Bài giảng cơ điện nông nghiệp

Người ta dùng nhiều loại vật liệu để chế tạo các máy móc cơ điện nông nghiệp, nhưng chủ yếu là kim lo ại và hợp kim. Ngoài ra còn dùng gỗ, cao su, chất dẻo, v.v. Kim loại có thể chia ra kim loại đen và kim loại m àu. Kim loại đen là liên kết của sắt với cácbon và một vài nguyên tố khác. Kim loại m àu như đồng, nhôm, chì, thiếc, kẽm, . Hợp kim cũng chia ra hợp kim đen và hợp kim màu. Hợp kim đen là liên kết của sắt -cácbon với một số kim loại khác để cải thiện một số tính chất nào đó của vật liệu. Hợp kim m àu là liên kết của các kim loại màu

pdf136 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng cơ điện nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN BÀI GIẢNG CƠ ĐIỆN NÔNG NGHIỆP Người biên soạn: Đinh Vương Hùng Huế, 08/2009 1 Chương 1 NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG 1.1. VẬT LIỆU CƠ ĐIỆN NÔNG NGHIỆP Người ta dùng nhiều loại vật liệu để chế tạo các máy móc cơ điện nông nghiệp, nhưng chủ yếu là kim loại và hợp kim. Ngoài ra còn dùng gỗ, cao su, chất dẻo, v.v... Kim loại có thể chia ra kim loại đen và kim loại màu. Kim loại đen là liên kết của sắt với cácbon và một vài nguyên tố khác. Kim loại màu như đồng, nhôm, chì, thiếc, kẽm, ... Hợp kim cũng chia ra hợp kim đen và hợp kim màu. Hợp kim đen là liên kết của sắt - cácbon với một số kim loại khác để cải thiện một số tính chất nào đó của vật liệu. Hợp kim màu là liên kết của các kim loại màu. 1.1.1. Tính chất chung của kim loại và hợp kim. 1.1.1.1.Tính chất lý học Tính chất lý học của kim loại và hợp kim bao gồm: vẻ sáng mặt ngoài, tính nóng chảy, tính dẫn nhiệt, tính dẫn điện, tính nhiễm từ và tính giãn nở vì nhiệt . - Vẻ sáng mặt ngoài : Mỗi kim loại phản chiếu ánh sáng theo một màu sắc riêng tạo ra vẻ sáng mặt ngoài, gọi là màu của kim loại. Thí dụ: Đồng có màu đỏ, thiếc có màu trắng bạc, kẽm có màu xám... Kim loại không trong suốt, ngay cả những tấm kim loại được dát rất mỏng cũng không để cho ánh sáng xuyên qua nó được. - Tính nóng chảy: Kim loại có tính chảy loãng khi đốt nóng và đông đặc khi làm nguội. Nhiệt độ ứng với lúc kim loại chuyển từ thể rắn sang thể lỏng hoàn toàn gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy có ý nghĩa rất quan trọng trong công nghệ đúc và công nghệ hàn. Phần lớn nhiệt độ nóng chảy của kim loại lớn hơn 2000C (Thiếc 2320C, chì 3270C, kẽm 4190C, nhôm 6600C, đồng 10830C, sắt 15390C). - Tính dẫn nhiệt: Là tính chất truyền nhiệt của kim loại khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh. Kim loại và hợp kim có tính dẫn nhiệt tốt thì càng dễ đốt nóng nhanh và đồng đều cũng như càng dễ nguội nhanh. Tính dẫn nhiệt của mỗi kim loại giảm xuống khi nhiệt độ tăng và ngược lại khi nhiệt độ giảm xuống. - Tính dẫn điện: Là khả năng truyền dẫn điện của kim loại và hợp kim. Tính chất này cần được lưu ý khi ta dùng kim loại làm vật truyền dẫn điện năng. Nói chung kim koại đều