Hiệp hội Công tác Xã hội trường học Mỹ đã định nghĩa: “CTXH trường học là một trong những chuyên ngành quan trọng của CTXH. Với kiến thức và kỹ năng chuyên môn của mình, các NVCTXH trường học tác động đến nhóm HS và cả hệ thống trường học. Nhân viên công tác xã hội trường học được coi là công cụ để thúc đẩy nhà trường đạt được các mục tiêu học tập và giảng dạy. NVCTXH trường học cũng giúp cho HS nâng cao khả năng đáp ứng các nhiệm vụ học tập của mình thông qua sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng”
157 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Công tác xã hội trong trường học - Đại học Hùng Vương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNGKHOA CHÍNH TRỊ VÀ TÂM LÝ GIÁO DỤCTên học phần: CTXH trong trường họcMã học phần: CH22..Lớp : K13 ĐHCTXHTC: 02Mục tiêu: Nhằm giúp sinh viên hiểu được các kiến thức cơ bản về CTXH trong trường học và vận dụng các kiến thức đó vào trong thực tiễnTÀI LIỆU THAM KHẢO1. Thạch Ngọc Yến (2014), Công tác xã hội học đường, Trường ĐH Mở Bán công Tp. HCM.2. Nguyễn Thị Oanh (1992), Phương pháp CTXH cá nhân và trường học, Trường ĐH Mở Bán công Tp. HCM.3. Bài giảng Công tác xã hội trường học (2016), Trường ĐH Sư phạm HN.4. Lê Văn Phú, Nhập môn Công tác xã hội, NXB ĐHQG Hà Nội, 2004.5. Bùi Thi Xuân Mai, Nguyễn Thị Thái Lan (2014) Giáo trình Công tác xã hội cá nhân và gia đình, Nhà xuất bản Lao động – xã hội.6. Tài liệu phát tay về kỹ năng sống: Xác định vấn đề và giải quyết vấn đềTHẢO LUẬN NHÓM:Liệt kê các vấn đề nảy sinh trong trường học mà anh/chị biết (trải qua)?Xác định nguyên nhân của những vấn đề đó?Cách giải quyết vấn đề đó?Vai trò của ctxh trong trường học như thế nào?THỰC HÀNH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG:Một học sinh tới gặp anh chị/ nói em mới bị lạm dụng tình dục bởi anh A. Em rất đau, sợ và và bị tổn thương. Trong tình huống đó, anh/chị xử lý như thế nào?Yêu cầu đóng vai xử lí tình huốngChương 1. Những vấn đề chung1.1. Khái niệm công tác xã hôi trong trường họcHiệp hội Công tác Xã hội trường học Mỹ đã định nghĩa: “CTXH trường học là một trong những chuyên ngành quan trọng của CTXH. Với kiến thức và kỹ năng chuyên môn của mình, các NVCTXH trường học tác động đến nhóm HS và cả hệ thống trường học. Nhân viên công tác xã hội trường học được coi là công cụ để thúc đẩy nhà trường đạt được các mục tiêu học tập và giảng dạy. NVCTXH trường học cũng giúp cho HS nâng cao khả năng đáp ứng các nhiệm vụ học tập của mình thông qua sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng”1.2. Đối tượng, khách thể công tác xã hội trường họcĐối tượng của công tác xã hội trường học:CTXHTH nghiên cứu những vấn đề nảy sinh trong trường học ảnh hưởng đến quá trình học tập và giảng dạy của học sinh, giáo viên và nhân viên trong trường trường học.Những mô hình, biện pháp, phương pháp, kỹ năng phòng chống, can thiệp và giải quyết những vấn đề: + Các vấn đề sức khỏe tâm thần;+ Băng nhóm;+ Nghiện game;+ Bạo lực học đường;+ Các mối quan hệ giữa học sinh trong trường học, các vấn