NỘI DUNG BÀI GIẢNG
Chương 1. Thành phần tính chất nước thiên
nhiên, đánh giá chất lượng nguồn nước cấp
cho vùng dân cư
Chương 2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước, các
phương pháp xử lý nước
Chương 3. Quy hoạch tổng thể nhà máy nước
153 trang |
Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Công nghệ xử lý nước cấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP
TS. Trần Văn Quy
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
2NỘI DUNG BÀI GIẢNG
Chương 1. Thành phần tính chất nước thiên
nhiên, đánh giá chất lượng nguồn nước cấp
cho vùng dân cư
Chương 2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước, các
phương pháp xử lý nước
Chương 3. Quy hoạch tổng thể nhà máy nước
3Chương 1. Thành phần tính chất nước thiên nhiên, đánh giá chất
lượng nguồn nước cấp cho vùng dân cư
1.1. Đặc điểm, thành phần, tính chất nước mặt, nước ngầm dùng làm nguồn
cấp nước sinh hoạt
1.1.1. Nước mặt: Sông hồ, biển
1.1.2. Nguồn nước ngầm
1.2. Ảnh hưởng của các chất đối với chất lượng nước, sự ô nhiễm nước.
1.2.1. Các tác nhân và thông số hoá lý gây ô nhiễm nguồn nước.
1.2.2. Các tác nhân và thông số hoá học gây ô nhiễm nguồn nước
1.2.3. Các tác nhân sinh học gây ô nhiễm nguồn nước
1.3. Các chỉ tiêu hay thông số đánh giá chất lượng nước
1.3.1. Các chỉ tiêu vật lý
1.3.2. Các thông số hoá học
1.3.3 Các chỉ tiêu vi sinh
1.4. Nồng độ giới hạn cho phép của các chất độc hại trong nguồn nước phục
vụ cấp nước cho sinh hoạt.
1.5. Tự học
4Chương 2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước,
các phương pháp xử lý nước
2.1. Các nguyên tắc lựa chọn phương pháp xử
lý nước
2.1.1. Các biện pháp xử lý cơ bản
2.1.2. Lựa chọn công nghệ xử lý nước
2.2. Các công nghệ xử lý nước
2.2.1. Công nghệ xử lý nước mặt
2.2.1. Công nghệ xử lý nước ngầm
52.3. Các phương pháp xử lý nước
2.3.1. Keo tụ
2.3.1.1. Bản chất hoá lý của quá trình keo tụ
2.3.1.2 Các phương pháp keo tụ
2.3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình keo tụ.
2.3.1.4. Thiết bị, công trình pha chế, định lượng
dung dịch, hoá chất.