có tính dẫn điện. Các kim loại có tính dẫn điện tốt tức là điện trở của kim loại đó bé. Các kim loại có tính dẫn điện tốt là bạc, đồng, nhôm, nhưng do bạc đắt tiền nên ít được sử dụng trong kỹ thuật. Khi nhiệt độ tăng thì tính dẫn điện giảm và ngược lại khi nhiệt độ giảm thì tính dẫn điện tăng. Phần lớn kim loại nào dẫn nhiệt tốt thì cũng dẫn điện tốt. Hợp kim nói chung có tính dẫn điện kém kim loại. 2 - Tính giãn nở vì nhiệt : Đó là khi đốt nóng, kim loại giãn nở ra và khi nguội lạnh thì co lại. Hệ số giãn nở vì nhiệt thường rất nhỏ, nhưng với các chi tiết kích thước lớn, chịu sự thay đổi nhiệt độ đáng kể, thì cần chú ý tới tính giãn nở vì nhiệt. - Tính nhiễm từ : Chỉ có một số kim loại có tính nhiễm từ, tức là nó bị từ hóa sau khi đặt trong một từ trường. Sắt và hầu hết các hợp kim của sắt đều có tính nhiễm từ. Niken và Côban cũng có tính nhiễm từ và được gọi là chất sắt từ. Còn hầu hết các kim loại khác không có tính nhiễm từ. 1.1.1.2 Tính chất hóa học Tính chất hóa học của kim loại và hợp kim là biểu thị khả năng của kim loại và hợp kim chống lại tác dụng hóa học của các môi trường có hoạt tính khác nhau. Tính chất hóa học của kim loại và hợp kim biểu thị ở hai dạng chủ yếu: Tính chống ăn mòn và tính chịu a xít . - Tính chống ăn mòn: Là khả năng chống lại sự ăn mòn của hơi nước và ôxy của không khí ở nhiệt độ thường hay nhiệt độ cao. - Tính chịu a xít: Là khả năng chống lại tác dụng của các môi trường a xít. Khi lựa chọn kim loại hay hợp kim ta phải căn cứ vào tính chất hóa học để biết khả năng chịu đựng của nó đối với tác dụng hóa học của môi trường xung quanh. 1.1.1.3. Tính chất cơ học Tính chất cơ học của kim loại và hợp kim là khả năng chống lại tác dụng của lực bên ngoài lên kim loại hay hợp kim. Lực tác dụng bên ngoài có nhiều dạng khác nhau. Có lực tác dụng từ từ đều đặn gọi là lực tĩnh, có lực lại tác dụng đột ngột gây ra va đập gọi là lực động. Tính chất cơ học của kim loại và hợp kim bao gồm: Độ bền, độ đàn hồi, độ dẻo, độ cứng, độ dai va chạm,.v.v.. - Độ bền: là khả năng của kim loại hay hợp kim chống lại tác dụng của lực bên ngoài mà không bị phá hỏng. - Độ đàn hồi: là khả năng biến dạng của kim loại hay hợp kim dưới tác dụng của lực bên ngoài rồi trở lại như cũ khi thôi lực tác dụng. - Độ dẻo: là khả năng biến dạng của kim loại hay hợp kim dưới tác dụng của lực bên ngoài mà không bị phá hỏng, đồng thời vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi lực tác dụng bên ngoài. - Độ cứng: là khả năng chống lại biến dạng dẻo cục bộ khi có ngoại lực tác dụng thông qua vật nén có độ cứng lớn hơn. Nếu cùng một giá trị lực nén, lõm biến dạng trên mẫu đo càng lớn, càng sâu thì độ cứng của mẫu đo càng kém. - Độ dai va chạm là khả năng chịu đựng của vật liệu đối với các ngoại lực tác dụng có tính chất đột ngột (va đập) mà không bị phá hủy. 1.1.1.4. Tính chất công nghệ 3 Tính chất công nghệ là khả năng của kim loại