đề về thành tích học tập và năng lực kém.1.2. Đối tượng, khách thể công tác xã hội trường họcĐối tượng của công tác xã hội trường học:- Những vấn đề về phía giáo viên và cán bộ quản lý như;+ Căng thẳng tâm lý;+ Thiếu kỹ năng kiến thức trong quản lý hành vi - cảm xúc học sinh;+ Xâm hại và xung đột trong các mối quan hệ giáo viên-giáo viên, giáo viên và cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, hay giữa giáo viên và phụ huynh học sinh. Giáo viênKhách thể CTXH THHọc sinhChức năng/vai trò của công tác xã hội trường họcVới HSGiúp giải quyết những căng thẳng và khủng hoảng thần kinhTiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm tríGiúp HS khai thác và phát huy những điểm mạnh và thành công trong học tậpCó được năng lực cá nhân và xã hộiVới PHHỗ trợ tham gia một cách có hiệu quả vào giáo dục con cái; Hiểu được những nhu cầu phát triển và giáo dục của trẻ; Tiếp cận các nguồn lực của trường học và cộng đồng;Hiểu các dịch vụ giáo dục đặc biệt; Tăng cường kỹ năng làm cha mẹ. Với nhà quản lý Hỗ trợ và tham gia vào việc xây dựng các chính sách và chương trình phòng ngừa;-Đảm bảo thực hiện đúng một số luật.Với thầy/cô giáo Giúp cho quá trình làm việc với phụ huynh của học sinh tiến hành hiệu quả;Tìm hiểu những nguồn lực mới; Tham gia vào tiến trình giáo dục, nhất là với các em cần sự giáo dục đặc biệt; Hiểu hơn về gia đình, những yếu tố văn hoá và cộng đồng ảnh hưởng đến trẻChức năng/vai trò của công tác xã hội trường họcPhòng ngừa và can thiệp các vấn đề sau:Căng thẳngVấn đề gia đình: Ly hôn;Bạo hành;Tài chính;Cách nuôi dạy con;Đau đớn và mất mát;Vấn đề y tế;Sức khỏe tâm thần;Sao nhãng;Lạm dụng thể xác, tinh thần và tình dục;Mang thai vị thành niên;Quan hệ xã hội, cá nhân;Vấn đề tình dục;Lạm dụng chất kích thích;Các vấn đề liên quan đến học tập;Trốn học;Thành tích học tập;Bắt nạt;Sợ đến trường;Giáo dục đặc biệt;Quấy rối;Hành vi lệch chuẩn;Chức năng/vai trò của công tác xã hội trường họcTrực tiếp: Trực tiếp can thiệp để giải quyết những vấn đề của học sinh- Đánh giá vấn đề tâm lý-xã hội và hành vi - cảm xúc;- Can thiệp khủng hoảng;- Tư vấn gia đình;- Hòa giải mâu thuẫn;- Tham vấn/trị liệu cá nhân/nhómGiáo dục đặc biệtGián tiếp: Làm việc với nhân viên, giáo viên và cán bộ quản lý trong nhà trường, cộng đồng và các cơ quan để giải quyết những vấn đề của học sinh- Xây dựng nhóm hỗ trợ học sinh; - Giới thiệu, kết nối dịch vụ;- Phối hợp giữa cộng đồng, gia đình, nhà trường;- Quản lý trường hợp;- Xây dựng các chương trình phòng chống và can thiệpChức năng/vai trò của công tác xã hội trường họcLàm việc với các cơ quan, tổ chức cộng đồng về các vấn đề sau:- Sự hợp tác trong cộng đồng;- Nhóm giải quyết vấn đề liên ngành;- Chính sách và chương trình phát triển;- Quan hệ công chúng; - Nghiên cứu và xuất bản;- Kế hoạch cải thiện trường học;- Phát triển NVCTXHTH chuyên nghiệp;- Tư vấn giáo viên và nhân viên trường học1.3. Lịch sử phát triển của công tác xã hội trường họcTrên thế giớiAnh vào năm 1871 NVXH học đường giúp đỡ HS vượt qua khó khănMỹ (1900), Canada, Australia Tại Chicago năm 1999 Đại hội quốc tế lần thứ nhất Quá trình phát triển của ngành CTXHTH tại Mỹ1900-1907 New York, Boston, Chicago- NVCTXHTH bắt đầu làm việc tại trường học dưới sự bảo trợ của các tổ chức phi chính phủ hoặc các quỹ giáo dục tư nhân.