2.3.1.4.1. Sơ đồ công nghệ quá trình keo tụ nước.
2.3.1.4.2. Các loại hoá chất dùng để keo tụ.
2.3.1.4.3. Pha chế dung dịch hoá chất.
2.3.1.4.4. Định lượng dung dịch hoá chất
2.3.1.5 Công trình trộn
2.3.1.5.1. Trộn thuỷ lực
2.3.1.5.2. Trộn cơ khí
2.3.1.6. Phản ứng tạo bông cặn
2.3.1.6.1. Nguyên lý chung
2.3.1.6.2. Bể phản ứng tạo bông cặn thuỷ lực
2.3.1.6.3. Bể phản ứng tạo bông cặn cơ khí.
62.3.2 . Lắng nước
2.3.2.1. Lắng tĩnh
2.3.2.2. Lắng trong môi trường động.
2.3.3. Lọc nước
2.3.3.1. Khái niệm chung
2.3.4. Xử lý sắt và mangan
2.3.4.1. Xử lý sắt
2.3.4.1.1. Các phương pháp xử lý sắt
2.3.4.1.2. Công nghệ khử sắt trong nước
ngầm
2.3.4.2. Khử mangan trong nước ngầm
2.3.5. Khử trùng
2.3.5.1. Khử trùng bằng các chất ôxi hoá mạnh
2.3.5.2. Các phương pháp khử trùng khác.
72.3.6. Các phương pháp xử lý đặc biệt
2.3.6.1. Khử mùi và vị trong nước
2.3.6.2. Làm mềm nước.
2.3.7. Khử mặn và muối trong nước
2.3.8. Các phương pháp xử lý đặc biệt khác
2.3.8.1. Flo hoá nước
2.3.8.2. Khử flo trong nước
2.3.8.3. Khử sunfua và hydrosunfit trong nước
2.3.8.4. Khử axit silic hoà tan trong nước
2.3.9. Tự học
8Chương 3. Quy hoạch tổng thể nhà máy nước
3.1. Các yêu cầu chung
3.1.1. Tầm quan trọng của công việc
3.1.2. Chọn vị trí nhà máy xử lý nước
3.2. Bố trí quy hoạch nhà máy xử lý nước
3.2.1. Các tài liệu cần có
3.2.2. Các yêu cầu khi bố trí mặt bằng nhà máy xử lý nước.
3.2.3. Các công trình phụ trợ
3.2.4. Hệ thống cấp điện và thông tin liên lạc
3.2.5. Nhà quản lý, điều hành
3.3. Nguyên tắc bố trí công trình trong trạm xử lý nước
3.4. Tự học
9TÀI NGUYÊN NƯỚC
Khái niệm và tầm quan trọng của nước
Nước là yếu tố chủ yếu của HST, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên
Trái đất và cần thiết cho mọi hoạt động KT-XH của con người;
Nước tham gia vào thành phần cấu trúc của sinh quyển, điều hòa các yếu
tố khí hậu, đất đai và sinh vật. Nước còn đáp ứng những nhu cầu đa dạng
của con người trong sinh hoạt hằng ngày, tưới tiêu cho nông nghiệp, sản
xuất công nghiệp, sản xuất điện năng và tạo ra nhiều cảnh quan đẹp...
10
Nước là tài nguyên tái tạo được, là một trong các nhân tố quyết định
chất lượng MT sống của con người;
Viện sĩ Xiđorenko: ”Nước là khoáng sản quý hơn tất cả các loại khoáng
sản”;
Nếu không có nước thì chắc chắn không có sự sống xuất hiện trên Trái
đất, thiếu nước thì cả nền văn minh hiện nay cũng không tồn tại được
Nhà Bác học Lê Quý Đôn: ”Vạn vật không có nước không thể sống được,
mọi việc không có nước không thành được”
11
Nước trong tự nhiên – các nguồn nước thô:
Nước mưa;
Nước bề mặt bao gồm nước ở các sông, hồ, kênh, suối,;
Nước ngầm;
Nước biển;
Nước tồn tại ở thể hơi trong không khí;
Băng;
12
Nước mặt: Sông, hồ, biển
Nước sông: Nước mưa, hơi nước trong không khí ngưng tụ và một phần
do nước ngầm tập trung lại thành những dòng sông và suối.
* Ưu:
- Trữ lượng lớn
- Dễ thăm dò và khai thác
- Độ cứng và hàm lượng sắt nhỏ
* Nhược:
- Thay đổi lớn theo mùa về độ đục, lưu lượng, mức nước và nhiệt độ.
- Sông có nhiều tạp chất. Hàm lượng cặn cao về mùa lũ, chứa lượng hữu cơ và
vi trùng lớn, dễ bị nhiễm bẩn bởi nước thải nên giá thành xử lý cao.
13
Nước suối: Mùa khô nước trong nhưng lưu lượng nhỏ. Mùa lũ nước lớn nhưng
nước đục, có nhiều cát sỏi, mức nước lên xuống đột biến.
Ứng dụng: Có thể sử dụng cấp nước cho các bản làng hoặc các đơn vị quân đội
trong khu vực. Nếu muốn sử dụng cho hệ thống cấp nước qui mô lớn phải có công
trình dự trữ và phòng chống phá hoại.
