính và ứng dụng tiêu biểu sau:
54 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1948 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng chương 5: Microsoft excel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
105
Chương 5
Microsoft EXCEL
Microsoft Excel là một phần mềm trong bộ Microsoft Office của hãng Microsoft,
Excel thực sự là một công cụ rất hữu ích để quản lý các dữ liệu không quá lớn và
những tính toán, đánh giá hàng ngày trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Excel có các đặc
tính và ứng dụng tiêu biểu sau:
Thực hiện được nhiều phép tính từ đơn giản đến phức tạp.
Tổ chức và lưu trữ thông tin dưới dạng bảng như bảng lương, bảng kết toán,
bảng thanh toán, bảng thống kê, bảng dự toán,...
Khi có thay đổi dữ liệu, bảng tính tự động tính toán lại theo số liệu mới.
Thao tác trên bảng tính có thể tạo ra các báo cáo tổng hợp hoặc phân tích có
kèm theo các biểu đồ, hình vẽ minh họa,...
5.1. Các thao tác cơ bản
1. Khởi động, thoát khỏi Excel
Khởi động Excel:
Dùng lệnh Start | Programs | Microsoft Excel
Ngoài cách khởi động trên, ta còn có thể khởi động Ms. Excel theo các cách
sau:
Click biểu tượng Excel trên màn hình nền.
Click biểu tượng Excel trên Start Menu.
Thoát khỏi Excel: Nên ghi lại tập tin soạn thảo trước khi thoát, nếu không
Ms. Excel sẽ hỏi:
- Chọn Yes nếu muốn ghi.
- Chọn No nếu không muốn ghi.
- Chọn Cancel nếu muốn hủy lệnh
thoát.
Các cách thoát :
Click nút Close ở góc trên phải màn
hình.
Dùng lệnh File | Exit.
Double click biểu tượng của chương trình ở góc trên trái màn hình.
Nhấn tổ hợp phím Alt + F4.
106
2. Màn hình Excel
Menu Bar (thực đơn ngang): Thanh chứa tên các mục lệnh chính của Excel,
mỗi mục trên Menu Bar ứng với một Menu Popup (thực đơn dọc). Thao tác để
mở một Menu Popup là click vào tên mục hoặc nhấn tổ hợp phím Alt + ký tự
đại diện của tên mục.
Standard (thanh công cụ chuẩn): chứa các biểu tượng, nút điều khiển thực
hiện các chức năng thông dụng như ghi nội dung tập tin vào đĩa, mở tập tin ...
Formatting (thanh định dạng): chứa các biểu tượng, nút điều khiển dùng cho việc
định dạng dữ liệu bảng tính như loại font chữ, cỡ font, canh lề ...
Formula (thanh công thức): hiển thị toạ độ ô hiện hành, nút huỷ bỏ (Cancel), nút
chọn (Enter), nút chọn hàm, nội dung dữ liệu của ô hiện hành.
Toạ độ ô Cancel Enter Nội dung dữ liệu của ô
Drawing (thanh vẽ): chứa các công cụ để vẽ hình.
Để hiển thị hay ẩn các thanh công cụ, ta dùng lệnh View | Toolbars, sau đó
click đánh dấu hoặc bỏ dấu check tại các mục tương ứng.
Title Bar Menu Bar Standard Formatting
Status bar Drawing
Formula
Row Border
Column Border
107
Workbook: cửa sổ chứa nội dung tập tin. Tên tập tin hiện trên thanh tiêu đề cửa sổ
với phần mở rộng định sẵn là XLS. Tên tập tin Workbook mặc nhiên là Book# (#
là số thứ tự tương ứng với những lần mở tập tin). Các thành phần của Workbook là:
- ĐƯỜNG VIỀN NGANG (Column Border): ghi ký hiệu cột từ trái sang
phải theo chữ cái A, B, C,...,Y, Z, AA, AB,..., IV. Cột (Column) là một tập
hợp những ô theo chiều dọc. Độ rộng mặc nhiên là 9 ký tự (có thể thay đổi
trị số này từ 0 đến 255). Có tổng cộng 256 cột.