hay hơp kim có thể thưc hiện được các phương pháp công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm. Tính chất công nghệ bao gồm: Tính cắt gọt, tính hàn, tính rèn, tính đúc, tính nhiệt luyện. - Tính cắt gọt: Là khả năng của kim loại gia công cắt gọt dễ hay khó, được xác định bằng tốc độ cắt gọt, lực cắt gọt, và độ bóng bề mặt của kim loại sau khi cắt gọt. - Tính hàn: là khả năng tạo thành sự liên kết giữa các chi tiết máy khi nung nóng cục bộ chỗ cần hàn đến trạng thái chảy hoặc dẻo. - Tính rèn: là khả năng biến dạng vĩnh cửu của kim loại hay hợp kim dưới tác dụng của ngoại lực để tạo thành hình dáng của chi tiết mà không bị phá hỏng. - Tính đúc: là khả năng chảy loãng của kim loại và hợp kim khi đốt nóng để đổ đầy vào khuôn đúc. - Tính nhiệt luyện: là khả năng làm thay đổi độ cứng, độ bền, độ dẻo của kim loại và hợp kim bằng cách nung nóng lên nhiệt độ nhất định rồi làm nguội theo một chế độ xác định. Trong công nghiệp chế tạo máy nói chung, các kim loại nguyên chất ít được sử dụng vì nó có độ bền, độ cứng thấp. Nhiều kim loại dẫn điện rất tốt, nhưng ở nhiệt độ cao, tính dẫn điện lại giảm đi. Sự giãn nở vì nhiệt của kim loại nguyên chất rất lớn khi có sự thay đổi nhiệt độ. Tính công nghệ của kim loại nguyên chất cũng kém (khó đúc, khó gia công cắt gọt,...). Chính vì những lý do đó mà trong thực tế hầu hết các chi tiết máy đều được chế tạo từ hợp kim. 1.1.2. Hợp kim đen (hợp kim sắt - cácbon) Ngươi ta chia hợp kim sắt - cácbon ra làm hai loại: gang và thép. Gang và thép là hai loại vật liệu quan trọng nhất của ngành công nghiệp chế tạo máy. 1.1.2.1. Gang Gang là hợp kim của sắt và cácbon với một số nguyên tố khác, tỷ lệ cácbon trong gang là 2-5%. Còn các nguyên tố khác như silic, mangan, phốt pho, lưu huỳnh thì tùy từng loại gang có thể nằm trong khoảng 0,12-2%. Gang được luyện từ quặng sắt trong các lò cao. Các loại gang thường dùng là gang xám, gang trắng, gang dẻo, gang biến tính và gang cầu. Nói chung ngoài tỉ lệ cácbon cao, gang còn có nhiều tạp chất chưa được khử hết nên gang cứng, dòn, dễ nứt vỡ. Gang thường dùng để chế tạo các chi tiết máy chịu tải trọng tĩnh và có hình dáng đơn giản. Còn các chi tiết máy chịu tải trọng lớn, va đập và có hình dáng phức tạp thì được chế tạo bằng thép. 1.1.2.2. Thép Thép là một vật liệu quan trọng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của ngành công nghiệp chế tạo máy nói riêng. Thép được luyện từ gang trong các lò chuyên dùng để khử bớt tạp chất và giảm tỉ lệ cácbon xuống dưới 2%. Ngoài cácbon ra, trong thành phần của thép còn có một lượng rất nhỏ các nguyên tố 4 mangan, silic, phốt pho và lưu huỳnh... Riêng đối với thép hợp kim thì còn có các nguyên tố như: crôm, niken, vônphram, môlipđen... Tỉ lệ cácbon trong thép càng cao thì thép càng cứng, ngược lại tỉ lệ cácbon trong thép càng thấp thì thép càng dẻo. Các nhà máy luyện kim chế tạo sẵn các loại thép định hình có