Nước ao hồ: Hàm lượng cặn bé nhưng độ màu các hợp chất hữu cơ và phù du
rong tảo rất lớn. Thường dễ nhiễm trùng, nhiễm bẩn nếu không được bảo vệ cẩn
thận.
Nước biển: Nguồn nước trong tương lai do trữ lượng cực lớn nhưng độ mặn cao.
Phương pháp xử lý:
+ Chưng cất, bốc hơi: ít kinh tế
+ Cơ chế sinh học
14
Nước ngầm
Nước mưa, nước mặt và hơi nước trong không khí ngưng tụ lại và thẩm thấu vào
lòng đất tạo thành nước ngầm. Nước ngầm được giữ lại hoặc chuyển động trong
các lỗ rỗng hay khe nứt của các tầng đất đá tạo nên tầng ngậm nước.
* Ưu: Nước rất trong sạch, hàm lượng cặn nhỏ, ít vi trùng → xử lý đơn giản, giá thành
rẻ.
Chất lượng nước ngầm ở Việt Nam khá tốt, chỉ cần khử trùng (Thái Nguyên, Vĩnh
Yên...) hoặc chỉ cần khử sắt, khử trùng (Hà Nội, Sơn Tây, Quảng Ninh, Tuyên
Quang).
* Nhược: Thăm dò lâu, khó khăn
Thường chứa nhiều sắt, mangan và bị nhiễm mặn ở vùng ven biển → xử lý khó và
phức tạp.
15
Sự phân bố tài nguyên nước toàn cầu [11]
Vị trí Thể tích ( 1012 m3) Tỷ lệ (%)
Vùng lục địa
Hồ nước ngọt 125 0,009
Hồ nước mặn, biển nội địa 104 0,008
Sông 1,25 0,0001
Độ ẩm trong đất 67 0,005
Nước ngầm (độ sâu dưới 4000 m) 8.350 0,61
Băng ở các cực 29.200 2,14
Tổng vùng lục địa (làm tròn) (37.800) (2,8)
Khí quyển (hơi nước) 13 0,001
Các đại dương 1.320.000 97,3
Tổng cộng (làm tròn) 1.360.000 100
16
This image cannot currently be displayed.
This image cannot currently be displayed.
PHÂN BỐ NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT
Đại dương
97%
Khí quyển
0.01%
Sông, hồ và biển
trong lục địa
0.141%Độ ẩm đất
0.0012%
Nước ngầm
0.4 – 1.7%
Băng hà
1.725%
17
18
Chu trình nước [11]
19
Đặc điểm các nguồn nước
Nguồn nước mưa - được sử dụng rộng rãi ở các vùng khan hiếm nước ngọt.
Lượng nước mưa phân bố không đều trên bề mặt Trái đất theo thời gian và
không gian
Nguồn nước mặt - Chất lượng nước mặt thay đổi nhiều từ vùng này sang
vùng khác, từ mùa này sang mùa khác
Nguồn nước dưới đất - tồn tại trong các khoảng trống dưới đất, trong các
khe nứt, các mao quản, thấm trong các lớp đất đá. Nước dưới đất được coi
là một hệ thống phức tạp, thay đổi theo thành phần và hoạt độ của các phân
tử có mặt và theo điều kiện nhiệt động học.
20
Sự cung ứng nước trên toàn cầu
Nước bao phủ 71% diện tích của quả đất (Khoảng 97% tài nguyên nước toàn
cầu là nước của các đại dương - nước mặn; Một phần rất nhỏ hơi nước
trong không khí, trong đất cùng với khoảng hơn 2% lượng nước chứa trong
băng ở hai đầu cực là lượng nước khó có thể khai thác sử dụng; Con người
chỉ có thể dựa vào lượng nước ngọt rất nhỏ có trong sông, hồ nước ngọt và
túi nước ngầm để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của mình, lượng
nước này chỉ chiếm khoảng 0,62% tài nguyên nước toàn cầu. Tuy nhiên, nếu
ta trừ phần nước bị ô nhiễm ra thì chỉ có khoảng 0,003% là nước ngọt sạch
mà con người có thể sử dụng được).
