Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - Chương 3: Tài nguyên thiên nhiên

3.1. Đại cương về tài nguyên 3.2. Tài nguyên đất 3.3. Tài nguyên nước 3.4. Tài nguyên sinh vật và rừng 3.5. Tài nguyên khoáng sản

pdf49 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - Chương 3: Tài nguyên thiên nhiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 3.1. Đại cương về tài nguyên 3.2. Tài nguyên đất 3.3. Tài nguyên nước 3.4. Tài nguyên sinh vật và rừng 3.5. Tài nguyên khoáng sản Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 1 3.1. Đại cương về tài nguyên 3.1.1. Khái niệm • Tài nguyên (resources): tất cả các dạng vật chất, tri thức, thông tin được con người sử dụng để tạo ra của cải vật chất hay tạo ra giá trị sử dụng mới. • Sự cạn kiệt tài nguyên lần đầu tiên được cảnh báo và dự báo bởi Câu lạc bộ Rome vào năm 1972. Các loại tài nguyên được quan tâm về suy giảm và cạn kiệt nhiều gồm: nước ngọt, rừng, khoáng sản, nhiên liệu hóa thạch (than, dầu mỏ, khí đốt). • Theo quan hệ với con người: – tài nguyên thiên nhiên (natural resources) – tài nguyên xã hội (social capital/social resources) Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 2 Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 3 3.1.2. Phân loại tài nguyên thiên nhiên 3.1. Đại cương về tài nguyên Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên vĩnh cửu Năng lượng Mặt Trời Gió, sóng, thủy triều Tài nguyên tái tạo Sinh vật Đất Nước Tài nguyên không tái tạo Nhiên liệu hóa thạch Khoáng sản Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 4 • Tài nguyên vĩnh cửu (perpetual resources): – tài nguyên gần như vô tận, không bao giờ hết; – ví dụ các nguồn năng lượng liên quan đến Mặt Trời: • năng lượng Mặt Trời (solar energy) • năng lượng thủy triều (tidal energy) • năng lượng gió (wind energy) • năng lượng sóng (wave energy) • Tài nguyên tái tạo (renewable resources): – có thể tự hình thành, bổ sung lại nếu được sử dụng và quản lý hợp lý – ví dụ: đất, nước, thực vật, • Tài nguyên không tái tạo (non-renewable resources): – biến đổi, mất đi khi sử dụng; không tự hình thành lại hoặc nếu có thì cần thời gian rất dài – ví dụ: than đá, dầu mỏ, khí đốt, (fossil fuels) 3.1. Đại cương về tài nguyên Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 5 3.1.3. Mối quan hệ giữa tài nguyên, môi trường, con người và phát triển • Tài nguyên TN là 1 trong các nguồn lực để phát triển kinh tế (nhân lực, vốn, công nghệ, tài nguyên,) [trường hợp Nhật Bản?] • Con người là trung tâm trong mối quan hệ giữa tài nguyên- môi trường-phát triển 3.1. Đại cương về tài nguyên Hình 3.1 Quan hệ giữa con người-tài nguyên-môi trường và phát triển Con người Nhu cầu phát triển Nhu cầu sống Môi trường Sản xuất, tiêu thụ Các chất thải Tài nguyên, năng lượng Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 6 3.2.1.Khái niệm • Tài nguyên đất - 2 giá trị sử dụng: – diện tích để xây dựng nhà ở, công trình - đất đai (land) – vật thể sử dụng cho sản xuất nông lâm nghiệp - đất (soil) (thổ nhưỡng) • Đất (soil): vật thể thiên nhiên được hình thành dưới tác động tổng hợp của 5 yếu tố: – đá mẹ (Parent material) – khí hậu (Climate) – sinh vật (Organisms) – địa hình (Topography) – thời gian (Time) (theo