- NVCTXHTH làm việc cho các dự án nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa nhà trường và cộng đồng.1913 Rotchester New York- NVCTXHTH bắt đầu được cơ quan Giáo dục cử đến làm việc tại trường học (chủ yếu là các giáo viên)- NVCTXHTH tìm hiểu môi trường bên ngoài trường học tác động đến các vấn đề của học sinh và thúc đẩy quá trình hợp tác giữa cộng đồng và trường học1913-1949- CTXHTH vẫn là sự phát triển nhỏ lẻ tại các cơ quan giáo dục và các địa phương khác nhau của nước Mỹ.Quá trình phát triển của ngành CTXHTH tại Mỹ1949: Hiệp hội các giáo viên vãng gia quốc gia (NAVT) trở thành Hiệp hội nhân viên công tác xã hội trường học Mỹ (AASSW)1955 - Hiệp hội nhân viên công tác xã hội trường học Mỹ trở thành một bộ phận của Hiệp hội nhân viên công tác xã hội quốc gia (NASW).- CTXH trường học trở thành 1 bộ phận quan trọng của nghề CTXH.1960: Phát triển các lý thuyết và thực hành về CTXHTH.1973, Lela Costin đưa ra các chức năng cơ bản của CTXHTH- Tham vấn nhóm, gia đình và cá nhân;- Tư vấn, hỗ trợ;- Liên kết cộng đồng;- Phối hợp các nguồn lực;- Đánh giá nhu cầu;- Phát triển các chương trình và chính sách.1970-nayLịch sử của việc đào tạo công tác xã hội trường học ở Việt Nam- Tại VN CTXHTT đã được giới thiệu trong chương trình đào tạo cử nhân CTXH tại một số trường như ĐH Mở bán công TPHCM, trường đã đi tiên phong trong lĩnh vực CTXHTH.- Từ năm 1999 – 2001 để thúc đẩy việc đưa CTXH vào trường học, khoa XHH – trường ĐH Mở bán công TPHCM với sự tài trợ của tổ chức cứu trợ Thụy Điển (SCS – Save the Chilrend Sweden) và được sự đồng ý của Sở GD và ĐT TPHCM đã triển khai dự án thí điểm CTXH học đường ở 2 trường Chu Văn An (Quận 1) và trường Hưng Phú ở (Quận 8). Tại mỗi trường có một nhân viên CTXH làm việc thường xuyên với học sinh khi gặp bất kỳ vấn đề gì về học hành, tình cảm, tâm sinh lý, mối quan hệ với thầy cô, bạn bè, gia đình các em đều có thể gặp nhân viên công tác xã hội để được hỗ trợ, chia sẻ.- Hiện nay, TPHCM vẫn là thành phố đi đầu trong lĩnh vực công tác xã hội trong trường học với nhiều trường học có phòng CTXH.- Tại HN cũng đã thí điểm và xuất hiện một số trường học có phòng CTXH.1.4. Quy điều đạo đức của cán sự công tác xã hội trường họcTHẢO LUẬN NHÓMVÀ XEM TÀI LIÊU PHÁT TAYTHỰC HÀNH: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SAU:Nhi học sinh lớp 12 trường THPT A, một hôm, Nhi tới gặp anh/chị (NVXH) trình bày về việc mình có thể bị nhiễm HIV, vì em lỡ quan hệ tình dục không an toàn với người yêu. Vì thời gian gần đây Nhi thấy người yêu có nhiều biểu hiện bất thường, Nhi có xem được tờ giấy khám sức khỏe của người yêu và có kết luận HIV.Nhi rất hoang mang và lo lắng, có hỏi người yêu nhưng anh ấy không nhận mình bị nhiễm HIV.Nhi tới gặp anh/chị mong nhận được sự giúp đỡ.Anh chị sẽ giúp đỡ Nhi như thế nào?