21
Nước giữ cho khí hậu tương đối ổn định và pha loãng các yếu tố gây ô nhiễm
MT
Là thành phần cấu tạo chính yếu trong cơ thể sinh vật, chiếm từ 50%-97%
trọng lượng của cơ thể (ở người - 70%; ở Sứa biển - 97%).
Tổng lượng nước tự nhiên trên thế giới theo ước tính có khác nhau theo các
tác giả và dao động từ 1.385.985.000 km3 (Lvovits, Xokolov - 1974) đến
1.457.802.450 km3 (F. Sargent - 1974).
22
Tình hình sử dụng nước ở Việt Nam
Nước mặt
VN nằm trong vùng nhiệt đới ẩm, lượng mưa tương đối lớn TB 1.800mm -
2.000mm/năm, nhưng phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu vào mùa
mưa từ tháng 4-5 đến tháng 10, riêng vùng duyên hải Trung bộ thì mùa mưa
bắt đầu và kết thúc chậm hơn vài ba tháng;
Sự phân bố không đồng đều lượng mưa và dao động phức tạp theo thời gian
gây nên lũ lụt và hạn hán thất thường gây nhiều thiệt hại lớn đến mùa màng
và tài sản ảnh hưởng đến nền KTQG, ngoài ra còn gây nhiều trở ngại cho việc
trị thủy, khai thác dòng sông.
23
Ngoài nguồn nước mặt từ mưa (khoảng 325 tỷ m3) VN hiện còn có nguồn
nước rất lớn do các con sông xuyên biên giới đem từ lãnh thổ các nước láng
giềng (Trung Quốc, Thái Lan, Mianma, Lào và Campuchia) chảy vào sông
Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Mê Công, sông Cửu long. Lượng nước này ước
tính bằng 525 tỷ m3, gấp 1,7 lần lượng nước ngọt hình thành trong nước;
Chất lượng nước của một số dòng sông sau khi đã tiếp nhận xả thải;
Chế độ thủy văn của các dòng sông xuyên biên giới chảy vào nước ta sẽ thay
đổi
24
Nước ngầm
Nước tàng trữ trong lòng đất là một bộ phận quan trọng của nguồn TN nước
ở VN; khai thác để sử dụng cho sinh hoạt đã có từ lâu; việc điều tra nghiên
cưú một cách toàn diện và có hệ thống chỉ mới được tiến hành trong chừng
chục năm gần đây;
Tổng trữ lượng có tiềm năng khai thác được trên cả nước của các tầng trữ
nước trên toàn lãnh thổ, chưa kể phần hải đảo, ước tính khoảng 60 tỷ
m3/năm;
Tổng lượng đã khai thác chỉ mới vào khoảng 5% tổng trữ lượng. Trong các
năm tới lượng khai thác có thể lên tới khoảng 12 tỷ m3/năm. So sánh với thế
giới trữ lượng nước ngầm của VN ở vào mức TB
(nguồn: VN môi trường và cuộc sống, 2004)
25
Nước khoáng và nước nóng
Theo thống kê chưa đầy đủ, ở Việt Nam có khoảng 350 nguồn nước khoáng và nước
nóng, trong đó:
Nhóm chứa carbonic tập trung ở nam Trung bộ, đông Nam bộ và nam Tây nguyên;
Nhóm chứa sulfur hydro ở Tây Bắc và miền núi Trung bộ; nhóm chứa silic ở trung và
nam Trung bộ;
Nhóm chứa Sắt ở đồng bằng Bắc bộ;
Nhóm chứa brom, iod và bor có trong các trầm tích miền võng Hà Nội và ven biển
vùng Quảng Ninh;
Nhóm chứa fluor ở nam Trung bộ....