Dokuchaev) • Sau này một số nhà khoa học đề xuất thêm yếu tố con người 3.2. Tài nguyên đất Hình 3.2 Các yếu tố hình thành đất (Soil pedogenesis) Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 7 • Đất không phải là một khối vật chất trơ mà được xem là “vật thể sống” do chứa nhiều sinh vật (vi sinh vật, động thực vật bậc cao) • Thành phần đất (% thể tích, khác nhau tùy loại đất và khí hậu), điển hình: – các hạt khoáng : 40-45% – các chất hữu cơ: ~ 5% – không khí : 20-25% – nước : 25-35% 3.2. Tài nguyên đất Hình 3.3 Thành phần của đất Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 8 3.2. Tài nguyên đất • Các chức năng cơ bản của đất: – địa bàn trên đó con người và sinh vật sinh trưởng và phát triển – chứa và xảy ra các quá trình phân hủy các chất thải (rắn, lỏng) – nơi cư trú cho các sinh vật đất – địa bàn cho các công trình xây dựng – lọc nước – dự trữ carbon • Tính chất quan trọng nhất của đất là độ phì (fertility) – khả năng cung cấp cho cây nước, chất dinh dưỡng, muối khoáng, mùn, Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 9 3.2.2. Tài nguyên đất trên thế giới và ở Việt Nam (1). Tài nguyên đất trên thế giới • Theo FAO (2010): tổng diện tích đất thế giới  133 triệu km2 (13,3 tỷ ha), phân bố: 3.2. Tài nguyên đất • Đất có thể canh tác ~ 3200 triệu ha, hiện khai thác ~ 1600 triệu ha: cho năng suất cao 14%, cho năng suất trung bình 28%, cho năng suất thấp 58%. Canh tác 12% Đồng cỏ 35% Rừng 29% Đất hoang hóa 21% Đất ở&công trình 1% Đất ngập nước 2% Hình 3.4 Phân bố tài nguyên đất thế giới 3.2. Tài nguyên đất • Vấn đề về TN đất thế giới: - Diện tích đất canh tác trên đầu người giảm theo thời gian - Suy thoái tài nguyên đất (land degradation). Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 10 • Ví dụ, theo FAO (2011), từ 1961 đến 2008: - diện tích đất canh tác tăng 12% (159 triệu ha), - đất canh tác đầu người giảm từ 0,45 xuống còn 0,22 ha/người Hình 3.5 Biến động đất canh tác thế giới 1961-2008 Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 11 3.2. Tài nguyên đất • Biểu hiện suy thoái tài nguyên đất thế giới: – Nhiễm mặn, nhiễm phèn, chua hóa – Xói mòn, bạc màu, rửa trôi – Ô nhiễm đất bởi hóa chất – Hoang mạc hóa Hoang mạc hóa ảnh hưởng 6-12 triệu km2 đất với hơn 1 tỷ người • Hậu quả: làm giảm hay mất đi năng suất sản xuất của đất Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 12 3.2. Tài nguyên đất Hình 3.6 Bản đồ nguy cơ suy thoái đất trên thế giới Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 13 3.2. Tài nguyên đất • Các nguyên nhân suy thoái tài nguyên đất: – Mất thảm thực vật che phủ do pha ́ rừng, cháy rừng, – Ô nhiễm đất do chất thải sinh hoạt va ̀ sản xuất – Chăn thả quá mức – Canh tác không bền vững: sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu; tưới tiêu không hợp lý; – Biến đổi khí hậu: mực nước biển dâng, thời tiết cực đoan Overgrazing 33% Agricultural activities 27% Deforestation 29% Overexploitation for fuelwood 7% Industrialization 4% Causes of soil degradation (Wageningen, the Netherland, 1990) Hình 3.7 Các nguyên nhân suy thoái đất Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 14 (2). Tài nguyên đất ở Việt Nam • Diện tích đất tự nhiên ~ 33 triệu ha (xếp 65/234 quốc gia & vùng lãnh