- ĐƯỜNG VIỀN DỌC (Row Border): ghi số thứ tự dòng từ trên xuống
dưới. Dòng (Row) là một tập hợp những ô theo chiều ngang. Chiều cao
mặc nhiên là 12.75 chấm điểm (có thể thay đổi trị số này từ 0 đến 409). Có
tổng cộng 65536 dòng.
- Ô (Cell): giao của một dòng với một cột. Địa chỉ của một ô xác định bởi
cột trước dòng sau, ví dụ: B6 là địa chỉ của ô nằm trên cột B, dòng thứ 6.
Ô hiện hành (Select cell) là ô có khung viền quanh.
- VÙNG BẢNG TÍNH : bao gồm một hoặc nhiều ô đứng liền nhau, tên của
vùng được xác định bởi tên của ô ở góc trên bên trái và tên của ô ở góc
dưới phải của vùng, phân cách tên hai ô bằng dấu hai chấm (:). Ví dụ:
vùng B2:D6.
108
- BẢNG TÍNH (Sheet): là một bảng gồm có 256 cột và 65536 dòng. Tên
bảng tính mặc nhiên là Sheet# (# là số thứ tự). Một tập tin Excel thông
thường có 3 bảng tính. Ta có thể quy định số Sheet trong một tập tin
Workbook bằng lệnh Tools | Options, chọn lớp General:
Chọn số lượng sheet trong mục Sheets in new workbook (có thể lên đến
255).
Trong lớp General ta cũng có thể chọn phông chữ và cỡ chữ ngầm định
cho các Sheet.
- Status Bar: dòng chứa chế độ làm việc hiện hành hay ý nghĩa lệnh hiện
hành của bảng tính và các tình trạng hiện hành của hệ thống như
NumLock, Capslock,...
Các chế độ làm việc thông thường gồm:
Ready: sẵn sàng nhập dữ liệu.
Enter : đang nhập dữ liệu.
Point : đang ghi chép công thức tham chiếu đến một địa chỉ.
Edit : đang điều chỉnh dữ liệu hay công thức trong ô hiện hành.
Chọn chế độ này bằng cách di chuyển đến ô muốn điều chỉnh và gõ
phím F2.
- Trên bảng tính, con trỏ chuột là hình chữ thập rỗng, con trỏ ô là một khung chữ
nhật bao xung quanh một ô, ô có con trỏ gọi là ô hiện hành.
3. Làm việc với tập tin Excel
a. Tạo tập tin mới:
Click biểu tượng New trên thanh Standard
để tạo nhanh một tập tin mới, hoặc sử dụng lệnh
File | New.
b. Mở một tập tin Excel đã có trên đĩa:
- Dùng lệnh File | Open (hoặc click biểu tượng trên thanh Standard) để
mở cửa sổ Open.
109
- Trong cửa sổ Open, chọn ổ đĩa và thư mục chứa tập tin muốn mở trong
khung Look in.
- Click chọn tập tin Excel và click nút Open.
c. Lưu tập tin vào đĩa:
Click biểu tượng trên thanh Standard hoặc
dùng lệnh File | Save
- Nếu là lưu lần đầu Excel sẽ mở hộp thoại Save
As (Theo mặc định tên sẽ là Book1.xls hoặc
Book2.xls ...), nếu không phải lần đầu Excel sẽ
tự động lưu mà không thông báo gì.
- Trong trường hợp tập tin đã lưu rồi nhưng bạn
muốn lưu với tên khác thì chọn lệnh File | Save
As. Hộp thoại Save As:
110
- Nếu bạn muốn bảo mật tập tin,
bạn có thể đặt mật khẩu cho tập
tin nhằm không cho người khác
mở tập tin của mình. Trong hộp
thoại Save As, bạn chọn Tools |
General Options. Hộp thoại
Save Option hiển thị:
Always create backup: tạo
ra một tập tin dự phòng trước khi lưu.