tiết diện khác nhau. Tùy theo việc sử dụng người ta chia thép làm hai nhóm: Nhóm thép cácbon và nhóm thép hợp kim. Nhóm thép cácbon dùng trong các ngành chế tạo máy và ngành xây dựng. Nhóm thép hợp kim dùng để chế tạo các dụng cụ cắt, dụng cụ đo, các chi tiết máy có yêu cầu độ bền, độ cứng cao. Trong nhóm thép hợp kim có thép hợp kim đặc biệt, bao gồm các loại thép không rỉ, thép chịu nhiệt, thép có từ tính, thép có hệ số giãn nở vì nhiệt rất nhỏ. Nói chung các chi tiết máy chế tạo từ thép có độ cứng không cao, khả năng chống mài mòn còn hạn chế. Để tăng độ cứng, độ chịu mài mòn cho bề mặt các chi tiết máy chế tạo bằng thép thì người ta phải nhiệt luyện. 1.1.3. Hợp kim màu Trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại, kim loại màu chiếm một vị trí quan trọng và ngày càng được sử dụng rộng rãi vì nó có các tính chất đặc biệt sau: - Độ nóng chảy không cao lắm, do đó có thể nấu luyện, đúc thành các chi tiết có hình dáng khác nhau một cách dễ dàng. - Tính dẻo tốt nên có thể sử dụng các phương pháp gia công như rèn, cán, dát, kéo, ... thành những chi tiết có hình dáng, kích thước khác nhau. - Độ bền, độ cứng cũng khá cao và có khả năng chống mài mòn. - Tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Một số kim loại mau có từ tính cao (niken, coban). Một số có tính phóng xạ (radi, uran) dùng trong công nghiệp nguyên tử. - Một số kim loại màu có tính chống ăn mòn hóa học. Các hợp kim màu thường dùng là: hợp kim nhôm và hợp kim đồng 1.1.3.1. Hợp kim nhôm Hợp kim nhôm là hợp kim của nhôm với các nguyên tố kim loại khác như: đồng, silic, mangan, magiê...Căn cứ vào thành phần và đặc tính công nghệ của hợp kim nhôm người ta chia nó ra làm hai nhóm: Nhóm hợp kim nhôm biến dạng và nhóm hợp kim nhôm đúc. - Nhóm hợp kim nhôm biến dạng: Được dùng để chế tạo các tấm nhôm, các băng, các dây nhôm cũng như các chi tiết máy bằng phương pháp gò, dập...Đura là một trong những hợp kim nhôm điển hình. Đặc tính của đura là cứng, nhẹ, độ bền cơ học cao nên được dùng rất nhiều trong công nghiệp dân dụng, công nghiệp chế tạo máy (làm vòng đệm, vành bánh xe, khay, hộp, đáy các te động cơ...) Đặc biệt là công nghiệp chế tạo máy bay 5 - Nhóm hợp kim nhôm đúc: Được dùng để chế tạo các chi tiết máy bằng phương pháp đúc. Một trong các loại hợp kim nhôm đúc quan trọng thường dùng là hợp kim nhôm với silic, được gọi là silumin. Ngoài thành phần silic, silumin còn chứa đồng, magiê, kẽm. Silumin có tính đúc tốt (dễ chảy loãng và có độ co ngót nhỏ). Silumin thường dùng để chế tạo pít tông, thân động cơ... 1.1.3.2. Hợp kim đồng Hợp kim đồng được dùng phổ biến là đồng thau và đồng thanh. - Đồng thau: Đồng thau là hợp kim của đồng và kẽm. Cấu tạo và tính chất của đồng thau phụ thuộc vào lượng kẽm chứa trong đó. Người ta thường dùng đồng thau để chế tạo các chi tiết bằng phương pháp cán, uốn, dập. Một số trường hợp người ta dùng đồng thau để đúc. - Đồng thanh: Đồng thanh là hợp kim của đồng với thiếc và các nguyên tố kim loại khác như: nhôm, kẽm, silic, crôm ...Có nhiều loại đồng thanh: đồng thanh thiếc, đồng thanh nhôm, đồng thanh silic, đồng thanh kẽm...