Phần lớn nước khoáng cũng là nguồn nước nóng
26
Các vấn đề về MT nước hiện nay
Nước phân bố không đều trên bề mặt Trái đất;
Con người ngày càng khai thác và sử dụng nhiều tài nguyên nước hơn;
Các nguồn nước trên Trái đất đang bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người;
Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước rất đa dạng
27
CÁC VẤN ÐỀ LIÊN QUAN ÐẾN TN NƯỚC CỦA VIỆT NAM
2/3 tổng lượng nước mặt của Việt Nam phụ thuộc vào nước ngoài
TN nước phân bố rất không đều theo không gian và thời gian
Có nhiều thiên tai gắn liền với nước
Lũ lụt là thiên tai phổ biến nhất
Ngập úng;
Hạn hán;
Chất lượng nước đang giảm sút; Nước ngọt bị ô nhiễm;
yêu cầu về nước đang tăng nhanh
Sự cạn kiệt nguồn nước ngầm;
Sự lún sụp: Khi lớp nước ngầm ở cạn bị lấy đi nhanh tạo nên khoảng trống;
Sự nhiễm mặn: Sự khai thác nước ngầm ở các vùng ven bờ biển
28
Các quá trình tự nhiên tác động đến chất lượng nước
Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các
chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con
người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô
nhiễm thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ
đầu.
29
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển
như hiện nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng
các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá
nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi
ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho
nước bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các
nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô
nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào
trong nước mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước.
30
QUẢN TRỊ TN NƯỚC
Gia tăng sự cung ứng nước tiêu dùng;
Giảm sự sử dụng và hao phí nguồn nước;
Ðập và hồ chứa nước dự trữ;
Khai thác nước ngầm;
Sự khử mặn;
Mưa nhân tạo;
Kế hoạch nghiên cứu tổng thể và quy hoạch sử dụng TN nước hợp lý:
XLNT;
Quy hoạch hợp lý các công trình thuỷ điện, thuỷ nông;
BV và PTTN rừng;
Thay đổi các quy trình SX tốn nhiều nước;
Thay đổi phương thức canh tác NN
31
THÀNH PHẦN CỦA NƯỚC TỰ NHIÊN
Thành phần của nước tự nhiên
Các vòng tuần hoàn vật chất
32
Thành phần của nước tự nhiên
Các điều kiện vật lý ảnh hưởng rất mạnh đến các quá trình hóa học và sinh học xảy
ra trong nước.
Nước tự nhiên chứa các hợp chất vô cơ, hữu cơ, các khí hòa tan, chất rắn lơ
lửng, nhiều loại vi sinh vật. Sự phân bố các chất hòa tan và các thành phần khác
trong nước quyết định bản chất của nước tự nhiên: nước ngọt, nước lợ, nước
mặn; nước giàu hoặc nghèo dinh dưỡng; nước cứng hoặc mềm; nước bị ô nhiễm
nặng hoặc nhẹ...
33
Các khí hòa tan
Hầu hết các chất khí thường gặp trong môi trường đều có thể hòa tan hoặc phản ứng với
nước, trừ mê tan.
Các khí hòa tan có thể có mặt trong nước do hòa tan trực tiếp từ không khí vào nước (như
oxy, cacbonic,...) hoặc do các quá trình sinh hóa xảy ra bên trong các nguồn nước.
Độ tan của các khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất. Trong một số trường hợp độ
tan của chất khí còn phụ thuộc vào một vài yếu tố khác (pH, thành phần hóa học của
nước,).
Trong số các chất khí hòa tan trong nước, oxy hòa tan (dissolved oxygen DO) đóng một vai
trò rất quan trọng. Oxy hòa tan cần thiết cho sinh vật thủy sinh phát triển, nó là điều kiện
không thể thiếu được cho các quá trình phân hủy hiếu khí của vi sinh vật. Khi nước bị ô
nhiễm do các chất hữu cơ dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật thì lượng oxy hòa tan trong nước sẽ
bị tiêu thụ bớt, do đó giá trị DO sẽ rất thấp so với DO bão hòa tại điều kiện đó. Vì vậy, DO
thường được sử dụng như một thông số để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ của các
nguồn nước. DO có ý nghĩa lớn đối với quá trình tự làm sạch của sông (assimilative capacity
AC).