Password to open: tạo mật khẩu mở tập tin
Password to modify: tạo mật khẩu để lưu tập tin
Read only recommended: đặt thuộc tính chỉ đọc cho tập tin
4. Cách nhập dữ liệu
Để nhập dữ liệu vào ô nào bạn click chuột vào ô đó để chọn, hoặc dùng các phím
mũi tên trên bàn phím để di chuyển ô chọn. Tuỳ loại dữ liệu mà bạn có những
cách nhập khác nhau. Khi nhập xong gõ Enter hoặc dùng các phím mũi tên để di
chuyển đến các ô khác.
Các kiểu dữ liệu : Trong một ô chỉ có thể chứa một kiểu dữ liệu. Kiểu dữ liệu phụ
thuộc vào ký tự đầu tiên gõ vào.
a. Kiểu số (Number). Ký tự đầu tiên gõ vào là các chữ số từ 0 đến 9, các dấu +
- . ( $. Một số được nhập vào ở chế độ mặc định hiển thị ở bên phải của ô và
ở dạng General, sau đó có thể định dạng trình bày số lại theo ý muốn bằng
lệnh Format | Cells.
Lưu ý: không được nhập dấu phân cách hàng ngàn. Thông thường Excel sử
dụng dấu chấm (.) là dấu phân cách số lẻ; dấu phẩy (,) là dấu phân cách hàng
ngàn.
b. Kiểu chuỗi (Text). Ký tự đầu tiên gõ vào là các ký tự chữ từ A đến Z, các ký
tự canh biên như sau: Ký tự ' để canh các ký tự trong ô về bên trái; ký tự "
để canh các ký tự trong ô về bên phải; Ký tự ^ để canh các ký tự trong ô vào
giữa; ký tự \ để lặp lại ký tự theo sau nó cho đến hết chiều rộng ô. Các ký tự
canh biên chỉ có tác dụng khi người sử dụng có chỉ định: Tools | Option |
Transition, trong đó chọn mục:Transition navigation Keys.
Lưu ý: nếu muốn các số hiển thị theo dữ liệu chuỗi thì phải nhập dấu nháy đơn
(‘) đứng trước dãy số, như vậy các số này sẽ không tính toán được.
c. Kiểu công thức (Formular).
Trong Excel, bạn có thể nhập các công thức để tính toán các dữ liệu trong
bảng tính, công thức có thể là các phép toán cộng, trừ, nhân, chia … hay các
hàm trong Excel … Khi nhập công thức, ký tự đầu tiên gõ vào là dấu bằng (=),
cộng (+) hoặc dấu trừ (-). Kết quả trình bày trong ô không phải là các ký tự gõ
vào mà chính là giá trị của công thức đó. Ví dụ : gõ =4*5+2 thì kết quả trình
bày trong ô là 22. Trong thành phần của một công thức có thể gồm có : số,
111
chuỗi (phải được đặt trong cặp nháy kép), tọa độ ô, tên vùng, các toán tử, các loại hàm.
Các toán tử sử dụng trong công thức:
Toán tử tính toán: + (cộng) - (trừ) * (nhân) / (chia)
^ (lũy thừa) % (phần trăm)
Ví dụ : = 25 + 6 kết quả {31}
= 16 - 4 {12}
= 80/10 {8}
= 80 * 25% {20}
= 2^4 {16}
Toán tử chuỗi: & (nối chuỗi)
Ví dụ : = 24 & “Bis” {24Bis}
Lưu ý : Trong công thức muốn nhập chữ phải để trong dấu ngoặc kép.
Toán tử so sánh: = (bằng) (không bằng) > (lớn hơn)
>= (lớn hơn hay bằng) < (nhỏ hơn) <= (nhỏ hơn hay bằng).
Độ ưu tiên của các toán tử trong công thức theo thứ tự sau:
1. Biểu thức trong ngoặc (...)
2. Lũy thừa
3. Nhân, chia
4. Cộng, trừ
Trong các phép toán cùng ưu tiên, thì phép toán nào đứng trước được tính
trước.