Đồng thanh có đặc tính dễ cắt gọt và có tính chống ăn mòn cao, có tính đúc tốt dùng để chế tạo các bánh răng, vỏ bơm, vòng chắn nước, ổ trục hoặc làm hợp kim đỡ sát. Đồng đen cũng là một loại đồng thanh. Nó là hợp kim của đồng với thiếc, chì, silic v.v... Đồng đen có tính chống ăn mòn, chống mài mòn cao, có thể dùng để đúc hoặc gia công áp lực. Đồng đen dùng để làm ổ trượt, mặt trượt, bánh vít, trục vít hoặc dùng trong các thiết bị chứa nước, dầu mỡ... Ngoài hai loại hợp kim màu thường dùng là hợp kim nhôm và hợp kim đồng còn có một số loại hợp kim màu khác như: hợp kim manhê, hợp kim titan, hợp kim niken... 1.1.4. Các loại vật liệu khác 1.1.4.1. Chất dẻo. Chất dẻo là vật liệu nhân tạo, được san xuất từ các chất hữu cơ. Ở nhiệt độ nhất định, chất dẻo trở nên mềm dẻo và có thể tạo hình được dưới áp suất cao. Đa số các loại chất dẻo có cấu tạo hóa học phức tạp mà cơ sở của nó là các liên kết hữu cơ cao phân tử, được gọi là pôlime. Tính chất cơ bản của chất dẻo là có khối lượng riêng nhỏ, có độ bền cơ học khá cao, khả năng chống ăn mòn tốt, hệ số ma sát nhỏ, có tính cách điện tốt, không bị tác dụng bởi axít, kiềm và không thấm nước. Một số chất dẻo trong suốt, nhưng ta cũng có thể làm cho chúng có màu sắc tùy ý bằng cách nhuộm chất dẻo. Chất dẻo càng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và trong đời sống. Hầu như không có ngành công nghiệp nào lại không dùng tới chất dẻo để làm các vật liệu chính hoặc phụ. Đặc biệt trong lĩnh vực điện và vô tuyến điện, chất dẻo được sử dụng rất nhiều vì nó có tính cách điện rất tốt. Đối với các chi tiết máy có yêu cầu trọng lượng nhẹ, độ bền vừa phải, không bị ăn mòn... thì chất dẻo là loại vật liệu rất thích hợp . 6 Chất dẻo được làm các bình chứa, các bộ phận của băng chuyền, cánh bơm, bánh răng, bánh vít, các chi tiết của cơ cấu phanh, ổ trượt...Ngoài ra, người ta còn dùng chất dẻo trong việc phủ lên kim loại để chống ăn mòn và tăng thêm vẻ đẹp. Trong đời sống, chất dẻo được dùng rộng rãi để sản xuất các đồ dùng sinh hoạt cũng như các sản phẩm công nghiệp nhẹ. 1.1.4.2. Cao su. Cao su thiên nhiên lấy từ nhựa cao su. Khi còn nguyên chất cao su thiên nhiên có màu trắng đục, để ra ngoài ánh sáng chuyển thành màu nâu. Cao su dùng trong công nghiệp và đời sống là cao su thiên nhiên đã lưu hóa, tức là pha thêm 1-2% lưu huỳnh. Tính chất chung của cao su là có tính đàn hồi rất cao, độ giãn dài có thể tới 700 - 800%. Cao su có một số tính chất rất quý đối với kỹ thuật như: có độ bền chống đứt cao, chống mài mòn, có khả năng dập tắt các rung động, không thấm nước và không thấm khí, chịu được tác dụng hóa học của axit, kiềm. Nhờ các tính chất đó mà cao su trở nên không thể thiếu được trong