34
Có thể xác định DO bằng phương pháp Winkler(hóa học) hoặc bằng phương pháp sử dụng
DO mét (điện hóa). Đơn vị biểu diễn: mg/L.
Phương pháp Winkler: oxy trong nước được cố định ngay sau khi lấy mẫu bằng hỗn hợp
chất cố định (MnSO4, KI, NaN3), lúc này oxy hòa tan trong mẫu sẽ phản ứng với Mn2+ tạo
thành MnO2. Khi đem mẫu về đến phòng thí nghiệm, thêm axít sulfuric hay phosphoric vào
mẫu, lúc này MnO2 sẽ oxy hóa I thành I2. Chuẩn độ I2 tạo thành bằng Na2S2O3 với chỉ thị
hồ tinh bột. Tính ra lượng O2 có trong mẫu.
Phương pháp sử dụng DO mét: đây là phương pháp được sử dụng rất phổ biến hiện nay.
DO mét được dùng để xác định nồng độ oxy hòa tan ngay tại hiện trường. Điện cực của DO
mét hoạt động theo nguyên tắc: dòng điện xuất hiện trong điện cực tỷ lệ với lượng oxy hòa
tan trong nước khuếch tán qua màng điện cực, trong lúc đó lượng oxy khuếch tán qua màng
lại tỷ lệ với nồng độ của oxy hòa tan. Đo cường độ dòng điện xuất hiện này cho phép xác định
được DO.
Bên cạnh DO, nồng độ CO2 hòa tan trong nước cũng đóng một vai trò quan trọng. Nồng độ
CO2 ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều tính chất, quá trình hóa học, sinh học của nước như độ
kiềm, độ axit, khả năng xâm thực, quá trình quang hợp,
35
Nước cứng là nước chứa nhiều canxi, manhê. Nước cứng phổ biến ở vùng núi đá hoặc nước
ngầm cartơ. Nước cứng do muối các-bô-nát Ca, Mg gọi là nước cứng tạm thời. Nước cứng do
muối sunphát, clorua Ca, Mg gọi là nước cứng vĩnh cửu.
Độ cứng của nước là lượng muối cac-bô-nát có thể kết tủa (tính theo CaCO3). Độ cứng nước
sinh hoạt không được lớn hơn 300mgCaCO3/lít. Nước máy nhiều khu đô thị có độ cứng đạt
tiêu chuẩn nhưng vẫn rất cao, trên 250 mg CaCo3/l. Khi dun nấu vẫn lắng rất nhiều cặn vôi.
Nước cứng gây nhiều phiền toái cho sử dụng: Nước hơi nhờn nhờn, làm cứng tóc khi tắm gội,
làm đen nước trà, nước luộc rau, đặc biệt là lắng cặn khi đun. Nước cứng lắng cặn vôi trong
bình nước nóng, làm tăng chi phí điện năng. Giảm độ cứng nước là một biện pháp tiết kiệm
điện.
Ăn uống nhiều nước cứng có thể bị các bệnh về thận, tim mạch
Có 3 phương pháp thường dùng để giảm độ cứng :
- Phương pháp trao đổi ion
- Phương pháp lọc thẩm thấu ngược (RO)
- Phương pháp xử lý hoá chất
36
Thế nào là "nước cứng"? Là nước có hàm lượng khoáng chất hòa tan lơn hơn lượng cho phép
Thực chất của nước cứng là gì ? Thực chất nước cứng do trong nước có hàm lượng cation của Mg
và Ca cao, khi chúng ta đun sôi lên hàm các ion này kết tủa tạo thành muối và lắng cặn tại các
thiết bị đun sôi như siêu nước, phích nước, bình nóng lạnh và đôi khi cả hệ thống đường ống
dẫn nước .