Ví dụ : = 3+5*3 {18}
= (3+5)*3 {24}
= 5/2*3 {7.5}
= 2*3^(2+1)-2 {52}
d. Kiểu ngày tháng: tức là nhập ngày, tháng, ... vào máy tính, và làm cho Excel hiểu
được ngày tháng để tính ra số ngày, tháng, ...
Thông thường bạn cần nhập ngày tháng bằng các con số, nhưng phải nhập tháng
trước ngày sau, rồi đến năm. Phân cách giữa ngày tháng năm là dấu (-) hay dấu (/),
nếu không nhập năm thì Excel sẽ hiểu là năm hiện hành.
Tuỳ theo cách định dạng mà Excel sẽ hiển thị tháng bằng chữ hay bằng số, nhưng
thông thường tháng được hiển thị bằng 3 ký tự tiếng Anh viết tắt. Ví dụ : 25-May
(ngày 25 tháng 5).
Ghi chú :
Khi muốn hiệu chỉnh dữ liệu của ô nào bạn cần double click vào ô đó.
Có thể click chọn ô muốn nhập dữ liệu, sau đó click trỏ chuột vào khung công
thức để nhập hoặc hiệu chỉnh dữ liệu, nhập xong gõ Enter. Nếu nhập tiếng Việt
vào khung công thức, bạn sẽ không thấy hiển thị dấu tiếng Việt, nhưng dấu tiếng
Việt vẫn hiển thị trong ô.
Khi chiều dài của dữ liệu dài hơn chiều rộng của ô thì có thể thấy hiển thị như sau:
- Tràn sang ô bên phải, nếu ô bên phải không có dữ liệu.
112
- Ẩn phần dữ liệu dài hơn nếu ô bên phải có dữ liệu.
- Nếu là dữ liệu kiểu số hay ngày tháng dài hơn chiều rộng của ô thì có thể chỉ
thấy hiển thị các dấu ###... nhưng vẫn tính toán được.
Để xoá dữ liệu, bạn chọn vùng muốn xoá, sau đó gõ phím Delete hoặc dùng lệnh
Edit | Clear.
5. Chọn vùng bảng tính
Trước khi thực hiện một thao tác, bạn phải chọn phạm vi làm việc (có thể một
vùng hoặc nhiều vùng).
Chọn một ô: Di chuyển con trỏ ô đến ô chọn hoặc click tại ô chọn.
Chọn một cột: Click tại ký hiệu cột muốn chọn.
Chọn một dòng: Click tại ký hiệu (số thứ tự) dòng muốn chọn.
Chọn nhiều dòng hoặc cột liền nhau: Drag trên các ký hiệu dòng hoặc cột
muốn chọn.
Chọn các dòng hoặc cột không liền nhau: Nhấn và giữ phím Ctrl, sau đó click
vào ký hiệu dòng hoặc cột muốn chọn.
Chọn một vùng, có các cách chọn:
- Đặt con trỏ tại ô đầu vùng, ấn Shift, dùng các phím mũi tên dịch chuyển
đến ô cuối vùng.
- Đặt con trỏ chuột tại ô đầu vùng, drag đến ô cuối vùng.
- Đặt con trỏ chuột tại ô đầu vùng, ấn và giữ phím Shift trong khi click tại ô
cuối vùng.
Chọn nhiều vùng: Nhấn và giữ phím
Ctrl trong khi dùng chuột thực hiện
thao tác chọn các vùng khác nhau.
Chọn toàn bộ bảng tính: Nhấn tổ hợp
phím Ctrl+A, hay click vào ô giao
điểm của tiêu đề dòng và cột.
113
6. Định dạng Font chữ
Chọn vùng muốn định dạng và thực hiện như sau:
a. Định dạng nhanh bằng thanh định dạng (Formatting): Nếu không
thấy hiển thị thanh Formatting, thì thực hiện lệnh View | Toolbar |
Formatting.
Click mở khung Font để chọn kiểu chữ.
Click mở khung Size để chọn cỡ chữ.
Các biểu tượng định dạng :
Bold : chữ đậm.
Italic : chữ nghiêng.