(Đóng vai xử lý tình huống)Chương 2. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRƯỜNG HỌC2.1. Công tác xã hội trường học lấy người học làm trung tâmTẠI SAO LẠI LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM? NÓ LIÊN QUAN GÌ TỚI XỨ MỆNH CỦA NGHỀ CTXH?2.1. Công tác xã hội trường học lấy người học làm trung tâm- Công tác xã hôi luôn thực hiện nhiệm vụ trợ giúp thân chủ theo phương châm “Thân chủ là trọng tâm”, nó có những sự tương đồng với quan điểm “Lấy người học làm trung tâm” trong trường học.- Công tác xã hội trong trường học luôn đặt lợi ích, quyền lợi của học sinh lên trên hết;- Công tác xã hội trong trường học luôn hướng tới phục vụ và đáp ứng những khó khăn của học sinh, cho dù đó có thể là những quan điểm, hành vi sai trái của học sinh.- Luôn tôn trọng mọi cá tính riêng biệt của từng học sinh;- Luôn đảm bảo tính bí mật cho học sinh, thầy cô giáo và phụ huynh.2.2. Công tác xã hội trường học tập trung vào trường học như một hệ thống- Mỗi một cơ quan, tổ chức, gia đình, nhóm, cá nhân. Đều là một hệ thống, trường học cũng là một hệ thống mà trong đó, mỗi học sinh, thầy cô giáo là một tiểu hệ thống của trường học.- Mỗi học sinh, thầy cô giáo là một hệ thống, trong đó còn có các hệ thống nhỏ.- Nếu một mắt xích, một hệ thống nhỏ trong cả một hệ thống vĩ mô (trường học) có vấn đề, sẽ ảnh hưởng tới cả hệ thống đó và ảnh hưởng tới những hệ thống trung mô, vi mô.- NVCTXH vận dụng thuyết hệ thống vào can thiệp trợ giúp cho học sinh, thầy cô giáo, phụ huynh, để mỗi tiểu hệ thống vượt qua những khó khăn.2.3. Vai trò của cán sự xã hội trường học như là người tư vấn và thành viên của trường họcLÀM VIỆC NHÓM2.4. Sự tham gia của cha mẹ trong các hoạt động xây dựng nhà trườngPhụ huynh thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trường, đoàn thể để nắm bắt được mục đích giáo dục và những hoạt động của con em mình, cụ thể:- Tham gia tích cực vào hội phụ huynh của trường;- Quan tâm giúp đỡ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học để nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục. - Những cuộc họp do nhà trường tổ chức, các bậc phụ huynh cần đi đầy đủ để nắm được yêu cầu giáo dục của nhà trường mà có sự kết hợp. - Gia đình cần xây dựng truyền thống “tôn sư trọng đạo”, bảo vệ uy tín thầy cô giáo, tuyệt đối tránh các hành vi thiếu tôn trọng thầy cô giáo trước mặt con cái.2.5. Một số lý thuyết sử dụng trong CTXH trường học2.5.1. Thuyết học tập xã hội của Bandura Nội dung thuyết học tập xã hộiAlbert Bandura là người đã có nhiều thí nghiệm dựa trên những kiến thức của mình để đưa ra thuyết học tập xã hội. Thuyết học tập xã hội hay còn gọi là “Học từ quan sát hay rập khuôn”. Qua thí nghiệm, ông nhận thấy những trẻ em thay đổi hành vi của mình mà không cần phải được thưởng hay có những tính toán trước đó. Ông gọi đây là hiện tượng học bằng cách quan sát hay rập khuôn. Từ những kinh nghiệm nghiên cứu ông thiết lập một hệ thống thao tác thực nghiệm bao gồm các bước cho