một số ngành công nghiệp. Khuyết điểm của cao su là tính dẫn nhiệt kém. Mặt khác, cao su bị giảm cơ lý tính khi chịu tác dụng của ánh sáng và nhiệt đô cao. Cao su dùng để chế tạo săm lốp, dây đai, băng tải, ống dẫn nước, ống dẫn hơi, ống dẫn dầu chịu áp suất thấp, ống dẫn hạt, các vật liệu cách điện, các loại vòng đệm làm kín khít các bề mặt tiếp xúc của các chi tiết chế tạo bằng kim loại... 1.1.4.3. Gỗ Ngày nay, tuy công nghiệp vật liệu đã phát triển và có nhiều loại vật liệu tổng hợp khác nhau, nhưng gỗ vẫn là một loại vật liệu công nghiệp quan trọng. Ngoài việc sử dụng thân cây gỗ, vỏ cây và cành cây cũng được chế biến để tận dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau như giấy, hóa chất, rượu cồn, ... Tính chất chung của gỗ là nhẹ hơn kim loại, có khối lượng riêng trong khoảng 0,44 - 0,81 G/cm 3. Gỗ có khối lượng riêng càng cao thì khả năng chịu lực càng tốt. Gỗ có độ dẫn điện và dẫn nhiệt nhỏ, có vẻ đẹp tự nhiên, chịu được tác dụng của một số môi trường khí, dễ chế tạo và giá thành tương đối rẻ. Gỗ càng khô, khả năng chịu lực càng tăng, nhưng chú ý là khả năng chịu lực của nó theo thớ dọc và thớ ngang không như nhau. Đa số các loại gỗ chịu ẩm kém, dễ bị mục, mối, mọt và dễ cháy. Trong công nghiệp, gỗ được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Trong chế tạo cơ khí, gỗ để làm mẫu đúc kim loại, làm toa xe, làm thùng đựng và chuyên chở sản phẩm, làm bệ xe ô tô vận tải, ... Trong ngành xây dựng, gỗ được dùng làm cửa, kèo, ván cốp pha,... Trong sinh hoạt, gỗ được dùng để làm bàn ghế, tủ giường, ... Bột gỗ, sau khi trộn với keo dính, ép dưới áp suất cao, tạo thành loại vật liệu rất tốt và rẻ tiền. 1.1.4.4. Vật liệu compozit 7 Vật liệu compozit được coi là vật liệu kết hợp giữa các thành phần khác hẳn nhau về tính chất, không hòa tan vào nhau, phân cách nhau bằng ranh giới rõ rệt. Chúng được kết hợp nhân tạo với nhau nhờ sự can thiệp kỹ thuật của con người. Compozit có độ bền, độ cứng và khả năng chống mỏi cao hơn hẳn các hợp kim kết cấu phổ biến. Ngày nay người ta có thể dự kiến được tính chất để chế tạo compozit theo ý muốn, nhằm thể hiện những ưu điểm nổi bật của các vật liệu thành phần và loại bỏ các nhược điểm của chúng, tạo nên những đặc tính mới mà từng vật liệu thành phần riêng lẻ không thể có. Cấu tạo của compozit gồm hai thành phần chính: nền và cốt. Nền đóng vai trò liên kết toàn bộ các phần tử cốt, tạo thành một khối thống nhất và hình thành sản phẩm theo thiết kế, đồng thời nó che phủ, bảo vệ cốt tránh khỏi các phá hủy do môi trường bên ngoài. Nền có thể là kim loại, gốm hoặc chất dẻo. Cốt đóng vai trò tạo nên độ bền, độ đàn hồi và độ cứng của compozit. Cốt có thể là chất vô cơ, chất hữu cơ hoặc kim loại. Những loại compozit sử dụng phổ biến hiện nay gồm có compozit cốt hạt như hợp kim cứng, hợp kim bột, bê tông và compozit cốt sợi như compzit polime sợi thủy tinh, compzit polime sợi cácbon,... 