Underline : gạch dưới.
b. Định dạng bằng cửa sổ Format:
Dùng lệnh Format | Cells ... để mở cửa sổ Format Cells, và click chọn lớp
Font.
Chọn kiểu chữ trong khung Font.
Chọn dạng chữ trong khung Font Style.
Chọn cỡ chữ trong khung Size.
Click mở khung Underline để chọn dạng gạch dưới.
Mở khung Color để chọn màu.
Khung Effects có các mục sau:
Khung
F
Khung Font
Si
114
Strikethrough : gạch ngang chữ. Trung tâm.
Superscrip : đưa lên trên. Ví dụ : 2x2 + 3x = 0.
Subscrip : đưa xuống dưới. Ví dụ : H2O.
7. Hiệu chỉnh dòng và cột
a. Thay đổi chiều cao dòng, độ rộng cột:
Đưa trỏ chuột đến đường biên trên thanh tiêu đề của dòng hay cột (trỏ
chuột chuyển thành hình mũi tên hai đầu), drag để thay đổi chiều cao
dòng hay độ rộng cột.
Khi double click vào đường biên trên thanh tiêu đề của dòng, bạn sẽ có
chiều cao của dòng bằng chiều cao của ô dữ liệu cao nhất trong dòng.
Khi double click vào đường biên trên thanh tiêu đề của cột, bạn sẽ có
chiều rộng của cột bằng chiều rộng của ô dữ liệu rộng nhất trong cột.
Bạn có thể hiệu chỉnh chiều cao của dòng và chiều rộng của cột từ trình
đơn Format trên Menu Bar (cần phải lựa chọn các cột hoặc dòng muốn
hiệu chỉnh trước khi dùng trình đơn này).
Hiệu chỉnh chiều cao dòng: dùng lệnh Format | Row :
- Height : hiệu chỉnh chiều cao dòng.
- AutoFit : tự động hiệu chỉnh độ cao.
- Hide : ẩn.
- Unhide : thôi ẩn.
Thực hiện tương tự với lệnh Format | Column | ... để điều chỉnh độ
rộng cột.
b. Chèn dòng, cột: Di chuyển ô chọn đến dòng hay cột muốn chèn và sử dụng
trình đơn Insert:
115
Chèn dòng : Dùng lệnh Insert | Rows.
Chèn cột : Dùng lệnh Insert | Columns.
c. Xóa dòng, cột:
Chọn dòng hay cột muốn xóa.
Dùng lệnh Edit | Delete ...
Lưu ý: Nếu bạn nhấn phím Delete thì chỉ xóa được nội dung trong vùng chọn.
8. Thao tác trên vùng
a. Xóa dữ liệu vùng: Chọn vùng muốn xóa, gõ phím Del.
b. Hiệu chỉnh dữ liệu vùng:
Chọn vùng cần hiệu chỉnh, gõ F2.
Dùng phím mũi tên chuyển điểm chèn (vạch đứng nhấp nháy) tới ký tự
hoặc số sai cần sửa.
Gõ phím Backspace để xóa ký tự hoặc số trước điểm chèn; gõ phím
Delete để xóa ký tự hoặc số sau điểm chèn.
Gõ phím Enter để kết thúc hiệu chỉnh.
c. Khôi phục dữ liệu:
Để hủy bỏ một thao tác vừa thực hiện, có hai cách:
- Dùng bàn phím: thực hiện lệnh Edit | Undo ... hay gõ Ctrl+Z.
- Dùng chuột: nháy chuột vào biểu tượng Undo trên Standard Toolbar.
d. Sao chép dữ liệu vùng:
Chọn vùng nguồn (Source)
Thực hiện lệnh Edit | Copy (hoặc gõ Ctrl + C)
Chọn vùng đích (Destination area) có cùng dạng với vùng nguồn hay di
chuyển con trỏ ô đến vị trí của ô góc trên bên trái của vùng đích.
Thực hiện lệnh : Edit | Paste (hoặc gõ Ctrl + V)
Hoặc có thể sao chép dữ liệu vùng bằng cách đặt con trỏ chuột vào cạnh
viền của vùng cần sao chép sao cho con trỏ có dạng mũi tên É, rồi ấn phím
Ctrl trong khi drag kéo vùng đến vị trí mới.