thổ (Nguồn: • Bình quân đầu người (2009): – đất tự nhiên = 0,38 ha/người - thấp, thuộc nhóm 5 trong 6 nhóm trên thế giới; – đất nông nghiệp = 0,11 ha/người - thấp, thuộc nhóm 7 trong 8 nhóm trên thế giới (Nguồn: Báo cáo MT quốc gia 2010) 3.2. Tài nguyên đất Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 15 Bảng 3.1. Thay đổi sử dụng đất ở Việt Nam 2000-2010 (đơn vị: ha) 3.2. Tài nguyên đất 2000 2005 2010 Đất nông nghiệp 20.920.775 24.822.560 26.197.449 Trong đó đất rừng 11.575.429 14.677.409 15.346.126 Đất phi nông nghiệp 1.976.021 3.232.715 3.671.388 Trong đó đất ở 443.178 598.428 680.439 Đất chưa sử dụng 10.027.265 5.065.884 3.226.514 Tổng 32.924.061 33.121.159 33.095.351    (Nguồn: Kết quả tổng điều tra đất đai 2000, 2005, 2010) Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 16 2 quá trình suy thoái đất ở Việt Nam: • Rửa trôi và xói mòn –Xảy ra ở vùng đồi núi (Tây Bắc, Tây Nguyên) –Nguyên nhân: mất rừng, đốt nương làm rẫy, canh tác đất dốc không hợp lý • Hoang mạc hóa –Xảy ra vùng đất trống đồi trọc, có lượng mưa thấp –Nguyên nhân: • Rửa trôi, xói mòn • Cát bay, cát lấp (hoang mạc cát) • Mặn hóa, chủ yếu mặn hóa thứ sinh (hoang mạc mặn) • Phèn hóa do chặt phá rừng ngập mặn (hoang mạc phèn) • Canh tác, chăn thả quá mức ở đất dốc làm kết von đá ong (hoang mạc đất cằn) • Khai thác khoáng sản bừa bãi làm lộ đá gốc (hoang mạc đá) 3.2. Tài nguyên đất Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 17 3.2.3. Quản lý tài nguyên đất đai - Có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để khai thác, sử dụng hợp lý TN đất: - quy hoạch cấp quốc gia, VD: NQ số 17/2011/QH13 của Quốc hội về “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)” - quy hoạch cấp địa phương (tỉnh, huyện) - Phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục suy thoái đất: - trồng rừng, tăng độ che phủ - sản xuất nông nghiệp bền vững - kiểm soát ô nhiễm môi trường 3.2. Tài nguyên đất Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 18 3.3.1. Khái niệm •Là tài nguyên quan trọng nhất với con người và sinh vật: – Là thành phần cấu tạo nên sinh quyển (80 - 90% sinh vật trong nước, 60 - 70% cơ thể người) --> nhu cầu thiết yếu của người và sinh vật; – Là không gian sống cho sinh vật trong nước; môi trường cho hoạt động giao thông của con người; – Là đầu vào quan trọng cho SX nông nghiệp, công nghiệp, tạo năng lượng; tạo cảnh quan du lịch... – Điều hòa khí hậu , thời tiết; 3.3. Tài nguyên nước Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 19 • Tài nguyên nước gồm: nước trong khí quyển, nước mặt, nước dưới đất, nước biển và đại dương • Tài nguyên nước được tái tạo nhờ chu trình nước. 3.3. Tài nguyên nước Hình 3.8 Chu trình nước Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 20 •Đặc điểm các nguồn nước: – Nguồn nước mưa: • phân bố không đều trên Trái đất • tương đối sạch, đáp ứng các tiêu chuẩn dùng nước. • quan trọng với các vùng sa mạc, ven biển, hải đảo – Nguồn nước mặt: • thường xuyên bổ sung bởi nước mặt, nước ngầm tầng nông • dễ bị ô nhiễm bởi các nguồn thải sinh hoạt, công nghiệp. – Nguồn nước dưới đất: • tồn tại trong các khoảng trống dưới đất, trong các khe nứt, các mao quản, thấm trong các lớp đất đá,... • chất lượng được cải