toàn bộ quá trình rập khuôn (học tập xã hội) như sau:2.5.1. Thuyết học tập xã hội của BanduraSự chú ýGiữ lạiLặp lạiĐộng cơ2.5.1. Thuyết học tập xã hội của BanduraVận dụng thuyết học tập xã hội của Bandura vào lĩnh vực công tác xã hội học đường:- Từ việc nghiên cứu thuyết học tập xã hội của Bandura, chúng ta có thể ứng dụng trong việc tìm hiểu, đánh giá về khả năng quan sát, học tập học sinh tại trường học. Ngoài ra chúng ta cũng có thể có những đánh giá, nhìn nhận thực trạng về một số khó khăn của học sinh trong học tập, trong mối quan hệ với bạn bè, thầy cô.- Nhân viên CTXH có thể vận dụng thuyết vào quá trình đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình học tập của học sinh cũng như tìm ra những giải pháp giúp trẻ học hỏi được những hành vi và cách thức học tập tốt nhất. 2.5.2. Thuyết nhận thức hành viHành vi là gì?Hãy phân tích các nguyên nhân dẫn tới hành vi vứt giấy bừa bãi của nhóm HS?Cần làm gì để thay đổi đươc hành vi của nhóm HS trên?THẢO LUẬN NHÓM 5 PHÚT2.5.2. Thuyết nhận thức hành viNội dung thuyết nhận thức hành viLý thuyết nhận thức - hành vi trong Công tác xã hội có xuất xứ từ các mô hình nhận thức trị liệu dựa trên các lý thuyết tâm lý học giải thích quá trình nhận thức và xử lý thông tin. Từ những năm 1960, các tác giả như Albert Ellis đặt tiền đề của mô hình trị liệu cảm xúc hợp lý, Aaron Beck phát triển liệu pháp nhận thức. Năm 1990, tên gọi “Liệu pháp nhận thức hành vi” bắt đầu được sử dụng. Tên gọi này được dùng để chỉ tất cả những liệu pháp tâm lý có định hướng đến hành vi cảm xúc hợp lý của Maultsby. Sự phát triển của các mô hình tiếp cận nhận thức - hành vi đã đưa tham vấn, cũng như trị liệu nhận thức phổ biến trên thế giới.2.5.2. Thuyết nhận thức hành vi- Lý thuyết nhận thức - hành vi được xây dựng từ hai lý thuyết cơ bản là lý thuyết nhận thức và lý thuyết hành vi. Lý thuyết nhận thức bao gồm lý thuyết học tập và lý thuyết học tập xã hội. - Lý thuyết nhận thức cho rằng hành vi là do nhận thức và cách lý giải môi trường (trong quá trình học tập hay học tập xã hội) của con người mà hình thành (hoặc ít ra là chịu ảnh hưởng). Từ đó suy ra, hành vi sai lệch là do nhận thức sai lệch và lý giải môi trường sai lệch. - Lý thuyết này cho rằng, con người không phải là sinh vật thụ động bị kiểm soát chặt chẽ của môi trường. Các cách thức mà con người hành động đều xuất phát từ sự hiểu biết và nhận thức của họ chứ không phải từ tác nhân kích thích bên ngoài (ngoại cảnh) quyết định. 2.5.2. Thuyết nhận thức hành viTheo đó mô hình hành vi nêu trên đã được phát triển thêm yếu tố nhận thức như sau: S -> C ->R -> B, trong đó:S (subject): Tác nhân kích thíchC (cognitive): Nhận thứcR (reflection): Phản ứng của con ngườiB (behavior): Kết quả hành vi2.5.2. Thuyết nhận thức hành vi- Theo sơ đồ trên ta thấy, trong nhiều trường hợp tác nhân kích thích (S) không phải là nguyên nhân trực tiếp của hành vi. Thay vào đó, chính nhận thức (C) về tác nhân kích thích và nhận thức về kết quả hành vi mới dẫn dến phản ứng (R) của con người. 