GHI CHÚ : Khi chép dữ liệu, nếu vùng nguồn chứa dữ liệu số hay chuỗi,
kết quả vùng đích sẽ giống vùng nguồn. Nếu vùng nguồn chứa dữ liệu kiểu
công thức, kết quả vùng đích sẽ thay đổi hay không tùy thuộc vào công
thức trong vùng nguồn tham chiếu địa chỉ tương đối hay tuyệt đối.
a. Sự khác nhau của việc sao chép một vùng có công thức tham chiếu
địa chỉ tương đối, địa chỉ tuyệt đối và địa chỉ hỗn hợp.
Địa chỉ tương đối (Relative Address): Địa chỉ tham chiếu có dạng
. Khi chép đến vùng đích, địa chỉ tham chiếu của vùng đích
sẽ thay đổi theo nghĩa phương, chiều và khoảng cách.
Ví dụ: Có dữ liệu tại các ô như sau : A1=2, B1=4, A2=4, B2=6.
116
A B C D
1 2 4 8 32
2 4 6 24 144
Công thức tại ô C1 là : =A1*B1 ⇒ Kết qủa là 8
Khi sao chép công thức của ô C1 vào ô C2 thì công thức tại ô này là:
=A2*B2 và kết quả là 24
Khi sao chép công thức của ô C1 vào ô D1 thì công thức tại ô này là:
=B1*C1 và kết quả là 32
Địa chỉ A1, B1 trong công thức của ô C1 là địa chỉ tương đối.
Địa chỉ tuyệt đối (Absolute Address): Địa chỉ tham chiếu có dạng
$$. Khi chép đến vùng đích, địa chỉ tham chiếu của vùng
đích sẽ giữ nguyên giống như vùng nguồn.
Ví dụ: Có dữ liệu tại các ô trong bảng đổi tiền như sau:
A B C
1 Số tiền đổi : 10000000
2 Ngoại tệ Tỉ giá Số NT đổi được
3 Đô la Mỹ 15752
4 Yên Nhật 144
5 Đô la Úc 11397
Số tiền đổi được ghi vào ô C1
Cột Ngoại tệ ghi các loại ngoại tệ hiện có
Cột Tỉ giá ghi tỉ giá hiện hành của các loại ngoại tệ
Cột Số NT đổi được tính theo công thức: Số tiền đổi/ Tỉ giá cho những
ô tương ứng. Tại ô C3 nhập công thức: =$C$1/B3. Sau đó chép công
thức từ ô này đến các ô còn lại trong cột, bạn thấy địa chỉ ô $C$1 trong
công thức sẽ không bị thay đổi.
Địa chỉ $C$1 được gọi là địa chỉ tuyệt đối.
Địa chỉ hỗn hợp (Mixed Address): Địa chỉ tham chiếu có dạng
$ (tuyệt đối cột, tương đối dòng) hoặc $ (tương
đối cột, tuyệt đối dòng). Khi chép đến vùng đích, địa chỉ tham chiếu của vùng
đích bị thay đổi một cách tương ứng hoặc theo cột hoặc theo hàng.
Ví dụ :
Công thức của ô C5 là : =A$5+B$5
Sao chép công thức này đến ô C6 là : =A$5+B$5
Công thức của ô C5 là : =$A5+$B5
Sao chép công thức này đến ô F5 là : =$A5+$B5
Công thức: =A1*B1
Công thức: =$C$1/B3
117
Lưu ý: Có thể chuyển đổi nhanh kiểu địa chỉ (tương đối/ tuyệt đối) bằng phím F4:
Bấm F4 một lần: tuyệt đối cột, dòng; bấm F4 lần nữa: tương đối cột, tuyệt đối
dòng; bấm F4 lần nữa: tuyệt đối cột, tương đối dòng; bấm F4 lần nữa: tương đối
cột, dòng.
b. Di chuyển dữ liệu vùng :
Chọn vùng nguồn (Source).