1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN ĐỘNG Có nhiều phương pháp truyền động: truyền động cơ khí, truyền động điện, truyền động thủy lực.....Nhưng trong phạm vi giáo trình này chúng ta chỉ nghiên cứu truyền động cơ khí. Truyền động cơ khí là truyền động từ trục này sang trục khác nhờ sự tiếp xúc trực tiếp của các chi tiết máy (như bánh răng, bánh ma sát, trục vít...) hoặc tiếp xúc gián tiếp (như xích, đai truyền...) với nhau. Trục thứ nhất gọi là trục chủ động và trục thứ hai gọi là trục bị động (hay phụ động). Trong truyền động cơ khí cần quan tâm hai thông số đặc trưng chủ yếu của bộ truyền, đó là tỉ số truyền và hiệu suất truyền: - Tỉ số truyền (i): 2 1 n ni  - Hiệu suất truyền (): 2 1 N N  (%) Trong đó n1 , n2 và N1 , N2 là số vòng quay trong một phút và công suất của trục chủ động và trục bị động. Truyền động cơ khí thường bao gồm truyền động đai, truyền động bánh ma sát, truyền động xích, truyền động bánh răng và truyền động trục vit- bánh vít. 1.2.1. Truyền động đai 8 Truyền động đai dùng để truyền động giữa hai trục cách xa nhau một khoảng cách nhất định nhờ lực ma sát xuất hiện giữa bánh đai và dây đai. Truyền động đai có thể truyền động giữa hai trục song song (hình 1.1a ) hoặc chéo nhau (hình 1.1b). Trường hợp bộ truyền động đai có tỉ số truyền lớn cần lắp thêm con lăn căng đai vào phía nhánh chùng và gần bánh đai nhỏ (hình 1.2). Dây đai được chế tạo bằng vải cao su, sợi len dệt hoặc bằng da. Có loại dây đai tiết diện hình thang, hình dẹt hoặc hình tròn. Hình 1.1. Sơ đồ các kiểu truyền động đai a. Truyền động giữa hai trục song song b. Truyền động giữa hai trục chéo nhau Trong bộ truyền động đai, tỉ số truyền được tính bằng công thức: )1(D D n ni 1 2 2 1   Trong đó D1 , D2 là đường kính của bánh đai chủ động và bị động,  là hệ số trượt, thường bằng 1-3%. Nếu tính gần đúng (bỏ qua sự trượt) thì: 1 2 2 1 D D n ni  Con lăn căng đai Hình 1.2 Sơ đồ truyền động đai có con lăn căng đai Trong qúa trình làm việc, dây đai thường bị giãn ra và chùng lại gây ra hiện tượng trượt, do đó phải định kỳ kiểm tra, điều chỉnh độ căng dây đai, bằng cách thay đổi vị trí của con lăn căng đai (nếu có) hoặc thay đổi khoảng cách hai trục. 1.2.2. Truyền động bánh ma sát a b 9 Truyền động bánh ma sát dùng để truyền động giữa hai trục gần nhau nhờ lực ma sát xuất hiện tại chỗ tiếp xúc giữa các bánh ma sát lắp trên trục chủ động và bị động. Để tạo nên lực ma sát cần có một lực ép các bánh ma sát lại với nhau. Khi truyền chuyển động giữa hai trục song song, người ta dùng một cặp bánh ma sát hình trụ (hình 1.3a). Khi truyền chuyển động giữa hai trục vuông góc, người ta dùng một cặp bánh ma sát hình côn (hình 1.3b). Trong truyền động bánh ma sát, tỉ số truyền động được tính bằng công thức: )1(D D n ni 1 2 2 1   Trong đó D1 , D2 là đường kính bánh ma sát chủ động và bị động,  là hệ số trượt, thường bằng 1-5%. b 1.2.3. Truyền động xíc