thiện nhờ lọc qua các tầng đất cát • tầng nông có thể bị ô nhiễm do nước thải từ bề mặt. 3.3. Tài nguyên nước Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 21 3.3.2. Tài nguyên nước trên thế giới và ở Việt Nam (1). Tài nguyên nước trên thế giới • ¾ diện tích Trái Đất được bao phủ bởi nước. Tổng lượng nước trên Trái Đất ước khoảng 1,385 tỉ km³ • Tuy nhiên, chỉ khoảng 0,01% tổng lượng nước trên là sẵn cho con người có thể sử dụng làm nước ăn uống sinh hoạt. 3.3. Tài nguyên nước Hình 3.9 Phân bố tài nguyên nước thế giới Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 22 3.3. Tài nguyên nước • Các vấn đề về tài nguyên nước toàn cầu: – Phân bố không đều giữa các vùng, các quốc gia  do lượng mưa trên phân bố không đều: hoang mạc: < 120 mm, khí hậu khô 120-250 mm, , khi ́ hậu ẩm 1000-2000 mm. – Nguy cơ thiếu nước do khai thác ngày càng nhiều phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, ví dụ trong 50 năm (1960-2010) • lượng sử dụng toàn cầu tăng 2,25 lần (hình 3.10); • lượng nước ngầm khai thác ở Ấn Độ tăng 10 lần (hình 3.11) – Nguy cơ thiếu nước sạch do ô nhiễm nước. Nhiều sông, ao hồ, nguồn nước ngầm đa ̃ bị ô nhiễm do chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. --> Khái niệm Khủng hoảng nước” (Water crisis) và “An ninh nguồn nước” (Water Security) Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 23 3.3. Tài nguyên nước Hình 3.10 Tiêu thụ nước toàn cầu từ 1900 - 2025 Hình 3.11 Khai thác nước ngầm ở một số quốc gia 1950 - 2010 Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 24 - Năm 1980, LHQ khởi xướng “Thập ky ̉ quốc tế về cung cấp nước uống va ̀ vệ sinh 1980-1990”, thế giới đa ̃ chi 300 tỷ USD cho chương trình cung cấp nước sạch. - Năm 2000: LHQ đề ra 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs), trong đó có mục tiêu giảm ½ tỷ lệ số người thiếu nước uống an toàn vào năm 2015. - Năm 2003: LHQ phát động thập kỷ “Nước cho cuộc sống” (2005-2015). Ước tính phải cần 11,3 tỷ USD/năm! - Năm 2000: Diễn đàn nước thế giới lần II ra “Tuyên ngôn Hague về an ninh nguồn nước thế kỷ XXI” với 7 điểm: - Cung cấp đủ nước sạch và điều kiện vệ sinh cho mọi người - Đủ nước cho an ninh lương thực và phát triển KT-XH - Bảo tồn các hệ sinh thái nước - Chia sẻ nguồn nước, hợp tác quốc tế - Quản lý các rủi ro: lụt, hạn hán, ô nhiễm - Định giá nước, tính đến sự bình đẳng và nhu cầu tối thiểu - Quản lý nước thông minh, vai trò của các bên trong quản lý 3.3. Tài nguyên nước Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 25 (2). Tài nguyên nước ở Việt Nam • Nước mặt –Khá dồi dào nhờ lượng mưa cao (gấp 2,6 lần TB lục địa thế giới), mạng sông suối dày đặc (tổng lưu vực ~ 1,2 triệu km2). –Tổng lượng dòng chảy các sông suối Việt Nam khoảng 853 km3/năm: •phát sinh trên lãnh thổ = 317 km3/năm (37%) •phát sinh ngoài lãnh thổ = 536 km3/năm (63%). • Nước ngầm: trữ lượng đáng kể; dự báo trữ lượng có tiềm năng khai thác khoảng 60 tỷ m3/năm • Trữ lượng lớn nhưng dân số cao, nước phát sinh trong lãnh thổ thấp  bình quân đầu người thấp. 3.3. Tài nguyên nước (m3/người/năm) 2012 2025 (dự báo) Mức TB theo IWRA Tổng phát sinh 9.600 7.660 10.000 Phát sinh trên lãnh thổ 3.600 2.830 4.000 Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 