Thực hiện lệnh Edit | Cut (hoặc gõ Ctrl+X).
Chọn vùng đích (Destination area) có cùng dạng với vùng nguồn hay di chuyển
con trỏ ô đến vị trí của ô góc trên bên trái của vùng đích.
Thực hiện lệnh Edit | Paste (hoặc gõ Ctrl+V).
Hoặc có thể di chuyển dữ liệu vùng bằng cách đặt con trỏ chuột vào cạnh
viền của vùng cần sao chép sao cho con trỏ có dạng mũi tên É, rồi rê chuột
kéo vùng đến vị trí mới.
9. Điền dãy số tự động
Điền dãy số tự động là việc điền một dãy số vào một hàng hay một cột ô. Thao tác
như sau:
Gõ giá trị số bắt đầu vào ô đầu tiên.
Chọn vùng cần đánh số thứ tự.
Thực hiện lệnh
Edit | Fill | Series.
Hộp đối thoại sau hiện ra:
Mục Series: chọn việc đánh
chuỗi số trên dòng (Rows) hay
trên cột (Columns).
Mục Type: chọn kiểu điền dữ
kiện:
- Linear: cộng với trị số bước
nhảy
- Growth: nhân với trị số bước nhảy
- Date: theo dạng ngày
- AutoFill: theo chế độ điền tự động
Mục Step Value: chọn trị số bước nhảy.
Mục Stop Value: chọn trị số kết thúc.
5.2. Hàm trong Excel
Trong Excel, bạn có thể thành lập các công thức để tính toán giá trị của các ô.
Thay vì phải nhập giá trị của ô nào đó vào công thức thì chỉ cần nhập địa chỉ
của ô là đủ, Excel sẽ tự hiểu là lấy giá trị của các ô đó tính toán với nhau.
Ví dụ:
118
Lưu ý : Những báo lỗi thường gặp khi nhập công thức :
#VALUE! : Trong công thức có cộng và/ hoặc trừ các dữ liệu kiểu chuỗi nên
làm cho giá trị trở nên vô nghĩa.
#NUM! : Có thể đã sử dụng các con số trong công thức không hợp lý.
#REF! : Trong công thức có tham chiếu đến ô không có thực.
#NAME? : Sai tên ô hoặc tên vùng...
1. Các hàm thường dùng
Excel có một số hàm mẫu (Function Wizard) dùng tiện lợi và đơn giản, ví dụ công
thức =A3+A4+A5+A6+A7 có thể thay bằng hàm SUM(A3:A7). Dạng thức tổng
quát của hàm:
=(Danh sách đối số)
Tên hàm: tên hàm mẫu do Excel quy định. Ví dụ: SUM, AVERAGE, MAX,...
Danh sách đối số: có thể là các trị số, dãy các ô, địa chỉ ô, tên vùng, công thức,
tên hàm.
Chú ý: Hàm phải bắt đầu bởi dấu bằng (=), tên hàm không phân biệt chữ thường
và chữ hoa. Đối số phải đặt trong ngoặc đơn ( ), giữa các đối số phân cách nhau
bởi dấu phẩy.
a. Các hàm số học:
Hàm ABS(N): cho giá trị tuyệt đối của biểu thức số N
Ví dụ: = ABS(-25) cho kết quả 25
= ABS(5-149) cho kết quả 144
Hàm SQRT(N): cho trị là căn bậc hai của biểu thức số N (N>0)
Ví dụ: = SQRT(25) cho kết quả 5
119
Hàm INT(N): cho trị là phần nguyên của biểu thức số N
Ví dụ: = INT(236.26) cho kết quả 236
Hàm PI(): cho trị là số Pi (3.141593)
Hàm MOD(N,M): cho trị là phần dư của phép chia nguyên N cho M
Ví dụ: = MOD(10,3) cho kết quả 1
= MOD(8,2) cho kết quả 0
Hàm ROUND(biểu_thức_số, n): làm tròn giá trị của biểu_thức_số đến n số lẻ.
Nếu n > 0: làm tròn về bên phải cột thập phân. Nếu n &