Như vậy sau khi đun sôi lên chúng ta loại bỏ được nước cứng? Công việc này chỉ loại bỏ được
nước cứng tạm thời, việc này cũng đòi hỏi một lượng nhiên liệu công sức lớn , đối với các
nhà máy xử lý nước sạch gần khu vực đá vôi rất hay gặp phải trường hợp nước cứng này, việc
khắc phục trên quy mô lớn bị hạn chế bởi vấn đề kinh tế
Có nhất thiết phải làm mềm nước không? Không. Nếu bạn không sử dụng nước để tắm giặt, ăn
uống, nếu bạn không sử dụng vòi nước, không dùng bình nước nóng, bồn tắm thì không cần
làm mềm nước.
Có thiết bị làm mềm nước ? Tất nhiên là có, các thiết bị làm mềm nước hoạt động trên nguyên
tắc trao đổi ion trung hoà với các ion của Ca và Mg đang ở dạng hoà tan tạo thành muối kết
tủa xuống, tuy nhiên cách này tốn kém vì chúng ta phải thay thế vật liệu trao đổi thường
xuyên nếu muốn có hiệu quả cao
Các thiết bị khi bị đóng cặn manhe, canxi như các thiết bị bình nóng lạnh, đường ống ... cần làm gì
để loại bỏ chúng? Sử dụng hoá chất để loại bỏ chúng, thường trong ngành xử dụng hoá chất
Tandex 270 có tính chất tẩy rửa cặn rất mạnh, đặc tính an toàn với môi trường và sử dụng
được nhiều lần
37
Chất rắn
Chất rắn lơ lửng và chất rắn hòa tan
Các chất rắn trong nước thường phân tán trong nước dưới dạng lơ lửng (không
tan) hoặc dạng tan.
Chất rắn lơ lửng (suspended solids – SS): chất rắn lơ lửng trong nước có thể là
các hạt chất vô cơ, hữu cơ kể cả các hạt chất lỏng không trộn lẫn với nước. Các hạt
có bản chất vô cơ có thể là các hạt đất sét, phù sa, hạt bùn, Hạt có bản chất hữu
cơ thường là sợi thực vật, tảo, vi khuẩn, Chất rắn lơ lửng thường có trong nước
mặt do hoạt động xói mòn nhưng ít có trong nước ngầm do khả năng tách lọc tốt
của đất.
Ngoài các hạt chất rắn lơ lửng có nguồn gốc tự nhiên, nhiều chất rắn lơ lửng xuất
phát từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người.
Thông thường chất rắn lơ lửng được xác định bằng cách lọc mẫu nước qua giấy lọc
sợi thủy tinh (glassfiber filter) có cỡ lỗ xốp khoảng 1,2 μm hoặc màng
polycacbonat có cỡ lỗ xốp khoảng 1 μm, sau đó sấy khô phần không qua giấy lọc ở
103 đến 105C đến khối lượng không đổi và cân để xác định chất rắn lơ lửng. Đơn
vị biểu diễn: mg/L.
38
Sơ đồ xác định và quan hệ giữa chất rắn lơ lửng và chất rắn hòa tan [15]
TS: total solids; SS: suspended solids; VSS: volatide SS; FSS: fixed SS;
TVS: total volatile solids; FS: filtrable solids (DS); VFS: volatile FS (dÔ bay h¬i);
FFS: fixed FS (bÒn); TFS: total fixed solids
39
• Chất rắn hòa tan (dissolved solids - DS): phần còn lại trong nước sau khi lọc
tách chất rắn lơ lửng được xem là phần chất rắn hòa tan và được đánh giá
thông qua thông số tổng chất rắn hòa tan (TDS).
• Tổng chất rắn hòa tan thường được xác định trực tiếp bằng cách làm bay
hơi đến khô kiệt mẫu nước sau khi đã lọc bỏ chất rắn