26 3.3. Tài nguyên nước Các vấn đề về tài nguyên nước ở Việt Nam: • Thiếu nước mùa khô, lu ̃ lụt mùa mưa - do dòng chảy phân bố không đều (80% mùa mưa, 20% mùa khô), một phần do phá rừng đầu nguồn • Cạn kiệt, nhiễm mặn va ̀ ô nhiễm nguồn nước ngầm ở các đô thi ̣ lớn va ̀ các tỉnh đồng bằng - do khai thác quá mức, thiếu quy hoạch, nước thải không xử ly ́. • Ô nhiễm nước mặt ở hầu hết sông, hồ đô thị; một số vùng cửa sông - do nước thải, chất thải rắn chưa được thu gom, xử lý thích hợp. • Sự xâm nhập mặn vào sông ngày càng gia tăng (thời gian dài hơn, lên xa phía thượng lưu hơn) ở Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung - do giảm rừng đầu nguồn, biến đổi khí hậu Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 27 3.3.3. Quản lý và bảo vệ tài nguyên nước • Quản lý TN nước – Hệ thống luật và thể chế quản lý nước (VD: Luật Tài nguyên nước 2012) – Quy hoạch nguồn nước nhằm khai thác sử dụng hợp lý và hiệu quả (cấp quốc gia, lưu vực, địa phương) – Công tác điều tra, kiểm kê tài nguyên nước – Quản lý nước dựa vào cộng đồng • Bảo vệ tài nguyên nước – Các quy định pháp chế – Các biện pháp khoa học và công nghệ (sử dụng hiệu quả, kiểm soát ô nhiễm,) – Hoạt động quan trắc định kỳ – Bảo vệ rừng đầu nguồn – Nâng cao nhận thức cộng đồng.... 3.3. Tài nguyên nước Đọc thêm: Luật Tài nguyên nước 2012, Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến 2020 Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 28 3.3. Tài nguyên nước Luật Tài nguyên nước được Quốc hội ban hành ngày 21/6/2012, nêu một số nguyên tắc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước: • Quản lý tài nguyên nước phải bảo đảm thống nhất theo lưu vực sông, theo nguồn nước, kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính. • Tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp, thống nhất về số lượng và chất lượng; giữa nước mặt và nước dưới đất; nước trên đất liền và nước vùng cửa sông, nội thủy, lãnh hải; • Việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải tuân theo chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt • Bảo vệ tài nguyên nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và phải lấy phòng ngừa là chính, gắn với việc bảo vệ, phát triển rừng, khả năng tái tạo tài nguyên nước, kết hợp với bảo vệ chất lượng nước và hệ sinh thái thủy sinh, khắc phục, hạn chế ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước. Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 29 3.4.1. Khái niệm • Tài nguyên sinh học: tất cả các loài động vật, thực vật và vi sinh vật sống hoang dại, tự nhiên trong rừng, trong đất và trong các vực nước, các nguồn gen của chúng và các hệ sinh thái nơi các loài đang sinh sống. • Tài nguyên rừng: – Rừng là hệ sinh thái điển hình trong sinh quyển – TN rừng gồm tài nguyên sinh học, đất đai, khí hậu, cảnh quan của rừng; trong đó tài nguyên thực vật, động vật là quan trọng – Trên thế giới có các kiểu rừng khác nhau liên quan đến thảm thực vật tự nhiên với vùng địa lý và điều kiện khí hậu 3.4. Tài nguyên sinh học và rừng Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 30 3.4.2. Tài nguyên rừng (1). Vai trò của rừng - Về sinh thái: + Điều hoà khí hậu: • ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm không khí, thành phần khí quyển. • cân bằng lượng O2 và CO2 trong khí quyển. + Đa dạng sinh học, nguồn gen: • là HST có đa dạng sinh học cao nhất ở trên cạn, nhất là rừng ẩm nhiệt đới. • là nơi cư trú của hàng triệu loài động vật, vi sinh vật • là ngân hàng gen khổng lồ, lưu trữ các loại gen quí. 3.4. Tài nguyên sinh vật và rừng Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 31 3.4. Tài nguyên sinh vật và rừng - Về bảo vệ môi trường: + Hấp thụ CO2 và sinh O2 • là “lá phổi xanh” hấp thụ CO2 (100 tỷ tấn/năm), sinh oxy (trung bình 16 tấn oxy/ha/năm) + Bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn: • thấm và giữ nước, hạn chế dòng chảy bề mặt (thảm mục rừng giữ lượng nước bằng 100 - 900% trọng lượng của nó). • giảm sức công phá của nước mưa đối với đất bề mặt (đất xói mòn vùng rừng bằng 10% vùng không có rừng) + Thảm mục rừng là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, mùn - độ phì nhiêu của đất; nơi cư trú và cung cấp chất dinh dưỡng cho vi sinh vật, nhiều loại côn trùng và động vật đất,.. Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 32 3.4. Tài nguyên sinh vật và rừng - Về cung cấp tài nguyên: • Lương thực, thực phẩm: năng suất trung bình của rừng trên thế giới đạt 5 tấn chất khô/ha/năm, đáp ứng 2 - 3% nhu cầu lương thực, thực phẩm cho con người • Nguyên liệu: nguồn cung cấp gỗ, chất đốt, nguyên vật liệu cho công nghiệp, xây dựng, • Cung cấp dược liệu: nhiều loài thực vật, động vật rừng là các loại thuốc chữa bệnh Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 33 3.4. Tài nguyên sinh vật và rừng (2). Phân loại rừng • Căn cứ vai trò của rừng, phân biệt: − Rừng phòng hộ  bảo vệ nguồn nước, đất, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường − Rừng đặc dụng  bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích, ... − Rừng sản xuất  khai thác gỗ, củi, động vật,...có thể kết hợp mục đích phòng hộ. • Theo độ giàu nghèo, phân biệt: − Rừng giàu: có trữ lượng gỗ trên 150 m3/ha. − Rừng trung bình: có trữ lương gỗ từ 80 -150 m3/ha. − Rừng nghèo: có trữ lượng gỗ dưới 80 m3/ha. Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 34 (3). Tài nguyên rừng trên thế giới • Năm 2010, diện tích rừng trên thế giới khoảng 4 tỷ ha, độ che phủ 31%; 93% rừng tự nhiên và 7% rừng trồng (FAO, 2010) ; • Diện tích rừng giảm nhanh trong TK 20 nhưng chậm lại từ đầu TK 21 • Tốc độ mất rừng trung bình: 16 triệu ha/năm (thời kỳ 1990s), 13 triệu ha/năm (2000-2010), trong đó rừng nhiệt đới suy giảm nhanh nhất. 3.4. Tài nguyên sinh vật và rừng (Source: FAO, 2010) Bài giảng Cơ sở Khoa học Môi trường - GV: Phạm Khắc Liệu 3 - 35 (3). Tài nguyên rừng ở Việt Nam • Từ 1943- những năm đầu 1990: diện tích, độ che phủ giảm liên tục; đặc biệt rừng phòng hộ chỉ còn 20% tức là đã ở dưới mức báo động (30%); tốc độ mất rừng là 120.000 ~ 150.000 ha/năm. • Từ cuối thập niên 1990; diện tích và độ che phủ có phần tăng lên nhờ các chương trình trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh..., tuy nhiên chất lượng rừng giảm (rừng nguyên sinh chỉ 8%, chủ yếu rừng nghèo). 3.4. Tài nguyên sinh vật và rừng 0 10 20 30 40 50 0 5 10 15 20 1943 1976 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2008 2010 2012 Đ ộ c
Tài liệu liên quan