2.5.2. Thuyết nhận thức hành viVận dụng trong công tác xã hội trường học:Lý thuyết nhận thức - hành vi có ý nghĩa rất lớn trong công tác xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực tham vấn trường học. Trong đó, nhân viên Công tác xã hội sẽ trợ giúp học sinh, giáo viên, phụ huuynh trong việc phân tích các tình huống phải đối đầu, vạch ra những điều bất hợp lý trong nhận thức để đi đến thay đổi chúng, giúp thân chủ thích nghi hơn với hoàn cảnh. Trong quá trình thúc đẩy hành vi, với những hành vi của thân chủ được xem là không mong đợi về mặt xã hội thì nhân viên công tác xã hội phải có những điều chỉnh phù hợp. Do đó, nếu nhân viên công tác xã hội muốn thay đổi những hành vi sai lệch thì cần phải tìm hiểu và tác động trước tiên tới nhận thức của thân chủ, giáo dục và chỉnh sửa những nhận thức sai lệch để từ đó có những hành vi chuẩn như mong đợi. - Lý thuyết nhận thức hành vi có thể được sử dụng trong công tác xã hội với nhóm trong trường học. Thông qua phương pháp hoạt động, các thành viên trong nhóm học hỏi hành vi của nhau, để thay đổi hành vi cũ và thiết lập hành vi mới. Đối với học sinh, hoạt động can thiệp hành vi trong trường học vô cùng quan trong và hữu ích. Trong hoạt động nhóm có 3 kỹ thuật thường được sử dụng là:+ Dạy các kỹ năng. Ví dụ: kỹ năng ứng xử, giao tiếp (lời lẽ, cử chỉ)+ Dạy cách biện hộ ý kiến của mình (phát biểu quan điểm không làm người khác bực mình, trình bày những mối quan tâm của mình không ảnh hưởng đến người khác).+ Đóng vai nêu lên được các chi tiết phức tạp.2.5.3. Thuyết nhu cầu1. SV TỰ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỌC LẠI TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐÃ HỌC TRONG HỌC PHẦN NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỀ THUYẾT NHU CẦU2. VẬN DỤNG THUYẾT NHU CẦU VÀO TRONG CTXH TRƯỜNG HỌC NHƯ THẾ NÀO?LÀM VIỆC NHÓM2.5.4. Lý thuyết hệ thốngThuyết Hệ thống được phát triển vào những năm 30 và 40 bởi Von Bertalanfly, cung cấp một phương tiện để tổ chức những tư tưởng, ý nghĩ về các vấn đề, sự kiện phức tạp mà có khối lượng thông tin lớn, các tương quan phức tạp giữa thông tinCác tiêu chí của thuyết hệ thống1. Ý tưởng về một hệ thống – các khía cạnh của cuộc sống có thể được tổ chức 2. Hệ thống là một khu vực được giới hạn bởi một người để giúp họ tổ chức những tư tưởng về một vấn đề phức tạp.3. Một người có thể tạo ra trong đầu nhiều hệ thống khác nhau ví dụ như hệ thống trẻ em, hệ thống cha mẹ, hệ thống hàng xóm v.v.2.5.4. Lý thuyết hệ thốngCác nguyên tắc của một hệ thốngMọi hệ thống đều nằm trong một hệ thống khác lớn hơn.Mọi hệ thống đều có thể được chia thành những hệ thống khác nhỏ hơn.Mọi hệ thống đều có tương tác với những hệ thống khácMọi hệ thống đều cần ‘đầu vào’ hay năng lượng từ môi trường bên ngoài để tồn tại.Mọi hệ thống đều tìm kiếm sự cân bằng những hệ thống khác.Ứng dụng thuyết Hệ thống trong CTXHNVCTXHTH cần phải hiểu các vấn đề của trẻ xuất hiện trong trường học không phải là xuất phát từ chính bản thân trẻ mà đôi khi từ hệ thống mà trẻ đang sinh sống. NVCTXHTH cần phải hiểu những vấn đề sau: Trẻ em là một phần của hệ thống gia đình,.Trẻ bị tổn hại ở trong một phần của hệ thống, việc này gây tổn hại đến những phần khác của hệ thống và các hệ thống khác trong cuộc đời của trẻ.Trẻ là một thành viên của hệ thống gia đình có nhiều vấn đề và hệ thống gia đình này không thực hiện tốt chức năng của một gia đìnhTrẻ là thành viên của một hệ thống gia đình mà hệ thống này không có bất ký tương tác nào với các hệ thống khác( đóng và biệt lậpTrẻ là một phần của hệ thống mà có những cách cư xử mà XH chấp nhận được2.5.4. Lý thuyết hệ thốngỨng dụng thuyết Hệ thống trong CTXHCán bộ XH cần phải sắp xếp, tổ chức những lượng thông tin lớn thu thập được (về nội dung và tiến trình) để xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề và cách can thiệp. Khi cán bộ XH làm việc với một trường hợp, có rất nhiều những tác động phức tạp giữa con người và những sự kiện xảy ra ví dụ như trẻ em tiếp xúc với người chăm sóc; người chăm sóc tiếp xúc với môi trường của họ, cha mẹ tiếp xúc với nhau.2.6. Cơ sở pháp lý của CTXH trường họcLÀM VIỆC NHÓM:1. TẠI SAO NVXH CẦN DỰA VÀO CƠ SỞ PHÁP LÍ ĐỂ LÀM VIỆC TRONG TRƯỜNG HỌC?2. ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH LUẬT GIÁO DỤC 20093. LÀ MỘT NHÂN VIÊN XÃ HỘI, CẦN HIỂU NHỮNG KHÍA CẠNH NÀO CỦA LUẬT GIÁO DỤCHiểu được nghĩa vụ, quyền hạn nhà trườngNhiệm vụ và quyền của nhà giáo Quyền và nghĩa vụ của người học. Chính sách với người họcTrách nhiệm của Nhà trường, Gia đình, Xã hộiCác quy định về giáo dục hòa nhập Nhằm can thiệp, trợ giúp và bảo vệ quyền lợi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường.BÀI TẬP TÌNH HUỐNGTại trường THCS nơi anh/chị làm việc, có khá nhiều trẻ em khuyết tật, trong đó khuyết tật vận động là chủ yếu. Tại lớp 6A, có bé Vân bị khuyết tật chân, đi lại khó khăn, mà lớp của em lại ở tầng 2, em cũng ít được tham gia các hoạt động chung của lớp, trường và cô giáo cũng lấy lí do bận nên rất hạn chế quan tâm tới em, các bạn trong lớp không thích chơi với em vì em khuyết tật và nhà nghèo. Càng ngày em càng lầm lũi và có ý định bỏ học.Vẽ cây vấn đề về thân chủ và phân tích các vấn đề đó.Là một NVXH trong trường học, anh/chị sẽ xử lý/trợ giúp cho Vân trong trường hợp này như thế nào?(Dựa vào luật giáo dục 2009 để làm căn cứ trợ giúp)Chương 3. Vai trò của cán sự xã hội3.1. Cán sự xã hội trường học với nhiệm vụ3.1. Cán sự xã hội trường học với nhiệm vụNgăn ngừa học sinh trốn học hoặc bỏ học:- Có nhiều vấn đề từ phía gia đình và cá nhân cản trở học sinh đến lớp. NVXH học đường cần đánh giá nhu cầu của học sinh và gia đình để có thể giúp họ lập kế hoạch giúp học sinh tham gia hoc tập. - Ngăn ngừa học sinh bỏ học cũng là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Vì vậy, NVXH phải là một phần của tất cả các nhóm: quản lý nhà trường, giáo viên, phụ huynh, và cả các nhóm học sinh để có thể phát hiện kịp thời những học sinh có nguy cơ bỏ học và có kế hoạch giúp học sinh và gia đình để ngăn chặn nguy cơ này.3.1. Cán sự xã hội trường